1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Làm gì để cải thiện khả năng lắng nghe của mình?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi cuonglhvt, 06/12/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Lochness

    Lochness Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2003
    Bài viết:
    245
    Đã được thích:
    0
  2. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Bạn dochanhvanly có vẻ thích cái chữ "động tâm" (của Huệ Năng) và lập đi lặp lại rất nhiều lần thế nhỉ?
    Thế bạn có biết rằng bàn tay lúc nào cũng nắm hoặc lúc nào cũng xoè là một dạng "dị dạng" không? (cái này là lấy từ giai thoại Thiền mà ra đấy).
    Còn thế nào là động tâm thì tôi sẽ thảo luận với bạn trong dịp khác, bây giờ thì đói rồi.
  3. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Tôi thử giải đáp công án "tâm động" của Huệ Năng và cố gắng đưa lĩnh vực "lắng nghe" vào.
    Để giải thích về các quá trình nhận thức (sai lầm) Phật giáo đưa ra thuyết về Ngũ Uẩn.
    Sắc (vật chất),
    thọ (cảm giác),
    tưởng (liên tưởng đến những cái tương tự trong quá khứ),
    hành (hình dung ra cái mới),
    thức (tri giác hoàn chỉnh và có phần sai lầm).
    Sở dĩ có sự nhận thức sai lệch là do quá trình tưởng (tâm động) , ở đây có điểm tương đồng với tâm lý học hiện gọi là "ảo tưởng chủ kiến".
    Tôi sẽ đưa ra một ví dụ về "lắng nghe" có tâm động:
    Chẳng hạn khi bạn nghe một thành ngữ chữ Hán là "Lang bạt kỳ hồ" chẳng hạn:
    Bản thân từ này là "sắc".
    Cảm giác của thính giác khi bạn nghe từ này là "thọ".
    Khi bạn nghe chữ này nếu bạn không rõ lắm về chứ Hán bạn sẽ liên tưởng đến những từ mà bạn đã biết "lang thang", "phiêu bạt", "giang hồ". Đây là "tưởng", cũng chính là "tâm động".
    Khi bạn đã liên tưởng đến những từ này thì bạn sẽ tổng hợp phán đoán ra một ý nghĩa riêng cho thành ngữ này (chẳng hạn như "lang thang phiêu bạt giang hồ"). Đây là "hành".
    Khi đã phán đoán xong bạn sẽ đưa nó vào bộ nhớ và áp dụng. Đây là "thức".
    Và bạn đã hoàn chỉnh một quá trình nhận thức sai lầm. Trong khi đó nghĩa đúng của "lang" là "con sói", "bạt" là "đạp", "kỳ" là "của nó", "hồ" là "cái miếng da dưới cổ". "Lang bạt kỳ hồ" là "Con sói đạp miếng da dưới cổ của nó" nghĩa bóng là "Sự lúng túng, và vướng mắc".
  4. dochanhvanly

    dochanhvanly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2004
    Bài viết:
    221
    Đã được thích:
    0
    Đối với các giai thoại thiền thi mình chỉ đọc ít thôi, cái giai thoại mà bạn đưa ra bên trên về cái nắm và cái xoè tay, mình nhớ là đã có đọc qua rồi. Tuy nhiên, do lâu ngày mình chẳng còn nhớ chính xác nữa. Mặt khác, đối với mình hiện tại, đang dị ứng với nhiều printed document lắm, nếu nói thêm sẽ dài và cũng sẽ chẳng đi đến đâu, chỉ biết rằng trước đây mình rất tôn thờ những kinh nghiệm được các vị tiền bối nhọc công sức ghi chép lại, đọc riết thấy loạn cả lên, đúng thật là văn chương và chữ nghĩa nó có thể khuynh đảo nhiều thứ lắm...
    Có một câu hỏi xưa kia mình có đặt ra cho một vị hoà thượng theo tông của Minh Đăng Quang: Nếu không tiếp cận, trao dồi tu dưỡng tri thức qua các kiến thức đã để lại (mình tạm cho là printed document đi nha) thì làm sao minh được? ông ấy chỉ mỉm cười và hỏi ngược lại: Tại sao cậu không thử đi? Ấy thế là chỉ câu nói đó làm mình mất mấy chục năm để khám phá, tìm tòi.. và rồi cuối cùng mình mới phát hiện rằng mình đã bị loạn. Bỗng nhiên, chớt nhớ đến Kim Dung xếnh xáng khi tả đoạn truyện mà hồi còn thời sinh viên rất thích đọc: Vô kỵ sau khi học được Thái cực quyền và Thái Cực Kiếm, Trương Tam Phong hỏi y nhớ được bao nhiêu, y trả lời rằng y đã quên hết!
    theheRATTre
    Time is running out from my life, I''ve nothing left except these non-sense words
  5. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Trong topic này và topic "tham thiền" bạn dochanhvanly luôn cho rằng những câu hỏi làm cho "tâm động" và người hỏi "tâm động". Vậy tôi hỏi bạn: Khi đức Phật thuyết Pháp, đứng trước một câu hỏi, ngài luôn lắng nghe và đôi khi im lặng hoặc hỏi lại. Vậy việc ngài hỏi lại như vậy ngài có "tâm động" hay làm cho người nghe "tâm động" hay không. Thực chất đôi khi câu hỏi là một câu trả lời đầy ý nghĩa (dĩ nhiên là tôi chẳng đề cập đến các câu hỏi của tôi đâu nhé).
  6. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    LẮNG NGHE VÀ GHI CHÚ.​
    Đối với những cuộc hội họp hoặc những bài giảng tại lớp.
    - Nên dùng nhiều chữ viết tắt và các ký hiệu tốc ký càng nhiều càng tốt.
    - Khi ghi chú không nên ghi nguyên câu chữ mà phải nắm được ý chính. Làm sao để nắm ý chính.
    + Dùng tiến trình loại bỏ để loại ngay những chi tiết rườm không cần thiết. Ví dụ: "chẳng hạn...", "bạn có thể thấy trong trường hợp của...".
    + Nhận ra tuần tự của thông tin truyền đạt. Chẳng hạn diễn dịch (ý chính-->ví dụ), quy nạp (ví dụ-->ý chính).
    - Ngay sau buổi học hoặc buổi họp, phải dịch bản ghi chú của bạn ra thành văn bản chính thức ngay, nếu để lâu thì có thể bạn sẽ quên một số chi tiết hoặc nhầm lẫn
    Đối với những cuộc điện thoại:
    Phải nắm bắt ngay những chi tiết thông tin (thời điểm, nơi chốn, số lượng, tên,...) và ghi chú ngay tức khắc. Nên có mẫu điền thông báo điện thoại.
  7. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    LẮNG NGHE, SỰ IM LẶNG VÀ SỰ KHÁC BIỆT VỀ NỀN VĂN HÓA.
    Giữ im lặng hòan tòan thường dẫn đến sự hiểu lầm.
    Trong xã hộI phương Đông, im lặng thường được dùng như dấu hiệu của sự kính trọng. Điều này thấy rất rõ trong trường học, học sinh không được nói khi thầy giáo đang nói.
    NgườI phương Tây không thích những khỏang trống, hoặc sự im lặng trong giao tiếp.
    Một giám đốc giỏI phảI làm sao cho mọI việc họat động như một máy đồng hồ, trong khi đó người Pô-li-nê-di hòan tòan vui sướng được yên lặng dài dài trước khi có việc khác.
    Sự yên lặng còn được dùng như một phương tiện chứng tỏ sự đối lập, phản kháng. Có những trường hợp hai vợ chồng sống với nhau cả năm trời mà không nói với nhau một lời nào. Và dĩ nhiên đó là những đôi vợ chồng không hạnh phúc.
  8. dochanhvanly

    dochanhvanly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2004
    Bài viết:
    221
    Đã được thích:
    0
    Do truyền tụng lại, Sỹ Đạt Ta tự cho mình thành chánh quả, mặt khác, his followers lại chia ra thêm mấy nhánh nữa và từ đó có khá nhiều giai thoại khi ông thuyết pháp, bên mật tông có những câu chuyện, nếu thời đại ngày nay xét ra sẽ có vô số điểm mâu thuẫn. Và, nhiều người theo phật học hiện tại cũng có khá nhiều quan điểm trái ngược nhau, ngay cả ngày sinh nhật của Sỹ Đạt Ta cũng lại tranh cải và rồi sau đó kéo theo là hàng loạt các giới ràng buộc giữa đại thừa và tiểu thừa cũng khác nhau nốt.
    Từ tâm động được tôi nhắc đến nhiều lần nhằm mục đích để nói một trạng thái nào đó mà tôi đang cho nó là (As it''s to be). Còn đối với vấn đề bạn nêu ở bên trên, theo thiễn ý của tôi đó cũng không khác chi tác giả họ muốn figure out some points, nếu bạn đừng quá chú tâm đến nó, bạn sẽ thấy nó như là nó. Nhưng trước đó, bạn sẽ thấy nó nghịch lý, và rồi từ nghịch lý đó, bạn dần sẽ phát hiện ra nó như nó là.
    Nói thêm một điểm nữa cho bạn rõ: do logic của chúng ta hiện kế thừa từ kho nhân loại mà theo phật giáo gọi đó là kho a lại gia, cái logic hiện tại ngày càng phong phú, đến đổi nó có thể khiến ta dùng hàng loạt các phương tiện để mổ xẽ các vấn đề của tiền nhân theo cái chiều mà ta tự cho là khoa học nhất. Đó, đó chính là điểm mà bạn thấy các nhà khoa học nổi tiếng xưa với nay mặc dù chưa bao giờ khác lên mình bộ áo cà sa nhưng có thể đưa ra hàng loạt các câu nói kinh điển không khác chi mấy ông hoà thượng ở trong chùa!
    Tôi sẽ tiếp với bạn thêm, nhưng e rằng phải chuyển topic vì nếu không, cái nghe ở đây nó sẽ biến tướng giống như đã từng biến tướng một khi chủ thể lan rộng ra. Nó (sự biến tướng) cũng giống như những câu nói và mĩm cười im lặng đầy bí ẫn của ông Cồ Đàm khi xưa. Nhưng, nếu bạn không còn thấy "tướng" biến của nó nữa thì cứ tiếp tục ở đây.
    theheARATTre
  9. buddha__vn

    buddha__vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2003
    Bài viết:
    236
    Đã được thích:
    0
    Xin chào các bạn!
    Các bạn tranh luận về PP vui vẻ lắm, các bạn cứ tiếp tục tranh luận với nhau tiếp đi nhé!
    Tôi sẽ đứng ngoài xem!
    Khi nào có hứng thú sẽ tham gia cùng các bạn!
    Ba chấm như sao sáng!Móc ngang tợ trăng tà!Đọa sa hay thành Phật!Cũng từ đó mà ra!
  10. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    To bác budha_vn: Chúng tôi đang thảo luận về "lắng nghe", còn PP là chuyện tình cờ có nhiều điểm tương đồng.
    To dochanhvanly: Nếu như bạn thảo luận để có thể người ta hiểu mình và mình có thể hiểu người ta thì đáng tiếc rằng ở vế thứ nhất hình như bạn đã thất bại. Tôi có câu này tặng bạn: "Hãy suy nghĩ như một nhà bác học, nhưng hãy nói sao cho một kẻ ngu dốt nhất cũng có thể hiểu được". Bạn đừng cho rằng PP là một điều gì khó hiểu, nếu vậy thì đã không được giới bình dân đi theo.
    Thân ái.

Chia sẻ trang này