1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Làm mứt khéo

Chủ đề trong 'Lâm Đồng' bởi Milou, 11/06/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Làm mứt khéo

    Làm mứt khéo
    Nghề đang phát triển ở Đà Lạt
    Nếu như cách đây ít lâu, du khách đến Đà Lạt muốn mua mứt khéo chỉ có cách là vào chợ Đà Lạt thì nay, mứt khéo đã phát triển mạnh, bán ở khắp nơi. Thậm chí thành phố du lịch này còn hình thành một con đường nôm na gọi là đường Lò Mứt, nhưng tên thực là Phù Đổng Thiên Vương chuyên bán các loại mứt.

    Mứt đang là đặc sản địa phương được coi như một sản phẩm du lịch chủ yếu bán cho khoảng 1 triệu khách đến Đà Lạt hàng năm, nhất là du khách trong nước vì ngon và rẻ. Theo ước tính, Đà Lạt hiện có đến hàng trăm lò mứt khéo. Các lò mứt tại thành phố này chủ yếu là làm bằng phương pháp thủ công. Tuy nhiên, hầu hết các lò mứt đều có nhãn hiệu và có đăng ký chất lượng tại cơ quan quản lý chất lượng thực phẩm địa phương. Song chất lượng của tất cả các lò thì không đồng đều với nhau, có mứt ngon và mứt dở. Nhưng những người sành sỏi cho rằng chỉ có khoảng 10 lò mứt ngon nhất mà thôi.

    Các loại mứt được sản xuất tại Đà Lạt cũng khá đa dạng và độc đáo so với các địa phương có truyền thống về làm mứt khác. Mứt ở đây bao gồm mứt dâu, mứt mận, atiso, đào, xoài, đào dòn, đào tiên, đào sữa, hồng khô, dâu tằm, nho Mỹ, sơ ri... Bà Vũ Thị Thu Hương, chủ lò mứt Quỳnh Như nói: "Mùa nào thức ấy, chúng tôi làm mứt chủ yếu từ những thứ mà địa phương rất sẵn như đào, mận, atiso, sơri, dâu tây, dâu tằm... Ngoài ra là những trái cây mà các nơi khác đưa về".

    Khác với các nơi khác ở VN mà mùa làm mứt chủ yếu là mùa trước Tết, tại Đà Lạt, các lò mứt làm mứt quanh năm. Từ tháng 11 năm trước đến tháng 5 của năm sau là mùa làm mứt dâu, trà atiso vì trùng với mùa thu hoạch các sản vật này. Tháng 6 là tháng làm mứt dâu tằm và mứt đào vì đào sau khi hết hoa đã cho quả đến kỳ thu hoạch. Từ tháng 7 cho đến hè, làm mứt khoai lang. Tháng 9 và tháng 10 , các lò quay sang làm mứt chùm ruột và món chanh cam thảo.

    Nghề làm mứt rất vất vả. Nhất là vào mùa làm mứt dâu, mùa kéo dài nhất trong năm. Tại lò mứt Quỳnh Như, mỗi ngày trong mùa thu hoạch rộ dâu tây có thể sản xuất được 3 tạ mứt. Thường người trồng dâu hay hái dâu vào buổi trưa vì buổi sáng sớm, họ phải tưới nước vào dâu để rửa trái cho bớt thuốc trừ sâu bệnh, để đến trưa, trái dâu khô mới hái. Hái xong, chuyển dâu về đến lò mứt là khoảng 3 giờ. Tất cả mọi người trong lò được huy động để vặt cuống dâu, rửa dâu, để ráo. Khoảng 6 giờ chiều là vào công đoạn rim đường. Một mẻ dâu rim đường rất lâu, từ 6 giờ chiều hôm trước cho đến 4 giờ sáng hôm sau mới xong. Kế đó, mứt được để nguội khoảng 4 giờ đồng hồ và 8 giờ sáng mới nguội hẳn. Bấy giờ mới có thể múc mứt cho vào hũ được. Vì thế, người làm mứt phải thay nhau canh lửa rim đường của lò mứt suốt đêm và chỉ được ngủ vào thời gian chờ cho mứt nguội.

    Mỗi lò mứt có thể giải quyết việc làm cho khoảng 5-15 người, nhiều hơn thì 15-20 người. Tiền công là 400.000 đồng một tháng và bao luôn ăn ở. Tính ra, các lò mứt ở thành phố này đã giải quyết thêm khá nhiều chỗ làm việc cho lực lượng lao động địa phương. Hơn nữa, có thể giải quyết được những sản phẩm vào lúc mùa rộ bán tươi quá rẻ và nhiều khi phải đổ bỏ vì không kịp bán, hư hỏng.

    Các lò mứt hiện nay đều có mục tiêu là bám vào lượng khách du lịch đến Đà Lạt để cung cấp sản phẩm, rất ít lò bán ra cho các mối lái ngoài tỉnh vì sức tiêu thụ không bao nhiêu.Chính vì bám vào các du khách nên các lò mứt cũng rất chú ý đến việc giới thiệu sản phẩm như là một sản phẩm du lịch hơn là các sản phẩm tiêu dùng thông thường. Tại đường Phù Đổng Thiên Vương, khách du lịch sau khi thăm thú vườn hoa thành phố hay đến Thung lũng Tình Yêu trở về đều có thể ghé vào bất cứ một cửa hàng nào. Dù mua hay không cũng được nếm thỏa thích các loại mứt dâu, mứt đào, mứt cà na, khô nai, mứt sơri...

    Kế đó là nếm các loại nước mật dâu hay nước ép dâu pha với đá, trà atiso. Du khách có thể nghỉ ngơi ở các cửa hàng này rất thoải mái. Tuy nhiên, khó có du khách nào lại ra về tay không. Với giá khoảng 20.000 đồng một hộp mứt các loại hay khoảng 20.000 đến 30.000 đ/kg mứt dâu, 5000 đồng một gói trà atiso, 30.000 đồng một lít mật dâu, có nghĩa là khá phù hợp với túi tiền nên du khách cũng không khó khăn gì khi phải bỏ tiền ra để mua sắm. Có lò mứt còn tổ chức tour riêng giới thiệu cho du khách vừa thăm quan vườn dâu, vừa thăm nơi làm mứt và thậm chí tổ chức cả dịch vụ ăn uống. Lò Thu Liễu còn cung cấp thêm phấn hoa trinh nữ và rượu cần Tây Nguyên cho du khách, giao hàng tận nơi theo yêu cầu.

    Tuy nhiên, người mua mứt Đà Lạt vẫn mong muốn sẽ có một cơ sở lớn, sản xuất công nghiệp cung cấp các loại mứt cho họ. Bởi vì cho dù đang phát triển nhưng với kiểu làm ăn nhỏ lẻ như hiện nay thì các lò mứt thủ công địa phương khó lòng đảm bảo tất cả đều an toàn vệ sinh thực phẩm. Hơn nữa, cũng cần quảng bá cho mứt Đà Lạt ở một tầm xa hơn, có thể bán rộng rãi khắp nơi như kiểu bánh đậu Hải Dương, bánh cốm Hà Nội.

    An Yên



  2. thongxanh

    thongxanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/01/2002
    Bài viết:
    1.299
    Đã được thích:
    0
    Ủa, ủa, Milou là người ở đâu thế.
    Autumn Moonlight

Chia sẻ trang này