1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Làm gì để cải thiện khả năng lắng nghe của mình?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi cuonglhvt, 06/12/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Làm gì để cải thiện khả năng lắng nghe của mình?

    Các bạn thân mến! Lắng nghe là một trong những kỹ năng cần phát triển. Là một mắt xích thiết yếu trong quá trình truyền thông. Điều gì cản trở người ta lắng nghe? Hãy xem ý kiến mà tôi đã đọc được trong cuốn "Truyền thông - Kỹ năng và Phương tiện" nhé:

    Những trở ngại tâm lý của việc lắng nghe bao gồm:

    1. Tốc độ suy nghĩ: Đây là trở ngại quan trọng nhất, vì diễn giả nói với tốc độ khoảng 125 từ/phút trong khi chúng ta có thể suy nghĩ nhanh gấp 4 lần. Khoảng thời gian dư ra, chúng ta dùng để nghĩ về vấn đề khác làm mât tập trung.

    2. Công việc khó khăn: Khi nghe được một đoạn, thấy khó hiểu quá hoặc chúng ta không thích là chúng ta "lơ luôn".

    3. Thiếu kiến thức: Đa số người ta không biết cách lắng nghe vì không bao giờ được dạy về điều đó. Người ta cho rằng có thể nghe được thì cũng có thể lắng nghe. Nhưng không ai cho rằng nếu bạn có thể thấy thì cũng có thể đọc. Lắng nghe chính là "đọc" những lời nói.

    4. Sự dửng dưng: Chúng ta thường không lắng nghe nếu như chúng ta đang buồn chán.

    5. Sự thiếu kiên nhẫn: Sự thiếu kiên nhẫn với những ý nghĩ của người khac làm cho lời nói đi từ lỗ tai này sang lỗ tai kia.

    6. Những thành kiến tiêu cực: Nếu chúng ta có điểm gì không thích diễn giả thì chúng ta sẽ có khuynh hướng bác bỏ hoặc đặt ra những câu hỏi ngáng chân diễn giả. Điều này cũng ngăn cản lắng nghe.

    7. Những thành kiến tích cực: Khi người ta nói với chúng ta những điều chúng ta đã chấp thuận, chúng ta sẽ thích thú và tăng thêm thành kiến. Điều này làm cho ta nhìn sự việc với con mắt không sáng suốt.

    8. Quá chú ý vào chi tiết: Đôi khi ta quá chú ý vào chi tiết thì sẽ quên đi cái tổng thể.

    9. Thiếu quan sát: Những biểu hiện của động tác, những cách nhấn giọng, ngữ điệu, nét mặt, dáng vẻ không những làm tăng thêm điều diễn giả đang nói mà còn giúp ta hiểu rõ thái độ và cảm nghĩ của ông (bà) ấy về đề tài.

    10. Những thói xấu:
    a. Giả bộ chú ý.
    b. Cắt ngang.
    c. Đoán trước thông điệp.
    d. Sự hờ hững.
    e. Không phản ứng đáp trả.
    f. Không chú ý ngay từ đầu.


    Trên đây là những kiến của tác giả cuốn sách nói trên (tôi đã lược bớt vì gõ mỏi tay quá). Tôi thấy cũng đúng.

    Có bạn nào có ý kiến hoặc biện pháp gì để khắc phục khả năng lắng nghe kém nói trên không?
  2. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Hoá ra không ai xem trả lời topic của mình à? Vậy thì phải nhờ đến google xem "lắng nghe" là gì nhé. A đây rồi!
    Nếu có thể nói với Osama bin Laden, thầy sẽ nói gì với ông ta ? Tương tự, nếu nói với phía người Mỹ, cá nhân cũng như cả nước, thầy sẽ khuyên nhủ những gì ?
    Nếu được có cơ hội tiếp xúc mặt đối mặt với Osam bin laden, việc đầu tiên tôi làm là lắng nghe. Tôi sẽ tìm hiểu tại sao ông ta đã hành động bằng cách tàn bạo như vậy. Tôi sẽ tìm cách thấu hiểu những đau khổ đã dẫn dắt ông ta tới bạo động. Không phải là chuyện dễ dàng để tìm hiểu qua cách đó, vì vậy mà tôi sẽ giữ cho tâm tĩnh lặng. Tôi cần có một số bạn đồng hành với mình, những người đã từng thực hành biết lắng nghe sâu thẳm, nghe không phản ứng, không phán xét, không lên án. Bằng cách đó, một bầu khí trợ lực sẽ tạo cho ông ta cùng với các cộng sự có thể chia xẻ hoàn toàn, cho họ tin tưởng rằng họ đã được lắng nghe.
    Sau khi lắng nghe trong khoảnh khắc nào đó, chúng ta cần một chút nghỉ ngơi để cho những gì đã được nghe đi vào trong ý thức. Chúng ta chỉ có thể đáp ứng bằng tâm tĩnh lặng; từng điểm một những gì họ nói. Bằng một đáp ứng dịu dàng nhưng vững chãi như vậy, chúng ta sẽ giúp họ tự khám phá sự "ngộ nhận" của họ để rồi họ tự ngưng ngay những hành động bạo động từ trong ý chí.
    Đối với người Mỹ, tôi khuyên chúng ta nên làm những gì để họ tái lập sự tĩnh lặng, sáng suốt trước trạng huống như vậy. Đáp ứng một cách vội vã, thiếu sự hiểu biết là một việc rất nguy hiểm. Điều đầu tiên chúng ta có thể làm là nên dịu lại ngọn lửa sân hận và thù ghét trong mỗi chúng ta. Như tôi đã đề cập trước đó, thật là tàn bạo nếu ta nuôi dưỡng dự thù ghét và bạo động, hãy tức thời dẹp bỏ sự nuôi dưỡng tinh thần thù ghét và bạo động.
    Khi chúng ta phản ứng trong sự sợ hãi và thù hận, tức là chúng ta chưa hiểu được một cách sâu xa trạng huống. Hành động trả đũa chóng vánh và thiển cận chẳng thật sự mang lại ơn ích gì. Nhưng nếu chúng ta biết đè nén sự giận dữ, nhìn sâu vào sự cố , và lắng nghe với thiện ý để tìm hiểu nguồn gốc khổ đau nào đã tạo nên những bạo hành , thế rồi những người can dự trong cuộc sẽ có đủ sự sáng suốt để nhận ra con đường hàn gắn và hòa giải.
    Ở Nam Phi , có Uỷ Ban Hòa giải và Chân lý đã thực hành nguyên lý này. tất cả các phía can dự vào những việc bạo động và bất công đã đồng ý lắng nghe nhau trong không khí trầm tĩnh và hiểu biết, cùng nhìn sâu vào vào nguồn gốc đã tạo nên bạo động và bất công để cùng thỏa thuận giải quyết sự cố. Sự hiện hữu của những vị lãnh đạo có tinh thần vững mạnh thật là hữu ích để hổ trợ và điều khiển trong trạng huống như vậy. Chúng ta có thể coi nó như một mô thức để giải quyết những tranh chấp đang gặp phải trong giây phút này; và không cần phải chờ đợi nhiều năm mới nhận ra được điều đó.
    Thầy đã từng có những kinh nghiệm về sự huỷ hoại bởi chiến tranh Việt Nam và đã nổ lực hành động để dập tắt những thù hận ở đó. Vậy thầy sẽ nói gì với những người đang đau buồn và điên tiết vì có người thân đã hy sinh trong trong trận tấn công khủng bố vừa qua ?
    Tôi đã từng bị mất mát những đứa con tinh thần trong chiến tranh trong khi họ đã đi vào những vùng giao chiến để cứu các nạn nhân còn sống sót dưới những trận bom. Một số người bị chết vì chiến tranh, nhưng cũng có một số bị giết vì đã bị hiểu lầm là họ đã đứng trong phe đối nghịch. Khi nhìn đến bốn thi thể những đứa con tinh thần của tôi chết bằng hình thức bạo hành như vậy, tôi đau đớn sâu xa.
    Tôi hiểu nỗi khổ đau của những người đã mất người thân trong thảm trạng này. Trong tình trạng của sự mất mát to lớn và đau buồn đó, tôi đã cố gắng giữ mình trong tĩnh lặng đễ bảo tồn sự sáng suốt của trí não, sự thấu hiểu của con tim và lòng từ ái. Bằng sự thực hành quán tưởng sâu xa, tôi nhận ra rằng nếu tôi đáp ứng sự tàn bạo bằng sự tàn bạo, thì sự bất công và khổ đau chắc chắn sẽ không chấm dứt.
    Khi được tin ngôi làng Bến Tre (Việt Nam) bị ném bom, 300 ngàn ngôi nhà ở đó bị huỷ hoại , và người phi công nói với các ký giả rằng họ đã hủy hoại như vậy là để cứu ngôi làng, tôi thật sự bàng hoàng, và đau nhói bởi sầu não và sân hận. Chúng tôi thực hành ngay thiền hành, với những bước đi trầm tĩnh và ưu ái để tìm lại tĩnh lặng và hòa bình trong tâm.
    Mặc dầu giữ cõi lòng mở rộng trong lúc đó thật là khó khăn, nhưng cũng sẽ rất là tàn khốc nếu chúng ta phản ứng ngay, bằng cách nào đó, khi chúng ta không có sự tĩnh lặng và sự sáng suốt để thấy rõ sự thật của tình huống. Chúng ta biết rằng phản ứng với bạo hành và thù hận chỉ gây thêm tồn hại cho chính mình và cho chung quanh chúng ta. Chúng tôi thực hành (trong khả năng có thể) thiền quán, nhìn sâu vào sự khổ đau của người đang gieo rắc bạo hành trên chúng tôi, để hiểu người ấy và hiểu chính mình sâu sắc hơn. Với sự thấu hiểu đó, chúng tôi mới có thể phát ra lòng từ ái và làm dịu nỗi khổ đau của chính mình và của người khác.
    Thế nào là "Chánh Nghiệp" cần được xử dụng để đáp ứng lại hành động tấn công khủng bố ? Chúng ta có thể tìm thấy công lý qua hành động quân sự chăng ? Qua các tiến trình pháp lý ? Bằng hành động quân sự và/hay bằng sự trả đủa được biện minh rằng việc này có thể ngăn ngừa sự giết hại người vô tội trong tương lai ?
    Mọi bạo hành đều phi công lý. Lửa thù hận và bạo hành chẳng những không dập tắc mà còn đổ thêm thù hận và bạo hành vào lửa. Thuốc giải duy nhất cho bạo hành là lòng từ bi. Và cái gì tạo nên từ bi ? Đó là sự thông hiểu lẫn nhau. Khi không thông hiểu lẫn nhau, làm sao chúng ta có thể cảm nghiệm được lòng từ bi, làm sao chúng ta có thể làm dịu được sự đau khổ to lớn ấy ? Vậy sự thông hiểu nhau chính là nền tảng trên đó chúng ta xây dựng lòng từ bi.
    Làm thế nào để chúng ta đạt được sự thông hiểu lẫn nhau và sự sáng suốt để dẫn dắt chúng ta vượt qua giây phút cực kỳ khó khăn như trường hợp chúng ta hiện đang đối diện ở Mỹ quốc ? Để thông hiểu nhau, chúng ta phải tìm phương cách để cộng thông nhau, như chúng ta có thể lắng nghe những tiếng kêu tuyệt vọng đang chờ sự thông hiểu của chúng ta ?" bởi vì hành động bạo hành chính là tiếng kêu tuyệt vọng đang cần sự chú ý và sự giúp đở.
    Làm thế nào chúng ta có thể lắng nghe trong tĩnh thức mà không giết chết tức thì cơ hội phát triển sự thông hiểu lẫn nhau ? Ở mức độ quốc gia, chúng ta cần nhìn rõ : làm thế nào tạo ra các tình huống cho sự lắng nghe lẫn nhau để cho ý tưởng phản ứng của chúng ta có thể nẩy sinh và lớn lên trong sự tĩnh giác. Sự tĩnh thức là tặng phẩm lớn mà chúng ta có thể thực hiện vào lúc này.
    Có những người chỉ muốn một điều duy nhất là : Phục thù. Trong kinh điển nhà Phật, Đức Phật dạy rằng dùng hận thù để đối lại hận thù chỉ làm tăng thêm hận thù. Nhưng nếu chúng ta mở rộng lòng từ bi đối với những kẻ đã gây thiệt hại cho chúng ta, điều đó sẽ tạo nên sự bùng vỡ trong tim ta và lan truyền rộng rãi đến tim những kẻ ấy.
    Vậy, làm thế nào để chúng ta có thể đem lòng từ bi xóa bỏ thù hận ? Như cô biết, lòng từ bi không có bày bán trong siêu thị. Nếu siêu thị có bày bán lòng từ bi, chúng ta chỉ có thể mang nó về nhà và chúng ta có thể giải quyết vấn đề thù hận và bạo hành trên thế giới rất dễ dàng. Nhưng lòng từ bi chỉ có thể phát sinh từ trong tâm chúng ta bằng cách tự chúng ta thực hành.
    Nước Mỹ đang bùng cháy với hận thù. Đó là lý do tại sao chúng ta phải nói với những người bạn Ky-tô giáo của chúng ta rằng "các bạn là con của Đấng Ky-tô". Các bạn phải quay lại với chính mình, quán chiếu và tìm hiểu xem tại sao bạo hành xuất hiện. Tại sao ở đây có nhiều thù hận ? Cái gì liên kết với lòng thù hận ? Tại sao họ thù hận đến nỗi phải hy sinh chính mạng sống của mình và đem lại nhiều khổ đau cho người khác ? Tại sao những người trẻ tuổi ấy, đang đầy sinh lực lại chọn đánh bỏ cuộc đời mình để tham dự vào bạo hành như thế ? Đó là điều chúng ta phải thấu hiểu.
    Tất nhiên chúng ta phải tìm ra phương cách để chấm dứt bạo hành. Nếu cần thiết, chúng ta phải bỏ tù những người có trách nhiệm. Nhưng vấn đề quan trọng là cần phải quán chiếu và tự hỏi : Tại sao sự việc này xảy ra ? Trách nhiệm nào chúng ta phải chịu trong biến cố này ? Có thể họ hiểu lầm chúng ta. Nhưng cái gì đã làm cho họ hiểu lầm chúng ta nhiều đế nỗi làm cho họ thù ghét nhiều như thế ?
    Phương pháp của Đức Phật là quán chiếu để thấy nguồn gốc của khổ đau : nguồn gốc của bạo hành. Nếu chúng ta cũng có bạo hành trong chúng ta, thì bất cứ hành động nào cũng có thể làm cho bạo hành bùng vở. Năng lực của thù hận và bạo hành này có thể rất to lớn và khi chúng ta thấy nó trong người khác, chúng ta sẽ cảm thấy buồn cho họ. Khi chúng ta cảm thấy buồn cho họ, lòng từ bi phát sinh trong tâm ta và chúng ta cảm thấy hạnh phúc hơn và hòa bình lớn hơn trong chúng ta.
    Nếu anh đến một tu viện, để học thực hành điều đó, nên khi nào anh chịu đựng và cảm thấy nóng giận, anh biết cách quán chiếu, lòng từ bi có thể đi ra từ tim anh và có thể trút bỏ hết sự căm giận. Chỉ có lòng từ bi mới có thể làm tiêu ngọn lửa thù hận.
    Chúng ta phải quán chiếu một cách chân thành vào tình huống hiện nay của chúng ta. Nếu chúng ta có thể thấy nguồn gốc phát sinh khổ đau trong chính chúng ta và trong người khác, chúng ta có thể bắt đầu tháo gỡ cái vòng lẩn quẩn của thù hận và bạo hành. Khi nhà chúng ta bốc cháy, đầu tiên chúng ta phải làm tắt ngọn lửa rồi mới tìm hiểu căn nguyên của ngọn lửa đó. Tương tự như thế, nếu đầu tiên chúng ta dập tắt ngọn lửa thù hằn và sân hận trong tâm chúng ta, chúng ta sẽ có cơ may khám phá một cách sâu sắc tình huống với sự trong sáng và tĩnh giác để xác định nguyên nhân và điều kiện đã góp phần gây ra thù hận và bạo hành mà chúng ta đang chứng nghiệm trong ta và trong thế giới của chúng ta.
    "Chánh Nghiệp" là hành động dẫn đến sự dập tắc thù hận và bạo hành.
    Thầy có tin rằng tội ác đang hiện hữu? Và, nếu như thế, thầy có thể xem bọn khủng bố là những con người tội lỗi chăng ?
    Tội ác hiện hữu. Mà Thượng đế cũng hiện hữu [God exist also - ý Thầy Nhất Hạnh muốn nói là sự Thiện, không phải là Thượng đế theo nghĩa tôn giáo]. Tội ác và Thượng đế là hai mặt của chính chúng ta. Thượng đế là sự thông hiểu rộng lớn, là tình yêu cao cả trong chúng ta. Đó cũng là điều chúng ta gọi là Đức Phật, một tâm hồn giác ngộ có thể nhìn thấu suốt mọi mê lầm.
    Cái gì là tội ác ? Đó là khi hình ảnh Thượng đế và hình ảnh của Đức Phật trong chúng ta bị che khuất. Đây là lúc chúng ta lựa chọn tội ác quan trọng hay Thượng đế và Đức Phật quan trọng hơn. Mặc dầu phía mê muội nặng nề, của tội ác, có thể biểu hiện mạnh mẽ trong một lúc nào đó, không có nghĩa là Thượng đế không có mặt ở đó.
    Trong Thánh kinh có ghi rõ, "Hãy tha thứ cho họ về những điều mà họ không biết họ đã làm". Nghĩa là một hành động tội ác chỉ là một hành động mê muội và lầm lẫn. Có lẽ nhiều nhận thức sai lầm nằm đàng sau một hành động tội ác; chúng ta phải thấy rằng sự không hiểu biết là gốc rễ của tội ác. Mỗi người chúng ta đều chứa đựng bên trong mình mọi yếu tố của sự hiểu biết rộng rãi, lòng từ bi rộng rãi, cả sự mê muội, lẫn thù hận và bạo hành.

    Được cuonglhvt sửa chữa / chuyển vào 12:17 ngày 31/01/2004
  3. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Trong quyển sách mới "Lòng Sân Hận" của thầy, thầy có cho một thí dụ về "sự lắng nghe từ bi" như là một phương tiện làm lành mạnh mọi gia đình. Có thể phương tiện này được dùng ở bình diện quốc gia, và nếu như thế, nó có thể hoạt động ra sao ?
    Mùa hè vừa qua một nhóm người Palestine và Do thái đến Làng Mai, Trung tâm Thực hành Thiền quán, nơi tôi sống ở Miền Nam nước Pháp, để học và thực hành nghệ thuật lắng nghe và tiếng nói tình yêu. (Khoảng 1.600 người đến Làng Mai mỗi mùa hè từ hơn mười hai quốc gia để nghe và học cách nào đem lại bình an và thông hiểu trong đời sống hằng ngày). Nhóm người Palestine và Israel này tham dự thời khóa hằng ngày như thiền hành, thiền ngồi và ăn uống trong tĩnh lặng, và họ cũng nhận sự huấn luyện cách nghe cách nói với người khác thế nào để thông hiểu nhiều hơn và có được sự bình an giữa họ, giữa cá nhân và giữa dân tộc.
    Với sự hướng dẫn và trợ lực của những vị tu hành, họ ngồi xuống và lắng nghe lẫn nhau. Khi một người phát biểu, không ai ngắt lời người đó. Mọi người thực hành chánh niệm qua hơi thở và lắng nghe với cách mà người khác cũng cảm giác, nghe và hiểu.
    Khi một người phát biểu, họ chế ngự không dùng từ ngữ bực tức, thù hận và lên án. Họ nói trong bầu không khí tin cậy và kính trọng. Ngoài những cuộc đối thoại ấy, những người Palestine và Do thái tham dự rất linh hoạt để hiểu rằng cả hai bên đều phải chịu đựng sự sợ hãi. Họ thán phục sự thực hành lắng nghe và sắp xếp để chia xẻ những điều đã học được với người khác trên đường trở về quê hương.
    Chúng ta đoan chắc rằng những người Palestine và Do thái nói về sự khỗ đau, sợ hãi và thất vọng trong chỗ công cộng mà toàn thế giới có thể nghe được. Tất cả chúng ta có thể nghe và không bình luận, không lên án để hiểu được kinh nghiệm của cả hai phía. Điều này có thể chuẩn bị nhân duyên cho sự bàn bạt về hòa bình diễn ra.
    Cùng một tình cảnh như thế đang diễn ra cho người Mỹ, người dân theo Đạo Hồi và các nước Ả rập. Có nhiều sự hiểu lầm và sự thiếu một loại truyền thông ngăn chận khả năng của chúng ta trong việc giải quyết các khó khăn một cách hòa bình.
    Tình thương là một phần rộng lớn trong lý thuyết cũng như thực hành Phật giáo. Nhưng ở trong giây phút này, tình thương đối với những kẻ khủng bố thật khó mà nẩy mầm. Có thực con người có thể có tình thương thục sự trong lúc này không ?
    Không có sự hiểu biết, tình thương không thể có. Khi cô hiểu được sự khổ đau của kẻ khác, tình thương không cần có sự ép buộc, cánh cửa của trái tim mở rộng tự nhiên. Những kẻ không tặc ấy đều còn rất trẻ, và họ đã hy sinh cuộc đời họ cho cái gì ? Tại sao họ làm như vậy ? Có thứ khổ đau sâu xa nào ở đấy ? Nó đòi hỏi chúng ta phải lắng nghe sâu thẳm, nhìn vào trong sự sâu thẳm để hiểu.
    Để có tình thương trong hoàn cảnh này, chúng ta phải thực hiện tinh thần đại tha thứ. Chúng ta cần ôm lấy sự khổ đau cả trong và ngoài nước Mỹ. Chúng ta cần săn sóc cho những nạn nhân trong đất nước chúng ta, đồng thời cũng nên có tình thương cho những kẻ không tặc và gia đình của họ, vì họ cũng là nạn nhân của sự ngu dốt và thù hận. Với cách này, chúng ta thực sự đã thực hành đúng nghĩa tinh thần không kỳ thị. Chúng ta không cần phải đợi đến nhiều năm hay nhiều thập niên để nhận ra sự hòa giải và tha thứ. Chúng ta cần tỉnh thức ngay bây giờ đừng để cho sự thù hận chiếm ngự trái tim chúng ta.
    Thầy tin có nguyên nhân cho sự việc xảy ra ? Nếu vậy, nguyên nhân nào làm họ đã tấn công nước Mỹ ?
    Lý do sâu xa nhất cho hoàn cảnh hiện tại của chúng ta là hình thái tiêu thụ. Công dân Mỹ đã tiêu thụ đến 60 phần trăm năng lượng của thế giới, so với dân số chỉ đến 6 phần trăm. Trẻ em trên đất Mỹ chứng kiến 100 ngàn hành vi bạo động trên truyền hình, vào lúc mới xong bậc tiểu học. Lý do khác nữa là hoàn cảnh hiện tại của chúng ta về chính sách đối ngoại, thiếu sự hiểu biết sâu xa với các giao quốc. Chúng ta đã không biết lắng nghe để hiểu biết về sự đau khổ và nhu cầu thiết thực của người dân trong các nước khác.
    Một phương cách đáp ứng tâm linh hữu hiệu nhất trong thảm kịch này là gì, theo thầy ?
    Chúng ta nên thực hành ngay bây giờ dịu lại sự nóng giận, nhìn sâu thẳm vào gốc rễ đã tạo sự thù hận và bạo động trong xã hội ta cũng như thế giới, biết lắng nghe bằng tình thương mà chúng ta chưa từng có năng lực để nghe và hiểu. Chỉ cần một chút tình thương kết tụ trong trái tim và trí óc của chúng ta cũng có thể đáp ứng một cách cụ thể trong tình cảnh này. Khi chúng ta biết lắng nghe, chúng ta sẽ bắt đầu phát triển một năng lực tình-anh-chị-em giữa các quốc gia, đó là truyền thống tâm linh sâu thẳm nhất trong mọi tôn giáo và văn hóa. Bằng cách này, hòa bình và sự hiểu biết trên toàn thế giới sẽ gia tăng từng ngày.
    Phát triển một chút tình thương trong mỗi một trái tim, là phương cách đáp ứng tâm linh hữu hiệu nhất với sự thù ghét và bạo động. Một chút tình thương sẽ mang lại kết quả lắng dịu sự giận dữ, nhìn sâu vào trong gốc rễ của bạo động, lắng nghe và thông hiểu sự khổ đau của những người đã can dự vào sự hận thù và bạo động.
  4. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Mình rất vui khi đọc cách đặt vấn đề về chủ đề này của bạn. Đúng là chúng ta không thể thiếu được giao tiếp và trong giao tiếp thì nghe thậm chí quan trọng hơn nói.
    Lắng nghe với mục đích cuối cùng để hiểu, thấu hiểu là mục đích chính của nghe nhưng chúng ta chưa để ý và được huấn luyện để có kỹ năng cần thiết. Do nhiều sơ ý hay thiếu hiểu biết mà chúng ta đã tự tạo nên những "hố ngăn" trong giao tiếp.
    Mình cũng đang viết một cuốn sách có tên "Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu", có lẽ tháng này sẽ ra mắt, đồng thời ra mắt luôn Tủ sách KHAI SÁNG. Bạn nào có thể đóng góp tham gia xin liên lạc với mình:
    Cá Chép 0903 205 306 hoặc 8 358761.
    Xin cảm ơn!
    Để Tri thức người Việt giàu hơn, Trí tuệ sáng hơn!
  5. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Kính gửi bạn Cachep.
    Rất vui vì bạn quan tâm đến đề tài mà tôi đưa ra. Thực sự, bài phỏng vấn thiền sư Nhất Hạnh mục đích của tôi chỉ đơn giản là để ?ohâm nóng? lại đề tài tưởng chừng rơi vào quên lãng của mình thôi. Tôi đưa ra đề tài này mục đích chủ yếu là để học hỏi thêm. Trước đây ở công ty tôi, có một buổi tọa đàm về ?oKỹ năng lắng nghe và tư duy tích cực?. Tiếc rằng hôm đó tôi quá bận không tham gia nghe được.
    Tựa sách ?oLuôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu? của bạn rất hay, mặc dù có vẻ hơi giống câu quảng cáo của Prudential. Tôi sẽ là người đầu tiên săn lùng quyển sách của bạn sau khi được xuất bản.
    Theo tôi, về kỹ năng lắng nghe, bạn nên phân chia ra thành hai loại:
    1. Lắng nghe một chiều: Áp dụng khi nghe bài giảng, các buổi nói chuyện tập thể. Kỹ năng lắng nghe này đòi hỏi khả năng tập trung tư tưởng và cần một số kỹ thuật để tăng cường ?otư duy tích cực? trong quá trình nghe.
    2. Lắng nghe trong đối thoại: Kỹ năng này cần nhất là cái ?otâm? đồng cảm với đối phương. Tôi cho rằng bạn nên trích dẫn một số đoạn trong ?oĐắc nhân tâm? và bài phỏng vấn thiền sư Nhất Hạnh nói trên.
    Hôm nào rảnh rỗi tôi sẽ post thêm một số bài về chủ đề này.
    Chúc bạn thành công trong việc xuất bản quyển sách.
    Thân ái.
  6. blueoceanvn

    blueoceanvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/03/2002
    Bài viết:
    631
    Đã được thích:
    0
    Tôi rất thích bài viết này. Vậy bác có cách nào để giúp cải thiện khả năng lắng nghe, hay nói chính xác hơn (theo ý tôi) là tạo cho mình khả năng biết cách lắng nghe? Bởi lẽ 10 điều ở trên là hết sức cô đọng và một số điều có đôi chút mâu thuẫn nhỏ với nhau. Chẳng hạn sự tập trung lắng nghe sẽ có thể dẫn đến Quá chú ý vào chi tiết. Còn khi nhìn một cách bao quát vấn đề thì có thể dẫn đến Thiếu quan sát mà bỏ qua những tình huống mấu chốt.
    Đó là vấn đề của tôi trong quá trình đối thoại với mọi người. Trong các cuộc hội thoại, giao tiếp với nhiều người thì gần như tôi chỉ nghe thôi chứ chưa lắng nghe, mới chỉ nhìn thôi chứ chưa thấy. Nguyên nhân cũng bởi những mâu thuẫn ở trên. Nhiều khi tôi còn thấy là khi mà tập trung quá thì thậm chí sẽ tạo cho mình cảm giác căng thẳng, đòi hỏi phải hiểu đc lời nói của người đối diện. Nhưng khi thả lỏng thì lại rơi vào tình trạng mất tập trung. Cái ranh giới giữa thả lỏng một cách thoải mái để tiếp thu cho tốt và lơ là, mất tập trung mong manh quá.
    Tôi cũng hoàn toàn đồng ý với bác @Cachep là trong quá trình tiếp xúc thì nghe quan trọng hơn nói rất nhiều. Biết lắng nghe thôi cũng đã là một cách trả lời rất tốt với người nói rồi. Thậm chí còn tốt hơn là lời nói.
    Mong các bác góp ý.
    Cảm ơn rất nhiều về nhưfng bài viết.
    Teaching Martian, learning Venusian
    ====================
    Ocean
    Được blueoceanvn sửa chữa / chuyển vào 19:05 ngày 11/02/2004
  7. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Thực tế khi nghe, nếu bạn quá chú ý vào chi tiết thì thực tế bạn sẽ không tập trung được vào bài nói. Vì nếu bạn chỉ tập trung vào chi tiết này thì bạn sẽ tiếp tục phân tích chi tiết đó bằng những ý kiến riêng của mình. Điều này sẽ làm cho tai bạn như "điếc" trước những ý kiến tiếp theo của diễn giả.
  8. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Khi tham dự một cuộc nói chuyện, một cuộc họp, một buổi thuyết trình, bạn có:
    1. Lắng nghe từ cuối cùng không?
    2. Cố gắng tìm một điều gì đó có thể ứng dụng không?
    3. Cố gắng định lượng giá trị nội dung thông điệp, không phải khả năng của người nói không?
    4. Tìm những ý chính phân biệt rõ giữa sự kiện và ý kiến không?
    5. Lắng nghe những ý tưởng, những cảm nghĩ cơ bản không?
    6. Chiến đấu chống sự chia trí và tích cực tập trung vào việc lắng nghe không?
    7. Động não không?
    8. Thích lắng nghe những trình bày và những đề tài khó, đa dạng không?
    9. Nôn nóng chờ diễn giả kết thúc để bạn có thể nói một điều gì đó không?
    10. Thường kết thúc giùm câu nói của diễn giả chậm không?
    11. Xác định ý kiến của bạn về đề tài đó sẵn sàng bảo vệ ý kiến của mình không?
    12. Dùng nhiều hình thức ghi chú khi bạn muốn nhớ lại thông tin không?
    13. Khó chịu khi diễn giả xúc động về một vấn đề mà bạn không thích không?
    14. Giữ một bộ mặt phớt tỉnh để diễn giả không biết bạn nghĩ gì không?
    15. Chuẩn bị những câu hỏi để cố bẫy diễn giả không?
    16. Tiếp xúc bằng mắt và giữ như vậy không?
    17. Thường cắt ngang khi bạn nghĩ diễn giả sai không?
    18. Theo dõi cách phát biểu với một thái độ linh hoạt và tìm những ý chính không?
    19. Quyết đoán qua vẻ bề ngoài của diễn giả giá trị của điều ông ta nói không?
    20. Đặt mình ở vị trí của diễn giả để cố hiểu tại sao ông ta nói điều đang nói không?
  9. kenetic

    kenetic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2003
    Bài viết:
    1.455
    Đã được thích:
    0
    vừa dài vừa dỗi hơi
    có cái "tâm" và cái "trí" là được
    Ai cũng có thể dạy tôi nhưng chưa ai là thầy tôi
    thảo luận về box mới ở đây nè , link
    http://www.ttvnol.com/forum/t_216000/
  10. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Ối giời ơi! Tôi đâu có rỗi hơi, vì tôi muốn học hỏi mà không ai nói thì tôi phải nói chứ biết sao được.
    OK với bạn về vụ "tâm" và "trí", nhưng tôi muốn hỏi về biện pháp cụ thể (chẳng hạn là một hệ thống bài tập quy mô cũng được).
    Cái link của bạn tôi đọc mệt quá.
    Chào thân ái và đoàn kết.

Chia sẻ trang này