1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Làm gì để cải thiện khả năng lắng nghe của mình?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi cuonglhvt, 06/12/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. dochanhvanly

    dochanhvanly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2004
    Bài viết:
    221
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi bạn vì tối qua, trong khi ngồi viết, tôi như đang mơ đến những cơn mơ mà quên feedback cho bạn. Mặc dù tôi còn trẻ, nhưng dạo này tôi hay quên lắm, dường như sắp bị lẫn mất rồi chăng?
    Bạn rõ ràng là người còn rất trẻ, tôi dám cược rằng bạn trẻ hơn tôi ít nhất là gần 10 năm. Có liên quan gì giữa bài viết này và tuổi của bạn? Thưa, có đấy. Thường thường, điều khiến người ta có thể nhận ra một cách dễ dàng ở giới trẻ là có tâm nhiệt huyết, dễ bị kích động, nhưng tuổi trẻ cũng là cái tuổi để cho bọn già có cơ hội gán ghép với đủ thứ các danh từ nhắc ra chán lắm.
    Khi tôi đọc và feedback trên topic này của bạn đưa ra, nếu bạn để ý, tôi dùng từ printed document nhiều lần để không muốn nhắc đến những công việc đầy thành tâm của bạn đưa ra, đó là Cut & Paste. Công việc rõ ràng đang tiến triển rất tốt, và tôi, kẻ đang LẮNG nghe theo cái kiểu của tôi, THẤY cần phải KỂ lại những cái tôi ĐÃ nghe được từ bạn nói (Cut & Paste), ấy thế là những dòng chữ vớ vấn của tôi đã xuất hiện, vì là vớ vẫn tự nhiên trở thành khó hiểu, sự khó hiểu này có thể giải thích theo kiểu như vậy: Bạn đang mong chờ sự xuất hiện tương đồng nào đó để có thể NHANH chóng nhận biết, thế nhưng cái bạn mong chờ lại không match được với cái bạn đã có (cái vớ vẫn của tôi), giống như trong tiếng Anh, một từ nào đó ta ngộ nhận là âm đó, và rồi ta cứ cho nhập tâm đó là cái âm đúng và thế rồi khi người khác phát ra từ đó với một âm hơi khác (tôi muốn nói đến thứ tiếng Anh của người Ấn Độ) ta lại thấy đó là sự khó hiểu.
    Tôi rất đồng ý với các trích dẫn của bạn, nhất là tiểu mục đánh số 3, Kiến thức. Tôi gọi đó là một phạm trù cho nó (cũng giống như trong các ngành khoa học về toán, ta có từ giá trị tuyệt đối) tại sao vậy? Trong ngành kỹ thuật, ngôn ngữ đâu thể diễn đạt hết mọi thứ cho hơn mấy tỷ người hiểu cả với nhau? Nhưng mọi người vẫn có thể hiểu được qua bảng vẽ, xưa người ta dùng hình vẽ để thông ngôn được với nhau qua những vấn đề đơn thuần, nhưng đối với kỹ thuật, người ta phải quy định với nhau qua những phạm trù, những phạm trù này không thống nhất được với nhau, thì sự thông sẽ bị tắt lại một bên. Tôi lấy ví dụ nhé, nào là mặt cắt, mặt dựng, mặt cắt đối phản.. Nếu như trong người nghe không có được những phạm trù đó thì làm sao thông?
    Quay lại vấn đề liên quan đến PP (tôi đồ rằng chữ này viết tắt của Phật Pháp), tôi không nói PP là điều gì đó khó hiểu mà cũng không hề nói đó là thứ đơn giản, đề tài này sẽ là một đề tài vô cùng lớn, có thể mời bạn có nick là ông phật VN cùng tham gia cho vui, tôi phải đi rồi, hẹn lại sau nhé.
    theheATTre
    Time is running out from my life, I''''ve nothing left except these non-sense words
  2. buddha__vn

    buddha__vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2003
    Bài viết:
    236
    Đã được thích:
    0
    Ô! thì ra "lắng nghe" không liên quan gì đến Phật Pháp à?
    Ba chấm như sao sáng!Móc ngang tợ trăng tà!Đọa sa hay thành Phật!Cũng từ đó mà ra!
  3. neufriend

    neufriend Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/06/2003
    Bài viết:
    379
    Đã được thích:
    0
    Các bạn viết dài quá , nó cũng nhiều cái hay. CÒn giở là ko biết đọc bao lâu. Nhung theo mình hiểu , đây là các bạn đang bàn luận lắng nghe theo nghĩa đen. Thế còn lắng nghe theo nghĩa bóng thì sao?
    Xin được chỉ giáo
    Thanks
  4. dochanhvanly

    dochanhvanly Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2004
    Bài viết:
    221
    Đã được thích:
    0
    Nếu bạn chịu mất tí thời gian để đọc lại toàn bộ các threads post ở box này thì bạn sẽ tìm ra được câu trả lời
  5. buddha__vn

    buddha__vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2003
    Bài viết:
    236
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn cuonglhvt!
    Không biết bạn có biết đến vấn đề tôn trọng tự do tư tưởng của người khác, hay vấn đề thuyết pháp vô tâm của Đạo Phật không?
    Ba chấm như sao sáng!Móc ngang tợ trăng tà!Đọa sa hay thành Phật!Cũng từ đó mà ra!
  6. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Chào bác dochanhvanly,
    Việc bác đoán tuổi của tôi không chừng cũng là "động tâm" mất rồi. Không sao, người Việt chúng ta việc xác định giới tính, tuổi tác và địa vị xã hội rất quan trọng trong việc xưng hô và rất có thể bác lớn tuổi hơn tôi (việc trước đây tôi gọi bác bằng "bạn" còn gọi ông buddha_vn là "bác" là vì đó là tôi thể hiện sự kính trọng của tôi với một "cái tên"). Tuy nhiên theo tôi nghĩ thì thông tin cá nhân không giúp nhiều lắm cho chủ đề, đôi khi còn gây ra thành kiến.
    Như thế nào gọi là "rất trẻ" nhỉ? Trên TTVNOL những người "rất trẻ" là lớp đang độ 18 đôi mươi, thậm chí có một số em thiếu niên cũng tham gia. Nhưng tuổi 18 đôi mươi thì tôi đã đi qua từ lâu rồi.
    Bởi vì bác nói là bác "còn trẻ" và theo ngu ý của tôi thì người trên 45 tuổi không bao giờ gọi người trẻ hơn mình khoảng 10 tuổi là "rất trẻ" cả nên tôi đoán rằng bác cũng chưa tới 45 tuổi.
    Thông thường để đánh giá con người qua tuổi tác người ta hay dùng địa vị xã hội để làm mốc tham chiếu. Chẳng hạn tuổi của tôi người ta dùng chữ "rất trẻ" nếu tôi là một vị Giám đốc. Bác lớn hơn tôi khoảng 10 tuổi thì người ta sẽ gọi là bác "rất trẻ" nếu bác là một vị nguyên thủ quốc gia.
    Nói dài dòng như vậy tôi nghĩ là bác cũng có thể đoán được tuổi của tôi. Nói tóm lại: tôi đủ lớn khôn để hiểu một điều không dính dáng đến chủ đề này: "Mong ước của chúng ta để bù đắp công lao sinh thành dưỡng dục của cha mẹ thực ra là "ảo tưởng"".
    Cho phép tôi "động tâm" một chút: Nếu tôi đoán không lầm thì bác là người miền Trung hoặc miền Nam thì phải?
  7. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Thực ra tôi không hề có ý định phân đoạn các bài viết của mình, bởi vì thực chất có rất nhiều "nguồn" khác nhau, và tôi cũng không tập hợp chúng lại thành một tài liệu hoàn chỉnh mà chỉ đưa ra một từng đoạn tôi đã đọc để thảo luận. Vả lại ngay từ bài đầu cái quan trọng nhất tôi đưa ra là một câu hỏi. Không biết các bác có đọc câu hỏi ấy của tôi không nhỉ?
    Thực chất, đối thoại với bác dochanhvanly tôi như đối thoại với "hư không". Bác có phải là người theo Krisnamurti hay không tôi không rõ, nhưng rõ ràng đọc văn của Krisnamurti thì dễ hiểu hơn văn của bác nhiều. Cho một ví dụ nhé:
    "Tri thức là một tia sáng giữa hai vùng tối, nhưng tri thức không thể vượt lên và cũng không thể vượt qua vùng tối. Kiến thức cần thiết cho kỹ thuật cũng giống như than đá cần cho đầu máy xe lửa, nhưng nó không thể đạt tới cái điều bí ẩn, cái không biết. Điều bí ẩn không thể nắm bắt, trong cái lưới của điều đã biết. Cần phải gạt qua một bên cái tri thức để cái vô tri hiển lộ. Nhưng từ bỏ kiến thức của mình thật là khó biết bao..."(Trích "Krisnamurti bàn về cuộc sống - TRI THỨC").
    Thực chất khi đọc đoạn trên tôi tự đặt cho mình câu hỏi: "Cái vô tri quan trọng với ông ta vậy sao?". Còn đối với dochanhvanly, thực sự câu cú bác đưa ra sắp xếp tôi chẳng có chỗ nào để phản đối hay tán đồng. Thành ra nghe chỉ để mà nghe thôi.
  8. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    BIẾT RỒI! KHỔ LẮM! NÓI MÃI!​
    Nếu tìm hiểu về bản thân mình ta thấy ta không nói "biết rồi" lúc người khác đang nói đã biết. Thực chất ta nói "biết rồi" khi ta không muốn nghe nữa hoặc giả ta đang đợi đến lượt mình nói. Câu "biết rồi" ta thường nói có thể được người đang nói dịch ra là "Tôi chẳng muốn nghe anh nói nữa".
    Bạn thử xem, bạn có thể thấy rằng khi lắng nghe người khác, bạn sẽ vui vẻ hơn nhiều. Bạn sẽ nghe mọi thứ họ phải nói thay vì cắt ngang. Còn gì nữa? Do bạn đang lắng nghe chú tâm hơn, người nói cảm nhận được kỹ năng lắng nghe của bạn và bắt đầu thoải mái với bạn. Bớt căng thẳng sẽ khiến bạn thấy dễ dàng thoải mái với họ.
    (Trích lược "99 điều không đáng bận tâm")
  9. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    HÃY ĐỂ HỌ NÓI​
    Nhu cầu "được lắng nghe" là nhu cầu nếu không thỏa mãn được thì dễ xung đột lắm.
    Tôi đã hỏi rất nhiều bạn trẻ xem họ có cảm thấy "thực sự được lắng nghe hay không?", và không mấy ngạc nhiên khi rất ít người trả lời là "có".
    Hãy để người khác nói vì cơ bản đó là phép lịch sự và làm người khác hạnh phúc chính là làm cho mình hạnh phúc. Nếu bạn để cho họ nói và ta lắng nghe, ai cũng là người chiến thắng.
    (Trích lược: 99 điều không đáng bận tâm)
    Được cuonglhvt sửa chữa / chuyển vào 09:04 ngày 20/03/2004
    Được cuonglhvt sửa chữa / chuyển vào 09:06 ngày 20/03/2004
  10. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    LẮNG NGHE SÂU SẮC.​
    Đôi khi trong lúc người ta đang nói bạn đang nghĩ đến việc khác hoặc đang chờ đến lượt mình.
    Đôi khi bạn lại liên tưởng đến điều mình đã biết: "Cái này mình biết rồi", "Cái này sai rồi".
    Tâm tưởng ta "bận rộn" với đủ thứ ngổn ngang. Thực ra lắng nghe sâu sắc không khó, bạn càng ít gắng sức thì càng thành công. Những việc bạn cần làm là rũ sạch đầu óc, thư giãn và đồng thời phải thực sự "bên cạnh" người nói.
    Lưu ý: Nếu bạn đã có thể lắng nghe sâu sắc. Hãy thông cảm với người khác. Luôn luôn ý thức rằng, có thể họ cũng đang "lắng nghe sâu sắc" ta.
    (Trích lược: 99 điều không đáng bận tâm)

Chia sẻ trang này