1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lãi suất tái chiết khấu là gì?

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi traveltour, 10/06/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. phephephe

    phephephe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/07/2006
    Bài viết:
    866
    Đã được thích:
    0
    Mỹ đang khủng hoảng do cho vay đầu tư bất động sản, khi thị trường bất động sản giảm giá, các NH ko thu đc nợ -->> khủng hoảng, theo ước tính của IMF thì cuộc khủng hoảng ở Mỹ gây thiệt hại kinh tế toàn TG lên tới 945tỷ $
  2. traveltour

    traveltour Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/10/2007
    Bài viết:
    1.776
    Đã được thích:
    0
    Vậy sao lãi suất của các khoản vay này lại tác động rất lớn đến nền kinh tế vậy?
  3. yurina26

    yurina26 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2005
    Bài viết:
    1.023
    Đã được thích:
    0
    Cái này là đang nói đến cho vay để đáp ứng đủ mức quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc của FED áp dụng cho các ngân hàng chứ không phải là cho vay ra như kiểu dạng vay tiêu dùng, vay đầu tư - giống như bạn nào ở trên đã lấy ví dụ ấy, cứ cuối ngày các NHTM ở VN phải nộp tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 11% cho NHTW, nếu ngân hàng nào ko đủ số tiền 11% này thì phải vay các NHTM khác để bù vào và nộp cho NHTW với "lãi suất qua đêm".
  4. traveltour

    traveltour Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/10/2007
    Bài viết:
    1.776
    Đã được thích:
    0
    Thê thì mới thắc mắc là sao FED tăng giảm lãi suất này lại tác động lớn tới nền kinh tế vây? Chứ FED có quy định NHTM cho vay tiêu dùng đâu mà tính vào đây.
  5. ba_gia_bon_chen

    ba_gia_bon_chen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2006
    Bài viết:
    4.332
    Đã được thích:
    0
    FED ko cho vay tiêu dùng nhưng lãi suất của FED đưa ra cũng là một mốc để các NHTM điều chỉnh mức lãi suất cho vay của họ bạn ạ.
  6. _Arwen_

    _Arwen_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    3.574
    Đã được thích:
    0
    Ôi... Đêm qua topic phát triển thế này sao.
    Lãi suất liên ngân hàng giữa các NHTM như bạn gì nói ở trên còn được gọi là lãi suất qua đêm cũng chịu ảnh hưởng của "Lãi suất tiền gửi Liên bang".
    Ngoài ra, FED còn điều tiết lượng tiền lưu thông trên thị trường qua "Công cụ thị trường mở" (Open market operation)
    mua và bán công trái, trái phiếu Chính phủ và mức lãi suất được quyết định bởi "Ủy ban thị trường mở Liên bang" (Federal open market committee) viết tắt là FOMC.
    FOMC cứ 6 tuần họp 1 lần quyết định "Lãi suất tiền gửi Liên bang" và cả thế giới chú tâm theo dõi điều này.
    Cốt lõi của FED nằm ở FOMC.
  7. _Arwen_

    _Arwen_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    3.574
    Đã được thích:
    0
  8. yurina26

    yurina26 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2005
    Bài viết:
    1.023
    Đã được thích:
    0
    FED là Cục dự trữ liên bang Mỹ, nó ko phải là 1 ngân hàng riêng lẻ (như NHNN Việt nam) mà nó là 1 hệ thống gồm 12 ngân hàng và có 25 chi nhánh trên toàn nước Mỹ. Nhiệm vụ của nó là cho các ngân hàng khác vay tiền, rồi các ngân hàng này cho khách hàng vay lại.
    Và "Lãi suất qua đêm" chính là công cụ để FED điều hành thị trường tiền tệ - FED ko áp dụng mức lãi suất cố định, mà chỉ đưa ra con số muốn hướng đến rồi dùng thị trường mở (như bạn Arwen đã nói ở trên) để tác động sao cho lãi suất qua đêm ứng với lãi suất muốn có.
    Chính vì vậy nên việc FED tăng hay giảm lãi suất này thì đều tác động đến lãi suất thị trường từ đó tác động đến toàn bộ nền kinh tế
    Bạn có hiểu chưa ? Tớ tổng hợp và hiểu được ra như thế - ai có ý kiến gì bổ sung tớ với nhé - topic này hay thật, với những ai liên quan đến chuyên ngành kinh tế các loại
  9. nitatqng5

    nitatqng5 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2008
    Bài viết:
    1.049
    Đã được thích:
    0
    Trước khi trả lời gửi lời tới bạn Mod Favourite một phát (bạn khóa nick mình bạn không thấy xấu hổ à)
    Lãi suất chiết khấu (NHNN Việt Nam cũng gọi là tái chiết khấu, nhưng có khác nhau chút ít) LS chiết khấu là ls chiết khấu các giấy tờ có giá.
    ví dụ NH A chiết khấu cho NH B lãi suất r thì gọi là lãi suất chiết khấu
    Sau đó NHNN chiết khấu cho thằng NH A với lãi suất r'''' thì gọi là tái chiết khấu.
    LS tái cấp vốn là NHNN cấp vốn cho các NH yếu kém, mất tính thanh khoản
    Ls cơ bản: được định nghĩa là lãi suất phi rủi ro (ko có rủi ro), risk free rate.
    Ở Mỹ thì lãi suất cơ bản do FED ấn hành.
    Anh thì là LIBOR
    Singapore là SIbor
    Vn thì ko có cái gọi là lãi suất cơ bản
    NHNN cứ lấy lãi suất tái cấp vốn + ls tái chiết khấu rồi chia cho 2 là ra lãi suất cơ bản
    ------------
    FED điều hành chủ yếu nhờ vào 3 công cụ
    Dữ trữ bắt buộc xem thêm cung tiền M1 và M2 sẽ hiểu
    Thị trường mở
    Và lãi suất cơ bản
    ---------
    Cái thường dùng nhất là thị trường mở
    -----------
    Tạm thời thế đã.
    Viết nhiều quá
    Được nitatqng5 sửa chữa / chuyển vào 09:03 ngày 11/06/2008
  10. porsche_boxster

    porsche_boxster Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/03/2006
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    1
    ==> Ko hiểu bạn lấy thông tin này từ đâu
    Ở Mẽo thì các banks đều phải có requirement reserve tại Fed. Đến cuối ngày có thể có ông thừa, ông thiếu -> thoả thuận vay mượn lẫn nhau để đảm bảo đủ dự trữ --> Fed fund rate chính là mức LS phổ biến nhất được các banks áp dụng với nhau trong các giao dịch này
    Như vậy, Fed fund rate thuc te được hình thành là do thoả thuận giữa các bên. Fed fund rate mà Fed đưa ra chỉ mang tính mục tiêu -> tức là khi ông Benanke tuyên bố sẽ cắt giảm Fed fund rate từ 3% xuống 2 % tức là Fed mong muốn ls thoả thuận giữa các banks sẽ loanh quanh mức 2% và Fed bằng các công cụ của mình sẽ hiện thực hoá mục tiêu này .
    Công cụ mạnh nhất mà Fed sử dụng ở đây chính là Thị trường mở (OMO), Fed sử dụng cái này để tăng, giảm lượng tiền mặt trong lưu thông, theo đó sẽ ảnh hưởng đến cái Fed fund rate thoả thuận giữa các banks
    Cơ chế của nó là thế này nhé :
    Khi Fed đặt mục tiêu sẽ giảm Fed fund rate thì nó sẽ thực hiện việc mua vào các Treasury note (TPCP) trên thị trường (nó sẽ mua ở mức LS làm sao đảm bảo rằng sẽ có thể mua đủ 1 lượng nhất định theo y/c), khi đó các đồng chí trên thị trường sẽ bán TPCP đi, thu tiền về (thực ra tiền ở đây tức là đổ tiền vào TK của đồng chí đó tại Fed) --> cung tiền trên thị trường tăng lên và nhiều banks dư tiền trên TK của mình tại Fed --> họ sẵn sàng cho đ/c khác vay để đảm bảo dự trữ với mức LS thấp hơn so với lúc trước .
    --> Fed fund rate ko phải là 1 công cụ mang tính hành chính, cụ thể, nó đơn thuần chỉ là 1 kênh để Fed thể hiện mục tiêu trong chính sách tiền tệ của mình.
    Còn tại sao mà cái định hướng Fed fund rate lại ảnh hưởng nhiều đến nến kinh tế thì là do: Khi các banks nhận thấy có thể bù đắp thiếu hụt dự trữ tại Fed với 1 mức LS thấp hơn trước kia thì họ sẵn sàng cho vay nhiều hơn + mức LS thấp hơn ---> kích thích đầu tư --> giúp nền kinh tế tăng trưởng.
    Có vài góp ý, thiếu sót chỗ nào mong các bác chỉ bảo .....

Chia sẻ trang này