1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Làm đồng hồ Mặt Trời

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Fairydream, 26/02/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Sarah_as_Dagger

    Sarah_as_Dagger Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2004
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    Nhìn hình này rõ ràng và dễ tưởng tượng hơn ạ
    [​IMG]
    Và đây là kết quả:
    [​IMG]
    Nguồn: http://www.sundials.co.uk/projects.htm#hdial2
  2. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Em mới tìm thêm trên mạng thì thấy dụng cụ này tiếng Anh gọi là "Sundial Alarm".
    Cái đồng hồ mặt trời kết hợp với "sundial alarm" em chụp trong 1 bảo tàng, có kích thước khá nhỏ (đường kính đế vào khoảng 25 cm). Rất tiếc là em cũng chỉ nhờ chụp duy nhất một tấm trên (mình đi theo đoàn, với cả không có máy ảnh).
    ====
    Thêm 1 bức hình nữa về sundial alarm:
    [​IMG]
    Hình trên em lấy ở trang web
    http://pagesperso-orange.fr/cadrans.solaires/cadrans/originaux-amerique.html
    Trang web này giới thiệu một số dụng cụ hoạt động dựa trên sự chiếu sáng của Mặt Trời
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 16:27 ngày 24/04/2008
  3. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Bữa nay được ngày nắng, nên thử xem mình cần phải học lại hình học cấp 2 như thế nào
    [​IMG]
    [​IMG]
  4. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Cấp II đã học hình không gian sao?
  5. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Tại lấy toán hình học không gian giải tìm công thức, người khác nói sai bảo mình xuống cấp 2 mà học .
    Nói chung thiên văn là môn mang tính thực nghiệm nhiều thay vì tranh cãi "lý luận" thì làm thực nghiệm vừa trực quan vừa tránh được nhận định sai.
  6. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Bác cho hỏi 2 câu về mô hình đồng hồ nhé:
    1/ Đồng hồ trên liệu có đúng mọi mùa trong năm không?
    2/ Trục chính của đồng hồ nằm phương nào?
  7. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    1- Kim đồng hồ nghiêng 1 góc bằng vĩ độ và hướng về phía bắc. (Song song với trục Trái Đất).
    2- Sự sai khác giữa đồng hồ mặt trời và đồng hồ thực thể hiện theo phương trình thời gian, Tùy thời điểm sự sai lệch này lớn hay nhỏ.
    [​IMG]
    Nhân tiện Thohry hỏi tôi cũng muốn mọi người thảo luận.
    Loại đồng hồ có mặt đặt nằm nghiêng vuông góc với trục Trái Đất, cứ 1 tiếng bóng nắng của kim sẽ đi được 1 góc 15 độ.
    Qui luật này là đúng với mọi thời điểm trong năm hay mỗi mùa mỗi khác ?
    [​IMG]
    Ý của tôi, sẽ có sự sai lệch rất nhỏ.
    Nếu nhưng một ngày mặt trời được tính là giữa 2 lần mặt trời qua kinh tuyến trời (trưa thiên văn) đều chính xác là 24 h thì các vạch giờ sẽ chính xác cách nhau 15 độ bất kể theo mùa.
    Nhưng ta đã biết do quĩ đạo của Trái Đất có hình elip dẫn đến ngày mặt trời thực thay đổi theo mùa chênh lệch từ 24h - 22s đến 24h + 29s
    Một vòng quay của Trái Đất không phải lúc nào cũng là 24h nhưng con số chênh lệch chỉ tính bằng giây nên các góc giờ cách nhau 15 độ bất kể mùa nào.
    Hiện nay tôi cũng đang tranh cãi với 1 số người, cho là theo mùa thì sự chênh lệch góc giờ sẽ rất lớn.
    Lý luận của họ là chỉ có ngày mà mặt trời vuông thẳng góc với vĩ độ (mặt trời qua thiên đỉnh) thì các vạch giờ mới cách nhau 15 độ !!!!???
    Được fairydream sửa chữa / chuyển vào 17:21 ngày 07/05/2008
  8. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Nếu đồng hồ của Fairy có trục nằm // với trục TĐ và mặt đo vuông góc với trục thì theo tôi :
    1/ Vị trí góc giờ không phụ thuộc vào mùa trong năm
    2/ Mỗi giờ tương đương 1 góc khoảng 15 độ /giờ và cố định (coi như điểm đo nằm giữa múi giờ).
    3/ Những nước có vĩ độ thấp hơn 23.5 độ không sử dụng được tất cả các ngày bởi vì sẽ có những ngày bóng nắng chiếu từ đằng sau.
    Tôi nghĩ cái này có thể chứng minh ngắn gọn bằng hình học không gian ( nhưng bây giờ hơi bận) .
  9. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Tôi nghĩ tất cả các vĩ độ đều sẽ có những ngày mà bóng nắng chiếu ở mặt sau đĩa. Do đĩa vuông góc với trục nên nó song song với mặt phẳng xích đạo trời.
    - Từ Xuân Phân -> Hạ Chí ->Thu Phân bóng sẽ chiều ở mặt đĩa phía bắc.
    - Từ Thu Phân ->Đông Chí -> Xuân Phân bóng sẽ chiếu ở mặt đĩa phía nam.
    Do đó khi làm đồng hồ loại này, như ở trên tôi đã giới thiệu, người ta sẽ khắc vạch giờ ở cả 2 mặt đĩa.
    @ Một số bạn.
    Tôi có thảo luận về ĐHMT tại một diễn đàn, nhưng các bài trình bài đầy đủ ý của tôi đều bị xóa. Nếu các bạn cũng tham gia ttvnol mong được sự góp ý và cùng thảo luận.
    (Vấn đề tưởng như đơn giản, nhưng lại hóa ra phức tạp.
  10. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Ừ đúng rồi, làm đồng hồ MT nhìn cả 2 phía. thì đảm bảo được điều kiện trên. Nhưng nghe có vẻ ngồ ngộ.
    Có lẽ chỉ cần đảm bảo trục đo // với trục TĐ là được, còn đĩa đồng hồ nên làm ngả theo một góc cho hợp lý. Khi đó góc chia giờ sẽ không đều, nhưng đảm bảo giờ đúng quanh năm.

Chia sẻ trang này