1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

lại vấn đề muôn thủa: Nước giếng khoan

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi txaluan, 14/04/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. txaluan

    txaluan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/10/2003
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    chào bạn Hữu,
    cảm ơn bạn đã đóng góp ý kiến
    hiện tại thì nước nhà mình cũng đã khá trong sau một thời gian sục rửa và cho thêm cát đen vào. nước hiện tại không còn mùa vàng nữa, giặt áo trắng cũng không bị ố vàng nên mình nghĩ vấn đề Fe chắc đã giải quyết được nhưng chưa có điều kiện đi xét nghiệm được nên không biết có vấn đề gì nữa không.
    hiện tại thì nhà mình tắm giặt, rửa rau, vo gạo ... bằng nước giếng khoan. còn nước đun thì vẫn sang nhà hàng xóm xin nước mưa.
    về hệ thống lọc thì mình thấy cũng tạm ổn và mình nghĩ nhiều người có thể áp dụng mô hình này. vận hành nó rất dơn giản, mỗi tuần mình chỉ cần trèo lên xả cái van đáy ra, nước chảy ra đỏ ngầu sắt. khoảng hơn một tháng thì mình đóng van 1, van 3, mở van 2, van 4 và cho sục khoảng nửa tiếng. sau đó xả đáy và cho hoạt động lại bình thường. ưu điểm là cho dù xả đáy hay sục rửa thì cũng không bị hao cát lọc. không giống các bể lọc thường dùng ở nông thôn hiện nay, thỉnh thoảng lại phải hớt đi một lớp cát và lâu lại phải phải mua một xe cát để ở góc vườn. tốc độ lọc cũng đủ đáp ứng nhu cầu gia đình mình, khoảng 400 lít/h khi vừa rửa lọc, 200 lít/h trước khi xả đáy.
    một ưu điểm nữa là hệ thống này hoàn toàn tự động do có 2 phao điện. cho dù tốc độ lọc chậm hơn nhiều so với máy bơm thì cũng không phải trông coi nó.
    khi nào có thời gian mình sẽ đi xét nghiệm nước và thông báo kết quả cho mọi người. nếu còn vấn đề gì chưa xử lý đưọc sẽ lên tham khảo cùng các bạn
    [​IMG]
  2. khongaibiet2000

    khongaibiet2000 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/07/2005
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0
    Cái này thì có vấn đề nặng, đây không phải là rửa ngược mà phải gọi là "tọng, nhồi" :-). Không ổn rồi bạn ơi.
    Bạn muốn rửa ngược thì chỉ cần xây cao phần sau lọc lên 1 chút nữa, lấy đầy nước vào phần đó, đóng hết các van cấp. Mở van xả đáy cho chảy hết phần nước phía trên. Mấy lần đầu nước sẽ cực nhiều cặn, nhưng nếu bạn làm khoảng 4-5 lần thì sẽ thấy nước tháo ra phía dưới khá sạch. Không dám nói mò nhưng với hệ thống của bạn thì khoảng 1,5-2 tháng nên thực hiện như vậy 1 lần. Còn nếu vẫn theo phương án cũ thì chả mấy mà đi thay hết vật liệu.
    Bạn không phải dân MT mà là được hệ thống này là quá ngon rồi. Nhiều chú dân MT còn chẳng biết tại sao lại làm ngược mà không làm xuôi nữa cơ. Thật đấy!
  3. txaluan

    txaluan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/10/2003
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    mình không hiểu mấy từ "tọng, nhồi", mình cũng không dùng từ rửa ngược mà dùng từ sục rửa.
    mình chưa thấy vấn đề gì khi vận hành hệ thống này cả. mỗi tuần chỉ cần trèo lên mở cái van xả một lần, nhưng chỉ xả như vậy thôi thì tốc độ lọc sẽ chậm dần nên 5 lần như vậy (nghĩa là khoảng hơn 1 tháng) mình làm sục rửa một lần.
    - xả đáy hàng tuần: như trên hình bạn thấy mình có khoảng 25 cm nước lọc nên mỗi lần xả đáy nước mới giảm khoảng 15 cm thì nước xả phía dưới đã trong rồi, chứ đâu cần 4-5 lần như bạn nghĩ. vì áp suất nước thấp nên nhưng những lần như vậy thì chỉ xả được lắp cặn đã lắng xuống phần sỏi và cát vàng phía dưới. còn một phần cặn sắt vẫn dần dần kết chặt vào các hạt vật liệu làm cho tốc độ lọc giảm dần. nên 5 tuần mình sục rửa một lần.
    - Sục rửa: khi sục rửa đầu tiên mình xả đáy cho nước trong thùng lọc chảy hết ra, lúc này phần lớn các cặn sắt đã chảy ra ngoài hết chỉ trừ những cặn nó kết chặt quá không ra được. sau đó lấy nước thô trực tiếp từ máy bơm có áp suất cao sục vào phía dưới bình lọc, những cặn kết cứng đầu sẽ bị đánh bật ra khỏi vật liệu lọc chảy theo van 4 ra ngoài. đi chơi đâu đó nửa tiếng mình quay lại tắt máy bơm rồi xả hết nước trong bình lọc một lần nữa. cuối cùng đóng các van lại như cũ và cho nó hoạt động như thường ngày, nước lọc bao giờ cũng đảm bảo trong veo.
    mình thấy hệ thống này có 3 ưu điểm so với các bể lọc truyền thống là : vận hành đơn giản, không hao vật liệu và hoàn toàn tự động. nếu dùng bể lọc truyền thống thì việc hớt cát cũng khá tốn công nên nông dân ta đâm ra lười, bao giờ nước đục quá, lọc chậm quá thì mới tiến hành hớt cát. mà hớt cát phải có cát thay chứ, có phải nhà nào cũng có vườn rộng để mua cả xe cát đổ đấy đâu. phần lớn là khi hớt cát lại phải đi xin đâu đó một bao cát. hàng xóm có ai đang xây nhà thì tốt, chứ không thì phải đi mua một bao cát cũng ngại lắm.
    ý tưởng về lọc ngược này mình đọc trong báo KH& Đời sống từ những năm đầu 90. thấy rất hay nhưng vì mình ở miền núi dùng nước đồi nên không có nhu cầu áp dụng. bây giờ chuyển xuống đồng bằng sông hồng phải dùng nước giếng khoan nên mới đem ra ứng dụng. mà quan trọng là cái trần nhà tắm mình có diện tích chỉ là 1,4 x 1,2 mét thôi nên muốn làm lọc xuôi truyền thống cũng khó. ah quên, mình không vẽ ra nhưng trong cái bể lọc ở phần đá cuội còn có một hệ thống ống kiểu xương cá được dùi hàng ngàn lỗ nhỏ li ti đường kính khoảng 1mm, vì vậy nên mới không làm hao cát lọc.
    hiện tại mình chưa đi xét nghiệm nước nên cũng chưa nói trước được gì. nhưng về mặt cảm quan thì nước rất trong, giặt quần áo trắng cũng không bị ố, không nhờn tay, khô da.
    vài điều như vậy mong các bác phân tích, góp ý nhiều hơn.
  4. spegirvn

    spegirvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2006
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Xin chào!
    Tôi mới vào diễn đàn thôi, đọc thấy bạn txaluan làm xử lý Fe hay wá... Tuy nhiên, tôi xin góp ý kiến của mình như thế này:
    - Trước khi bắt tay xử lý bạn nên test nước ngầm của nhà bạn như thế nào, hàm lượng Fe cao như thế nào, có bị nhiễm KL nào khác không,..........một số người thực hiện dực trên kinh nghiệm thì OK thôi
    - Nếu thực sự nước nhà bạn chỉ nhiễm Fe thì bạn không cầ sử dụng đến than hoạt tính (tốn tiền), chỉ cần bạn thính đủ chiều cao lớp cát (dĩ nhiên là tuỳ theo hàm lượng Fe). Tuy nhiên, bạn có thể test theo dạng "mò", tức là thử nước đầu ra để thêm chiều cao cột cát
    -Nếu chỉ thực hiện ở quy mô gia đình thì bạn làm lọc xuôi khỏe hơn lọc ngược chứ ta......?!?

  5. txaluan

    txaluan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/10/2003
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    cảm ơn bác spegirvn đã đóng góp ký kiến
    - em chưa đi xét nghiệm nên không biết chính xác nhiễm những chất gì, hàm lượng bao nhiêu. về mặt cảm quan thì có vẻ tốt, nước trong, không làm ố vàng áo trắng, đồ sứ vệ sinh, không nhờn tay. nhưng em cũng đã thử làm thí nghiệm với nước trà. pha một ấm trà, chia ra 3 nửa chén. chén thứ nhất rót thêm nước lọc (mua 20 ngàn/bình) vào, chén thứ 2 rót nước mưa vào, chén thứ 3 rót nước giếng khoan đã lọc vào cho đầy chén. để đến sáng hôm sau thì kết quả là chén thứ 3 nứoc có ngả màu nâu, còn 2 chén kia thì không đổi màu. bác nào biết ngoài fe ra thì còn chất nào tác dụng với tanin trong nước chè làm đen không?
    - điều kiện không gian nhà em muốn làm lọc xuôi cũng không được nữa rồi. trên 4rum này cũng nhiều anh em khuyên em nên làm lọc xuôi nhưng chỉ nói chung chung nên em không hiểu phải làm thế nào, vận hành ra sao. bác nào rảnh thì lấy visio vẽ một cái mô hình chi tiết lọc xuôi lên để anh em cùng nhau tham khảo và phân tích những cái ưu nhược điểm của 2 mô hình này với.
    em cũng search nhiều trên web thấy nhiều tin bài về sở này sở nọ, viện này viện nọ đã nghiên cứu ra mô hình bể lọc áp dụng cho nông thôn nhưng chẳng có cái nào có hình vẽ thiết kế chi tiết cả. rồi tìm trong trang web của bộ TN&MT cũng chẳng thấy có cái hướng dẫn nào cho bà con nông dân chúng tôi áp dụng, chán thật.
  6. spegirvn

    spegirvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2006
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Xin đừng gọi tôi là bác!
    Phải chi mà u ở TPHCM tôi sẽ dẫn u đi xem một mô hình xử lý Fe. Vì mô hình này nhỏ nên có thể xem như một mô hình để ứng dụng cho gia đình.
    Về vấn đề thử nước chè đối với 3 loại nước tôi sẽ thử nghiệm lại và trả lời bạn vào tuần sau.
    Còn bạn muốn tìm mô hình thì (1) search bằng tiếng Anh
    (2) tìm các sách xử lý nước cấp ở Thư viện hoặc nhà sách
    Good luck!
    Tốt nhất là đi thử nước bạn ah!
  7. sunlight77

    sunlight77 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2006
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn
    Hiện nay vấn đề nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm đang là vấn đề thợi sự rát lan giải. ĐẶc biệt là nguồn nước ở khu vực Thanh Trì, như những gì bạn viết thì vấn đề ô nhiễm Fe thì việc xử lý bằng giàn mưa và bể lọc đơn giản là có thể đảm bảo được yêu cầu về nước sinh hoạt rồi. Còn việc nước giếng nhà bạn bị ô nhiễm những chất gì thì bạn cần mang di phân tích mới chín xác được ( bạn có thể mang đến phòng Hoá _ Quang phổ - Viện Địa chất- Viện KH&CN VIệt Nam để phân tích, giá thành cũng vừa phải thôi). Đối với nước giếng khoan khu vực Thanh Trì nới riêng và nhiều khu vực khác của Hà Nội, cũng như các địa phương khác vấn đề lan giải nhất hiện nay là ô nhiễm amoni và acsen. Đây mới là những chất rất khó xử lý đối với công nghệ hiện nay của Việt Nam.
  8. cold_blood11

    cold_blood11 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/10/2005
    Bài viết:
    131
    Đã được thích:
    0
    Chào bác! lần đầu dạo qua box này thấy topic của đồng chí hay quá nhảy vào có vài lời như sau:
    1/ Nhà đồng chí ở Tứ Hiệp, Thanh Trì chắc chắn là hàm lượng sắt khá cao, khu vực này cũng đang nhiễm NH4 trầm trọng. Còn Mn hay Asen thì chưa thấy có đánh giá nào cả.
    2/ Vấn đề của đồng chí là phải loại bỏ được 2 yếu tố Fe2+ và NH4+.
    3/ Mô hình của đồng chí có vấn đề về công nghệ:
    + Giàn phun mưa hơi bị thấp chính vì thế oxi trong không khí tiếp xúc với nước không đủ ---> Fe2+ mới chỉ được ôxy hoá 1 phần thành Fe3+ nên việc xử lý Fe chưa được triệt để, còn cái bể lọc của bác chỉ có tác dụng giữ lại Fe3+ thôi chứ chưa có tác dụng khử Fe.
    Hơn nữa lượng ôxy còn lại để chuyển hoá NH4 thành NO3 là không có ( tôi nói điều này là vì Việc xử lý triệt để NH4 là khó khăn và tốn kém, do vậy hiện nay người ta mới chỉ chuyển hoá NH4 thành NO3 do tiêu chuẩn NO3 được phép tồn tại trong nước cấp theo tiêu chuẩn nước SH của bộ ytế cao hơn nhiều so với NH4 [:D] lách luật là ở chỗ này đấy !)
    + Dùng quá nhiều loại vật liệu lọc, bề dày không hợp lý.
    Theo tôi thì đồng chí nên bỏ lớp cát lọc Mănggan và lớp cát đen đi, tăng bề dày lớp cát thạch anh lên, lớp than hoạt tính thì giữ nguyên.( Việc để quá nhiều lớp vật liệu lọc làm chúng dễ bị xáo trộn khi rửa lọc nếu như cường độ rửa không hợp lý. Không tin đồng chí thử đổ VLL ra mà xem)
    Còn nhiều bất cập nhưng mà văn dốt không đủ để diễn tả hết ý. Vài lời thô thiển mong đồng chí thông cảm!
    ps:
    - Nếu có điểu kiện đồng chí nên tăng cường sục khí trong nước trước khi vào bể lọc.
    - Đồng chí dùng bể lọc ngược là chính xác
  9. txaluan

    txaluan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/10/2003
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Hi bác blood
    Cám ơn bác đẫ đóng góp ý kiến
    Vì giá cả xét nghiệm nước cũng khá cao, phải đến vài trăm ngàn đồng một mẫu nên em chưa có điều kiện đi thử.
    Em nghĩ là vấn đề fe2+ của nhà em không ngại lắm các bác ạ. Thực ra cái giàn mưa của em cũng khá cao, khoảng 40 cm. Các tia nước phun rất mạnh và đập xuống mặt nước sủi bọt ầm ầm. em nghĩ như vậy vì cảm quan thấy nước rất trong, giặt đồ không bị ố, các thiết bị vệ sinh không ố. Em nghĩ nếu còn fe2+ thì nó sẽ tiếp tục ô xy hóa và làm nước có màu vàng chứ. Nếu vậy thì nó sẽ ô xy hóa ở bề mặt bể lọc và lắng xuống bề mặt lớp cát. Nhưng em thấy lớp nước mặt đó nước cũng rất trong. Tuy nhiên có điều kiện em sẽ tăng cường sục khí. Có thể sẽ mua cái sục khí giống mấy bà hàng cá dùng thử xem. Chẳng biết bao nhiêu tiền nhỉ :D
    Vấn đề NH4 thì chắc cũng đành chịu thôi, nhà máy nước còn bó tay thì nông dân mình làm được gì. nhà máy nước họ lách luật họ chuyển hóa NH4 thành NO3 chứ mình chuyển làm gì. Em thấy bác nào nói là NH4 thực chất không độc, có chỉ độc khi chuyển thành NO2 và NO3 thôi mà.
    Vấn đề vật liệu lọc em cũng chưa thấy vấn đề gì bác ạ. Em cũng đã đổ VLL ra một lần rồi, thứ tự các vật liệu không bị xáo trộn nhiều. mà có xáo trộn chút thì em nghĩ cũng không sao. Khi sục rửa thì chỉ có lứp cát đen trên cùng nhảy múa một chút thôi, các lớp dưới thì chắc không nhuc nhích được. còn cát đen em thấy lọc rất hiệu quả. Cát này đã được rửa rất kỹ rồi, chỉ còn lại các hạt tinh thể cát rất mịn, rất nặng. 10 phần cát đen để xây nhà rửa đi chỉ được 2-3 phần cát lọc thôi.
    Còn gì bác cảm thấy chưa ổn thì bác viết ra chứ bác giữ trong lòng làm gì. Bác viết ra anh em sẽ hiểu ngay chứ sợ gì anh em không hiểu hết ý của bác.
  10. cold_blood11

    cold_blood11 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/10/2005
    Bài viết:
    131
    Đã được thích:
    0
    - Đồng chí lại không hiểu rồi. Thực ra nước của đồng chí không chứa Mn, hơn nữa để xử lý được Mn thì cần điều kiện xúc tác rất khó khăn, và phải nâng PH của nước >9 thì mới xử lý dượcđồng chí ạh.
    --->hạt lọc Mn và cát đen ở đây để xử lý Mn là thừa vì cát đen muốn xử lý được Mn còn cần phải phủ thêm lớp Mno2 nữa cơ.
    - Cái vàng khè ấy mà : việc oxy hoá sắt diễn ra trên bề mặt các hạt vật liệu lọc cơ và khi thời gian tăng lên thì lớp màng OXy hoá tạo ra trên bề mặt VLL cũng dày theo ---> hiệu quả lọc giảm ---> thế mới phải rửa lọc. Chứ còn nó không lắng xuống bề mặt lớp cát như đồng chí nghĩ đâu.
    - Lớp cát đen đồng chí giữ lại cũng được vì nó cũng có tác dụng là tăng thời gian lưu nước trong bể lọc ngược, ngoài ra không có tác dụng khác.
    - Mua máy sục khí của cái anh Chainờ cũng được, ngoài chợ bán đầy. Khoảng 45K gì đó.!
    PS:
    - NH4+ đúng là không độc, nhưng đối với nước cấp xử lý trong các nhà máy ra, nếu có NH4+ sẽ dễ dàng kết hợp với Clo khử trùng trong nước tạo ra các hợp chất cloramin làm giảm khả năng khử trùng của Clo đấy đồng chí ạ
    -Đồng chí khỏi phải đi xét nghiệm làm gì cho nó mệt. Khu đấy theo mình hiểu thì hàm lượng
    Fe2+ = 8-12 mg/l
    NH4+ = 18-24mg/l.
    Thế nhá! chúc đồng chí xử lý tốt. Nếu rỗi thì đưa mình vài ông sao làm kỷ niệm.

Chia sẻ trang này