1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lại Văn Sâm: Chúng tôi rất cần những người có ý tưởng!

Chủ đề trong 'Ý tưởng - Sáng tạo' bởi tu_hus, 22/07/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tu_hus

    tu_hus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/08/2003
    Bài viết:
    380
    Đã được thích:
    0
    Lại Văn Sâm: Chúng tôi rất cần những người có ý tưởng!

    Sau khi đồng hành với các sinh viên trên sân chơi "SV", MC Lại Văn Sâm đột ngột rút vào hậu trường để đương nhiệm vai trò mới, xịn hơn - Trưởng ban VTV3. Vừa qua, ông sếp 9,5 này một lần nữa lại đột ngột quay trở lại vai trò MC, nhưng trên một sân chơi mới, màu sắc thị trường, có cái tên khá đơn giản - Đoán giá.

    Lý do anh bổ sung Đoán giá vào danh sách show game - sân chơi đang được nhiều đài truyền hình khai thác?

    Không riêng đài truyền hình Việt Nam, mà hầu như tất cả các đài truyền hình đều có nhiều trò chơi, và các trò chơi bắt đầu hơi giống nhau. Ví dụ đường lên đỉnh Olympia, Hành trình văn hoá... đều trùng lắp đạo cụ là bảng bấm. Trong khi đó, Đoán giá là một chương trình khác hoàn toàn với nhiều phần chơi sinh động, đã làm tôi thích thú từ khi sang Mỹ chuyển giao công nghệ Chiếc nón kỳ diệu. Mặc dù chương trình này xuất hiện ở Mỹ từ năm 1972, người dẫn chương trình đã 82 tuổi (ông Chackpoppacker), nhưng tôi nghĩ nó vẫn phù hợp với nước mình, nên đã nghĩ đến việc sớm muộn sẽ du nhập về Việt Nam.
    đối tượng của chương trình được anh đóng khung như thế nào?

    Có hai đối tượng tôi quan tâm, gọi theo kinh tế thị trường là người mua (bao gồm người chơi và khán giả) và người bán (các doanh nghiệp). Trong thời đại kinh thế thị trường, người tiêu dùng đứng trước rất nhiều lựa chọn. Cùng một sản phẩm, nhưng giá bán rất khác nhau, nên nếu họ biết được nhà sản xuất đưa ra giá chuẩn để mình tham khảo sẽ rất tốt. Đối với nhà sản xuất, những năm gần đây chúng ta trao nhiều giải thưởng như Hàng Việt Nam chất lượng cao, Giải thưởng Sao Đỏ... nhưng hàng hoá đến được với người tiêu dùng lại là điều rất khó, nên đây là cơ hội rất tốt để họ giới thiệu, quảng bá sản phẩm của mình.


    So với nhiều game khác, Đoán giá là một sân dành nhiều đất chơi cho các doanh nghiệp, là cơ hội tốt để nhà tài trợ quảng bá sản phẩm?

    Đây là một sân chơi mở, thiên về cái gì còn tuỳ ý người xem. Một vấn đề đặt ra, người xem thường nhìn ở các góc độ khác nhau. Ví dụ, một tách cà phê của tôi, bạn có thể đánh giá cái cốc này đẹp hay xấu, sạch hay bẩn, trông nó sang hay không sang, tôi thì lại quan tâm cà phê đặc hay loãng... Mỗi người xem có một góc nhìn khác nhau. Đoán giá cũng vậy, người này nghĩ đây là quảng bá sản phẩm, người kia nghĩ đây là trò chơi, có người lại nghĩ phần thưởng của nó lớn hay bé, luật chơi chặt chẽ hay không chặt chẽ...


    Các sản phẩm của nhà tài trợ sẽ được nhấn mạnh hơn trong chương trình và đối thủ của họ sẽ không có cơ hội được đưa ra đoán giá?


    Đúng là trước đây các chương trình có tài trợ thường bị độc quyền, các sản phẩm cạnh tranh không vào được. Nhưng chương trình này không có chuyện độc quyền, Đoán giá có thể quảng cáo cả những sản phẩm đối đầu, miễn là không có chuyện gây mâu thuẫn giữa 2 bên. Hiện tại, trong 3 sản phẩm thì có Elovy là sản phẩm duy nhất 100% thuộc doanh nghiệp Việt Nam, nên tôi đang kêu gọi các doanh nghiệp trong nước gửi sản phẩm đến nhiều hơn để chúng tôi quảng bá, đó là một cơ hội rất tốt. Còn chuyện quyền lợi trong vấn đề quảng cáo không phải việc của tôi, công việc này Trung tâm quảng cáo và dịch vụ truyền hình phải lo.


    Bổ sung Đoán giá càng làm danh sách trò chơi của VTV3 thêm dài, nhưng các trò chơi đều mua bản quyền từ nước ngoài. Tự nghĩ ra một trò chơi đối với truyền hình khó đến vậy sao?

    Khó lắm! Chính vì thế nên năm nay tôi có đề nghị với lãnh đạo đài thành lập một nhóm, gọi là nhóm chuyên sáng tạo ý tưởng. Công việc này ở nước ngoài người ta làm từ lâu rồi. Muốn có ý tưởng phải chấp nhận nuôi người đẻ ra ý tưởng, có thể họ nghĩ ra được cái gì đó, cũng có thể họ không nghĩ được gì, nhưng mình vẫn phải trả lương. Khi tôi đưa vấn đề này ra nói chuyện với ban lãnh đạo, được ủng hộ nhiệt tình, nhưng mới chỉ là nói vậy thôi, còn công văn tôi gửi đi thì vẫn phải chờ đợi, nhưng tôi nghĩ là khả thi.


    Muốn có trò chơi trên truyền hình, anh - với tư cách lãnh đạo của VTV3 - lại phải mang tiền ra nước ngoài để mua về những trò chơi mà thế giới đã chơi chán, rồi về quảng cáo rầm rộ ở nhà mình. Những lần lặn lội như vậy có làm anh ngán ngẩm?

    Vậy ở Việt Nam mình có cái gì làm ra, dùng chán rồi thế giới mới học không? Dân nhà mình có tính con nhà lính tính nhà quan, nhiều khi cứ tự cho mình phải thế này thế kia trong khi đó lực bất tòng tâm. Mình nên thực tế một chút! Bây giờ các nước khác như Nga, Mỹ vào vũ trụ ầm ầm ấy, họ cho đó là chuyện rất bình thường, nhưng mình thì làm sao mà làm điều kỳ diệu đó được. Tôi nghĩ lòng tự hào dân tộc là rất cần thiết, nhưng mình đừng bị duy ý chí quá.

    Có những việc chúng ta không làm được lại đổ tại thiếu tiền, ý tưởng cũng vậy, nó phụ thuộc vào chất xám nhiều hơn là tiền!
    ở đây tôi có nói chuyện tiền nong gì đâu, tôi đang nói đến vấn đề bộ óc của con người. Mình rất thông minh, nhưng truyền hình mới bắt đầu phát triển từ năm 1972. Trong khi các nước khác đã tiến quá xa, nên mình thua họ cũng là điều dễ hiểu.


    Vậy bản thân anh có bao giờ vì tức chí mà ngồi vắt óc để nghĩ ra ý tưởng cho một trò chơi?

    Tôi không thể nào tách ra để làm chuyện ấy được! Cuộc sống vẫn đang chuyển động, tôi vẫn phải đi làm những công việc của tôi, chưa ai cho tôi cái quyền ấy. Tay làm thì hàm nhai, tay quai thì miệng trễ, tôi vẫn muốn nhắc lại một lần nữa: mình phải thực tế một chút!

    Khánh Dương (Thực hiện)
    Sinh viên VN
  2. kimbuncha

    kimbuncha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/07/2004
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    0
    Quả thật hiện nay ...đài ta phần lớn là đi mua bản quyền trò chơi của các nước vì đã có sự trải nghiệm và đã có thành công ở nước bạn...nhưng thấy thì những trò chơi của chúng ta chưa mang nhiều tính dân tộc...hy vọng sẽ có thêm những tró chơi mang đậm bản sắc dân tộc VN hơn nữa
  3. allhighgod

    allhighgod Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2004
    Bài viết:
    837
    Đã được thích:
    0
    Tôi nghĩ rằng, đối với các trò chơi hay các chương trình, chúng ta hoàn toàn thực hiện được tù khâu chuẩn bị ý tưởng đến khâu thực hiện! Thế nhưng chúng ta lại không dám thử nghiệm điều đó! Do đó mà người cần vẫn nói là mình cần, người có vẫn nói là mình có nhưng rùi rút cục lại thì chẳng ai biết là mình cần cái gì và mình có cái gì! Ô hô! Lời nói vẫn chỉ là lời nói thôi!
  4. loa_ken_den_si

    loa_ken_den_si Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/12/2002
    Bài viết:
    7.720
    Đã được thích:
    1
    Sao không làm hẳn chương trình " Mẹo vặt "
    Cuộc sống rất cần mà nhưng cái vặt lại hay quên mà lại ít phổ biến ...
    Cái này tư liệu nhiều , dựng chương trình kiểu hóm hỉnh ( khác với hài kiểu Ở nhà chủ nhật , kiểu xèo xèo Vào bếp...) CŨng dễ ăn khách chứ nhỉ ....

Chia sẻ trang này