1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Làm lại chóp mới cho đỉnh Phanxipăng

Chủ đề trong 'Du lịch' bởi chim_lac_viet, 09/01/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hanel18

    hanel18 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/12/2007
    Bài viết:
    143
    Đã được thích:
    0
    Hoan hô giơ cả 2 tay
  2. yoursake

    yoursake Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    12/08/2004
    Bài viết:
    760
    Đã được thích:
    7
    Tất cả các hành động thiết thực hướng đến xây dựng và phát triển cộng đồng E ủng hộ 2 tay.
    Em xin được PR & maketing cho topic này
  3. chim_lac_viet

    chim_lac_viet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2006
    Bài viết:
    1.037
    Đã được thích:
    1
    Chim vừa đọc được tin này trên báo Lao động xong.
    Post để cả nhà cùng xem
    [​IMG]
    Chúng ta đang làm một việc cần thiết đấy, không rỗi hơi đâu.
  4. yoursake

    yoursake Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    12/08/2004
    Bài viết:
    760
    Đã được thích:
    7
    THÔNG TIN ĐỈNH PHANXIPANG

    Đỉnh Phanxipang - Nóc nhà Việt Nam[/size=4]
    Phan-Si-Păng nằm trên dãy Hoàng Liên Sơn, theo tiếng địa phương là Hua-Si-Pan, có nghĩa phiến đá khổng lồ chênh vênh. Phan-Si-Păng với đỉnh cao 3143m là ngọn núi cao nhất Việt Nam và của cả Đông Dương. Do đó, Phan-Si-Păng được coi là nóc nhà Đông Dương. Muốn chinh phục đỉnh Phan-Si-Păng xin mời theo Tour du lịch sinh thái, đó là con đường mở ra cho những ai có lòng khám phá vẻ đẹp hoang dã của thiên nhiên cũng là dịp được thử sức mình. Đường lên Phan-Si-Păng không có vách đá, núi tuyết mà chỉ có dốc trơn trợt, rừng um tùm, ẩm ướt, lạnh lẽo.

    Nơi đây có khu bảo tồn thiên nhiên gồm những cánh rừng ôn đới với loại tùng hoa vàng rực rỡ và rừng cận nhiệt đới. Đây là môi trường sống của 2024 loài thực vật, 327 loài động vật quý hiếm gồm nhiều loài thú, bò sát, lưỡng thê và sâu bọ. Đến đây bạn được nhìn thấy một số loài thú, loài chim quý hiếm như cu rốc mép đỏ, sẻ đeo nơ, két mỏ trắng v.v?Với chiều dài 280km từ Phong Thổ đến Hòa Bình, chiều ngang chân núi rộng nhất khoảng 75km, hẹp là 45km, gồm ba khối, khối Bạch Mộc Lương Tử, khối Phan Si Păng và khối Pú Luông. Cả mái nhà đồ sộ này ẩn chứa bao điều kỳ lạ, nhưng kỳ lạ và bí ẩn nhất, chính là đỉnh Phan Si Păng?

    Dưới chân núi là những cây gạo, cây mít, cây cơi với mật độ khá dầy tạo nên những địa danh Cốc Lếu (Cốc Gạo), Cốc San (Cốc Mít)?Từ đây đến độ cao 700m là vành đai nhiệt đới có những vạt rừng nguyên sinh rậm rạp, dây leo chằng chịt. Từ 700m trở lên là tầng cây hạt trần như cây pơmu, có những cây ba, bốn người ôm không xuể, cao khoảng 50-60m, tuổi đời tới vài trăm năm. Pơmu (ngọc am) được mệnh danh là mỏ vàng của Lào Cai. Bên cạnh pơmu, còn nhiều loại gỗ quý hiếm khác như: lãnh sam, thiết sam, liễu sam, kim sam, thông đỏ, hoàng đàn?Các cây lá kim ken đầy với cây gỗ nhỏ trụi, thân luôn sũng nước vì càng lên cao, càng hay mưa, có năm cả Phan Si Păng mưa suốt một tháng liền. Xen lẫn với rừng lá kim, là các loại hoa đỗ quyên, phong lan, hoàng anh rực rỡ. Hầu như bốn mùa, cả SaPa đều ngập tràn trong muôn sắc các loài hoa: lay ơn, thược dược, bgônha, estcola? là những thứ hoa dưới đồng bằng hiếm có. Riêng hoa đỗ quyên có tới bốn chi với hai chục loài khác nhau. Có nơi đỗ quyên chi chít, rực rỡ cả núi rừng. Ở nước ta có 111 chi phong lan và 643 loài thì riêng Phan Si Păng có tới 330 loài.

    Lên cao 2.400m, gió mây quyện hoà với cây rừng, có lúc xòe tay ta tưởng đã nắm được mây. Từ độ cao 2.800m, mây mù bỗng tan biến, bầu trời quang đãng, trong xanh. Chỉ có gió thổi làm cho thảm thực vật phải dán mình vào đá. Phủ kín mặt đất là trúc lùn, những bụi trúc thấp khoảng 25-30cm, cả thân cây trơ trụi, phần ngọn có một chút lá phất phơ, nên loài trúc này gọi là trúc phất trần. Xen kẽ là một số cây thuộc họ cói, họ hoa hồng, họ hoàng liên?Đất xương xẩu trơ cả gốc, gió thổi không ngớt, khí hậu lạnh giá?

    Trên điểm cao 2.963m có cột mốc đánh dấu năm 1905 người Pháp đã tới chinh phục đỉnh cao. Lên cao nữa là một khối đá khổng lồ, được kê lên bởi những hòn đá nhỏ tựa chiếc bàn. Đỉnh Phan Si Păng đấy! Tiếng địa phương gọi "Hua-si-pan", nghĩa là phiến đá lớn khổng lồ nằm chênh vênh. Đỉnh Phan Si Păng cao ngất giữa trời mây được kết cấu bởi những phiến đá như vậy. Phan Si Păng được ví là nóc nhà Việt Nam và của Đông Dương sừng sững đang chinh phục lòng ham mê leo núi của các du khách ưa mạo hiểm.

    Một ước mơ - Phanxipang
    Phanxipăng là đỉnh núi cao nhất Đông Dương với độ cao 3.143 m.

    Du khách muốn chinh phục ngọn núi có thể đi theo các tour của các công ty lữ hành chuyên nghiệp hoặc với sự dẫn đường của người bản xứ. Dịp này, nhà leo núi sẽ được tận hưởng phong cảnh lãng mạn giữa chốn hoang vu. Lộ trình leo núi có thể bắt đầu từ Hà Nội đến Lào Cai bằng tàu hỏa trên quãng đường dài 333 km. Rồi từ Lào Cai, du khách lên Sapa bằng ôtô qua 38 km. Sau đó từ Sapa đến đỉnh đèo Trạm Tôn hoặc ít phổ biến hơn là khu du lịch Cát Cát bằng ôtô hoặc xe ôm. Tại đây có một người dân tộc H?Tmong, Dao làm nghề cửu vạn phục vụ khách leo núi.

    Trước kia từ Sapa lên đỉnh Phanxipăng và quay trở về mất khoảng 5-6 ngày. Hiện nay, thời gian tổng cộng của chuyến leo núi chỉ còn 3 ngày, thậm chí 2 ngày hoặc với những người thành thạo và sức khỏe tốt thì có thể thực hiện trong một ngày. Nhưng hành trình phổ biến nhất với khách du lịch hiện nay là ba ngày. Sáng đầu tiên, khách đi ôtô từ Sapa đến đỉnh đèo Trạm Tôn. Bắt đầu chuyến leo núi ở đó, đi xuyên qua các dãy núi, du khách sẽ dừng chân ở một địa điểm cao khoảng 1.900 m cạnh suối, sau đó cùng cắm trại, nấu ăn và nghỉ qua đêm ở đây.

    Ngày thứ hai, khách sẽ leo lên tới đỉnh Phanxipăng cao 3.143 m và nghỉ ăn trưa trên đỉnh, đây là quãng đường vất vả nhất trong toàn bộ cuộc hành trình. Sau đó du khách quay về trại nghỉ đêm thứ hai. Ngày thứ ba từ trại quay về Sapa theo một đường khác. Xe sẽ đón du khách ở chân núi đưa về Sapa. Mỗi đoàn leo núi sẽ có ít nhất hai hướng dẫn viên hoặc người dẫn đường. Ngày thứ hai khi du khách lên đỉnh Phanxipăng, một trong hai người sẽ ở lại trại nấu ăn.

    Ở gần đỉnh núi, du khách có thể hái măng về cho bữa ăn. Việc nấu nướng cũng rất khó khăn, du khách phải đi kiếm củi, làm bếp. Ban đêm thường mưa và nhiệt độ hạ xuống rất thấp. Một quy định cho các nhà leo núi ở đây là không được xả rác trong rừng, tất cả sẽ được mang theo rồi đốt đi. Những người chinh phục đỉnh núi này cần sức khoẻ, lòng can đảm, sự sẵn sàng chịu đựng khó khăn. Các vật dụng hữu ích cho cuộc leo núi này gồm giày leo núi, áo mưa, lều, túi ngủ, thuốc men cá nhân, kẹo ngọt ăn để tăng glucose trong máu khi leo núi giúp giảm cảm giác tức ngực và khó thở khi lên cao. Việc hạn chế số lượng đồ dùng cá nhân giúp giảm trọng lực và làm việc leo núi dễ dàng. Thời điểm để chinh phục Phanxipăng thích hợp là từ tháng 9 năm trước đến tháng 3 năm sau. Tuy nhiên, đường lên nóc nhà Đông Dương đẹp nhất là vào khoảng cuối tháng 2, khi các loài hoa đua nhau nở rộ.

  5. chim_lac_viet

    chim_lac_viet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2006
    Bài viết:
    1.037
    Đã được thích:
    1
    Chào tất cả mọi người. Sáng nay, Chim đã fax lên VQG HLS nói về ý định làm chóp mới của đỉnh Fan của chúng ta và yêu cầu trên đó trả lời đồng ý bằng văn bản. Anh GĐ cũng nói là rất muốn có chóp mới cho đỉnh Fan trước Tết Nguyên đán, trên đó cũng đã cho người dọn dẹp sạch sẽ đỉnh trong mấy ngày vừa rồi nên không còn những mảnh vỡ nữa.
    Và đây là bản đồng ý anh ấy vừa fax cho Chim xong:
    [​IMG]
    Như vậy là mọi thắc mắc của các bạn và lăn tăn của chúng ta về thủ tục đã được giải quyết ổn thỏa rồi. Chim sẽ giao bản fax này lại cho anh tabalo. Công việc gấp lắm rồi.
  6. daisy84

    daisy84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/10/2007
    Bài viết:
    150
    Đã được thích:
    0
    Hay quá các bác ơi, được nửa chặng đường rồi. Mong chóp mới từng ngày....
  7. chieucongvien_nho

    chieucongvien_nho Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/01/2006
    Bài viết:
    85
    Đã được thích:
    1
    Em hoan nghênh nhiệm vụ mà các bác đang triển khai, em thì thấy nên tính toán, thiết kế sao cho chóp thật đẹp, bền, có ý nghĩa, vậy em có thêm 1 số ý kiến:
    - Logo và nội dung in trên chóp là gì ?
    - Chất liệu mực in trên chóp (tốt nhất là dập nổi) ?
    - Liên kết giữa chóp và phiến đá trên đỉnh (trên chóp định cắm cờ, nên liên kết phải đảm bảo bền vững), liệu có mỏm đá nào đủ phẳng 60x60 để khoan bắt vít không ?
    - Liên kết của chính cái chóp (tôn dầy 3mm với khung thép của chóp), trên đó nhiệt độ rất thấp, liệu hàn có đủ độ bền, có bị ròn hoá khi quá lạnh ?
    Em thì em thích chóp đúc liền 1 khối bằng đồng hoặc thép không rỉ hơn (như kiểu chùa Đồng trên đỉnh Yên Tử), vừa chắc vừa bền, nhưng hơi đắt :D
  8. tabalo

    tabalo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/06/2003
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    4
    Xin chào các bạn,
    Về việc làm cái chóp, sau buổi off hôm chủ nhật, chúng tôi đã thống nhất các ý kiến sau:
    1. Đồng lòng cùng làm cái chóp và kêu gọi tất cả những ai quan tâm cùng chung tay.
    2. Thiết kế
    Thiết kế đơn giản như cái chóp ban đầu, thông tin trên chóp sẽ chỉ là Fansipan , 3143 m và có một ngôi sao nhỏ ở trên chóp theo nguyên tắc càng đơn giản càng trường tồn với thời gian.
    Thiết kế này sẽ được các cơ quan có liên quan trên FSP duyệt trước.
    Các thiết kế kỹ thuật để đảm bảo cái chóp được gắn chặt và an toàn.
    Thiết kế mỹ thuật sẽ do Hà Bigcircle đảm nhiệm. Thiết kế kỹ thuật do bạn moctui đảm nhiệm phối hợp với Hà.
    Sẽ không có mực hoặc sơn phủ gì cả, các chữ chỉ được ăn mòn điện hoá và giữ nguyên cái chất ánh kim của inox như cái chóp cũ.
    Sẽ không có lỗ để cắm cờ vì nếu khoan cái lỗ sẽ mất cái nhọn của chóp, vả lại cái chóp nên có tính biểu trưng cao.
    Thiết kế này tuyệt đối không có bất kỳ một dòng chữ, hình ảnh nào mà có thể làm cho mọi người hiểu nhầm là do ai đó tài trợ
    3. Tài chính
    Dự trù chi phí cho cái chóp sẽ khoảng 6-7 triệu. max là 10 triệu.
    Rất mong các bạn cùng chung tay góp sức. Btc sẽ công khai các chi phí. Số tiền thiếu so với dự trù sẽ cùng được chia đều cho những những người cam kết như sau
    - Ta ba lo
    - Quang
    Hoan nghênh các bạn tham gia trong nhóm góp sức và nhóm cam kết !!!
    Tài khoản chuyển tiền là
    Chủ TK: LÊ HỒNG QUANG
    Số TK: 12010000126414 - Sở Giao dịch Ngân Hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
    4. Tổ chức
    Về phẩn tổ chức, dự kiến, vườn quốc gia sẽ phối hợp cùng các công ty du lịch, chính quyền địa phương thực hiện dự án này. Nhiệm vụ của chúng ta chỉ là làm cái chóp và bàn giao tại Sapa. Dự kiến sẽ hoàn thành việc này trước Tết để họ đặt lên trên đỉnh.
    Như vậy, phân công cụ thể sẽ bao gồm:
    Tabalo: chủ trì chung, kêu gọi sự đóng góp của mọi người
    Liên hệ với vườn quốc gia, chính quyền địa phương: Quang
    Thiết kế mỹ thuật: Hà bigcircle
    Thiết kế kỹ thuật và thi công: Moctui.
    Thiết kế mỹ thuật và kỹ thuật cần thực hiện trong tuần này để trên Sapa duyệt thiết kế, tuần sau sẽ là tuần thi công và bàn giao vào cuối tuần.
    Ý tưởng này sẽ được kêu gọi cùng góp sức trên các diễn đàn khác nhưng sẽ không mang danh của bất kỳ một ai, một diễn đàn hoặc một nhóm nào mà chỉ là sự đóng góp của tất cả những ai yêu Fan si pan
    Rất mong và xin cảm ơn sự đóng góp của các bạn.
  9. candyduong

    candyduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2006
    Bài viết:
    855
    Đã được thích:
    0
    "Chim cò" sẵn sàng ủng hộ việc làm lại chóp mới cho Fan. Mai chim cò sẽ off thu tiền và chuyển vào tk để các bác sớm cân đối chi phí.
    Nhớ mãi cái chóp bạc huyền thoại ngày nào:
    [​IMG]
  10. casanova0611

    casanova0611 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    16/10/2003
    Bài viết:
    727
    Đã được thích:
    1
    Hùng béo, nếu anh không viết những dòng trên, tôi đã nghĩ anh khác cơ!

Chia sẻ trang này