1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Làm cách nào để hạn chế sự tích điện của quần áo vào mùa đông khô hanh...?

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi skyvn, 09/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Mấy cái bác nói nghe cũng hợp lý, song em nghe không ổn ở mấy điểm sau:
    Vàng 1và vàng 2: cái đó không ảnh hưởng gì đến hiện tượng phóng điện cả. Lúc này thân người với quần áo làm thành một tụ điện. Thân người và quần áo hoàn toàn cách điện với nhau. Điện dung của tụ lúc này phụ thuộc vào tính chất và kích thước của lớp điện môi. Nếu đi giày trên thảm, không phải do ma sát mà do có sự cọ xát giữa đế giày với thảm mới sinh ra tĩnh điện.
    Vàng 3: Bác nói rõ bác lấy mốc V=0 ở đâu?
    Theo em, điện tích trên cơ thể người được hình thành bởi cả 2 cách trên. Xin nói thêm là nếu điện tích hình thành do da cọ xát với quần áo thì do cơ thể người có thể dẫn điện nên điện tích cũng sẽ tập trung ở những chỗ có độ cong lớn (nhọn) như đầu ngón chân, đầu ngón tay... Do đó đi giày cũng là biện pháp tốt để ngăn hiện tượng phóng điện từ chân xuống đất.
    Điện tích này có thể tập trung nhiều ở mũi và đầu môi. Người ta bảo hôn người yêu như điện giật, có khi bị giật thật mà anh em không biết, các bác ạ!
  2. skyvn

    skyvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/08/2004
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    Sorry,
    Vấn đề về đế giầy như haidelft đề cập thì không cần phải kiểm chứng, mà ý mình nói là xem xét nó có phai là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng tích điện gây giật mạnh hay là quần áo mùa đông là nguyên nhân chính. Cái nào là chính thì mình tìm cách giảm thiểu.
    Tôi sẽ thử làm: Cởi giầy ra trước cho chân tiếp đất, sau đó cởi quần áo.......xem thế nào
  3. haidelft

    haidelft Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0
    Điện thế của người có thể đạt 3000 V là so với đất. Mà đất là trung tính về điện. thực ra mọi vật dẫn hơi lớn một chút cũng có thể coi là đất , ví dụ quả đấm cửa, lan can sắt. Nếu bạn đang bị tích điện nhưng chỉ chạm vào 1 cái đinh hay 1 cái bàn gỗ thì cũng không thể bị giật được.
    Còn nói quần áo với thân người tạo một tụ điện có vẻ chưa hợp lý vì độ dẫn của 2 điện cực khác nhau quá nhiều?
    Mình thích cái ý vàng vàng của bạn
  4. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Theo định nghĩa thì 2 vật dẫn đặt cách nhau một lớp điện môi gọi là tụ điện. Nếu không xét đến tính dẫn điện thì vẫn có thể coi đó là tụ chứ? Có liên quan gì đến sự khác nhau hả bác?
  5. eurika

    eurika Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    454
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi thấy thì các bác nên áp dụng thử cái mô hình.... truyền điện "tích tụ" qua giắc cắm của thiết bị điện giống như cái Adaptor xem.!
  6. skyvn

    skyvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/08/2004
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    Hi
    Sáng nay, vừa thí nghiệm xong: Cởi giầy (vẫn còn tất)--->cởi áo---> KQ: giảm thiểu sự tích điện và mình không bi giật nữa. THOẢI MÁI VÀ TỰ TIN NHỜ...K.....T....X Xì Tin.....khà khà...
    Nhưng phải thử lại vài lần đã. (không phải dân vật lý nên đành mò mẫm thử thôi)
    Ý của eurika là: trước khi cởi quần áo, tìm cầm cái giắc cắm của thiết bị điện ? --OK -----Sẽ thử.
    Thanks
  7. Washa

    Washa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2006
    Bài viết:
    521
    Đã được thích:
    0
    Em cũng bị tình trạng tích điện tương tự khi đi ra ngoài về (lúc quần áo giày dép khủng bố nhất). Nói thật các bác thông cảm, chả nhẽ lúc đấy lại tụt giày ra để tránh à? Biết là nó vô hại với sức khỏe nhưng cảm giác bị giật rất khó chịu. Lâu rồi thành phản xạ, mùa đông em tự phòng tránh bằng cách riêng của mình: trước khi cầm vào tay nắm cửa nhà hay ôtô, em thường chạm lưng bàn tay (phần bên ngoài) vào vật kim loại trước, sau đó mới xoay bàn tay lại thì không thấy có hiện tượng trên. Em đoán là phần da tay bên ngoài dày hơn nên hạn chế khả năng phóng điện từ người sang. Bác nào ở xứ khô, thử tập thành thói quen chắc cũng sẽ hết khó chịu. Cũng đơn giản mà lại không khác người mấy.
  8. skyvn

    skyvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/08/2004
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    Hi
    Ha ha....cuối cùng thì cũng tìm ra người có tình trạng như mình. Quả thật bị giật trong mùa đông rất khó chịu...... tự nhiên thấy mọi hành động của mình kô được tự nhiên, cứ phải phòng bị. Nếu gặp người bị bệnh tim thì.....tiêu sớm.
    Cảm ơn cách của bạn. Vậy là có thêm một cách giảm thiểu hiện tượng trên...... (may la ở Việt Nam có khí hậu nóng ẩm....)
    Nhân đây xin được học hỏi thêm:
    Tại sao có người bị có người kô?? (trong điều kiện thời tiết khô hanh là chủ yếu). Hay nói cách khác: Tại sao có người có điện trở cao, có người có điện trở thấp???
    Thanks
  9. KTY

    KTY Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2004
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    0
    Cái này phụ thuộc vào độ ẩm của da. Người nào da khô (nứt nẻ vào mùa đông) thì bị nhiều, ai da ẩm (mùa đông da vẫn mềm) thì ít bị.
  10. haidelft

    haidelft Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0
    Chào các bác, giờ mới được chứng kiến giật tĩnh điện thoải mái, đến phát sợ. Chiều nay tôi làm việc ở 1 hội trường mà sàn nhà như một sàn thi đấu : nó làm xi mãng nhẵn nhụi và sau đó phun 1 dạng như cao su mỏng lên. Lúc đầu ko để ý, đi đi lại lại khoảng 30'', sau ngồi xuống ghế, vừa bám tay vào thành ghế thì nhoằng 1 cái. Mà lúc đó áo khoác đã bỏ ra rồi . Thử lại tiếp thì cứ đi lại khoảng trên 15'' là có thể bị giật, bước càng loẹt quẹt càng bị nhanh. Mà thật lạ, sự phóng điện này rất thích các vật sắt mạ sáng loáng. Tôi đã thử bám tay vào các thanh sắt thô hoặc mạ kẽm thì thấy ko sao, ngay sau đó sờ vào ống sắt mạ sáng là bị liền. Chủ động dùng chìa khoá bám vào thì có đỡ hơn, nhưng cũng khá giật mình. Theo tôi nghĩ, ai mà hay bị tích điện thì có thể bám vào các vật kim loại không xi mạ để giải điện tích, phòng vô tình đưa tay vào đấm cửa hay tay vịn cầu thang có mạ inox sáng v.v...

Chia sẻ trang này