1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Làm đồng hồ Mặt Trời

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Fairydream, 26/02/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Đọc cái này tôi lại nhớ tới một bài nói của ông Hawking. Đại loại khi đi mãi về phương nam, một ngày nào đó ta sẽ tới được điểm cực Nam. Khi tới đó, hướng nam biến mất ! , ở đó hoàn toàn vô huớng.
    Tôi nghĩ ở điểm cực nam (hoặc cực bắc) khái niệm múi giờ là không còn tồn tại trừ phi họ phải lấy giờ theo múi giờ của một quốc gia nào đó.
    Múi giờ phụ thuộc chủ yếu vào đường kinh tuyến, thế mà ở điểm cực bắc/nam, các đường kinh tuyến đồng quy, vậy chọn đuờng nào đây?
  2. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Đúng là khi nghĩ đến đặc điểm này khiến tôi bối rối.
    Có lẽ nếu đi từ kinh tuyến nào lên để đến cực bắc thì ta sẽ lấy theo múi giờ của kinh tuyến đó. Thời gian cũng là do quy ước mà.
  3. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Thật ra cách làm không hề phức tạp đâu bạn.
    Nhưng tranh luận do không hiểu ý nhau nên dẫn đến mọi thứ nó rối tung lên.
    Đồng hồ mặt trời là 1 trong những thứ đồng hồ cổ nhất nên các kinh nghiệm đều được đúc kết cả.
    Để tránh nhiễu thông tin bạn có thể tìm cách hướng dẫn làm và cả các lý thuyết liên quan
    Tài liệu khá chi tiết về các loại đồng hồ mặt trời của Hội Đồng Hồ Mặt Trời Bắc Mỹ.
    http://www.vietastro.org/ebook/FS_SundialAndGeometry.pdf
    Hướng dẫn làm bằng giấy bìa
    http://www.qwerty.co.za/sundials/howto/modelhoz.html
    Một số link khác trong topic này.
    Được fairydream sửa chữa / chuyển vào 10:29 ngày 03/06/2008
  4. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Có gì đâu, chẳng qua là khái niệm ngày đêm ở điểm cực không tồn tại đo đó ở đó không có thời gian. Xét cho cùng, ở điểm cực, một ngày đêm theo nghĩa sáng - tối sẽ kéo dài cả năm trời.
    Nếu có môt công thức nào đó áp dụng cho ĐHMT với mọi kinh / vĩ tuyến thì khi vĩ tuyến lên tới 90 độ, công thức đó có lẽ không xác định. Mọi công thức đều có miền xác định của nó.
  5. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Đồng hồ mặt trời ở vùng Xích đạo cũng thú vị không kém.
    Do kim của đồng hồ mặt trời phải song song với trục Trái Đất nên ở xích đạo nó song song với mặt đất. Trong khi đó đĩa giờ của loại đồng đồ mặt trời theo mặt phẳng xích đạo thì vuông góc với kim nghĩa là vuông góc với mặt đất.
    Góc giờ sẽ không còn nữa với loại đồng hồ có đĩa đặt nằm ngang (horizontal sundial)
  6. lionbg2712

    lionbg2712 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2007
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    mình cũng biết một số hệ thống thời gian như giờ sao, giờ mặt trời sau đây mình sẽ nói 1 chút về giờ mặt trời
    Giờ mặt trời tính từ ngày mặt trời,ngày mặt trời là khoảng thời gian giữa 2 giữa 2 lần giữa trên trời của giờ mặt trời và cũng là góc giờ của mặt trời
    Mặt trời nhìn thấy chuyển động trên hoàng đạo hợp với xích đạo 1 góc 23*27'' và theo định luật thứ 2 của kepler:đưọc phát biểu là trong khoảng thời gian bằng nhau, bán kính của vecto chuyển dộng là bằng nhau vì lý do trên nên mùa hè thì ban ngày dài còn ban đêm ngắn, vì trái đầt của ta chuyển động quanh mặt trời theo hình elip mặtt trời nằm ở tâm sai của elip, tốc độ chuyển động theo mùa lúc nhanh lúc chậm, như vây giời mặt trời sẽ có đơn vị dài ngắn khác nhau
    để tiện tính toán người ta phân biệt giờ mằt trời thực và giờ mặt trời tb
    giờ mặt trời thực tính theo ngày đêm mặt trời thực.ngày đêm mặt trời thực là quãng thời gian giừa 2 lần trời dưới của tâm mặt trời thực tại kinh tuyến địa phương đỉểm xét
    m0=t0+12h
    do tinh chất của mặt trời thực nên ngày đêm mặt trời thực dài hơn ngày đêm sao gần 4m (chính xác la 3m56s.56)và 1 năm sao nhiều hơn 1 năm mặt trơi đúng 1 ngày
    đây là 1 số khiến thức nhỏ về giờ mặt trời mong các bạn tham khảo thêm hihi
  7. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Nhân xem 1 bức ảnh trên 1 diễn đàn khác, tôi được biết rằng ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Bạc Liêu, số 84 Hai Bà Trưng, thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu hiện nay còn 1 chiếc đồng hồ Mặt Trời do bác vật Lưu Văn Lang xây dựng từ đầu thế kỷ trước
    [​IMG]
    Ảnh do thành viên diễn đàn quansuvn.net chụp​
    *
    * *​
    [​IMG]
    Ảnh : Kỹ sư Lưu Văn Lang (05/06/1880 - 03/08/1969)​
    *
    * *​
    Tìm thêm thông tin trên mạng thì thấy điểm đặc biệt là chiếc đồng hồ này quay về hướng đông:
    Chiếc đồng hồ đá này do kỹ sư Lưu Văn Lang chế tạo vào đầu thế kỷ 20. Trong một bài viết đăng trên tạp chí Xưa & Nay (số 136, tháng 3-2003), tác giả Nguyễn Minh Mẫn cho biết: Tỉnh bạc Liêu ở vị trí 9 độ 38 vĩ độ Bắc, và 105 độ 51 phút 54 giây kinh độ Đông, bác vật Lang dùng công thức lượng giác để tính ra độ lồi của mặt nghiêng; đó là 130 độ để chọn điểm thiết kế chiếc đồng hồ này.
    Đồng hồ xây bằng gạch tàu và xi măng cao khoảng 1m, rộng 0,8m, mặt quay về phía Đông, gồm 3 phần. Phần giữa hình chữ nhật đứng, nhô ra phía trước; hai mặt hai bên xây hình vuông, mỗi mặt khắc 6 chữ số La Mã theo hình vòng cung, biểu thị số giờ. Ánh nắng chiếu xuống phần hình chữ nhật tạo ra vệt sáng tối. Con số nào nằm giữa hai vệt này là số giờ lúc ấy. Nhược điểm của đồng hồ này là không ?ovận hành? được khi trời râm, mưa và đêm tối.
    Hiện nay đồng hồ đá nằm trong khuôn viên (phía sau dãy nhà giữa) Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Bạc Liêu (số 84 đường Hai Bà Trưng, thị xã Bạc Liêu), được Bảo tàng tỉnh tôn tạo, giữ gìn theo tinh thần bảo vệ di tích lịch sử văn hóa. Đây là điểm tham quan vừa được Công ty Du lịch Bạc Liêu đưa vào chương trình tour của họ. Từ chợ đêm tới đồng hồ chỉ cách một đoạn đường.
    [​IMG]
    Ảnh : TS Trần Thuận, nguyên giáo viên Trường cao đẳng Sư phạm Bạc Liêu, giới thiệu cách xem giờ trên đồng hồ đá. Ảnh: PKiều
    Theo:
    http://www.thesaigontimes.vn/Home/vanhoadulich/vanhoa/5350/
    http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C6%B0u_V%C4%83n_Lang
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 20:23 ngày 14/07/2008
  8. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Thú vị thật, không ngờ lại có một cái đồng hồ mặt trời ở VN với cách thiết kế khác hẳn các đồng hồ mặt trời mình đã xem.
    Nếu như mặt quay về hướng Đông thì không biết ông Lưu Văn Lang đã tính toán như thế nào ta ?
  9. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Vừa qua chúng ta có tham gia hoạt động đo góc nắng cùng với các nhóm trên thế giới. Hiện nay ông Eric người chủ trì dự án này đang thiết lập lớp học online để phổ biến một số kiến thức về bóng nắng, trước hết là về đồng hồ mặt trời.
    Ông Eric vừa cho link download một chương trình dùng để tính toán góc giờ cho loại đồng hồ Analemma loại đồng hồ mặt trời này tính toán khá phức tạp, có vị trí của các giờ hình vòng elip và kim giờ dựng vuông góc với mặt đất thay vì hướng về cực bắc.
    Loại đồng hồ này không chỉ giúp biết giờ mà còn có chức năng để xác định mùa dựa vào chiều dài của bóng.
    Tìm hiểu thêm về Analemmatic Sundial
    http://plus.maths.org/issue11/features/sundials/
    Link load chương trình tính
    http://pagesperso-orange.fr/blateyron/sundials/shadowspro/gb/download.htm
  10. NITARID

    NITARID Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    767
    Đã được thích:
    1
    Cái chuyên đế nay nó cũ quá roài....
    như đọc sử ấy nhỉ...

Chia sẻ trang này