1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

lại vấn đề muôn thủa: Nước giếng khoan

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi txaluan, 14/04/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. steppy

    steppy Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2005
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    1.327
    Good question!
    Xử lý N-NH4+ ra khỏi nước ngầm bằng phương pháp sinh học hoàn toàn được. Tỷ lệ BOD:N:P = 100:5:1 áp dụng cho xử lý nước thải , điển hình cho hệ bùn hoạt tính (activated sludge) trong aeroten cổ truyền . Phần lớn đây là các vi sinh vật Heterotrophic microogranisms cần O-Xi ( Oxigen-lấy từ không khí sục khí ), nguồn Các bon hữu cơ (OrganicCarbon- đặc trưng bằng BOD) để sinh sống và phát triển. Nước thô nguồn cho cáp nước thì BOD rất ít. Do đó để "ăn" N-NH4+ thì nhiệm vụ lại do nhóm vi sinh vật khác Autotrophic microorganisms: Bọn này sống bằng không khí (O2) và dùng nguồn carbon vô cơ ( lấy từ khí CO2 ) chứ không phải là Carbon hữu cơ như nhóm trên. Đại diện của các nhóm sau (được gọi là nitrifying bacteria) như là Nitrosomonas và Nitrobacters sẽ biến ammonia nitrogen (NH4+=>NO2-=>NO3- ) thành nitrate. Đặc điểm của bọn này là tốc độ sinh trưởng ít hơn hẳn so với Heterotrophic, và như vậy nó cần rất ít Phosphorus 9P). Bao nhiêu chính xác thì phải xem lại sách , nhưng nếu nước thô là nước mặt hoặc nước ngầm như ở đồng bằng Bắc Bộ thì chắc chắn là phải có P đủ. Tớ hỏi một anh bạn ở HN anh ấy cho tớ số liệu về nước thô của TXL nước Pháp Vân (Phần Lan giúp VN), tớ xem ở đây thì chắc chắn nếu xử lý sinh học N-NH4+ không cần phải thêm phân Đạm và Phân Lân nữa .
    Năm 2000: NH4+: 18-30 mg/l, PO43+: 1-2,5 mg/l
    Năm 2001: NH4+: 15-30 mg/l, PO43+: 0,25 mg/l
    Năm 2002: NH4+: 18-25 mg/l, PO43+: 0,25-2 mg/l
    Năm 2003: NH4+: 18-30 mg/l, PO43+: 0,25-2,5 mg/l
    Thoải mái, dùng xả láng. Nước đầu vào có nồng độ NH4+ tương đương với nước thải sinh hoạt. Hiên tại thì Pháp Vân không XL được NH4+-N.
    Được steppy sửa chữa / chuyển vào 15:24 ngày 03/01/2007
  2. reindeers

    reindeers Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2006
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    Ơ thế bọ Tây điên chỗ anh nó vẫn dùng activated sludge để khử Nitơ cho nước cấp chắc bọn này điên rồi!!! Nói thế thôi nó không điên đâu. Chú gì ở Đức nhợn trả lời toàn tiếng tây làm anh hoa cả mắt. Chú nói chỉ được một phần là Oxy hoá NH3, Còn phần còn lại là khử NO2 và NO3 thì không thấy đả động đến nhỉ! thiếu ở đây là nguồn carbon cho quá trình khử Nitrate, Nitrite thôi nhỉ! Mà thiếu thì ta bổ xung, mua trong nước không được thì mua ở nước ngoài! Nói chung về công nghệ thì không gì khó, chỉ tội tiền thôi!! Mà năm 07 này có nước sông Đà rồi, bỏ Pháp Vân đi cho nó lành!!
    Mà Chú học ở Tây nhợn mà bô bô cái tỉ lệ BOD:N:P=100:5:1 áp dụng cho xử lý nước thải, làm anh thấy buồn cười quá!!! thôi đọc lại cái phần hệ số thu hoạch (yield) đi rồi bi bô tiếp nhé!!!
    KÍnh Chú,
  3. dinhngocthaihp

    dinhngocthaihp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/10/2006
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0

  4. reindeers

    reindeers Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2006
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
  5. steppy

    steppy Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2005
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    1.327
    @ dinhngocthaihp
    Nếu bạn thực sự quan tâm đến khử Nitrogen trong cấp nước = phương pháp S.Học sự dụng bùn hoạt tính thì có thể đến trung tân tư vân môi trừơng đô thị và CN của ĐHXD hỏi Nguyễn Việt Anh, Lều Thọ Bách hoặc Trần Đức Hạ. Ở đó họ có đề tài NC và chạy mô hình pilot.
  6. anhtuanonline

    anhtuanonline Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/11/2004
    Bài viết:
    1.114
    Đã được thích:
    7
    Chào các anh chị!
    Em ko học về chuyên nghành môi trường trong khi lại đang muốn tìm hiểu để thiết kế 1 bể lọc nước giếng khoan, nên rất mong các anh chị giúp em thiết kế 1 hệ thống lọc nước được không ạ?
    Các chỉ tiêu xét nghiệm ko đúng tiêu chuẩn cho phép bao gốm:

    Độ trong (Sneller) , Độ kiềm toàn phần, Độ cứng theo CaCO3, Độ Oxy hoá : MT X xít, NaCl, Fe3+ .

    Vậy mong các anh chị chỉ dẫn em với.
  7. diepthanh01

    diepthanh01 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2007
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Chào các bác!
    Em là dân ngoại đạo, chẳng rành về nước nôi, môi trường... em có việc nhờ các bác đây!
    Số là, nhà em bán quán ăn nhỏ nên xài nhiều nước; trước thì vô tư nhưng nay thì căng quá từ khi nhà nước tính giá lũy tiến.
    Gia đình em dự định khoan giếng bơm để giảm bớt chi phí. Hiện tại thì các hộ xung quanh nhà em đã đóng giếng, có chất lượng nước rất trong, đem kiểm nghiệm chất lượng đạt yc sử dụng tắm, giặt.
    Trước mắt là thế nhưng về lâu dài em sợ chất lượng nước xấu đi (áo giặt bị vàng, gây ngứa, thạch tín...).
    Qua tham khảo em nghe nói có thiết bị Ôzôn của Lino 4s, sục khí O3 vào bể chứa là sẽ khử KL nặng, diệt vi khuẩn, khử màu, thạch tín... không biết thực hư thế nào.
    Các bác tham khảo gíup em: www.lino3.com
    67/2, đường Văn Cao, Q. Ba đình, Hà Nội
    Do diện tích chật hẹp và nguồn nước giếng khá tốt nên em thấy chưa cần thiết sử dụng hồ lọc xử lý; mà chỉ muốn tham khảo cái thiết bị trên cho gọn nhẹ. Nước giếng này em chỉ sử dụng cho tắm, giặt, rửa chén... còn lại vẫn đun sôi đàng hoàng
    Mong các bác tư vấn giúp em có nên tậu cái thiết bị này hay không?
    Cảm ơn các bác nhiều lắm!
    Được diepthanh01 sửa chữa / chuyển vào 23:31 ngày 06/03/2007
  8. diepthanh01

    diepthanh01 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2007
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0

    Được diepthanh01 sửa chữa / chuyển vào 23:31 ngày 06/03/2007
  9. toannh

    toannh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2003
    Bài viết:
    581
    Đã được thích:
    0
    Đang muốn mang mẫu nước (giếng sau lọc) nhà mình đi thử, bác sunlight77 có số điện thoại của phòng Hóa đó không, Viện KHCN VN ở đường Hoàng Quốc Việt hả bác?
    Làm 1 Test 1 mẫu nước chỉ các thông số tiêu chuẩn đối với nước sinh hoạt + amoni + asene thì chi phí ở đó hết khoảng bao nhiêu?
    Thnks bác,

  10. hoangnv0880

    hoangnv0880 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/07/2007
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Cho em bao hoa chích choè tí góp vui :).
    Vấn đề xử lý NH4 trong nước thải rất đơn giản nhưng với nước ngầm lại cực kỳ nan giải, nói chung là không nên áp dụng với trình độ công nhân vận hành ít kinh nghiệm (hầu hết các cơ sở sản xuất đều vấp phải vấn đề này).
    Trong nước ngầm, NH4 thường không cao (<40mgN/l), không cao so với công nghệ xử lý nhưng lại gây chết người mới đau chứ. Theo tầm hiểu biết hạn hẹp của em, phương pháp sinh học không áp dụng được do vận hành kiểm soát khó, lọc và khử trùng phức tạp đắt tiền, phương pháp stripping chỉ dùng khi NH4 lớn, cỡ khoảng vài trăm có thể đạt tới hiệu suất 85%, nồng độ thấp stripping cũng bó tay.
    Hiện nay, bọn em đã tiến hành thử nghiệm được hệ thống xử lý NH4 phù hợp với giá thành cỡ khoảng 4000 VND/m3 <giá này chắc chỉ phù hợp với các doanh nghiệp sản xuất có lãi thôi a>. Bọn em cũng đã nghiên cứu phương pháp sinh học nhiều rồi, nước ra đạt tiêu chuẩn, trong veo, nhưng chưa dám triển khai vì chưa xin được tiền làm pilot thử nghiệm, lon ton đi xây cho các bảc rồi chết quay ra đấy mang tiếng lắm :).
    Còn về vấn đề phân tích mẫu nươc, bác nào có nhu cầu liên hệ với em, trung bình khoảng 35nghin/chỉ tiêu (free pH, TDS, Temp :D). Liên hệ với em qua email hoangnv0880@yahoo.com.vn hoặc lên Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Môi trường - Viện Công nghệ Môi trường - VKHCNVN tại 264 Đội Cấn.

Chia sẻ trang này