1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lại thêm một sự nhầm lẫn khái niệm

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi meongoansister, 15/02/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Lại thêm một sự nhầm lẫn khái niệm

    ?oTrên đời ngàn vạn điều khủng khiếp
    Khủng khiếp chi bằng lẫn khái niệm?
    Híc, biết làm thế nào khi phải ?onhại? lại một vần thơ của Bác Hồ. Nhưng quả thật, chưa bao giờ, sự nhầm lẫn về khái niệm lại khủng khiếp đến thế. Thật vô tiền khoáng hậu!!!
    Sự so sánh bao giờ cũng khập khiễng, nhất lại là trong trường hợp này. Quả thật, óc tưởng tượng vô cùng phong phú và không có giới hạn. Xin bái phục tác giả Võ Xuân Hân, người sáng tác ra những dòng tuyệt bút này!!! Xin bà con cùng đọc rồi có đôi lời chia sẻ, cảm thán.

    Hai vì sao sáng

    Trên bình diện kỹ thuật, nhạc lý, không thể đối chiếu họ Trịnh với Beethoven được, và bài tưởng niệm nầy không có dụng ý đó. Lại càng không thể và không nên so sánh sự nghiệp của họ trong nền âm nhạc thế giới. Tuy nhiên nếu nhìn rộng hơn về con người, về suy tư, thái độ trước cuộc đời, tình yêu, quan điểm nghệ thuật, tác dụng của âm nhạc đối với người nghe... ta thấy có một khuynh hướng hội tụ cũng như phân kỳ nổi bật giữa hai thiên tài. Một lần nữa, sự giống nhau không phải chuyện hoàn toàn ngẫu nhiên vì có một số mẫu số chung lớn về đời sống tình cảm, về sự vật lộn với bệnh tật vào khoảng đời xế chiều, về thời đại nhiễu nhương, cũng như chí lớn của hai nhạc sĩ (mặc dù có sự phát biểu khiêm tốn của Trịnh Công Sơn về vai trò của mình : Tôi chỉ là một tên hát rong... và Tôi không bao giờ có tham vọng trở thành một người viết ca khúc nổi tiếng...). Họ Trịnh và Beethoven đều là những tâm hồn đã vươn lên từ hố tuyệt vọng. Phải chăng những tâm hồn lớn thường hay gặp nhau ?

    Trước nhất, về mặt âm hưởng, ta thấy chiều sâu của hai người đều thăm thẳm. Các bản tứ tấu đàn dây cuối cùng của Beethoven làm người nghe lên ruột, nạo sâu vào tâm can. Mặc dù không thể so sánh hai thể nhạc, tuy nhiên nếu mẫu số chung giữa các loại nhạc là ngôn ngữ, thì nếu nhạc của Beethoven là nhạc thuần tuý, nhạc Sơn là nhạc thơ, mà thơ là ngôn từ của chân thiện mỹ (Beethoven cũng có sáng tác một số nhạc bản đơn ca lớn, kể cả các bài bất hủ về tình yêu trong tác phẩm An Die Fern Geliebte). Vì có tính chất thơ nên nhạc Sơn phần nhiều nhẹ nhàng hơn, thanh thoát hơn nhưng vẫn vô cùng mặn mà, tha thiết. Nhạc lớn của Beethoven (dương cầm, tứ tấu, giao hưởng v.v.) có thể xuyên thủng tim người, gan người như chơi, nhưng chắc gì đã thấm qua sỏi đá, vạn vật như Sơn vẫn tin tưởng ? Vả lại, Sơn đâu chỉ viết nhạc cho người ? Sơn muốn nói chuyện với tất cả muôn loài. Nhạc Sơn đi vào tâm khảm con người, tâm khảm của vạn vật. Sơn muốn thế. Âm thanh Sơn, ngôn ngữ Sơn đi xuyên qua tim đồng loại nơi nơi, thấm vào sỏi đá, lan vào cây cỏ. Giá nếu người đời nghe được tiếng nói của vạn vật, sẽ nghe vạn vật tâm sự... " tôi nghe Trịnh Công Sơn rồi, tôi hiểu Trịnh Công Sơn rồi... "

    Đề tài Sơn rất lớn, rất bao la, rất thấm thía. ***g qua các chủ đề rất gần gũi với nhạc sĩ như tình yêu, quê hương, và thân phận, trong nguồn cảm xúc và đối tượng sáng tác của họ Trịnh, người ta thấy một thế giới súc tích bao gồm cả đời, người, chân-thiện-mỹ, vũ trụ, cái chết, và hư vô. Và nhờ vậy, hậu thế mới có một di sản âm nhạc phong phú đồ sộ đến như thế ! (Về điểm nầy, Trịnh Công Sơn giống Friedrich Schiller, một thi hào ưa chuộng của Beethoven, hơn Beethoven. Đối tượng của thơ Schiller cũng rất to lớn : có người, có thiên nhiên, có vũ tru, có Thượng đế). Nhạc Beethoven, vì tự bản chất, có thể nói phần lớn không có chủ đề theo nghĩa thông thường. Vả lại, nhạc lớn như thế tự nó nói lấy, cần gì có chủ đề. Trong khi thính giả của Beethoven là người, là thiên thần, là chúa trời, thính giả của Sơn là đồng bào, là đồng loại, là vạn vật, là vũ trụ. Tầm thước của Trịnh Công Sơn, cũng như Beethoven, là ở chỗ họ đã dùng ngôn từ của chính chúng ta để nói thay chúng ta. Ngôn từ của Trịnh Công Sơn là tiếng nói của chúng ta tìm lại được. Tiếng nói đây cũng là tiếng nói của tự tình mình, của tự tình dân tộc, của tình người. Nếu An Die Freude (Ca Ngợi Niềm Vui, thơ của Schiller, Beethoven phổ nhạc trong giao hưởng số 9) đã làm rúng động năm châu, thì Nối Vòng Tay Lớn cũng vang dội như một địa chấn từ Bắc vô Nam, từ đông sang Tây.

    Vượt qua tự tình dân tộc để đến với tình người có thể là một trong đỉnh cao nhất của Trịnh Công Sơn. Mấy ai đã không khỏi mủi lòng khi nghe Sơn chuyển từ tiếng khóc não nùng giọt nước mắt thương dân, dân mình phận long đong... đến lời van lơn . . . ôi nhân loại . . . không ai thù ghét ai. . . Nếu trong vũ trụ quan của họ Trịnh, cũng như Beethoven, có bóng dáng của Thượng đế, thì cuối đời, Sơn thích làm nhà ở cõi vô vi. Trong khi nhạc sĩ Đức than thân, trách phận đã oái ăm dáng cho mình cái bệnh nan y (chúc thư Heiligenstadt) thì Sơn điềm nhiên đừng tuyệt vọng, tôi ơi đừng tuyệt vọng... với tôi là ai mà yêu quá đời nầy. Trong khi Beethoven trách móc đồng loại ôi nhân thế tôi ơi... các người xem tôi như kẻ ghét người... là oan ức cho tôi lắm..., họ Trịnh cũng có lúc hoài nghi một cách nên thơ đôi tay nhân gian chưa từng độ lượng... Nhưng hoài nghi đó không giữ lâu vì thân phận thì hữu hạn. Tình yêu thì vô cùng. Chúng ta làm cách nào nuôi dưỡng tình yêu để tình yêu có thể cứu chuộc thân phận...

    Không phải Sơn không có nhiều nỗi khổ riêng, kể cả đời sống tình cảm : và tôi đau đớn nhận ra rằng, có lẽ cuộc đời đã cho ta lắm ngày bất hạnh. Ai cũng biết hai thiên tài bên trời đông và trời Tây đều có đời sống tình cảm phức tạp. Về điểm nầy, không biết vì run rủi hay định mệnh mà hơn một thế kỷ rưỡi sau, họ Trịnh đã làm người phát ngôn tuyệt vời cho Beethoven khi chàng viết : Cuối cùng thì tình yêu không giữ được người mình yêu. Nhưng phương cách đối xử mỗi người một khác. Trong khi Beethoven viết An Die Fern Geliebte (Cho Người Tình Xa), Sơn cho ra đời Diễm Xưa.

    Trong khi bị bệnh tai hành hạ từ năm 25 tuổi cho đến khi hoàn toàn điếc vào khoảng dưới 50, Beethoven còn phải khổ sở chống đỡ nhiều chứng bịnh kinh niên khác và cuối cùng đành bại trận trước bệnh ruột và gan vào năm 57 tuổi. Rượu là một trong những nguyên do chính. Trong thập niêm cuối đời, họ Trịnh cũng trải qua một số kinh nghiệm tương tự, kể cả rượu, và đã trở về cát bụi năm 62 tuổi. Đối với phàm nhân, đau khổ làm cho tâm hồn băng hoại. Cho nên hai thiên tài họ Trịnh và Beethoven có một điểm chung nữa rất lớn : đau khổ là thuốc bổ cho sáng tạo. Thay vì tàn lụi như cỏ sa mạc, với họ, đau khổ đã đơm hoa, khai quả cho nghệ thuật, những hoa quả tươi mát, dịu ngọt, làm cho đời nhẹ nỗi trần ai. Họ là bình minh của cuộc đời, của vũ trụ.

    Về triết lý sáng tác, trong khi Beethoven trau chuốt từng nốt, từng câu, Sơn có lối viết nhẹ nhàng, thoải mái hơn. Nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát đã có nhận xét hay : Trịnh Công Sơn " viết dễ như lấy chữ trong túi ra ". Việc Beethoven xé bỏ bản thảo của mình không phải là chuyện hiếm. Nhạc sĩ Đức nổi tiếng là người có tánh hay bực bội, nóng nảy. Beethoven đã có lúc khâm phục ca ngợi người hùng đại đế Napoléon. Người ta kể rằng, sau khi nghe tin đại đế gây cảnh khói lửa tang tóc ở Âu Châu, chàng đã xé toang trang tựa bản thảo bản giao hưởng Anh hùng ca (giao hưởng số 3) có ghi lời đề tặng cho đại đế. Trái lại, Sơn tánh vốn thường đằm đẹ, trông có vẻ bình thản hơn trong mấy năm cuối đời mình. Beethoven luôn luôn là con người của đam mê tột độ. Sơn cũng đã từng có một thời rất Beethoven : Như thế, với cuộc đời, tôi đã ôm một nỗi cuồng si bất tận (TCS). Đều là máu nghệ sĩ thứ thật cả !

    Nhất lý hay nhị nguyên

    Với Trịnh Công Sơn, cũng như phần nào đối với Beethoven, ta còn thấy thể hiện một số " phản đề " khá thú vị trong tư tưởng Thiền và triết học, là ngành Sơn đã học và suốt đời rất thích. Các phản đề đó là : (1) giải thoát và vướng mắc, (2) đổi thay và chân lý, (3) đời buôn chôn và lòng vị tha. Là nguồn cảm hứng lớn, các phản đề nầy đã làm giàu kho tàng văn hóa nhân loại. Chúng bám chặt thiên tài nơi nơi, không bao giờ chịu nhả ra và cũng không phân biệt ranh giới quốc gia hay chủng tộc (tài/mệnh của Nguyễn Du; người gù/mỹ nhân của Victor Hugo ; Anna Karenina của Leo Tolstoy...). Có lẽ Trịnh Công Sơn đủ thông Thiền để thấy rằng hạnh phúc và đau khổ _ mới nghe qua có vẽ tương phản _ sự thật không phải là hai trạng thái đối kháng nhau ; với Thiền, chúng chỉ là một. Cũng có lẽ vì thế mà Sơn không thấy có gì mâu thuẫn trong các hình ảnh hay ý niệm đối nghịch nhau trong một số lời ca của mình.

    Rất Beethoven mà cũng rất Sơn

    Trong chúc thư Heiligenstadt, trong giây phút tuyệt vọng, Beethoven đã phơi bày tâm sự nảo nề với Karl và Johann : " Ôi nhân thế tôi ơi, các người đã từng xem tôi hay nói về tôi như kẻ bất nhân, không tình nghĩa, hay thậm chí còn xem tôi như kẻ thù ghét người, các người có biết như vậy là oan ức cho tôi lắm không... chỉ vì các người không biết lý do thầm kín nào đã làm tôi có bộ mặt như vậy... từ lúc nhỏ tim tôi, tâm hồn vẫn hướng về tình thương và thiện ý... nhưng sáu năm qua bệnh nan y của tôi đã làm tôi khổ và bầy y sĩ vô tài đã làm tôi khổ sở hơn. Năm nầy qua năm khác, hy vọng khỏi bệnh biến theo mây khói làm tôi phải chấp nhận viễn tượng bị tàn tật suốt đời... trời phú cho tính hăng say mãnh liệt... mà rồi tôi cũng phải rút lui sống trong cô đơn... Có lúc tôi muốn quên mình bị tàn tật, nhưng than ôi, bệnh nghiệt ngã của tôi vẫn hành tôi mà thậm chí tôi vẫn không đủ can đảm để nói lớn : "Các người hãy hét lên bởi vì tôi điếc". Làm sao tôi dám thú với người ta rằng tôi bị tật về một cơ năng đáng lẽ phải được toàn thiện ở tôi hơn ở người khác... Lạy Chúa linh thiêng, xin ngài nhìn xuống tâm hồn và tim con, ngài thấy tim con lúc nào cũng đầy tình thương người và ước mong làm điều thiện... Hãy dạy con cái [của Karl và Johann] biết làm điều lành, bởi vì theo kinh nghiệm bản thân tôi, chỉ có cái đức mới đem lại hạnh phúc chứ không phải tiền tài...chính cái đức đã nuôi dưỡng tôi trong lúc tuyệt vọng. Chính nhờ có lòng nhân ái và nghệ thuật mà tôi đã không chấm dứt đời mình bằng tự vận ".

    Trong khi Beethoven phẫn nộ cay cú với định mệnh, Sơn nhẹ nhàng ca ru đời đi nhé. Cái Sơn thật là cái Sơn đã có lần thốt Sống mà giữ mãi trong lòng những hờn oán thì cũng nặng nề. Trong đoản văn" để bắt đầu một hồi ức ", Trịnh Công Sơn cũng tâm tình tương tự như Beethoven, nhưng thiếu cái vị mặn, vị chát của nhạc sĩ Đức : Tôi yêu cuộc đời và cuộc đời cũng yêu tôi. Đó là niềm an ủi lớn trong cuộc sống nầy. Vì thế lòng tôi không có một giây phút nào nuôi một lòng oán hận với cuộc đời. Dù có đôi khi nhân gian bạc đãi mình, và con người phụ rẫy mình nhưng cuộc đời rộng lớn quá và mỗi chúng ta chỉ là những hạt bụi nhỏ nhoi trong trần gian mà thôi. Giận hờn, trách móc mà làm gì bởi vì cuộc đời sẽ xoá hết những vết bầm trong tâm hồn chúng ta nếu lòng ta biết độ lượng. Ta biết tha thứ những điều nhỏ thì cuộc đời sẽ tha thứ cho ta những điều lớn hơn... Tôi đến với âm nhạc có lẽ cũng vì tình yêu cuộc sống.

    Trịnh Công Sơn chia tay với chúng ta để vào thế giới những người không bao giờ chết. Ở đó Sơn đã gặp mẹ và Beethoven. Nếu, theo Thiền, sự trở về đích thực là sự trở về với mình, là sự đi đến sau những năm tháng say sưa dấn thân cho nghệ thuật, cho quê hương, cho đồng loại, cho vạn vật, thì nay Sơn đã trở về.

    Đời như vô tận, một mình tôi về. Với tôi.

    Võ Xuân Hâ
  2. ttdungquantum

    ttdungquantum Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2005
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    0
    1. Trong "Lý thuyết về sự nhầm lẫn khái niệm" có một nguyên lý như sau : "Đối với bất cứ nhận định nào được phát biểu ra, ta đều tìm được một hệ thống khái niệm để nhận định là đúng (hoặc sai)". Trong trường hợp này thì em đoán rằng hệ thống khái niệm của VXH là hệ thống khái niệm của một người thich nghe nhạc Trịnh, thích tâng bốc nhạc Trịnh nhưng lại thấy "mặc cảm" chắc vì tự mình cũng nhận thấy nhạc Trịnh hơi bị "sến", chẳng nhẽ mình lại mang tiếng sến hay sao. Và thế là VXH mới nghĩ ra một cách là dùng chiêu bài Beethoven để làm cho nhạc Trịnh trở nên vĩ đại hơn, bác học hơn, cao cả hơn. Như vậy việc nghe nhạc Trịnh nghiễm nhiên trở thành "đỉnh cao văn hoá thế giới"
    2. Iem dám chắc rằng, rất nhiều người nghe nhạc Trịnh thưòng không nghe nổi Beethoven (có chẳng chỉ là Fur Elise hay Moonlight Sonata, cho oai ấy mà ), và rất nhiều người nghe NCĐ đều không tán thành với các tâng bốc về nhạc Trịnh
    3. Người ta sinh ra có quyền bình đẳng trong việc lựa chọn thể loại âm nhạc ưa thích của mình. Iem thích Beethoven, thích NCĐ và nói chung không thích nhạc Trịnh, nhưng iem cũng cảm thấy mình không có quyền để dè bỉu nhạc Trịnh, vì nói một cách công bằng, em thấy rằng, TCS cũng có một số bài hát viết cho thiếu nhi khá hay và trong sáng. (Khuyến khích các bé thiếu niên và nhi đồng hát những bài này, chứ đừng học đòi nhảy hip hop, hát nhạc sến khiến ông bà cha mẹ thấy sợ).
    4. Nhiều người thường nhìn nhận âm nhạc qua phong trào hay chịu sự ảnh hưởng từ sự tâng bốc hay quy kết của những ngưòi khác nhiều hơn là việc trực tiếp nghe và tìm hiểu với một sự nhiệt tình thích đáng. Thành ra họ trở nên bị mất lập trưòng hoặc thuờng xuyên bị nhầm lẫn khái niệm khi luôn muốn biến "sự hiểu biết âm nhạc" của mình thành một "thứ đồ trang sức" cho trình độ văn hoá cũng như "mức độ sâu sắc trong tâm hồn".
    5. Ai thích nghe nhạc Trịnh thì cứ việc nghe !, còn ai say mê Beethoven thì là điều vô cùng đáng quý. Chẳng lẽ cứ thấy dư luận cánh tả mạnh thì ta chạy sang cánh tả, đến khi dư luận cánh hữu mạnh thì lại chạy sang cánh hữu, và để cho hợp lý thì lại đem so sánh cánh tả với cánh hữu, tìm ra sự giống nhau, và thế là ta đã có một phát kiến vô cùng thú vị. Đúng là thứ nửa chim nửa chuột (cục sắt nhể )
    6. Nói riêng với chị Mèo Ngoan thôi nhé : việc so sánh tcs với BEETHOVEN như kiểu vxh cũng thô bạo và ấu trĩ chẳng kém gì việc so sánh đan trường với DOMINGO, lam trường với PAVAROTTI, và tệ nhất là ưng hoàng phúc với HVOROSTOVSKY của chị, chị nhể
  3. xxyyzz

    xxyyzz Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/11/2005
    Bài viết:
    126
    Đã được thích:
    0
    Tôi thấy bài viết của bà(ông) Võ Xuân Hân mang nhiều tính chủ quan, phiến diện. Nhưng nó thực sự không là vấn đề gì lớn. Xét cho cùng đó chỉ là quan điểm cá nhân. Nó chẳng thể ảnh hưởng đến giới nghe nhạc cổ điển, vì rõ ràng đã đến được với nhạc cổ điển cần có một kiến thức, lập trường rất vững chắc.
    Beethoven, âm nhạc Beethoven tự nó đã là một thứ vĩ đại, không cần chúng ta phải lên tiếng bảo vệ. Và cũng không cần phải đưa thêm một kết luận về Trịnh, người yêu Trịnh chỉ vì một Võ Xuân Hân.
    Nếu bạn hỏi tôi về cảm thán, nhận định về bài viết Võ Xuân Hân, thì như anh ttdungquantum nói, tôi phải đứng trên một hệ thống quan điểm nào đấy. Một trong số đó là:
    + yêu B, yêu T
    + yêu B, không yêu T
    + không yêu B, yêu T
    + không yêu B, không yêu T
    (B, T có thể là Beethoven, Trịnh, cũng có thể là một kí tự đại diện)
    từ mỗi hệ thống được chọn, mỗi người lại có một nhận định. Nghĩa là ta lại lặp vết xe của Võ Xuân Hân (và sẽ vấp phải nhiều chỉ trích như của meongoansister và ttdungquantum).
    Khi ttdungquantum viết bài, anh ấy đứng trên quan điểm yêu B, không yêu T. Được thôi. Anh ttdungquantum rất yêu Beethoven, nhưng cũng không nên vì quá yêu Beethoven mà hạ thấp giá trị của Trịnh Công Sơn. Điều mà tôi cảm nhận rõ qua bài viết của anh ttdungquantum.
    Chẳng hạn như thế nào là nghe nổi/không nghe nổi nhạc này mà không nhạc kia như cách dùng của ttdungquantum. ?oNghe nổi? là một khái niệm thực sự tương đối. ?oNghe nổi? trong Beethoven, phải chăng là hiểu được cấu trúc của nốt nhạc, bản nhạc, từ đó phát hiện, khám phá ra tư tưởng của ông. Còn ?onghe nổi? trong Trịnh, chính là lắng nghe chính cuộc sống quanh ta, cuộc sống của riêng người Việt, những gì được coi là ?othường thôi? nếu so sánh với sự vĩ đại của Beethoven.
    Bạn có thể tôn vinh thứ mà bạn yêu, nhưng mong là đừng hạ thấp thứ mà bạn chưa yêu.
    Được xxyyzz sửa chữa / chuyển vào 04:15 ngày 16/02/2006
  4. baylanchet

    baylanchet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2005
    Bài viết:
    666
    Đã được thích:
    0
    1. "Sự so sánh bao giờ cũng khập khiễng, nhất lại là trong trường hợp này. Quả thật, óc tưởng tượng vô cùng phong phú và không có giới hạn. Xin bái phục tác giả Võ Xuân Hân, người sáng tác ra những dòng tuyệt bút này"
    Có lẽ bạn không thích âm nhạc TCS , nên bạn không upload hết bài viết của VXH , đầu đề bài viết này là :
    "Trịnh Công Sơn, Đóa Hoa Vô Thường
    Để tưởng niệm một ngọn đuốc lớn đã soi sáng âm nhạc
    cũng như đã góp phần lật trang sử giống Lạc Hồng "
    VXH viết bài này không để so sánh 2 nhạc sĩ , mà VXH chỉ "thể hiện một số " phản đề " khá thú vị trong tư tưởng Thiền và triết học, là ngành Sơn đã học và suốt đời rất thích " , phản đề lấy TCS là chủ thể , chỉ lấy một khía cạnh trong âm nhạc Beethoven để so sánh cụ thể ở đây là chúc thư Heiligenstadt.
    2 . "1. Trong "Lý thuyết về sự nhầm lẫn khái niệm" có một nguyên lý như sau : "Đối với bất cứ nhận định nào được phát biểu ra, ta đều tìm được một hệ thống khái niệm để nhận định là đúng (hoặc sai)". Trong trường hợp này thì em đoán rằng hệ thống khái niệm của VXH là hệ thống khái niệm của một người thich nghe nhạc Trịnh, thích tâng bốc nhạc Trịnh nhưng lại thấy "mặc cảm" chắc vì tự mình cũng nhận thấy nhạc Trịnh hơi bị "sến", chẳng nhẽ mình lại mang tiếng sến hay sao. Và thế là VXH mới nghĩ ra một cách là dùng chiêu bài Beethoven để làm cho nhạc Trịnh trở nên vĩ đại hơn, bác học hơn, cao cả hơn. Như vậy việc nghe nhạc Trịnh nghiễm nhiên trở thành "đỉnh cao văn hoá thế giới""
    . tôi luôn khâm phục kiến thức của ttdungquantum , nhưng có lẽ vẫn chưa hiểu ttdungquantum nhận định về khái niệm âm nhạc như thế nào . ttdungquantum ở đây có ý so sánh Beethoven và Trịnh Công Sơn ,như theo meongoan là sự so sánh khập khiễng , nhưng khác với VXH chủ thể so sánh là Beethoven : chủ thể so sánh ( Beethoven) qua phủ định của phủ định ---> vĩ đại ,cao cả , bác học , đỉnh cao văn hoá thế giới .!!
    Chắc chắn ttdungquantum và meongoan đều thích Beethoven và không thích Trịnh Công Sơn , nhưng khi xem xét bài viết của VXH nên nhận định rõ ràng chủ đề của bài viết . Nhạc TCS không phải là âm nhạc bác học nhưng cũng không phải là nhạc dành cho trẻ con , (Người ta sinh ra có quyền bình đẳng trong việc lựa chọn thể loại âm nhạc ưa thích của mình. Iem thích Beethoven, thích NCĐ và nói chung không thích nhạc Trịnh, nhưng iem cũng cảm thấy mình không có quyền để dè bỉu nhạc Trịnh, vì nói một cách công bằng, em thấy rằng, TCS cũng có một số bài hát viết cho thiếu nhi khá hay và trong sáng. (Khuyến khích các bé thiếu niên và nhi đồng hát những bài này, chứ đừng học đòi nhảy hip hop, hát nhạc sến khiến ông bà cha mẹ thấy sợ). ) , nếu tôi nói âm nhạc Beethoven là âm nhạc dành cho trẻ con , và tất cả chúng ta là đứa trẻ con đấy thì các bạn nghĩ sao !!!



  5. Do_La_Fero_new

    Do_La_Fero_new Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/01/2002
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    Nhạc cổ điển xuất phát từ văn hoá phương Tây, nhạc sỹ vĩ đại TCS viết những ca khúc rất Việt Nam.Sao lại so sánh khập khiễng thế
  6. xxyyzz

    xxyyzz Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/11/2005
    Bài viết:
    126
    Đã được thích:
    0
    Bài viết của tôi, không nhằm phê phán Trịnh, người yêu Trịnh, mà là tập trung vào phê bình riêng bài viết này của Võ Xuân Hân. Tôi không đủ tư cách để hiểu thấu Trịnh, Beethoven, và âm nhạc. Nhưng tôi tin là mình có thể hiểu rằng bài báo của Võ Xuân Hân có quá nhiều phiến diện, chủ quan.
    Phê bình bài tưởng niệm của Võ Xuân Hân
    So sánh vô nghĩa, vì nếu Trịnh là hành giả Thiền (Võ Xuân Hân rất thích điểm này của Trịnh), thì đích cuối cũng, chân-thiện-mĩ là ?ovô ngôn?, không phải là thơ, là cái hữu ngôn. Và ở điểm này, chính Beethoven, âm nhạc không lời, dễ dàng tiếp cận với chân-thiện-mĩ hơn trong cái nhìn của hành giả Thiền, và cũng chính là Trịnh Công Sơn.
    Hai tác gia, xuất phát từ hai nền văn hoá tương phản nhau, so sánh quá là khập khiễng. Biết đâu ?ongười, thiên thần, chúa trời? của Beethoven lại chính là ?ođồng bào, đồng loại, vạn vật, vũ trụ? của Trịnh. Hình ảnh ?oChúa Trời? trong người phương Tây, là một hình ảnh vĩ đại nhất, bao gồm tất cả. Còn Trịnh, cũng như phần lớn người Việt, không thật sự có niềm tin, tín ngưỡng tôn giáo (theo nghĩa mãnh liệt như người phương Tây tin vào Đức Chúa Trời, người Hồi tin vào Hồi Giáo)
    Câu này, vô tình tôi đã hiểu là Võ Xuân Hân ám chỉ, Beethoven không thể ?ongộ?, chỉ ôm mãi mối ?ocuồng si bất tận?? Ở điểm này, Võ Xuân Hân quá là hồ đồ, tự cho mình tư cách quá cao.
    Nếu Võ Xuân Hân trích câu này của Trịnh như là một dẫn chứng cho người hành giả hiểu Thiền, ?ongộ Thiền?, và bao dung, độ lượng, thì tôi cũng có thể nói rằng Trịnh chưa thể ?ongộ Thiền? được. Vì trong ?ongộ Thiền?, tha thứ chỉ là tha thứ, không phải là tha thứ để mà được cuộc đời tha thứ. Và ở cái chỗ ?ovô vi? (như là cách mà Võ Xuân Hân viết về Trịnh phía trên) là chỗ không còn ?obản ngã?, không có cái ?ođược? và cái ?ocần? tha thứ.
    Được xxyyzz sửa chữa / chuyển vào 18:47 ngày 18/02/2006

Chia sẻ trang này