1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Làm gì để cải thiện khả năng lắng nghe của mình?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi cuonglhvt, 06/12/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kenetic

    kenetic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2003
    Bài viết:
    1.455
    Đã được thích:
    0
    to cuonghvt : mình nói thật nhé
    mình ko thấy được là bạn có thể học ai ở đây về vấn đề này
    còn cái "tâm" chỉ là bạn có sự quyết tâm học hỏi nó ko
    bạn có thể bỏ thời gian để tìm hiểu về nó ko
    cái "trí" là bạn có đủ trí tuệ ko? để "tự" nhận thức ra vấn đề, được bản chất của nó
    nếu bạn có 2 cái đó mình nghĩ bạn ko cần tốn thời gian viết bài đâu
    Ai cũng có thể dạy tôi nhưng chưa ai là thầy tôi
    thảo luận về box mới ở đây nè , link
    http://www.ttvnol.com/forum/t_216000/
  2. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Trả lời cho những câu hỏi trắc nghiệm ở bài trước.
    Bạn hãy tự cho điểm như sau:
    Những câu hỏi 2,3,4,5,6,7,8,12,16,18,20.
    10 điểm cho "luôn luôn".
    8 điểm cho "thường"
    2 điểm cho "thỉnh thoảng".
    0 điểm cho "không bao giờ".
    Những câu hỏi còn lại.
    10 điểm cho "không bao giờ".
    8 điểm cho "thỉnh thoảng".
    2 điểm cho "thường"
    0 điểm cho "luôn luôn".
    Hãy trung thực với chính bản thân mình.
    Nếu điểm của bạn là
    a. 180 hoặc trên, bạn là một người lắng nghe tốt.
    b. từ 150 đến 179, bạn lằng nghe nhưng không phải lúc nào cũng lắng nghe.
    c. dưới 150, bạn có thói quen lắng nghe kém.
  3. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Mẹo lắng nghe đối với những bài giảng ở lớp.
    Dùng mẹo lắng nghe "TILE" (Tune in, Inquire, Listen actively, Evaluate).
    1. Điều chỉnh làn sóng (Tune in): Chuẩn bị cho bài học ở lớp bằng cách xem lại những gì bạn đã biết về đề tài và đọc tài liệu thích hợp. Xem trước bài giảng. Ý thức rõ ràng về những trở ngại tâm lý, thể lý mà bạn có (chia trí, mệt mỏi,...)
    2. Thẩm tra (Inquire): Đặt những câu hỏi về đề tài trước khi nghe. Chuẩn bị những câu hỏi để hỏi.
    3. Tích cực lắng nghe (Listen actively): Ghi chú nhanh. Xác định những ý chính. Trong khoảng thời gian dưa ra, dự đoán điều diễn giả muốn nói và hiệu chỉnh. Tạo sự phản hồi bằng sự tham gia thảo luận hoặc bằng những tín hiệu không lời. Hệ thống hoá điều đã nghe.
    4. Đánh giá (Evaluate): Nhận xét và đưa ra những kết luận sau khi nghe. Xem xét và duyệt lại trong vòng 24 giờ để đừng quên mất. Sắp xếp lại ghi chú sao cho dễ hiểu.
  4. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    NHỮNG KẾT QUẢ CỦA SỰ LẮNG NGHE TỐT​
    1. Việc lắng nghe tốt giúp người nói có thể nói đến cùng mà không để bụng điều gì.
    2. Giúp ta tìm ra được những nét cá tính riêng của mỗi người. Giúp ta có thể hiểu người khác dễ dàng.
    3. Cải thiện mối quan hệ.
    4. Cung cấp thông tin. Nếu bạn có nhiều thông tin thì quyết định của bạn sẽ tốt hơn.
    5. Nếu bạn lắng nghe hiệu quả thì bạn cũng giúp cho người đối thoại với mình lắng nghe tốt hơn, và hiểu bạn hơn.
    6. Dù không đồng ý với nhau nhưng nếu biết lắng nghe thì ít nhất cũng biết được quan điểm của nhau để tranh luận tốt hơn. tránh được "ông nói gà, bà nói vịt".
    Được cuonglhvt sửa chữa / chuyển vào 11:48 ngày 22/02/2004
  5. mathotinhlang

    mathotinhlang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/09/2003
    Bài viết:
    127
    Đã được thích:
    0
    Xin chào các bạn!
    Xin lỗi bạn kenetic!
    Nhưng điều bạn viết nói trên chỉ đúng trong trường hợp ta học theo kiểu thu thập dập khuôn kiến thức mà thôi!
    Còn nếu ta thay đổi cách học, đừng học theo lối dập khuôn, thụ động thì ta có thể học được rất nhiều ở đây đấy!
  6. dochanhvanly

    dochanhvanly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2004
    Bài viết:
    221
    Đã được thích:
    0
    Rất tiếc là thành viên mới, vả, tôi vẫn chưa quen với các section được trình bày ở đây, thành ra mới vừa vào đề tài này của bạn viết, thấy cũng hứng, đâm ra tôi viết tiếp:
    Nghe có phải chăng là một nghệ thuật dễ đạt? Thường khi nghe, con người vận dụng toàn bộ giác quan từ trong cơ thể mà thực chất đó là bức màn của tâm thức: Nghe theo tri kiến và chấp kiến, hoặc giả nghe để thuận, nghe để chống và nghe để..để đó cho có nghe! Mà nghe như thế làm sao gọi là nghe?
    Giác quan của con người luôn bị hạn chế bởi tâm thức, cái ta hiện hữu khắp mọi ngóc ngách của tâm thức, con người thường tự hào rằng: ngôn ngữ là phương tiện tối ưu để truyền thông với nhau nhưng thực chất có mấy ai "nghe" được khúc ca của ngôn ngữ? Khi đã thấu được cái khúc ca này, rõ ràng sẽ thấy được rằng: Ngôn ngữ chính là rào cản lớn nhất của muôn loại, cái rào cản này tựu trung chỉ do bản ngã. Giữa người và người với nhau cũng chia thành nhiều ngôn ngữ để truyền đạt, có mấy ai tự hỏi: Núi, Sông, Biển hay vạn vật khác người cũng có riêng ngôn ngữ?
    Như vậy, nghe theo ngôn ngữ và tri thức có phải gọi là nghe? Tri thức chính là kinh nghiệm mà hể là kinh nghiệm thì đó là sự hạn chế của trí huệ. Tại sao kỳ vậy? Vì rằng kinh nghiệm nếu có ắt sẽ phải hiện hữu cùng thời gian, bỏ thời gian ra thì kinh nghiệm chỉ còn là..chữ không có trong tự điển
    Thời gian hôm nay chính là quá khứ của vị lai và cũng chính là vị lai trong quá khứ. Vậy nghe, phải chăng là phải lắng đọng cả thời gian và không gian? Để kết thúc bài luận vớ vẫn này tôi xin trích lại câu nói của một thiên tài đang quảng cáo cho một hãng điện thoại nổi tiếng đang dùng hệ CDMA thay vì GSM: Nge là thấy.
    theheRATTre
  7. Lochness

    Lochness Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2003
    Bài viết:
    245
    Đã được thích:
    0
    Hẳn là bạn là đệ tử của Krishnamurti khi viết những dòng này.
    Còn những cái sau chắc cũng nhai lại từ đâu( kiểu tư tưởng Phật).
    Để viết những cái đó, tôi có thể viết tỷ thứ ...
    Vô thiên lủng ra
    Cũng không định viết, nhưng vào trang Web nào cũng thấy toàn nhai lại những điều cũ rích, lạc hậu và khó thực hiện. Kiểu như tư duy kiểu Phật và hiền triết Á đông đang là mốt trên các trang mạng tiếng Việt thì phải.
    HÌnh như không ai cập nhật những kiến thức hiện đại. Không khéo mạng lại là thùng rác cao cấp của những tư duy bị ngộ nhận là hiện đại chỉ dành cho những người yếm thế của Phưong Tây được viết từ cả chục năm trước va kô có ý nghĩa thực tiễn.
    Buồn thay!!
  8. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Việc dochanhvan lý có là đệ tử của Krishnamurti hay không thì không rõ, nhưng anh ta có nói một số điều về Krishnamurti trong cái bài Tham thiền của box này, có lẽ vì vậy bạn mới phán đoán ra là anh ta là đệ tử của Krishnamurti, nói chung là bạn hơi bị vội vàng.
    Đúng vậy, việc nói đến Thiền hay Phật giáo là một model trong các trang web Việt Nam là điều có thật. Nhưng việc đánh giá đây là những điều cũ rích và lạc hậu và chủ trương yếm thế là hoàn toàn sai lầm (Việc yếm thế hay không thì chắc để cho các nhà sư Phật giáo giải thích, tôi không muốn nói thêm). Tôi biết phong trào tập Yoga hay Thiền bùng lên ở Phương Tây từ thập niên 50-60 cơ, và đến nay vẫn còn đang mạnh mẽ, Kể cả những nước Đông Âu cũng có những nghiên cứu về vấn đề này (Đặc biệt là Bulgarie). Đến nay cũng chưa phải là nguội lạnh đâu nhé.
    Còn tiền đề ban đầu để tôi đưa chủ đề này lên lại không liên quan gì đến Phật giáo hay Thiền cả mà từ cuống "Truyền Thông, Kỹ năng và Phương tiện" của nhóm Biên Dịch Thời Đại và Đại chủng viện Sao biển xuất bản. Vì cảm thấy điều này ít được mọi người trên diễn đàn quan tâm nên tôi mới cắt dán một bài có liên quan đến model hiện nay là Thiền của TS Nhất Hạnh vào để nuôi cái chủ đề sắp bị chết chìm này.
    Tôi còn một cái thắc mắc nữa là: Tại sao lỗ tai con người không bao giờ đóng lại thế mà người ta không chịu nghe, còn cái miệng có thể đóng lại nhưng người ta lại không bao giờ đóng?
    Chào thân ái và chúc bạn mạnh khoẻ.
  9. dochanhvanly

    dochanhvanly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2004
    Bài viết:
    221
    Đã được thích:
    0
    [/quote]
    Tôi còn một cái thắc mắc nữa là: Tại sao lỗ tai con người không bao giờ đóng lại thế mà người ta không chịu nghe, còn cái miệng có thể đóng lại nhưng người ta lại không bao giờ đóng?
    Chào thân ái và chúc bạn mạnh khoẻ.
    [/quote]
    Lại động tâm! Tâm tôi có động không khi viết những dòng này chỉ cho riêng bạn?
  10. Lochness

    Lochness Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2003
    Bài viết:
    245
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi bạn cuonglhvt nhé. Mình chỉ định đối thoại lại với bài của bạn dochanhvanly thôi.
    Nếu không có cái chuyện bất cân xứng giữa hoạt động của tai và miệng thì box này buồn lắm thay.
    Lúc nào cũng đúng cũng chán nốt.
    Chào thân ái và quyết thắng!!
    Được lochness sửa chữa / chuyển vào 15:07 ngày 14/03/2004

Chia sẻ trang này