1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lái xe thuê đâm xe gây tai nạn - Chủ xe có phải đền không ??

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi t618, 09/03/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. t618

    t618 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2005
    Bài viết:
    432
    Đã được thích:
    0
    Lái xe thuê đâm xe gây tai nạn - Chủ xe có phải đền không ??

    Chào các bác. Giả sử :

    Chủ xe mua 1 cái xe, mọi vấn đề về an toàn, giấy tờ đều tốt, đầy đủ.
    Chủ xe thuê một người lái, có đủ bằng cấp, lí lịch tốt.


    Trong quá trình vận hành xe. Lái xe gây tai nạn. Chủ xe phải đền (như trường hợp dưới đây) thì cần phải dựa vào các yếu tố nào để bắt chủ xe phải đền. Hay mọi trường hợp chủ xe đều phải đền ?
    ________________________
    http://www1.dantri.com.vn/Sukien/2007/3/169774.vip

    Thủ phạm vụ đâm xe làm 10 người chết lĩnh án 15 năm tù
    Hiện trường kinh hoàng của vụ tai nạn.

    TAND tỉnh Đồng Nai hôm qua đã tuyên phạt tài xế Phan Khắc Ngữ (35 tuổi) 15 năm tù vì đã gây ra vụ tai nạn giao thông thảm khốc làm 10 người chết và 19 người bị thương.

    Tài xế Ngữ bị phạt tù về tội vi phạm quy định điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.



    Ngoài ra, HĐXX cũng tuyên buộc chủ xe gây tai nạn là bà Cao Thị Hương Lan phải bồi thường cho các bị hại hơn 1,1 tỷ đồng.



    Ngày 5/4/2006, tài xế Ngữ điều khiển xe khách chở 24 người từ hướng Đà Lạt về TPHCM. Khoảng 2h chiều, xe chạy tới xã Túc Trưng, huyện Định Quán. Do muốn kết thúc cuộc hành trình sớm nên Ngữ đã cho xe tăng tốc 110km/giờ và vượt trái phép làm chiếc xe lao sang phần đường bên trái đụng mạnh vào xe ôtô biển số 53M-4321 do Phạm Văn Trí điều khiển.



    Hậu quả là cả hai xe bốc cháy làm 7 hành khách trên hai xe chết tại chỗ, 3 người chết tại bệnh viện sau đó. Ngoài ra, còn có 19 hành khách khác bị thương tật từ 13,6 - 85%.
  2. dht585

    dht585 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    321
    Đã được thích:
    0
    Cái này phụ thuộc vào hợp đồng giữa chủ xe và tài xế.
    Nếu trong hợp đồng có điều khoản tài xế chịu mọi hoàn toàn trách nhiệm khi lái xe thì chủ xe không bị liên đới bồi thường.
  3. khoiks

    khoiks Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    1
    ==========================
    Đã 3 ngày kể từ lúc bài viết này được đăng, gần 30 người vào xem rồi quay lưng đi...
    Họ không nhận ra nội dung này sai, hay chẳng thèm viết bài phủ định? Diễn đàn KHOA HỌC PHÁP LÝ - nơi những người tự hào mình đã được trang bị nền tảng kiến thức Luật (hay ít ra cũng biết chút ít về nó) cãi nhau chí chóe, từ việc tranh chấp tội danh, cãi hăng cả cái chuyện bên Tây nó tiến bộ hơn ta nhiều nhiều; và còn có cả việc đưa cuống tự điển Hán Việt ra bẩu là phải dùng để định nghĩa từ ngữ trong Tố tụng. . Thế nhưng, cái gần gũi nhất, dễ va chạm nhất trong cuộc sống thì chả có con ma nào thèm quan tâm.
    Buồn! Những cái đầu uyên bác, sau cao đẳng và sau đại học của Box ta đâu cả rùi. Không quan tâm? Chẳng thèm quan tâm? Hay vì lý do thứ 3 (cái này tớ k dám nói)?
    Không dông dài nữa:
    Vậy thì, với mong muốn để những người thật sự cần các thông tin về pháp lý không phải thất vọng khi đã đặt niềm tin vào Box khờ; lẫn những vị có nghiên kíu sâu về PL không phải lắc đầu khi đọc các bài viết trong Box chúng ta: tớ đề nghị thành viên dht585 về xem lại Nghị Quyết số 03, ngày 08/7/2006 của HĐTP TAND TC hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đông. Sau đó viết một bài khác, để chú Sony Ericson T618 (hoặc những người có thắc mắc tương tự) có được sự tông tin chính xác hơn khi gặp phải tình huống như trên.
    .Cũng may chả phải là bốc thuốc, nếu không thì...
  4. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0

    Bạn t618 có thể đọc thêm Bộ luật dân sự (phần bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng- đặc biệt là bồi thường do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra) và Nghị quyết số 03 năm 2006 của Toà án nhân dân tối cao (TANDTC) mà bạn khoiks đã viện dẫn để có thể hiểu rõ hơn một chút về vấn đề nêu trên. Nhắc trước bạn là chỉ có thể rõ thêm một chút thôi nhé, tại sao thì là vì thế này:
    Những văn bản hướng dẫn của TANDTC quả thực rất có ý nghĩa đối với việc áp dụng pháp luật một cách đúng đắn và thống nhất, các Nghị quyết, công văn hướng dẫn của TANDTC thường được coi như kim chỉ nam cho việc áp dụng đúng pháp luật. Tuy nhiên, không phải mọi hướng dẫn đều luôn đúng, luôn hay và luôn nhất quán, một ví dụ điển hình là việc hướng dẫn về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
    Khoản 2 Điều 627 Bộ luật dân sự(BLDS) năm 1995 quy định:
    ?oChủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra;nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác?
    (điều khoản này được giữ nguyên trong Bộ luật dân sự năm 2005).
    Trong 10 năm 1 điều luật không hề thay đổi, vậy mà TANDTC đã có đến 3 hướng dẫn khác nhau cho việc áp dụng điều luật đó:
    1/ Năm 1999, TANDTC hướng dẫn như sau:
    ?o Nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu hoặc giao cho người khác sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ, thì chủ sở hữu và người chiếm hữu hoặc người sử dụng phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.?o
    (Mục 6 Phần III văn bản số 16 ngày 01-02-1999 của TANDTC)
    2/ Năm 2002 , TANDTC hướng dẫn lại thế này:
    ?oNgười được chủ sở hữu giao cho chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, trừ trường hợp chủ sở hữu và người được giao chiếm hữu, sử dụng có thoả thuận khác.?
    (điểm a Mục 1 Phần III Công văn số 81 ngày 10-6-2002 của TANDTC)
    3/ Năm 2006, TANDTC lại hướng dẫn lại lần nữa:
    ?oNgười được chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, trừ trường hợp giữa chủ sở hữu và người được giao chiếm hữu, sử dụng có thoả thuận khác không trái pháp luật, đạo đức xã hội hoặc không nhằm trốn tránh việc bồi thường.
    ...
    Trong trường hợp chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ không theo đúng quy định của pháp luật mà gây thiệt hại, thì chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại?

    (điểm b Mục 2 Phần III Nghị quyết 03 ngày 08-7-2006 của TANDTC)

    Hướng dẫn tại 3 văn bản nêu trên hoàn toàn khác nhau, theo văn bản thứ nhất thì A(chủ sở hữu) và B(người được giao chiếm hữu, sử dụng) liên đới bồi thường; theo văn bản thứ 2 thì B phải bồi thường (trừ thoả thuận khác); theo văn bản thứ 3 thì việc những ai phải bồi thường tuỳ thuộc việc giao đó có đúng hay không. Cùng 1 câu hỏi, vậy mà có đến 3 cách trả lời hoàn toàn khác nhau (tại các thời điểm khác nhau),
    Tất nhiên là bây giờ người ta áp dụng N.quyết 03 , nhưng qua đây có thể thấy gì về cây kim chỉ nam nêu trên, phải chăng có lúc nó đã đổi tên thành ?okim chỉ... lung tung? ?
    Riêng phần hướng dẫn xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra tại Nghị quyết số 03 năm 2006 nêu trên, cá nhân tớ thấy rất lộn xộn, thiếu logic căn bản và nhiều chỗ đặc biệt tối tăm.
    Ah mà đôi lúc không biết đấy là hướng dẫn áp dụng pháp luật hay là giải thích luật/ làm luật nữa!?
    Được remediot sửa chữa / chuyển vào 17:49 ngày 13/03/2007
  5. khoiks

    khoiks Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    1
    =========================
    Chẳng có gì là tối tăm hoặc thiếu logic cả. Tùy từng giai đoạn, hoàn cảnh mà cần có những đường lối xử lý sao cho phù hợp. Bạn nên đặt mình vào hoàn cảnh của người bị hại thử xem, nếu tai nạn được gây ra và chủ xe thì cứ một mực bán cái cho người tài xế. Mà họ thì liệu có đủ khả năng bồi thường hay không (đặc biệt trong các trường hợp cần kíp do nằm viện, điều trị cấp cứu...). Thế nên nói theo dân gian là "nắm đầu thằng có tóc" (vì ít ra còn có nguồn nguy hiểm cao độ là tài sản để đảm bảo thi hành án sau này), bảo vệ quyền lợi chính đáng của người bị hại theo tôi là hợp lý, hợp tình.
    Tất nhiên không thể nói rằng người điều khiển vô can, và chủ xe phải chịu một mình các hậu quả> Luật quy định là liên đới, và nguyên tắc là ai có điều kiện thì bồi thường trước; hoặc nhà xe cứ thực hiện nghĩa vụ bồi thường, sau đó giữa tài xế và chủ xe có thể "tự xử".
    Thật ra tôi đánh giá cao hướng dẫn tại NQ 03/2006. Nó không những ràng buộc trách nhiệm pháp lý mà còn đề cao tính nhân đạo, đảm bảo quyền lợi của người bị hại không phải đi vào ngõ cụt.
  6. t618

    t618 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2005
    Bài viết:
    432
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn các bác. Túm lại là
    Về luật: Chủ xe có phải đền
    Về xử: Tùy từng vụ việc
    Như vậy, cũng lái xe đâm. Nhưng xe này lái tự thuê. Chứ sẽ không phải là chủ xe thuê người lái. Chủ sẽ không bị sao phải không ạ
    Vậy, giả sử, nhà em có con dao. Em thuê 1 chú chặt cây cối gì đó. Chú này chẳng may chặt bị thương 1 người. Trong trường hợp này, có giống như trường hợp xe cộ ở trên không ạ ?

Chia sẻ trang này