1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Làm cách nào để hạn chế sự tích điện của quần áo vào mùa đông khô hanh...?

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi skyvn, 09/01/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. haidelft

    haidelft Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0
    ============================
    Eurika làm lạc hết chủ đề chính rồi. Cho an toàn điện sang 1 chủ đề mới đi. Cái đó cũng hay và có ứng dụng cho mọi người.
  2. haidelft

    haidelft Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0
    Tôi chưa bao giờ nói quần áo không nhiễm tĩnh điện, nhưng nhiễm đủ để bị giật thật sự thì phải mang giầy và sàn nhà khô. Chắc bạn chưa bao giờ bị giật khi sờ tay vào quả đấm cửa?.
    Được haidelft sửa chữa / chuyển vào 15:19 ngày 09/01/2007
  3. eurika

    eurika Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    454
    Đã được thích:
    0
    Việc mà các bác có cảm giác giật mạnh hay yếu là..... Tùy vào điện trở của cơ thể mỗi người. Không ai giống ai cả.... Ok...!!!
    Tôi thấy không có gì để mà đáng bàn cả, vì tất cả là do điện trở mỗi người gây ra "xung điện" mạnh hay yếu....!!!
    Over.!!!
  4. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Thế theo bác thì điện tích ở da người truyền ra tay người nhanh hơm hay truyền từ đế dày lên nhanh hơn, và vì sao mùa khô mới bị giật?
  5. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    cái này chắc phải xem lại thôi.(sách cấp 2)
    như mấy cái thí nghiệm cấp 2 về tĩnh điện.
    bác haidelft nói ma sát của giày có vẻ không hợp lý lắm. Vì thực chất áo quần ( bằng len ) mới chính là yếu tố gây tĩnh điện. (như thí nghiệm hút giấy vụn khi cọ thước nhựa vào len)
    có 2 loại 1 tĩnh điện âm, 1 tĩnh điện dương thì phải tùy vào chất liệu khi ma sát.
    Thực tế tớ đã làm thí nghiệm rất nhiều lần. Từ một lần vô tình chạm vào lan can sắt khi từ trên nệm xuống. Trong Sài Gòn này thì hiếm khi như vậy nhưng có thể thí nghiệm bằng cách: Nhưng hôm trời lạnh (khô) truớc khi xuống giường chịu khó lăn lộn trên nệm ( chất liệu của dra cũng quyết định) sau đó vẫn còn trên nệm dí ngón tay vào vật nào bằng sắt nhọn đầu.(tớ thử bằng cái bàn ủi) bảo đảm nghe "bốp" một phát giật bắn cả người.
    Àh còn mấy cái quần thun mặc thi thể dục khi phơi ngoài nắng lúc mặc vào các bác để ý lông chân cứ dựng đứng cả lên.
    ----------
    Còn để khắc phục bác nào khó chịu với nó thử đề xuất xem. Còn tớ thấy nó hay hay lại thích là đằng khác
  6. KTY

    KTY Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2004
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    0
    Phải cọ sát mới có tĩnh điện được. Lúc di chuyển thì đế giầy cọ xát mạnh tới mức nào mà sinh ra điện lớn vậy? Nguyên nhân chính theo mình vẫn là cử động của thân người gây ra cọ sát với áo nên gây ra tĩnh điện. Muốn phòng tránh chuyện bị giật khi sờ vào vật kim loại thì bạn mua một cái vòng chống tĩnh điện đeo vào tay (cái này ở các nước ôn đới bán rất nhiều mà giá cũng rẻ). Vòng chống tĩnh điện không phải là cái của mấy ông thợ sửa chữa đồ điện tử mà là cái chuyên dùng chống tĩnh điện mùa đông ấy.
  7. tungsin_tpg

    tungsin_tpg Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    4.584
    Đã được thích:
    0
    hôm qua em sơ? va?o cư?a thang máy bị giật 1 phát tung tay, hic.
    cái na?y em cufng nghif la? khi ta chuyê?n động, thân ngươ?i cọ sát với áo, các lớp áo cọ sát với nhau, dâfn đến tích điện.
    nói chung la? lên đi găng tay cho đến khi na?o va?o nha?, cơ?i bớt quâ?n áo ra rô?i hăfng bo? găng tay ra
  8. haidelft

    haidelft Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0
    Tôi có mấy ý kiến như sau:
    1. Quần áo va chạm vào nhau và với da người (khô) chắc sẽ có hiệu ứng tĩnh điện
    2. Giầy đi trên sàn khô, thảm cũng có ma sát và cũng có tạo tĩnh điện.
    3. Nếu ta đi đất (tiếp đất) hoặc đi giầy nhưng không đi lại (cách đất hoàn toàn) thì không thể bị giật khi chạm tay vào đấm cửa vì : toàn bộ người và quần áo luôn có tổng điện tích = 0. Có thể có điện thế cục bộ nhưng không đủ để tạo điện thế lớn cỡ vài ngàn vôn. Điều này thấy rõ khi trời hanh khô mà ta cởi áo len chui đầu thì luôn luôn nghe thấy tiếng lách tách nhỏ, nhưng không hề bị ''giật''.
    4. Ban fairydream nói nhẩy từ đệm xuống và bị giật khi bám vào lan can là hợp lý vì khi đó đệm của bạn không dính liền với bạn như quần áo và bạn lấy mất (hoặc bị mất) điện tích cho đệm khi tạo ma sát với nó .
    5. Các bạn chắc đã nghe nói tới quả cầu vandegraph, nó có thể tạo điện thế vài trăm ngàn vôn: tại sao? Bởi vì khi đai da quay, một ít điện tích đưọc tạo ra trong lòng quả cầu thì điện tích đó lại phân tán ra mặt ngoài nên chỗ tạo tiếp xúc lại hầu như không tích điện, do vậy dễ dàng tạo ra các điện tích mới, quá trình cứ tiếp tục như vậy.
    Trong trường hợp ta bước đi, mỗi bước ta tạo 1 ít điện tích và lại bước ra điểm mới, trong khi đó điện tích đó (trên đế giầy) lại tìm cách truyền lên cơ thể người. Lúc này cơ thể người đóng vai trò như một ''bể điện'' (sink). Theo một số tài liệu, điện thế trên cơ thể có thể đạt tới 3000V hoặc hơn. Tuy nhiên với điện thế cao như vậy ta vẫn không bị sao là bởi dòng rất nhỏ.
    Để kiểm chứng? tôi nghĩ cũng không khó lắm, bây giờ đang là mùa đông, sẽ có nhiều ngày hanh khô, hoặc bác nào đi công tác xa , ở mấy khách sạn lớn, họ trải thảm toàn bộ và có điều hoà trung tâm. Àh, còn một thông tin nữa, nhiều nơi, để chống hiện tượng tĩnh điện, người ta đã làm thảm có sợi kim loại nhỏ lẫn bên trong.
  9. skyvn

    skyvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/08/2004
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    Xin cảm ơn các câu trả lời của các bạn.
    Nói thật với các bác, ai chưa từng bị giật điện kiểu này chưa biết được cảm giác. Đang tự nhiên vô tình....làm cái NHOẰNG 1 phát, giật bắn cả người. Độ giật mạnh yếu tuỳ thuộc vào thời tiết (độ ẩm, tốc độ gió, tốc độ di chuyển vào mùa đông....) và cùng tuỳ thuộc vào điện trở của từng người.
    Sau nhiều lần bị giật (ngày nào cũng vài phát), tôi rút ra một vài kinh nghiệm để hạn chế hiện tượng trên: Trước khi cởi áo khoác ra, nên đứng yên vài phút.......... và sau khi cởi, cũng tạm thời đừng chạm vào ai, hoặc là cái gì (vì chạm vào ai đó, cũng làm người đó bị giật tung người, có khi lại bị hiểu lầm là in LOVE). Cách 2: Tôi sẽ phải đi kiếm cái vòng chống tĩnh điện vào mùa đông thôi...hic. Giật kiểu này, đau tim lắm.
    Về việc tích điện do đế giầy thì có ai làm thí nghiệm kiểm chứng lại không? Cũng có thể đó là một trong những nguyên nhân cần xem xét.
    Nếu có thể: Các bạn có thể hướng dẫn cách làm cái vòng chống tiĩnh điện một cách đơn giản , không tốn tiền (Việt Nam mà).
    THANKS
  10. haidelft

    haidelft Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0
    Bác này đang ở đâu mà có vẻ hay bị giật kiểu này nhỉ. Mình chắc bị giật như vậy tổng khoảng 3-4 lần, và lần cuối cùng cũng phải vài năm rồi nên ko dám kiểm chứng. Bạn mà thí ngihệm được là thuyết phục nhất đấy.
    Còn một cách nữa để giảm thiểu hiện tượng tích điện trên là đóng vào đế giầy mấy cái cá kim loại nhỏ. Nếu đôi giầy bạn đang dùng không còn mới nữa, bạn có thể thử cách đó là hiệu nghiệm ngay.
    Được haidelft sửa chữa / chuyển vào 09:17 ngày 10/01/2007

Chia sẻ trang này