1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

LÀM GÌ ĐỂ KHÔI PHỤC THỜI KỲ HƯNG THỊNH CỦA BÌNH ĐỊNH GIA

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi thanhdat37, 02/07/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ngocchau37

    ngocchau37 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/07/2008
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0
    Cái cậu này nói mãi chẳng hiểu gì cả, cái clip của cậu là nói về võ thuật cổ truyền Bình Định Nói chung,còn chủ để này của Tôi là Võ Phái Bình ĐỊnh Gia của Cụ Quang Ốc nổi tiếng 1 thời,
  2. ngocchau37

    ngocchau37 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/07/2008
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0
  3. haitest

    haitest Thành viên quen thuộc Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/01/2008
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    0


    50 người ko phải là nhiều đâu ông bạn. Thời huy hoàng của Bình Định Gia, trong Nhà văn hoá Hà Đông lúc đông nhất cũng phải lên tới gần trăm mạng. Cả tầng 1, tầng 2 sảnh, cả ngoài sân. Còn ở lò võ ngoài trường Việt nam Angieri thì đông vô kể. Thời đó mỗi lần Đại hội môn phái, các lò võ khắc các tỉnh miền Bắc và miền Trung kéo về kín cả sân trường Việt An. Tớ bắt đầu theo học trong Nhà văn hoá Hà Đông từ năm 90, lớp đầu tiên của nhà văn hoá luôn. Về sau thì còn ra tập 1 tuần vài buổi đêm ở ngoài lò nữa do chính thầy Hiệp dạy. Ba thì dạy từ 8 - 10h30h, thầy Hiệp dạy bọn tớ từ 11h đến 1 h đêm (lúc đó bọn tớ toàn là trợ giáo hết cả rồi - Tớ là thằng thi được 18 điểm từ đai tím nhảy thẳng lên đai vàng đỏ đầu tiên và duy nhất ở nhà văn hoá Hà Đông, chưa thi lên đai đỏ những vẫn đc đeo đai đỏ làm trợ giáo ^ ^ ). Đến năm 94, thầy Hiệp bị tai nạn mất, từ đó phong trào đi xuống hẳn. Tớ nghỉ trước đó một thời gian. Còn những trụ cột như thầy Toàn sau cũng giải nghệ thì phải. Thầy Hải béo thì về sau phát triển theo con đường Pencak silat và làm cả trọng tài môn này. Thầy Thành thì về sau nghe đâu là quyền chấp chưởng môn. Còn một số trụ cột nữa toàn là đệ tử ruột của thầy Hiệp cũng tứ tán dần. Anh Long thì nghe nói là trước đó ko ngó ngàng đến võ vẽ gì cả. Chỉ sau khi thầy Hiệp mất mới bắt đầu nối nghiệp gia truyền. Rồi là các đại ka Hải thơ, Thắng trố...cũng dần phiêu bạt hết....

    Nhớ lại hồi đó nhiều kỷ niệm. Hồi năm 92 có Hội khoẻ Phù Đổng, quân ta kéo ra biểu diễn ở cầu Trắng Hà Đông, ngay trước cửa Tỉnh Uỷ, có quay cả phim lên chương trình Hà Tây. Biểu diễn một bài tập thể là Lục Thể Tấn, 1 bài gậy côn độc diễn là Côn Trận. Cả lớp chọn ra 3 thằng tập lên tập xuống cả ở Nhà văn hoá cả ở ngoài lò, sau đó lại chọn lấy một thằng, và tớ được chọn [:P] . Biểu diễn thử chán ở Nhà văn hoá ko sao. Đến lúc biểu diễn thật quay phim, bài tập thể thì ngon lành, đến bài Côn trận, tớ vác con gậy song bước ra chỗ ống kính trước bao nhiêu con mắt chăm chú, đi được mấy đường tự nhiên thấy đầu óc mình cứ mơ mơ đi =)) (Lần đầu tiên biểu diễn trước bà con ở ngoài đường, lại còn quay phim :)) ). Thế là quên tịt ko còn nhớ tí gì nữa. Về sau cứ huơ chân múa tay loạn cả lên, toàn là bịa, trông buồn cười. Được một lúc thì quyết định làm động tác chào để kết thúc bài =)) . Trên đường về thầy Thành lùn thì ko nói gì, nhưng thằng cha trợ giáo Thành mái tre thì chưởi lên chưởi xuống đến là nhục. Thế là hôm ấy đếch được lên tivi, tivi quay mỗi đoạn bài Lục Thể Tấn mà cũng chả nhìn thấy mình đâu. Tiếc hùi hụi.. :))

    Còn một lần thì cũng buồn cười (đợt đấy mình với mấy thằng cùng lớp đã lên làm trợ giáo ở nhà văn hoá rồi). Hôm ấy mình đi muộn, vừa cầm cái túi quần áo vào võ đường chưa kịp thay, thấy một đồng chí lạ hoắc đang đứng quát tháo 1 bọn học sinh. Mình chưa kịp định thần thì hắn quát luôn mình, hỏi mình sao đi muộn thế, rồi bắt mình vào hàng bật cóc =)) Mình chỉ cười cười rồi rúc vào đằng sau thay quần áo và lôi bọn học sinh của mình ra quát. Hắn cứ trố mắt ra nhìn. Chết cười, hoá ra thằng chả cũng mới lên trợ giáo ở Việt An, quân của Ba, mới được điều vào trong này... :))

    Nghĩ lại nhiều lúc cũng thấy tiếc, nhưng đúng là từ khi thầy Hiệp mất thì tự nhiên nhiều người bắt đầu nản, và phong trào yếu dần. Đúng ra thầy Hiệp còn thụ giáo nhiều món võ ở ngoài hơn cả Ba. Ko những giỏi ghề mà còn rất giỏi về tâm lý, lại quan hệ rộng, nhất là với công an. Gây dựng phong trào cũng tốt. Cứ thỉnh thoảng 1, 2 tháng thầy Hiệp lại vào nhà văn hoá để nói chuyện với môn sinh. Cứ mỗi lần nghe anh ấy nói chuyện xong là độ máu, độ nhiệt tình của thằng nào cũng tăng gấp mấy lần. Thầy Hiệp ra đi là một tổn thất quá lớn đối với môn phái Bình Định Gia. Môn phải BĐG ở Nhà văn hoá Hà Đông từ sau đợt đó một thời gian cũng ko còn duy trì nữa!... Mới đó mà đã gần 20 chục năm rồi. Tự nhiên hôm nay vào topic này lại thấy nhớ ghê....
  4. haitest

    haitest Thành viên quen thuộc Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/01/2008
    Bài viết:
    890
    Đã được thích:
    0


    50 người ko phải là nhiều đâu ông bạn. Thời huy hoàng của Bình Định Gia, trong Nhà văn hoá Hà Đông lúc đông nhất cũng phải lên tới gần trăm mạng. Cả tầng 1, tầng 2 sảnh, cả ngoài sân. Còn ở lò võ ngoài trường Việt nam Angieri thì đông vô kể. Thời đó mỗi lần Đại hội môn phái, các lò võ khắc các tỉnh miền Bắc và miền Trung kéo về kín cả sân trường Việt An. Tớ bắt đầu theo học trong Nhà văn hoá Hà Đông từ năm 90, lớp đầu tiên của nhà văn hoá luôn. Về sau thì còn ra tập 1 tuần vài buổi đêm ở ngoài lò nữa do chính thầy Hiệp dạy. Ba thì dạy từ 8 - 10h30h, thầy Hiệp dạy bọn tớ từ 11h đến 1 h đêm (lúc đó bọn tớ toàn là trợ giáo hết cả rồi - Tớ là thằng thi được 18 điểm từ đai tím nhảy thẳng lên đai vàng đỏ đầu tiên và duy nhất ở nhà văn hoá Hà Đông, chưa thi lên đai đỏ những vẫn đc đeo đai đỏ làm trợ giáo ^ ^ ). Đến năm 94, thầy Hiệp bị tai nạn mất, từ đó phong trào đi xuống hẳn. Tớ nghỉ trước đó một thời gian. Còn những trụ cột như thầy Toàn sau cũng giải nghệ thì phải. Thầy Hải béo thì về sau phát triển theo con đường Pencak silat và làm cả trọng tài môn này. Thầy Thành thì về sau nghe đâu là quyền chấp chưởng môn. Còn một số trụ cột nữa toàn là đệ tử ruột của thầy Hiệp cũng tứ tán dần. Anh Long thì nghe nói là trước đó ko ngó ngàng đến võ vẽ gì cả. Chỉ sau khi thầy Hiệp mất mới bắt đầu nối nghiệp gia truyền. Rồi là các đại ka Hải thơ, Thắng trố...cũng dần phiêu bạt hết....

    Nhớ lại hồi đó nhiều kỷ niệm. Hồi năm 92 có Hội khoẻ Phù Đổng, quân ta kéo ra biểu diễn ở cầu Trắng Hà Đông, ngay trước cửa Tỉnh Uỷ, có quay cả phim lên chương trình Hà Tây. Biểu diễn một bài tập thể là Lục Thể Tấn, 1 bài gậy côn độc diễn là Côn Trận. Cả lớp chọn ra 3 thằng tập lên tập xuống cả ở Nhà văn hoá cả ở ngoài lò, sau đó lại chọn lấy một thằng, và tớ được chọn [:P] . Biểu diễn thử chán ở Nhà văn hoá ko sao. Đến lúc biểu diễn thật quay phim, bài tập thể thì ngon lành, đến bài Côn trận, tớ vác con gậy song bước ra chỗ ống kính trước bao nhiêu con mắt chăm chú, đi được mấy đường tự nhiên thấy đầu óc mình cứ mơ mơ đi =)) (Lần đầu tiên biểu diễn trước bà con ở ngoài đường, lại còn quay phim :)) ). Thế là quên tịt ko còn nhớ tí gì nữa. Về sau cứ huơ chân múa tay loạn cả lên, toàn là bịa, trông buồn cười. Được một lúc thì quyết định làm động tác chào để kết thúc bài =)) . Trên đường về thầy Thành lùn thì ko nói gì, nhưng thằng cha trợ giáo Thành mái tre thì chưởi lên chưởi xuống đến là nhục. Thế là hôm ấy đếch được lên tivi, tivi quay mỗi đoạn bài Lục Thể Tấn mà cũng chả nhìn thấy mình đâu. Tiếc hùi hụi.. :))

    Còn một lần thì cũng buồn cười (đợt đấy mình với mấy thằng cùng lớp đã lên làm trợ giáo ở nhà văn hoá rồi). Hôm ấy mình đi muộn, vừa cầm cái túi quần áo vào võ đường chưa kịp thay, thấy một đồng chí lạ hoắc đang đứng quát tháo 1 bọn học sinh. Mình chưa kịp định thần thì hắn quát luôn mình, hỏi mình sao đi muộn thế, rồi bắt mình vào hàng bật cóc =)) Mình chỉ cười cười rồi rúc vào đằng sau thay quần áo và lôi bọn học sinh của mình ra quát. Hắn cứ trố mắt ra nhìn. Chết cười, hoá ra thằng chả cũng mới lên trợ giáo ở Việt An, quân của Ba, mới được điều vào trong này... :))

    Nghĩ lại nhiều lúc cũng thấy tiếc, nhưng đúng là từ khi thầy Hiệp mất thì tự nhiên nhiều người bắt đầu nản, và phong trào yếu dần. Đúng ra thầy Hiệp còn thụ giáo nhiều món võ ở ngoài hơn cả Ba. Ko những giỏi ghề mà còn rất giỏi về tâm lý, lại quan hệ rộng, nhất là với công an. Gây dựng phong trào cũng tốt. Cứ thỉnh thoảng 1, 2 tháng thầy Hiệp lại vào nhà văn hoá để nói chuyện với môn sinh. Cứ mỗi lần nghe anh ấy nói chuyện xong là độ máu, độ nhiệt tình của thằng nào cũng tăng gấp mấy lần. Thầy Hiệp ra đi là một tổn thất quá lớn đối với môn phái Bình Định Gia. Môn phải BĐG ở Nhà văn hoá Hà Đông từ sau đợt đó một thời gian cũng ko còn duy trì nữa!... Mới đó mà đã gần 20 chục năm rồi. Tự nhiên hôm nay vào topic này lại thấy nhớ ghê....

Chia sẻ trang này