1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

" Làm dâu "

Chủ đề trong 'Quảng Ngãi' bởi TL_LOLEM, 25/09/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. trinhtragiang

    trinhtragiang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2005
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    0
    Nỗi niềm dâu trưởng thời nay
    Trước khi cưới Văn, Hạnh không ngờ "chức" dâu trưởng làm cô mệt thế. Mới 24 tuổi, vốn vô tư, giờ lúc nào Hạnh cũng phải gồng mình lên vì lời nhắc nhở của mẹ chồng: "Con phải sống sao cho họ hàng không chê trách và làm gương cho các em".
    Hạnh và Văn đều quê Hưng Yên, lên Hà Nội học và lập nghiệp. Hai người sớm tìm được tiếng nói cảm thông bởi có nhiều điểm tương đồng về hoàn cảnh gia đình, học thức, quan điểm sống và cùng là con cả. Hồi yêu nhau, Văn đã đưa Hạnh về quê. Cô được bố mẹ và các em Văn rất quý.
    Vừa cưới hôm trước, hôm sau, Hạnh được bố mẹ chồng gọi lên nói chuyện và giao cho một cuốn gia phả. Hai cụ còn dặn dò: "Nhà ta nền nếp quy củ. Họ hàng lại đông. Con phải cư xử đúng mực, giữ gìn gia phong vì trong nhìn ra, ngoài ngó vào". Nghe vậy, Hạnh thấy hơi hoảng nhưng được Văn động viên, lại nghĩ sau này mình ở thành phố là chính, thỉnh thoảng mới về quê nên chắc không có vấn đề gì.
    Cưới chưa đầy tháng, Hạnh phải xin nghỉ làm ở cơ quan 2 ngày để về quê lo đám giỗ ông nội chồng. Cô hơi hoảng khi biết, chỉ mời anh em sơ sơ mà đến 20 mâm cỗ. Thế là, Hạnh phải tất bật lo đi chợ mua đồ, rồi nấu nướng, nhờ người làm việc này, việc kia... Không chỉ thế, cô vẫn phải cười, nói, chào hỏi, nhớ tên người nào với "vai" nào. Hạnh bị lườm một cái rõ dài khi lỡ gọi "bác" một người có vai "bà" trong họ. Cô hãi nhất là lúc thu dọn chiến trường. Tối đó, Văn nhìn vợ bơ phờ mà thấy xót lòng. Anh ôm Hạnh vào lòng thủ thỉ: "Thôi, em cố gắng vì anh". Hạnh chẳng nói được gì, hai hàng nước mắt chảy dài, người như kiệt sức.
    Sau đó, ngoài việc hai tuần về thăm bố mẹ, cứ một năm vài chục bận hai vợ chồng Hạnh phải về đám cúng, giỗ, tiệc làng, cưới con cháu, thăm hỏi người ốm đau trong họ. "Nếu không phải vì chồng rất yêu thương, chu đáo thì chắc mình chẳng chịu được đâu", cô tâm sự.
    Chuyện của Như, nhân viên PR của một ngân hàng tại Hà Nội lại khác. Cả Như và chồng đều là người thành phố. Khéo léo, giỏi giang, lại có thu nhập cao, Như được bố mẹ chồng rất nể. Cô chưa bao giờ nghĩ vai trò dâu trưởng lại là một gánh nặng.
    Tuần trước, trong lúc đang vội chuẩn bị kế hoạch khai trương chi nhánh mới cho ngân hàng thì mẹ chồng bảo Như phải ở nhà lo cúng cụ. Bận tối mắt, lại quá mệt, Như muốn đặt cỗ ở nhà hàng rồi họ mang đến tận nơi nhưng mẹ chồng không nghe. Bà nói: "Mình tự nấu vừa thể hiện được thành tâm vừa tiết kiệm, con không làm được thì để đấy cho mẹ".
    Biết bà dỗi, Như nhờ chồng "ứng cứu" thì bị anh mắng luôn: "Em đừng cậy có tiền mà thích làm gì thì làm. Mình là trưởng, cả năm mới có mấy lần, phải tự làm đàng hoàng chứ". Tuy ấm ức, khó chịu nhưng vì cưới chưa được bao lâu nên Như đành chấp nhận. "Ức lắm, mình chả chịu thế này mãi đâu. Lần sau thì đừng có mơ", cô hậm hực kể lại với mấy chị cùng phòng. Hai vợ chồng cô cũng giận nhau từ hôm ấy chưa lành.
    Cũng là dâu trưởng nhưng gánh nặng của Trang, kế toán trưởng của một công ty xuất nhập khẩu ở Gia Lâm, Hà Nội, lại khác. Minh, chồng Trang là anh trai trưởng của ba đứa em. Hồi yêu và mới cưới, Trang rất nể phục chồng vì anh là người sớm tự lập, có trách nhiệm với gia đình và biết quan tâm đến người khác. Thế mà, gần đây, vợ chồng cô thỉnh thoảng lại cãi nhau vì cái tính trách nhiệm của anh.
    Bố mẹ đã già nên từ khi đi làm, Minh phải lo cho các em. Ngay với chú em kém Minh có 4 tuổi, lúc đi học thì vợ chồng anh phải chu cấp từ tiền ăn ở, quần áo, vui chơi, đến "tình phí". Khi ra trường, hai người lại năm lần bảy lượt xin việc cho nó. Rồi công ăn việc làm chưa ổn định, chú ấy đòi cưới vợ, anh chị lại đứng ra lo hết. Tưởng cưới vợ rồi thì em tu chí làm ăn, ai ngờ, việc gì cũng vẫn gọi đến anh.
    "Vợ chồng mình đều có thu nhập cao, mà cũng biết chi tiêu tằn tiện, thế mà vẫn chẳng để ra được chút nào, nhà cũng chưa có vì toàn phải lo chuyện đâu đâu", Trang nói. Cô còn kể thêm, không phải chỉ một chú em chồng, ở nhà có chuyện gì hơi tí là gọi điện bảo Minh về lo. Hiểu và thương yêu chồng nhưng nhiều khi nghĩ buồn, tức, Trang cũng to tiếng và chì chiết anh khiến hai đứa lại cãi nhau.
    Theo bà Trần Thị Hồng Hà, Giám đốc Trung tâm tư vấn tình yêu - hôn nhân - gia đình thuộc Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam, trong cuộc sống hiện đại, không nên đặt hết gánh nặng gia đình, họ hàng lên vai người con trưởng, dâu trưởng.
    Với những cô gái trẻ, quen lối sống hiện đại, đảm đương chức dâu trưởng như quan niệm truyền thống là một áp lực lớn và đó cũng là một trong những lý do gây nên mâu thuẫn mẹ chồng-nàng dâu.
    Theo bà, truyền thống gia đình với quan hệ gắn bó họ hàng, anh em đùm bọc nhau là điều rất quý ở phương Đông nhưng cũng cần có sự linh hoạt. Mỗi thành viên trong nhà có thể chia sẻ trách nhiệm, giúp đỡ, yêu thương nhau nhưng không nên quá phụ thuộc và ràng buộc. Xét cho cùng, mỗi người có cuộc sống và công việc riêng, tự chịu trách nhiệm với hành động của mình, nếu quá được bao bọc, họ sẽ ỉ lại, mất tính tự lập.
    Ngoài ra, theo quan điểm của bà Hà, bố mẹ chồng cũng cần tôn trọng con dâu, đừng áp đặt làm cho họ cảm thấy quá nặng nề về ý nghĩa của từ "dâu trưởng".
    Với người con dâu, điều quan trọng nhất là phải biết dung hoà giữa các mối quan hệ cũng như giữa công việc riêng và trách nhiệm gia đình. Nếu như không đồng ý với điều gì, tốt nhất, không nên tỏ thái độ phản kháng, khó chịu ngay. Vì đó là một lối sống, lối suy nghĩ nên không thể thay đổi ngay được, chỉ có thể từ từ phân tích, tác động để mọi người hiểu và thông cảm. Nếu ở xa, tuỳ điều kiện, hoàn cảnh, hai vợ chồng có thể chia nhau về những ngày, dịp quan trọng để không ảnh hưởng nhiều đến công việc.
    Khi người chồng phải lo cho gia đình, các em, hai vợ chồng nên thống nhất về quan điểm, mọi thứ cần được công khai và bàn bạc với nhau.
    Trong trường hợp có mâu thuẫn giữa vợ với gia đình mình về trách nhiệm, ràng buộc của người "dâu trưởng", vai trò của người chồng rất quan trọng. Nếu yêu thương vợ và có đầu óc tân tiến, anh ta phải tác động dần với gia đình mình, cùng bàn bạc với vợ để có cách cư xử hợp tình, hợp lý nhất.
    http://vnexpress.net/Vietnam/Doi-song/2007/01/3B9F29A6/
    Mới làm dâu mấy hôm , Mẹ chồng kêu về ăn giỗ bà ngoại, vì chồng làm đêm về nên phải ngủ tí mới đi được , hơn 10h hai đứa mới lọ mọ về xách theo bịch trái cây ( hi...lý do về trễ là do chồng chứ không phải do nó) . Tất cả sẵn sàng , mà bà mợ rinh từ siêu thị về hết chứ chẳng phải làm cái gì . He...he....mọi người ăn chưa xong nó phải xin phép về trước để còn đi làm . Thế là xong một bữa giỗ . Tính ra giỗ bên chồng còn sướng hơn bên nhà nó nhìêu , nhà nó mà có giỗ thì một mình hì hục vào bếp nấu đồ chay cúng ( vì ông bà nội ăn chay ) rồi nấu đồ mặn để cả nhà cùng ăn, xong lại phải cùng các Cô dọn dẹp, hic... Ở nhà đảm đang ra phếch mà sao về nhà chồng lại lười thế không biết . Ẹc..ẹc....
  2. trinhtragiang

    trinhtragiang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2005
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    0
    TẾT BUỒN VÌ LẤY CHỒNG XA .
    Tết sắp đến mà vợ chồng Hà, Nhung vẫn "chiến tranh lạnh". Nguyên do là chị muốn về ăn Tết với mẹ đẻ vì năm nay bà cụ có một mình, lại đang yếu nhưng anh nhất nhất không nghe. Anh còn tuyên bố, nếu chị muốn thì cứ đi một mình và sẽ ly dị luôn.
    Anh chị cưới nhau được 6 năm. Hai người sống và làm việc tại Hà Nội nhưng quê anh ở Thái Bình, bố mẹ chị lại tận Vinh nên năm nào vợ chồng cũng về nhà nội ăn Tết.
    Năm nay, một em gái vừa đi xuất khẩu lao động ở Đài Loan, đứa nữa cũng mới lấy chồng miền Nam không về được nên chị Nhung rủ chồng về ăn Tết với mẹ để bà đỡ tủi thân. Chị nghĩ, nhà anh có rất nhiều bà con, em gái anh lấy chồng gần nhà, hai đứa em trai đều chưa vợ, gia đình năm nào cũng tụ tập đông đủ nên vắng anh chị cũng không sao. Ai ngờ, anh Hoàng phản đối kịch liệt. Hoàng còn bảo, ở nhà anh không có thói Tết mà con dâu chẳng ở nhà chồng, nếu chị muốn về nhà mẹ đẻ thì để sau.
    Hai người cãi nhau kịch liệt về chuyện này. Cuối cùng, anh tuyên bố: "Cô muốn về thì cứ đi một mình. Nhưng nhớ viết đơn ly dị để tôi ký đã". Đến nước này, chị Nhung chỉ còn biết ngồi ôm mặt khóc.
    Chung tâm trạng ngậm ngùi như chị Nhung, Vân, kế toán một công ty xuất nhập khẩu ở Hà Nội, lại rơi vào tình cảnh trớ trêu khác.
    Trước khi cưới, Vân đã "ra giá" với Quang là cứ một năm ăn tết nhà nội thì năm sau về nhà ngoại vì bố mẹ chỉ có cô là con gái duy nhất, hai cụ đều dân ngụ cư nên không có bà con thân thích xung quanh. Quang cũng đồng ý và còn nói với người yêu: "Anh đối với bố mẹ anh thế nào thì sẽ cư xử với bố mẹ em như thế. Em cứ yên tâm đi".
    Sau tết đầu tiên ở nhà chồng, năm nay, Vân đang hí hửng chuẩn bị về quê với cha mẹ đẻ thì bố chồng gọi điện bảo: "****** bị mệt, hai đứa thu xếp Tết về sớm mà chuẩn bị". Vân ức phát khóc vì vừa tuần trước về quê, chính Quang đã xin phép để hai đứa năm nay được ăn Tết ở nhà ngoại, mùng 3 sẽ về quê nội. Hôm ấy, Vân chỉ thấy mẹ chồng có vẻ không bằng lòng nhưng chẳng nói gì. Thế mà...
    Quang hiểu nỗi lòng vợ nhưng không biết làm thế nào. Anh biết tính mẹ mình, như thế là bà không đồng ý cho con dâu "hồi hương", nếu cứ cố đi, thể nào sau này hai mẹ con sẽ xích mích, rồi bà lại mặt nặng mày nhẹ.
    "Nhưng em đã gọi điện thông báo vào ăn tết với bố mẹ từ tháng trước rồi", Vấn tấm tức. Cô tưởng tượng ra gương mặt thất vọng của cha mẹ mình giữa đống đồ đã chuẩn bị sẵn để đón con về mà nước mắt tuôn trào.
    Tết mang niềm vui đến nhiều nhà. Nhưng dịp đoàn tụ này cũng khiến không ít người phải giấu nước mắt vào trong vì chẳng được ở bên người thân. Đối với các cô gái lấy chồng xa, không được về thăm bố mẹ, lại chẳng được chồng và gia đình chồng cảm thông, nỗi buồn càng nhân lên.
    Chị Hảo, một người đã 10 năm ăn Tết nhà chồng tại Sài Gòn, có bố mẹ già đang ở Hà Nam tâm sự: "Mỗi lần đến Tết cũng buồn lắm nhưng chẳng biết làm sao. Thôi thì, sau này không gả con gái xa và tâm lý với con dâu một chút".
    Những bậc cha mẹ có con xa nhà, nhất lại sinh gái một bề mà con không về thăm được thì Tết càng làm tăng nỗi trống trải. Ông bà Vinh Phúc ở Thanh Oai, Hà Tây, cũng ở hoàn cảnh ấy. Ông bà có hai cô con gái, chị đầu lấy chồng tận An Giang, kinh tế khó khăn nên chẳng mấy khi về, Tết lại càng không, cô em theo bạn làm công nhân ở khu công nghiệp Đồng Nai cũng định lập gia đình ở đó. Ngày bình thường, ông bà còn vui với ruộng vườn, bà con lối xóm. Tết đến, nhìn nhà người ta sum họp, quây quần, con cái đông đủ, hai cụ không khỏi tủi thân. Ban ngày, bà ra chùa, ông ở nhà tiếp khách, tối đến ngôi nhà lại vắng lặng. Bà len lén chùi nước mắt vì nhớ con, ông cũng cố nén tiếng thở dài, mắt chăm chú nhìn TV nhưng đầu óc ở đẩu đâu.
    Anh Trung ở Gia Lâm, Hà Nội, một người chồng có vợ tỉnh xa bày tỏ: "Đã là cha mẹ hai bên thì đều cần đối xử công bằng, ăn Tết bên này thì cũng phải có lần ăn Tết bên kia. Không lý gì người ta là con dâu tốt mình lại mang tiếng rể tồi". Trước đây, anh vất vả lắm mới cưới được chị vì ông bố góa vợ ở Hòa Bình không muốn cho con lấy chồng xa. Thông cảm cho hoàn cảnh của vợ, Tết năm nào anh cũng sắp xếp thời gian đưa chị và các con về thăm "nhạc phụ", có khi ở mấy ngày liền.
    Theo anh, thật ra, đàn ông không mấy ai muốn về nhà vợ vào dịp này cũng như phụ nữ lúc nào chẳng muốn ăn Tết với bố mẹ đẻ. "Có điều, đã xây dựng gia đình thì cả hai phải vì nhau mà cư xử cho đúng, làm sao báo hiếu với cả hai bên bố mẹ. Người già dễ tủi thân lắm", anh tâm sự.
    http://vnexpress.net/Vietnam/Doi-song/2007/02/3B9F32C3/
  3. Thongocmummim

    Thongocmummim Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/04/2004
    Bài viết:
    4.162
    Đã được thích:
    0
    Thư gửi con dâu!
    Thứ hai, 19/3/2007, 10:54 GMT+7
    Ngày đầu tiên con trai mẹ đưa con về nhà, ngay từ ngày đầu tiên ấy mẹ đã thấy ở con những điều mà gia đình mình không có. Rồi mẹ cứ tự nhủ rằng, lớp trẻ bây giờ sống khác chúng ta ngày xưa.
    Rồi mẹ lại nhủ rằng ?onhập gia tùy tục?ocon về nhà mình con sẽ sống theo cách của gia đình mình, sẽ yêu thương mọi người, sẽ thay mẹ chăm sóc con trai của mẹ thì mẹ yên tâm rồi. Nhưng rồi...
    Ở nhà Trà Mi không nấu ăn như thế này đâu. Ở nhà Trà Mi không ở như thế này đâu. Con làm cho con trai của mẹ cứ rối tung cả lên....

    Mẹ mong một ngày nào đó có thể gọi con là con gái của mẹ ơi! (Ảnh minh họa)

    Nhà mẹ một mẹ, một con, khi bố chồng con đi chiến trường, chồng con chỉ là bào thai 3 tháng trong bụng mẹ, khi chồng con đầy 1 tuổi thì xã báo tử bố chồng con. Mẹ thầm hứa với vong linh bố chồng con là dù có phải vất vả bao nhiêu mẹ cũng ở vậy nuôi chồng con nên người, lúc đó mới có ngoài 20 tuổi.
    Nhà mẹ một mẹ, một con, một tay mẹ chèo chống, mẹ vừa là mẹ vừa là cha, con trai mẹ là tất cả cuộc đời mẹ. Mẹ không nề hà bất cứ công việc gì để chồng con không phải đói, không phải rét, mà phải được học tới nơi, tới chốn. Mẹ một mình thân cò lặn lội nuôi con. Con về làm dâu nhà mẹ, nhà cửa đoàng hoàng, mặc dù không lộng lẫy như nhà con. Nhưng đối với mẹ và chồng con là mãn nguyện lắm rồi. Con trai mẹ một chàng trai cường tráng, có học vị, có địa vị. Nhà mẹ ngày xưa nghèo lắm, nhưng chồng con không lấy đó làm xấu hổ bao giờ.
    Vẫn biết rằng mẹ ít học lắm, mẹ chỉ được học hết lớp 7 trường làng nhưng không phải vậy mà mẹ không biết chăm cháu. Con trai mẹ, chồng con đấy, con xem cao 1.8 m, nặng 70 kg. Mà ngày xưa mẹ nuôi chồng con bằng con cua, con cá, nắm rau vườn nhà chứ đâu có sữa Nhật, sữa Hàn Quốc như bây giờ.
    Ngày xưa chồng con hắt hơi, sổ mũi mẹ cứ dùng những phương thuốc dân gian chứ đâu như bây giờ, con của con húng hắng ho là con bật máy tính lên mạng tìm mua thuốc tận Trời Tây. Mẹ nhớ lúc chồng con ốm mẹ chỉ cho chồng con ra trạm xá của xã, khám xong họ cho vài viên thuốc. Chứ đâu như con của con bây giờ, động một chút là Việt Nhật ?" Việt Pháp.
    Con dâu của mẹ ơi! Mẹ tuy quê mùa, bàn chân mẹ tuy nứt nẻ vì một nắng hai sương, bàn tay mẹ chai sần, đen đủi vì mò cua bất ốc. Bàn chân ấy chưa một lần dám bước vào phòng của con. Bàn tay của mẹ chưa một lần sờ vào đồ dùng của con, nhưng bàn chân ấy đã vượt bao chông gai để nuôi chồng con nên người. Bàn tay mẹ không nề hà việc gì để tạo dựng sự nghiệp cho chồng con được như ngày hôm nay, để sáng sáng con đi làm bằng ôtô chồng con lái, chiều về chồng con đón con bằng ôtô trước con mắt ngưỡng mộ của bao nhiêu người.
    Con dâu của mẹ ơi! Sao con chào mẹ mà không nhìn mẹ, có phải con chào mẹ cho phải phép không? Nếu có phải vậy thì mẹ cũng cám ơn con. Cái phải phép của con làm cho mẹ đỡ tủi lòng.
    Tất cả những điều này mẹ để trong lòng, mẹ không muốn để chồng con biết, con có hiểu không? Mẹ thương con trai của mẹ lắm. Mẹ vẫn thầm nhủ rằng. Nếu để con trai của mẹ chọn mẹ và vợ thì mẹ sẽ hi sinh để con trai mẹ chọn vợ. Nhưng con biết đấy mẹ không bao giờ muốn con trai mẹ phải chọn. Nhưng mẹ càng nhẫn nhịn con càng lấn tới. Sao nhỉ, có phải lẽ đời thương con, thương cháu mà là điểm yếu của các bà mẹ chồng không?
    Cô con dâu Tiến sĩ của mẹ ơi! Dân làng bảo mẹ thật sung sướng. Nhưng con, con có cho là mẹ là người sung sướng không? Mẹ muốn con đọc được những dòng tâm sự này của mẹ. Con sẽ suy nghĩ và sống khác đi, để sau đó mẹ được gọi: con gái của mẹ ơi Vì các cụ ngày xưa có câu: ?oDâu hiền nên con gái, rể hiền nên con trai ?o mà.
    Trần Thị Thắm

    http://tintuconline.vietnamnet.vn/vn/xa/134045/
  4. Thongocmummim

    Thongocmummim Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/04/2004
    Bài viết:
    4.162
    Đã được thích:
    0
    Đừng ghen với mẹ chồng
    Thứ ba, 20/3/2007, 15:57 GMT+7
    Có lẽ những câu chuyện về mẹ chồng ?" nàng dâu sẽ không bao giờ kết thúc. Mặc dù trong xã hội hiện nay, rất nhiều nàng dâu trẻ không phải sống cùng với bố mẹ chồng nữa, nhưng điều đó không có nghĩa rằng ?ochiến tranh? sẽ không xảy ra.
    Và trong ?ocuộc chiến? giành giật người đàn ông về phía mình, đôi khi người ở giữa lại chính là nạn nhân. Câu chuyện ?oBên tình bên hiếu bên nào nặng hơn? đã khiến cho không ít những đức lang quân nhiều phen khốn đốn. Và nếu thật lòng yêu chồng, xin các quý bà hãy lắng nghe lời tâm sự của một ông chồng, chỉ mong muốn người phụ nữ của mình đừng ghen tỵ với ?omẹ chồng?, người đã mang lại cho anh ta sự sống trong cuộc đời này.

    Mẹ là mẹ, vợ là vợ, xin đừng đem lên bàn cân để so sánh

    1. Em vẫn luôn muốn trong mắt anh, em là duy nhất, em là số 1, nhưng xin em hãy hiểu cho, trong anh vẫn còn có 1 người phụ nữ khác, một người ?" không thể thay thế. Người đó đã cho anh được nhìn thấy ánh sáng của mặt trời, đã cho anh biết thế nào là hơi ấm, người đó đã dìu anh đi những bước đi đầu tiên, đã nuôi anh khôn lớn?
    Chắc em cũng đoán được người đó là ai rồi phải không? Em là người mang đến cho anh tình yêu và hạnh phúc, nhưng chính mẹ lại mang đến cho anh sự sống trong cõi đời này. Và em cũng biết đấy, trước hết phải có cuộc sống thì sau đó mới có thể tận hưởng được tình yêu hạnh phúc của em chứ, phải không em yêu.
    2. Em đừng ghen tị với mẹ, bởi vì thứ tình yêu mà anh dành cho mẹ khác với tình yêu anh dành cho em, và hai thứ tình cảm đó chẳng liên quan hay ảnh hưởng gì đến nhau cả. Mẹ là mẹ, em là em, và anh không thích em đem mình với mẹ lên bàn cân để so sánh. Đừng bao giờ hỏi anh những câu hỏi ngớ ngẩn như: ?oNếu em và mẹ cùng ngã xuống nước thì anh sẽ cứu ai trước??. Anh sẽ không bao giờ trả lời đâu, thậm chí chỉ thắc mắc, tại sao một người thông minh như em lại có câu hỏi vớ vẩn đến thế.
    3. Em cũng biết đấy, trong cuộc đời, người ta có thể lựa chọn vị trí cho mình trong nhiều mối quan hệ, nhưng quan hệ mẫu ?" tử thì cả anh và em đều? bó tay, đó là số phận! Không ai có thể tự chọn cho mình một người mẹ được, khi chào đời chúng ta đã thấy mẹ bên cạnh, trong khi ý trung nhân thì chúng ta phải tự mình đi tìm và lựa chọn khi đã trưởng thành. Em có biết không, trong sách Trung Hoa cổ, các anh hùng vẫn nói: ?oAnh em như chân tay, vợ chồng như áo mặc?.
    Tất nhiên, là một thành viên trong xã hội hiện đại, anh hoàn toàn phản đối quan niệm này, bởi vợ chồng là nghĩa, là tình, là đi cùng nhau đến tận cuối cuộc đời, nhưng? có một thực tế rằng tình mẫu tử thì thậm chí còn phải để cao hơn cả tình huynh đệ và tất nhiên là không thể đem so sánh với bất cứ thứ gì trên đời này.
    4. Em cũng biết đấy, đàn ông tính sĩ vốn cao. Vẫn biết là ?oNhất vợ nhì giời? nhưng anh ta vẫn rất sợ khi bị thiên hạ cho là ?oanh hùng râu quặp?, là gã ?osợ vợ?. Ở nhà, khi chỉ có hai đứa mình, anh sẵn sàng phục dịch em như một tên nô lệ, nhưng ra đường, xin em hãy cho anh cái quyền ?ooai một tí?. Nhưng với mẹ thì khác, nếu ?osợ mẹ? có nghĩa anh là một đứa con có hiếu, là một thằng tử tế. Và lấy được một anh chàng tử tế chẳng phải là điều tuyệt vời nhất đối với phụ nữ hay sao? Đấy là anh đã nói với em rồi, em và mẹ là hai? phạm trù hoàn toàn khác nhau, đâu cần phải mâu thuẫn để? khổ anh.
    5. Nếu mẹ có ?olẩm cẩm? trách móc em không đảm đang, em cũng đừng vội giận dỗi, bởi vì mẹ là lớp người cổ điển, mẹ sẽ không hiểu được những công việc nặng nhọc ngoài xã hội của em, mẹ không biết rằng em đã vắt kiệt sức ở cơ quan rồi, về nhà làm sao mà có thể làm tốt tất cả các công việc nhà như mẹ ngày xưa được. Nhưng anh hiểu mà, chẳng lẽ như thế là chưa đủ hay sao?
    6. Khi em đối xử tốt với mẹ là em đã ghi được số điểm lớn, là anh đã thực sự biết ơn em lắm rồi. Đàn ông vốn rất coi trọng việc người phụ nữ của mình có thái độ ân cần, chu đáo với những người trong gia đình mình. Và nói ở một phạm vi rộng hơn, nếu chẳng may em có gặp phải một người họ hàng ở bên chồng hay gây phiền nhiễu, thì thực ra lúc đó anh cũng cảm thấy thất vọng và có ác cảm với người đó, y như em vậy. Nhưng ?omột giọt máu đào hơn ao nước lã?, chỉ cần em kiên nhẫn và cố gắng một chút thôi là mọi chuyện sẽ qua đi. Hãy để anh luôn tự hào khi được đi cạnh em trong mỗi lần về thăm gia đình của mình! Hãy để anh luôn hạnh phúc khi được làm chồng của một người phụ nữ không chỉ xinh đẹp, thông minh mà còn rất mực hiền dịu, khéo léo, em nhé!
    Theo Tùng Anh

    http://tintuconline.vietnamnet.vn/vn/song/134178/
  5. Thongocmummim

    Thongocmummim Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/04/2004
    Bài viết:
    4.162
    Đã được thích:
    0
    "Sốc" khi làm dâu
    Thứ tư, 28/2/2007, 16:40 GMT+7
    Những điều nhận thấy sau đám cưới nằm ngoài mong đợi, nằm ngoài cả những gì đã lường trước sẽ là nhân tố có thể gây "sốc" cho một cô dâu trẻ . Tuy nhiên mức độ "sốc" sẽ khác nhau rất nhiều, tùy thuộc vào khả năng thích ứng của mỗi người cũng như những nhân tố gây "sốc".
    Những khác biệt khó vượt qua
    Yêu và lấy Thành một đồng nghiệp người Miền Bắc chưa đầy hai tháng nhưng Minh Anh thấy thật ngột ngạt khi sống trong gia đình nhà chồng. Những bữa cơm sau ngày cưới như là sự tra tấn đối với cô.
    Minh Anh không có thói quen ăn mì chính, nhưng tất cả các món ăn trong gia đình nhà chồng đều ngọt lợ, ai cũng ăn ngon lành, chỉ có cô? nuốt không nổi.
    Những ngày bình thường, Minh Anh đi làm về muộn, nên mẹ chồng luôn là người nấu nướng. Ngày chủ nhật ở nhà, cô chủ động mua thức ăn để chế biến thử xem gia đình có hợp khẩu vị không. Món cá nấu canh chua là món cô muốn làm trong chủ nhật tuần qua. Nhưng mới nhìn cô làm, mẹ chồng đã không hài lòng: Tại sao cô không cắt đuôi và dốc vào xoong để cho phần máu tươi của con cá được chảy vào đó cho ngon? Tại sao cô bỏ ruột ra trong khi con cá to thế?...
    Mẹ nói con cá to chỉ cần bỏ mật thôi và mẹ nhận phần chế biến. Con cá hơn cân mẹ giã hơn một lạng nghệ cho vào. Muối, mắm, mỡ, cà chua, mì chính?mẹ đổ nháo nhào vào nồi đun lẫn cá. Cả nhà ai cũng khen mẹ nấu khéo, chỉ có cô? ăn không vào vì mùi vị ngang nồng của nghệ và mùi tanh của cá nấu không rán.
    Điều làm cô ngạc nhiên trong các bữa cơm đó là việc gia đình dùng bằng bát đĩa đã rất cổ, cái loại rất nặng ngày xưa, giờ đã có nhiều cái sứt mẻ. Ngạc nhiên bởi ngày trước khi còn đang yêu, cô có đến ăn cơm một hai lần đâu có thấy sử dụng loại bát này. Cô bày tỏ sự băn khoăn với chồng thì được giải thích đó là chục bát đĩa đẹp chỉ để có khách mới dùng và khi đó Minh Anh đang là khách.
    Là một thanh niên thời hiện đại, cuộc sống sau ngày cưới cô mong đợi phải ít nhiều như lúc đang yêu. Cô muốn như mọi người, có những tối vợ chồng đi uống café cùng nhau hay đi thăm bạn bè cho thay đổi không khí? Nhưng, một lần vô tình nghe được câu chuyện của bố mẹ bình luận về Duyên, người con gái người đồng hương:
    Mẹ: ?oAi lại con gái gì mà học đòi, lấy chồng rồi mà nhiều tối cứ đi đến 10, 11 giờ mới về!?.
    Bố: ?oTại thằng chồng nó có thói quen đấy?.
    Mẹ: ?oNgười phụ nữ rất quan trọng, không biết cách giữ chồng ở nhà là kém, lại còn theo chồng thì đúng là chẳng ra gì?.
    Bố: ?oNgày xưa con Duyên đâu có thế, có lẽ vào học đòi lối sống cởi mở của con gái trong này nên mới vậy?.
    Mẹ: ?oCòn Mai Anh nhà mình nữa đấy, chưa biết nó thế nào?.
    Cuộc trao đổi ấy làm cho cái mong đợi của cô không có cơ hội ?osống? lại.
    Những bất ngờ liên tiếp trong văn hóa lối sống của gia đình nhà chồng, làm cho Mai Anh cảm thấy mệt mỏi. Cô chia sẻ cảm xúc của mình với chồng và bàn với anh về giải pháp ra ở riêng. Nhưng, thái độ của Thành một lần nữa làm cô thất vọng. Thành giận và tỏ ra xa cách với cô. Điều này làm cô hoang mang. Phải chăng cô đã sai?
    ?oNào ai có ngờ??
    Tuấn là con trai duy nhất của một gia đình giàu có. Mẹ là bác sĩ nghỉ hưu, bố làm giám đốc một công ty trách nhiệm hữu hạn. Thủy quen Tuấn khi công ty của bố Tuấn đặt chi nhánh ở Sơn Tây và Tuấn làm phó giám đốc chi nhánh. Vị phó giám đốc rất hay đến văn phòng, nơi hầu hết là nhân viên mới tuyển, trong đó có Thuỷ để trò chuyện.
    Biết Tuấn quan tâm đến Thủy, ông Hải - bố Tuấn cũng chú ý đến cô gái này. Nét hiền lành, mộc mạc, chân quê khiến ông có cảm tình ngay từ lần gặp đầu tiên. Thỉnh thoảng ông cũng đến hỏi han chân tình cởi mở.
    Ngay cả mẹ Tuấn cũng rất ân cần khi gặp cô trong những buổi cùng nhau đi ăn tại nhà hàng. Nhà Tuấn chỉ có 3 người, cả 3 người cô đều có cảm tình. Chẳng còn lý do gì để từ chối khi Tuấn đưa ra lời cầu hôn sau 3 tháng quen nhau. Mọi thủ tục đều được tiến hành nhanh chóng cho đám cưới, một tháng sau đám cưới được tiến hành. Họ hàng làng xóm ai cũng mừng cho Thủy. Họ thấy cô thật may mắn.
    Cưới xong, không thấy Tuấn đi làm, Thủy giục anh vì nghĩ anh nghỉ sau cưới tới nửa tháng là quá lâu. Tuấn tuyên bố thẳng thừng không đi làm nữa.
    Nửa tháng ở nhà, hai vợ chồng có dịp gần nhau nhiều hơn, Thủy thấy Tuấn như lột xác thành một con người khác. Không còn một phó giám đốc trẻ lịch thiệp hào hoa, chỉ còn lại một công tử con nhà giàu với hai thứ biết và làm nhiều nhất là ngủ và chơi.
    Khi Thủy bắt đầu đi làm trở lại, cô và Tuấn như mặt trăng với mặt trời, ít có thời gian dành cho nhau. Những ngày đầu tiên, Thủy kiên nhẫn đợi chồng về ăn cơm. ?oSự kiên nhẫn của người vợ bên mâm cơm có thể là sợi dây vô hình kéo người đàn ông trở lại với gia đình như mong đợi của người phụ nữ?, ai đó đã tư vấn cho Thủy như thế. Nhìn vợ một hai lần đầu chờ cơm Tuấn cũng thấy tội tội, nhưng trong con mắt của một người say, Tuấn chỉ thấy đó là điều đáng buồn cười. Vài lần sau thấy ghét, Tuấn mắng vợ. Những lời mắng chửi của chồng cô khác nhiều quá với những lời nói lịch thiệp của vị phó giám đốc ngày nào.
    Gia đình Thủy không giàu có, nhưng cô được nuôi dậy trong một nếp nhà gia giáo. Các thành viên trong gia đình yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Văn hóa, nếp sống gia đình ấy đã làm nên một cô gái dịu hiền, nền nã như Thủy. Đó cũng là lý do Thủy lọt vào ?omắt xanh? của Tuấn và gia đình Tuấn. Nhưng, sự khác biệt trong văn hóa lối sống ấy làm cho Thủy ngỡ ngàng trước thái độ ứng xử của chồng và những lời mắng chửi của anh làm cô thực sự bị tổn thương.
    Chống "sốc"
    Trở lại câu chuyện đầu tiên. Thái độ của Thành khiến Minh Anh băn khoăn. Cô nhớ lại thời điểm hai người còn yêu nhau, Thành cũng trăn trở rất nhiều về hoàn cảnh gia đình và về văn hóa, lối sống. Minh Anh nghĩ điều quan trọng là cô yêu Thành và sống với Thành, những vấn đề khác thực sự không phải là trở ngại.
    Nhưng khi trải nghiệm cuộc sống làm dâu cô mới thấy mình cần phải suy nghĩ nghiêm túc về vấn đề này. Tại sao Thành giận cô? Sự bình tĩnh giúp cô nhận ra rằng, Thành đã có cảm giác như cô coi thường gia đình mình, không tôn trọng bố mẹ anh. Còn bố mẹ anh, bản chất là chắt chiu tiết kiệm, tôn trọng quá khứ và những giá trị truyền thống. Bởi thế, ông bà vẫn muốn ăn bằng bộ bát đĩa từ ngày mới di cư vào Nam để không quên những ngày khó khăn, muốn một cô dâu hiền thục biết dành thời gian để lo toan chăm sóc chồng con? Đó chỉ là những khác biệt về văn hóa, tư tưởng còn thực chất, bố mẹ chồng rất mộc mạc và yêu quý cô thật lòng.
    Cô quyết định trao đổi với chồng, nhưng lần này là những chia sẻ về suy nghĩ và cảm xúc của cô trong những ngày về làm dâu, cũng như những điều cô đã nhận ra. Minh Anh quyết định học cách thích nghi và dần dần vợ chồng cô sẽ có những thay đổi phù hợp nhưng vẫn làm bố mẹ vui lòng.
    Còn Thủy đã cân nhắc rất nhiều, buồn và thất vọng, trước lối sống và cách ứng xử của chồng. Cô đã muốn trở lại với gia đình của mình và buông xuôi tất cả. Nhưng, những đôi mắt hiền hậu, chứa đựng ánh bất lực của bố mẹ chồng như một sợi dây níu cô trở lại. Cô hiểu chính tình yêu thương và sự hiền hậu là điểm yếu trong cách giáo dục con của bố mẹ chồng cô, bởi điều này đã làm cho họ nuôi dưỡng con trong sự nuông chiều thái quá. Và cô như niềm hi vọng của bố mẹ có thể giúp Tuấn thay đổi. Cô quyết định sẽ không làm bố mẹ chồng mất đi niềm hi vọng cuối cùng. Biết là khó, nhưng cô sẽ cố gắng giúp chồng trở thành con người cô đã từng gặp - vị phó giám đốc lịch thiệp (cho dù đó là cái vỏ để anh thu hút cô lúc đó). Cô tin là có thể bởi bản chất Tuấn không phải là con người thô tục và Tuấn cũng có ý thức để không bị sa ngã vào nghiện ngập.
    Mỗi người đều có quyết định cho riêng mình, thật khó để cho rằng đâu là quyết định đúng, điều quan trọng là người trong cuộc cân nhắc và xác định đó là quyết định phù hợp. Nhân vật chính trong cả hai trường hợp trên đều đã có quyết định cho riêng mình. Niềm tin và sự quyết tâm chính là những nhân tố giúp họ thành công trong việc thực hiện quyết định của mình!
    Theo Tâm sự bạn trẻ

    http://tintuconline.vietnamnet.vn/vn/song/131502/
  6. Thongocmummim

    Thongocmummim Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/04/2004
    Bài viết:
    4.162
    Đã được thích:
    0
    "Lấy điểm" với mẹ chồng
    Thứ tư, 5/4/2006, 08:28 GMT+7
    ?oThật thà như thể lái trâu/ Thương nhau như thể nàng dâu, mẹ chồng?. Từ ngàn xưa, mẹ chồng và nàng dâu không dễ gì sống hòa thuận với nhau trong một mái nhà.

    fotosearch.com

    Và người chồng, người con trai, với vị trí ở giữa, trở nên vô cùng khó xử vì không biết phải giải quyết thế nào để vừa làm hài lòng mẹ vừa đẹp lòng vợ. Từ đó, không khí gia đình căng thẳng, nặng nề.
    Là một người vợ, bạn phân vân và lo âu nên làm thế nào để hạnh phúc gia đình luôn bền vững? Xin giúp bạn một vài bí quyết để có được chỗ đứng thật sự trong lòng mẹ anh ấy.
    1. Nói ?okhông? với ?ocông thức hóa?
    Hãy cố gắng dẹp bỏ những thói quen bạn đã từng có khi còn sống với cha mẹ bạn. Cả tư tưởng ?omẹ chồng thì nhẫn tâm, nàng dâu là nạn nhân? nữa. Nếu bạn đến sống ở gia đình anh ấy với thái độ e sợ, rụt rè thì các thành viên trong gia đình sẽ tỏ ra ?ophòng thủ? với bạn. Mẹ anh ấy sẽ có rất nhiều suy nghĩ về bạn. Vì vậy, để thiết lập một mối quan hệ tốt, bạn nên xây dựng nó từ lúc ban đầu. Trước tiên, hãy cố gắng quan sát và hiểu mẹ anh ấy để từ đó rút ra cách cư xử cho thích hợp. Không nên có thái độ "thù địch".
    2. Mẹ anh ấy cũng lo sợ về bạn!
    Đó là tâm lý chung. Thậm chí, ngay khoảnh khắc hạnh phúc nhất của người con trai trong ngày cưới lại là thời điểm người mẹ nhận ra rằng: giờ đây con trai mình sẽ thuộc về người khác; có một người phụ nữ khác bước vào cuộc đời nó, dĩ nhiên, sẽ trở thành ?otrung tâm chú ý? của nó. Rồi tự nhiên, trong lòng bà bắt đầu có những cảm xúc đan xen và phức tạp về cô con dâu. Bà có cảm giác người con dâu chiếm mất vị trí của bà trong cuộc đời con trai bà.
    Các nhà tâm lý học chỉ ra rằng những cảm xúc không thể nào nói bằng lời trong đám cưới của người con trai có thể làm cha mẹ anh ta bị tổn thương và từ đó có ý muốn ?ophòng thủ? với cô con dâu. Đây cũng là nguyên nhân vì sao nhiều bà mẹ chồng không cho phép con dâu vào bếp trong một thời gian dài, vì họ không muốn mình bị mất quyền kiểm soát. Do đó, bạn hãy nói với cha mẹ anh ấy về nỗi lo sợ của họ, rằng bạn là một thành viên trong gia đình họ chứ không phải là người cướp mất con trai họ. Rồi thời gian sẽ ủng hộ bạn. Hãy cố gắng vượt qua chính mình.
    3. Tại sao phải cạnh tranh chứ?
    Chồng bạn cũng là một nguyên nhân gây ra sự bất hòa giữa bạn và mẹ chồng, vì cả hai đều muốn anh ấy là của riêng mình mà thôi. Ban đầu về nhà chồng, bạn sẽ có cảm giác như một kẻ xâm phạm ngôi nhà của gia đình anh ấy. Đừng lo, hãy bỏ ra một vài tháng để lấy lòng gia đình anh ấy trước khi bạn muốn thay đổi những vật dụng hay cách bố trí trong nhà. Nếu bạn cứ cố gắng chứng tỏ bạn mới là chủ căn nhà thì mẹ anh ấy sẽ phật lòng ngay. Do đó, hãy từ bỏ ý nghĩ cư xử với mẹ chồng như một đối thủ đi nhé.
    4. Có thể, bạn không phải là cô gái mà họ từng mơ ước
    Đôi khi, cha mẹ chồng sẽ tỏ ra cáu gắt với bạn vì trước đây họ từng tưởng tượng người vợ của con trai mình khác bạn rất nhiều, và bạn không làm vừa ý họ. Hãy ngồi xuống bên họ và kể cho họ nghe sự quan trọng của công việc bạn đang làm hơn là tỏ ra giấu giếm và giữ kẻ.
    5. Những việc sau sẽ có ích cho mối quan hệ giữa bạn và mẹ chồng:
    ? Cùng đi mua sắm với mẹ anh ấy.
    ? Đem một bộ phim hài về nhà và rủ mẹ anh ấy cùng xem. Cả hai sẽ có những giây phút vui vẻ và thoải mái bên nhau.
    ? Chia sẻ với mẹ anh ấy về những kỉ niệm vui hoặc ?otầm phào một chút? trong cuộc sống để cả hai gần gũi nhau hơn.
    ? Cùng xem lại những album hình cũ.
    ? Không nên ?otám? với người hàng xóm về mẹ chồng bạn. Những từ ngữ bạn thốt ra có thể đến tai bà.
    Theo

    http://tintuconline.vietnamnet.vn/vn/yeu/85139/
  7. nguoiemxuqu

    nguoiemxuqu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2007
    Bài viết:
    144
    Đã được thích:
    0
    Vạy là biết nghĩ xa đó , chứ không thì .......
    Em cũng mạng phép đọc vài kinh nghiệm ,nếu hay để biết mà xử vợ tương lai mình chứ,hẻn mấy chị hén......
  8. nguoiemxuqu

    nguoiemxuqu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2007
    Bài viết:
    144
    Đã được thích:
    0
    em xin mạn phép bon chen tí
    Em đọc qua trang 1-2 thì em thấy thời buổi hiện nay không có nhiều mẹ chồng như vậy đâu, tại vì người ta nuôi con lớn tới ngày thành gia lập thất thì đó là điều người mẹ nào cũng biết, nên người mẹ chỉ cần người vợ biết yêu thương và quý trọng họ như là đối với mẹ mình là được rồi. Hơn nửa khi làm dâu em thấy để mẹ quý mình thì khi yêu thương chồng mình thì cũng nên yêu thương mẹ chồng nửa, Không có mẹ chồng nào ghét mình khi người dâu lại yêu thương mình như vậy cả, làm như vậy vừa lấy lòng mẹ lại vừa lòng chồng mình , trong khi mình cũng còn có nhiều thời gian cho bản thân mình nửa,nhiều người khi lấy chồng rồi ít để í thời gian cho mình chỉ biết làm sao cho vẹn bên chồng là được.
  9. cuorknia

    cuorknia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/07/2006
    Bài viết:
    419
    Đã được thích:
    0
    tl_lolem sắp lên xe hoa cùng "hoàng tử", up cái topic này lên. chị em có ai chia sẻ gì với nhà TL_LOLEM nữa không nhỉ?
    @TL_LOLEM : nhà ấy sắp sửa làm dâu rồi, tranh thủ đọc lại cái topic này lần nữa nhá! Happy Wedding!!!
  10. trinhtragiang

    trinhtragiang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/08/2005
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    0
    Bạn TT_LOLEM "làm dâu" thế nào rồi lên chia sẻ cho chị em ít kinh nghiệm với . Từ ngày "làm dâu" đến giờ trốn mất tiêu nhỉ ?
    @ Anh Cu : để cho em nó ít thời gian thư thả nhá ( lời nhắn của thư ký í )

Chia sẻ trang này