1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Làm mạch in 1 mặt - Quá dễ

Chủ đề trong 'Điện - Điện tử - Viễn thông' bởi pic, 24/04/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. pic

    pic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/04/2004
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
    Làm mạch in 1 mặt - Quá dễ

    Tôi có một chiêu này làm mạch in 1 mặt , đọc được trên internet rồi tự làm và cải tiến, mách các bạn nào chịu khó và ham thích thì thử làm xem.
    Các giai đoạn làm như sau

    1. tạo hình in mạch lên bản đồng ( khó nhất đấy !)
    Lấy mảnh giấy nilon để ép plastic ảnh, bóc đôi ra, dùng máy in laser in hình mạch lên đó, nếu hình cần in diện tích nhỏ thì dán mảnh plastic đó lên tờ giấy A4 bằng băng dính rồi in, nhớ in lên mặt mờ ấy nhé, máy in phải để chế độ in đi giấy thẳng, kẻo giấy cuốn vào trục sấy nhé.
    Bản đồng dùng giấy ráp nước đánh sạch, lau khô.Úp mặt của tờ film có mực đường mạch in lên tấm đồng.
    Lật ngửa cái bàn là, cắm điện cho nóng ( nhưng đừng quá nhé, phải thử rồi sẽ có kinh nghiệm) đặt tấm đồng có film lên, khi nóng lên rồi thì dùng một miếng vải gấp lại miết từ trong ra ngoài để đuổi không khí ra và mực laser dính lên đồng.
    Để nguội rồi bóc tấm film ra, mực sẽ ăn lại còn film thì bóc ra dễ dàng.
    Sấy lại bằng bàn là 1 lần nữa cho mực chảy ra dính chắc
    dùng bút dạ không xóa loại vẽ lên kính ( Hiệu STAEDTLER, mác LUMOCOLOR permanent màu đen )mà tô lại chỗ mạch nào bị bong. thế là xong công đoạn 1
    NHỚ IN MẶT NHÌN TỪ TRÊN XUỐNG (TOP LAYER) KHI CHUYỂN LÊN ĐỒNG THÌ SẼ RA MẶT BOTTOM)
    2. ăn mòn mạch bằng dung dịch FeCl3 mua ở Hàng Hòm ( Hà nội)
    3. Khoan lỗ bằng máy khoan bàn

    Tôi làm một tấm mạch chỉ mất # 1,5 giờ thôi chủ yếu là chờ cho ăn mòn xong.

    Mạch in có nét khoảng 0.5 mm trở lên làm được. nhỏ hơn thì dễ đứt nét.
    Các bạn thử nhé.
  2. martenzi

    martenzi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    806
    Đã được thích:
    0
    không dùng bàn ủi hơi nuớc,kể cả khi hết nước !!!!
    hỏng rồi sẽ biết !!!
  3. thangnguyenpv

    thangnguyenpv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2003
    Bài viết:
    126
    Đã được thích:
    0
    Còn giai đoạn mạ lỗ thì sao.Nếu không mạ thì hàn chân linh kiện khó lắm.
    À, bác ơi, in bắng HP1100, để hướng giấy ra thẳng. em sợ rằng nhiệt ở trống ép nóng quá làm nilông của tấm film đó chảy mất, --> hư máy in
  4. pic

    pic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/04/2004
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
    khon ghong may in dau, toi da in nhieu lan tren may HP 4L, HP1200 ma nilon khong chay dau, giay ep plátic no chiu nhiet tot lam
  5. Sha

    Sha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2001
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Có một cách như sau để loại bỏ nguy cơ chảy miếng plastic:
    - Đến hàng văn phòng phẩm hỏi mua mấy tờ giấy dán khổ A4 (loại để in label như là tomy ấy nhưng nhớ hỏi khổ A4 cho đễ in).
    - Về nhà bóc bỏ phần giấy trắng (có chất dính) đi, giữ lại phần giấy màu vàng.
    - In mạch lên cái mặt màu vàng (rất trơn và bóng).
    - Làm các bước còn lại như là bạn gì đã hướng dẫn (nhớ phải đánh sạch và bóng mặt đồng). Tôi thường dùng thuốc đánh bóng kim loại, kết quả rất tốt.
    - Khi sử dụng bàn là thì nên đệm thêm một tờ giấy lên trên cái tờ có chứa mạch in, cần làm vài lần để có kinh nghiệm về thời gian là.
    Cách làm trên có thể làm được các mạch khá phức tạp, với các đường dây rất nhỏ (càng nhỏ càng dễ làm). Tuy nhiên nhớ phải kiểm tra và dùng bút dạ kính hoặc sơn sửa lại những điểm nào bị đứt.
  6. opentdoors

    opentdoors Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/01/2004
    Bài viết:
    1.205
    Đã được thích:
    0
    Tôi thì rất đơn giản, vẽ trên Protel PCB xong, in ra 1 tờ giấy, dán lên bản đồng, lấy khoan 0.8mm xoáy 1 cái làm dấu.
    Dùng bút vẽ bán đầy ngoài chợ giời vẽ, tôi vẽ đường đi xuyên qua chân IC cũng không khó.
    Để khô, sau đó tô lại 1 lần nữa cho chắc, lấy dao lam rạch các đường gần nhau có nguy cơ chập.
    Rửa mạch.
    Khoan xuyên qua mặt bên kia. Lấy xăng thơm rửa sạch.
    Xong. Lấy Cồn hoà với nhựa thông lau mạch rồi hàn.
    Đó là mạch đơn giản. Mạch phức tạp như có sử dụng khe ISA hay DRAM, thì dùng Orcad vẽ rồi đặt in cho xong.
    Được opentdoors sửa chữa / chuyển vào 01:37 ngày 09/05/2004
  7. thangnguyenpv

    thangnguyenpv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2003
    Bài viết:
    126
    Đã được thích:
    0
    Ý em hỏi là lớp mạ ở chân linh kiện á, nếu khồn có thì chì sẽ khó dính vào mặt đồng lắm.
  8. nmtbk

    nmtbk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2003
    Bài viết:
    114
    Đã được thích:
    0
    Tại sao lại không thử áp dụng cho mạch in hai mặt nhỉ?
    Mong các bác cho thêm chút kinh nghiệm về make PCB!!!!
    Thanks!
  9. nmtbk

    nmtbk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2003
    Bài viết:
    114
    Đã được thích:
    0
    ờ mà theo kinh nghiệm của tôi thì FeCl3 ăn mòn lâu lắm,
    có ai đã thử axit HNO3 chưa, siêu nhanh (vài phút), tôi còn phải pha loãng ra không thì bay sạch) rưng mà tôi vẽ bằng nhựa đường, chưa thử với mực máy in bao giờ. Ai test thử đi!!!!
  10. thangnguyenpv

    thangnguyenpv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2003
    Bài viết:
    126
    Đã được thích:
    0
    Không bác nào trả lời câu hỏi của em à.
    Em thấy một số mạch người ta sản xuất, khi gỡ chân linh kiên ra, trên lớp đồng còn có lớp mạ, khi hàn thì chì chỉ dính vào lớp mạ thui, không dính vào lớp đồng... vậy phài làm nhue thế nào để được như người ta.
    và em hỏi thêm câu nữa, Khi khoan lỗ trên tấm đồng 1 mặt, nên khoan từ hướng đồng qua Bakelit hay là từ Bakelit qua đồng. ???

Chia sẻ trang này