1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Làm cách nào để hạn chế sự tích điện của quần áo vào mùa đông khô hanh...?

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi skyvn, 09/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. skyvn

    skyvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/08/2004
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    Làm cách nào để hạn chế sự tích điện của quần áo vào mùa đông khô hanh...?

    Xin chào các bạn!
    Cho mình hỏi:
    Vào mùa đông, trời khô hanh, lạnh (HÀN QUỐC). Chúng ta thường mặc quần áo ấm. Nhưng khi mặc quần áo len, ..... thường gây ra hiện tượng tích điện. Mỗi khi mình cởi áo khoác, và sau đó chạm vào bất kỳ cái gì, kể cả con người, đều bị GIẬT rất mạnh. Xin hỏi các bạn: có cách nào giải quyết vấn đề trên?
    Có cách nào trung hoà dòng điện đó ko? (Xin lỗi vì mình không phải chuyên về vật lý).
    Mong sự giúp đỡ của BOX.
  2. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Đúng là có hiện tượng tích điện, nhưng mà điện đó làm cho ta bị giật "rất mạnh" thì tớ chưa thấy bao giờ.
    Mùa đông, nếu chui vào trong chăn rồi xát nhẹ tay lên áo, ta có thể thấy ánh sáng xanh loé lên do hiện tượng phóng điện.Tuy nhiên hiện tượng này không gây hại gì trước mắt và về lâu dài cũng chưa thấy có báo cáo khoa học nào cả.
    Bạn có thể ngăn hiện tượng này bằng cách thay quần áo thường xuyên. Khi giặt, các điện tích trên bề mặt vải tiếp xúc với nước sẽ mất đi.
  3. haidelft

    haidelft Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0
    Đúng là có hiện tượng bị giật thật sự khi ta vô tình chạm tay vào quả đấm cửa kim loại hay một vật kim loại tương tự vào mùa đông khô hanh. Chắc hiện tượng này chỉ xẩy ra ở các nước ôn đới hoặc nếu ở VN thì phải là trong phòng điều hòa , nhất là ở các toà nhà lớn có điều hoà trung tâm.
    Nhưng nếu cho đó là do quần áo ma sát mà tích điện sợ rằng chưa chính xác. Đúng là áo len khi ma sát có thể có tia lửa lách tách nhưng đó là hiệu điện thế giữa các lớp áo hay giữa áo và da người, còn toàn thể cả người và quần áo thì tổng điện tích phải = 0 , hoặc không đủ lớn để gây giật.
    Lý do ở đây chính là đế giầy. Khi ta bước, đế giầy sẽ tạo ma sát với sàn, nhất là thảm len và tích một ít điện. Qua nhiều bước chân, điện tích tích tụ và đủ lớn, khi ta đưa tay vào 1 vật kim loại thì có hiện tượng phóng điện. Bạn nào làm việc ở phòng điều hoà chắc đã được trải nghiệm.
    Cách phòng tránh : Trước khi chuẩn bị sờ tay vào quả đấm cửa, nắm chặt 1 chìa khóa và chạm chìa khóa vào quả đấm cửa trước.
    Có thể bạn đi một đôi giầy có vật liệu đế khác thì cũng làm giảm hiện tượng tích điện. Giầy đế cao su gây tích điện khá mạnh.
    Nếu là nhà riêng, bạn có thể tăng độ ẩm của phòng.
    Những người chữa đồ điện tử thì đặc biệt nghiêm trọng, nhất thiết phải đeo dây chống tích điện trong quá trình làm việc. Nếu không có thì phải nhớ chạm tay vào các vật kim loại lớn trước khi sờ tay vào mạch điện tử, nếu không bạn đã có thể làm hỏng bảng mạch đó mà không biết rằng mình chính là thủ phạm.
  4. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Em thấy bác haidelft trả lời chưa ổn. Theo em thì điện tích xuất hiện khi da người cọ xát vàp len dạ. Đế dày hay len dạ, vải vóc đều là chất cách điện nên không có chuyện điện tích truyền từ đế dày lên quần áo được. Đối với trường hợp này điện tích chỉ xuất hiện ngay trên bề mặt của vật tiếp xúc. Đúng là sự khô hanh làm cho điện tích khó thoát ra khỏi quần áo hơn!
  5. haidelft

    haidelft Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0
    Đế giầy khi cọ sát với thảm, có tích điện và có thể tích với điện thế khá cao, khi đó mặc dầu cả phần đế giầy là cách điện, nhưng với điện thế cao vẫn có thể truyền lên cơ thể nguời ít một ít một cho đến khi lượng tích điện đủ lớn để gây tia lửa điện.
    Bạn có thể thấy 1 hiện tượng tương tự khi lấy 1 đồng hồ vôn kế cầm 1 đầu đo, đầu kia thì cho vào cực nóng của nguồn 220V. Mặc dầu bạn đi giầy, vôn kế vẫn chỉ khoảng vài chục tới xấp xỉ trăm vôn. Giầy của bạn càng cách điện thì số đo càng nhỏ.
    Quay lại hiện tượng ma sát, điện thế do ma sát ở đế giầy có thể tới cả ngàn vôn (điện thế cục bộ), như vậy sự truyền điện tích lên thân người là hoàn toàn có thể. Bản thân tôi đã bị giật khi sờ tay mở quả đấm cửa.
  6. eurika

    eurika Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    454
    Đã được thích:
    0
    Theo như sự quan sát của tôi. Thì mấy tay thợ điện sữa điện đứng trên gạch men rồi mà vẫn bị giật là do..... bàn chân bị chạm vào vạch xi măng........ Cho nên phòng tắc trách không bị điện giật các bác nhớ đặt cả bàn chân vô ô gạch chứ đừng chạm vạch xi măng. Máy vi tính cũng vậy... Nếu chân chạm vạch xi măng thì đụng vào vỏ máy sẽ bị "tê tê".
    Bác thử nhớ lại xem... sau khi bác cởi áo khoác ra.... chân bác còn mang giày, dép không.? Hay bác đã đi chân không.?
    Mặt khác nữa..... mấy cái Adaptor, khi mình ghiêm điện mà không xài.... Khi mình rút adaptor ra khỏi ổ ghim, điện vẫn còn tích trong đó. Để ngắt hẳn dòng điện còn "tích tụ" đó. Nên ghim "giắc" adaptor vào thiết bị để "giải phóng" lượng điện "tích tụ" đó. cho nên từ đây tôi có 1 ứng dụng cho bác.... Khi bác cởi áo khoát ra thì bác nên lấy 2 tay nắm vào 2 đầu chui cắm điện của 1 cái thiết bị điện nào đấy... để bác "phóng" điện qua nó.
    Lưu ý đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi sử dùng: cái đầu chui cắm điện không có ghim vào ổ điện nhá. Nếu nó đang ghim vào ổ điện mà lò mò lại nắm vào, điện nó giật cho mà bỏ mạng tôi không chịu trách nhiệm nha...!!!
    Over.!!!
  7. eurika

    eurika Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    454
    Đã được thích:
    0
    Các bác học cao thâm hậu mà quên mất chuyện "cơ bản" này à:
    Thân xác của con người hay của bất cứ loài gì cũng chính là 1 cái điện trở đấy.
    Tùy mỗi người mỗi vật mà điện trở trong người mạnh hay yếu. Thế thôi.!!!
    Các bác muốn kiểm tra mức điện trở của mình không.? về nhà các bác lấy cái đầu giắc của loa vi tính ấy. Các bác đụng vào đầu giắc, loa sẽ kêu rè rè.... Có người đụng vào nhưng nó lại không kêu... có người lại kêu rất to...... Tương tự như vậy... cái radio... các bác nắm vào đầu ăng ten của cái radio nó sẽ "rè rè". Có khi nó đang rè... nắm vào ăngten tiếng lại rõ hơn đấy...!!!!
    Chẳng cần phải thử theo cái phương pháp của bác haidelf..... Bác chơi dại quá.... Nếu mà tay trái nắm dây "nóng" của 220 V. mà đầu kia là tay phải hay chân phải đụng vào kim của Vol kế thì khi đó dòng điện sẽ đi qua tim.... Bác khiến tổn thọ à...???
    Thân..!!!
    Được eurika sửa chữa / chuyển vào 14:56 ngày 09/01/2007
    Được eurika sửa chữa / chuyển vào 15:03 ngày 09/01/2007
  8. haidelft

    haidelft Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0
    Thợ điện (điện tử) mà đi chân không chữa điện là không đúng nguyên tắc. Mọi trường hợp ta cũng phải đi giầy đế cao su. Cái điện giật do tĩnh điện gây ra chắc không thể chết người, nhưng nếu bạn giật mình làm rơi cái bóng điện tử cỡ 1triệu thì... Còn đi chữa điện luôn phải mang giầy đế cách điện là để bảo vệ chính con người.. đừng bao giờ đi chân không, kể cả sàn nhà rất sạch!
  9. eurika

    eurika Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    454
    Đã được thích:
    0
    Tôi chấp bác lau nhà sạch không còn con vi trùng nào luôn đấy. mà chân trần chạm vạch xi măng thì coi như bác đi Mỹ sớm. đi theo diện đoàn tụ ông bà ấy.
    Chữa điện mà đi giày có đế cao su và dép nhựa mà sơ ý để nó ướt chèm nhem thì cũng bỏ mạng bác ạ.
    Còn nếu bác sửa điện mà muốn đi chân trần. Tốt nhất là để ý bước chân của bác.... Đừng cho nó chạm vào vạch xi măng là Ok...!!!! Lưu ý với bác.... Không gì cách điện tốt bằng sứ và gạch men bác há....!!!!
    Nói chính xác ra thì muốn an toàn khi tiếp xúc với điện thì phải "cẩn thận".
    Được eurika sửa chữa / chuyển vào 15:11 ngày 09/01/2007
  10. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Xin nhắc anh haidelft là bọn em ngày còn bé ấy, chân thì khi có dép khi không (trẻ con mà), nhà thì toàn là nền đất hoặc xi măng thôi, không có thảm len dạ, vậy mà quần áo vẫn nhiễm điện như thường. Nếu điện tích mà truyền từ đế dày lên quần áo thì khó có chuyện các vùng áo khác nhau có điện thế khác nhau, bác nhỉ?

Chia sẻ trang này