1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

lam cach nao khac phuc nhuoc diem :nghe va noi

Chủ đề trong 'Nhật (Japan Club)' bởi take90jap, 09/04/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. take90jap

    take90jap Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2009
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    em la sinh vien nam nhat.va e gap kho khan that su trong viec noi va nghe tieng nhat.hok noi j den kha nang fat am chuan tieng nhat ,nhung khi nghe bat ki cau hoi nao ,em hok co kha nang lap tuc tra loi ...ma fai doi 1 luc lau dinh hinh lai cau hoi moi tra loi dc.va tham chi co khi mun tra loi theo kieu fan xa ...thi sai cau truc ........theo kieu"noi nhanh nhung ma nghji chua toi ".con nghe thi .....hok hiu j het=>may anh chi "kiu bo" e voi .arigatou!
  2. hurjun

    hurjun Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/09/2005
    Bài viết:
    1.068
    Đã được thích:
    0
    -Nói: nghĩ trước khi nói và nói chậm rãi bạn ạ (nhưng đừng chậm quá)
    -Nghe: Nghe từ cơ bản rồi đoán ý người nghe muốn nói gì
  3. Pesaynt

    Pesaynt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/07/2008
    Bài viết:
    820
    Đã được thích:
    0
    nói: fải có môi trường bạn ạ, có nhìu cơ hội nói thì sẽ càng ngày càng nuột, ko cần bạn fải cầu kì về mẫu câu, cơ bản mà dùng cũng đc, cố gắng đúng ngữ pháp
    nghe: cái này thì fụ thuộc nhìu yếu tố. mình ko chủ động đc, ai biết jọng đối phương như thế nào, dễ hay khó nghe, già hay trẻ kỉu nói cũng sẽ khác, chưa kể tiếng địa phương, nhưng ít ra là mình fải có vốn từ vựng kha khá, bít ng ta nói từ j thì mới hỉu đc chứ, zùi dựa vào ngữ cảnh, tình huống, nghe key-words.
  4. fujihana

    fujihana Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/03/2008
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    Nói: chịu khó nói, sai cũng nói, chứ cứ sợ sai không nói thì không bao giờ khá được. Nói thì chỉ cần đơn giản, dễ hiều thôi, ko cần cấu trúc câu cầu kỳ, hay những từ "độc". Sau này vốn TN của bạn khá rồi thì càng nói được nhiều câu rắc rối càng tốt
    Nghe: chịu khó nghe, nghe cho quen tai. Ngày trước tớ ở nhà là mở tiếng Nhật (ti vi), chẳng cần quan tâm nó nói gì.
    Bạn mới học năm thứ nhất thì không phải lo lắng quá đâu, tiêng Nhật hay các ngoại ngữ khác nói chung là đều cần một quá trình lâu dài mà.
  5. yoshiha

    yoshiha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2007
    Bài viết:
    1.850
    Đã được thích:
    0
    Bé nì viết không dấu, hình như thoáng thấy bóng Mod ngoài cửa... 2pic
    Yô nghĩ là mới học tiếng Nhật, ai cũng có suy nghĩ như em thôi: sao tiếng của mình kém vậy trời? Đặc biệt là nghe và nói Đừng lo quá E ạh, dần dần sẽ quen thôi. Nghe và nói bổ sung cho nhau. Có nghe được thì mới nói tốt, có nói tốt thì nghe mới thấm
    Ngoài việc nói chuyện cùng người Nhật - cực kỳ tốt rồi nhé, có 1 số cách để luyện tập sau, E tham khảo xem sao :D
    - Nghe: chỉ còn cách luyện tập thôi E ah, gian nan rèn luyện mới thành công, hehe ^^ Tài liệu thì vô số, quan trọng là E tìm cái gì mình thích và có hứng thú để nghe Ban đầu nghe sẽ không hiểu mấy và dễ nản nhưng ko hiểu cũng kệ, mưa dầm thấm lâu mà E có thể nghe nhạc (kiếm đc lời bài hát nữa là số dzách ), xem anime kèm phụ đề Nhật, nghe truyện cổ tích... hoặc bất cứ cái gì em thích. Vừa nhặt rau, rửa bát cũng cứ play 1 file j đó lên để nghe cho thành phản xạ quen dần với TNhật.
    - Nói: E có thể tập theo phương pháp Shadowing - nghe và nhắc lại những file nghe (lần đầu nghe nhé, ngeh rồi ko tính nha) PHÙ HỢP với trình độ của mình. Nghe đến đâu nhắc lại đến đó nhé, ban đầu sẽ nản đấy nhưng kệ đi, kiểu j cũng quen Cứ nghe và nhắc lại chục lần xem, rùi đối chiếu với script, có script rồi thì tập nói sao cho đúng ngữ điệu rồi tăng tốc độ nói lên...
    Một cách nữa là: chính những bài text trong sách của em đó, em đọc đến bao giờ mỏi cổ, khô miệng, trôi chảy ý Đến lúc thuộc rồi thì ko nhìn script nữa, cứ thế mà tằng tằng nói đến bao giờ trôi chảy và tăng dần tốc độ lên Cái đó để tập phản xạ đấy. Hữu dụng lắm. Nói chuyện với ng Nhật, cứ nghe thấy là nói luôn, không nên sợ sai, ngại ngùng gì cả, có nói sai ngta cũng vẫn hiểu, mà Vạn sự khởi đầu nan, làm sao từ đầu đã đúng được.
    Xong rồi, chị caraté không Mod uýnh chết Có j E lên mấy 2pic dính bên trên kia nhé
    Gambattte ne
  6. bonmeikei

    bonmeikei Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/01/2006
    Bài viết:
    357
    Đã được thích:
    0
    Hồi tớ học năm nhất, thường xuyên thấy mỏi miệng vì tiếng Nhật dài quá. Bạn chịu khó học thuộc bài text để cái miệng nó quen đi, khi quen rồi (cơ miệng vận động nhiều) thì sau đó tự nói và phát triển ý trên bài text. Tiếng Nhật ngữ pháp ngược so với tiếng Việt nên mới năm nhất thì chưa quen được có thể phản xạ sẽ kém. Bạn chịu khó nghe băng và nói đuổi theo sau băng xem sao Nói chung nhiều cách lắm, cùng là học ngoại ngữ mà. Có điều cái này phải kiên trì. Cố lên!
    Còn về khoản nghe thì chịu khó nắm bắt được ý vì nghe dài thế nên phải hiểu phần nào là chủ ngữ, vị ngữ, động từ chính. Động từ chính hay ở cuối câu, thì thời phủ định khẳng định cũng ở cuối câu nốt. Nghe đoạn đầu cứ tưởng thế này, nghe hết cả câu mới tá hoả vì là thể phủ định Ganbatte!
    Được bonmeikei sửa chữa / chuyển vào 00:03 ngày 10/04/2009
  7. takeshikazuo

    takeshikazuo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/11/2005
    Bài viết:
    1.745
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn cả nhà.
    Những góp ý rất hữu ích.
    Thông báo đóng cửa topic./.
    --------------------------------------------------------------------
    Chút comment của Takeshi luôn:
    Luyện nghe: Có băng đĩa, kênh tivi, net nào phát ra tiếng Nhựt, thì cứ thế bật mà nghe.
    Tiêu chí: Ứ hiểu cũng nghe, KHÔNG CẦN HIỂU cũng nghe.
    Nghe nhiều cho cái tai nó quen thôi, nghe nhiều cho quen với bối cảnh, quen với ngữ điệu, tốc độ thôi.
    Còn, nghe cho hiểu thì tạm thời để đó đã, khi có nhiều vốn từ rồi thì kết hợp với cái "quen tai" sẽ hiểu thôi.
    Luyện nói: Luyện nói bằng hội thoại với người khác (người Nhật càng tốt) là để luyện TỰ TIN
    Còn, tự luyện nói thì luyện bằng ĐỌC.
    Tiêu chí: Đọc không phải bằng mắt, không phải đưa mắt - liếc mắt từ đầu trang đến cuối trang. MÀ, đọc bằng MỒM.
    Đọc phát ra tiếng càng to càng tốt.
    Đọc nhiều thì cái CƠ MỒM nó mới quen, mới nhuyễn....
    Không có, dù có nghĩ ra đc câu muốn nói, thì cái MỒM nó cũng ứ chịu há ra đâu
    Luyện đọc: Luyện nghe bằng cách ĐỌC ra MỒM. Thế còn luyện đọc?
    Luyện đọc bằng cách ĐỌC HIỂU.
    Còn thế nào là đọc hiểu? => Tiêu chí:
    Đọc ít thôi cũng được, nhưng phải hiểu từng câu từng chữ trong đó.
    Đọc ít cũng được, nhưng phải hiểu được toàn bộ nội dung đã đọc
    Đọc ít cũng được, nhưng phải hiểu toàn bộ cấu trúc trong đó.
    Đọc ít cũng được, nhưng ĐỌC NHIỀU sẽ tốt hơn.
    Tốt hơn ở chỗ => nâng dần được tốc độ hiểu hơn
    (Bổ trợ cho luyện đọc, còn có luyện viết - tham khảo ở dưới)
    Luyện viết: Luyện viết phải chia ra 2 loại.
    - Viết cái của mình: Tự mình viết những câu, những bài của riêng mình, nhỏ thì là đoạn tự giới thiệu, to dần - dài dần thì là những bài viết 200 chữ, 400 chữ... về những chủ đề lẻ tẻ có thể.
    - CHÉP cái của người khác:
    Đầu tiên, và sau này cũng thế, nên luyện cái này nhiều một chút.
    CHÉP CỦA NGƯỜI KHÁC, dần dần nó sẽ thành cái CỦA MÌNH.
    Chép sẽ trực quan hơn cho việc nhớ từ vựng,
    Chép sẽ trực quan hơn cho việc nhớ cấu trúc,
    Chép sẽ trực quan hơn cho việc nhớ chữ Hán,
    Chép sẽ trực quan hơn cho việc nắm được nội dung
    Chép sẽ trực quan hơn cho việc.....
    và, CHÉP cũng bổ trợ cực nhiều cho việc ĐỌC HIỂU nữa.
    --------------------------------------------------------------------
    Chúc bạn thành công.
    & Thông báo đóng cửa topic./.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này