1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Làm người là khó - Đoàn Duy Thành

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi chimawan, 11/05/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. chimawan

    chimawan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2006
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0
    Anh Đinh Đức Thiện, con người thông minh, tính tình thẳng thắn, bộc trực. Khi làm Bộ trưởng Giao thông vận tải, mỗi khi xuống Hải Phòng, anh đến thăm tôi, kể rất nhiều chuyện trong nhà tù, trong kháng chiến chống Pháp, nhất là trong chiến tranh chống Mỹ. Khi anh phụ trách hậu cần, chuẩn bị chiến dịch Hồ Chí Minh, những sáng kiến táo bạo của anh trong việc tích trữ đạn pháo các loại, nhất là đạn pháo 130 ly. Anh nói: ?oMình chuẩn bị đánh chúng sao cho ba đời chúng còn khiếp pháo của tao?. Anh hay đọc thơ cho tôi nghe. Thơ anh viết hay, có nhiều góc cạnh châm biếm rất vui, kể cả thơ châm biếm ông anh Lê Đức Thọ làm tổ chức...
    Tôi rất quý anh và anh cũng mến tôi. Khi sinh thời, đã nghỉ hưu, anh cũng hay đến tôi chơi và bảo tôi lại nhà chơi. Nay thỉnh thoảng tôi cũng đến thắp hương cho anh, tưởng nhớ một con người hết lòng cho đất nước.
    Tôi bàn tiếp với anh Tạo để ra nghị quyết về ?okhoán sản? trong nông nghiệp. Anh Tạo đưa ra Thành uỷ bàn nhiều kì họp. Vẫn còn 4 Thành uỷ viên không đồng ý. Anh Tạo trao đổi với tôi tiếp tục tranh thủ sự đồng tình của anh Trường Chinh. Tôi đã hỏi ý kiến anh Lê Duẩn, Tổng Bí thư, sau 3 giờ báo cáo. Anh Ba nghe rất kĩ và đồng tình ngay (tôi sẽ nói kĩ trong chương ?oAnh Ba với Hải Phòng?). Anh Phạm Văn Đồng coi như đã đồng ý rồi. Anh rất vui, chỉ hỏi anh Ba, anh Trường Chinh ý kiến thế nào? (Tôi sẽ nói kĩ trong chương ?ocác đồng chí Bộ Chính trị lúc đó với Hải Phòng?).
    Để từng bước xoay chuyển tình hình, tôi bàn với anh Tạo cho chia huyện An Thuỵ ra, huyện Kiến Thuỵ nhập với thị xã Đồ Sơn vừa có thị xã vừa có huyện, gọi là huyện Đồ Sơn. Huyện An Lão cũ nhập với thị xã Kiến An, gọi là huyện Kiến An. Trước mắt giải quyết mâu thuẫn triền miên của huyện An Thuỵ. Bước sau sẽ tách hai thị xã Kiến An và Đồ Sơn đưa lên thành Quận. Còn hai huyện Kiến Thuỵ, An Lão trở lại huyện cũ theo truyền thống. Thành uỷ và Uỷ ban thành phố mời đồng chí Vũ Trọng Kiên, Trưởng ban Tổ chức Chính phủ xuống Hải Phòng làm việc một ngày, đồng chí Vũ Trọng Kiên đồng ý trình Chính phủ phê duyệt.
    Tháng 3-1980 hai huyện mới được thành lập. Đồng chí Vũ Ngọc Làn, Bí thư Huyện uỷ Kiến An, sẽ nhận chỉ đạo điểm nghị quyết khoán. Đồng chí Nguyễn Đình Nhiên, Bí thư Thị xã Đồ Sơn về làm Bí thư Huyện uỷ Đồ Sơn.
    Tôi đã báo cáo anh Trường Chinh 2, 3 lần, anh tỏ vẻ không phản đối. Một lần anh Trường Chinh đi xem bắn tập tên lửa thật ở Hải Phòng, tôi đưa anh đi xem tại Đồ Sơn. Trưa ăn cơm chỉ có hai người, tôi lại đem vấn đề khoán ra xin ý kiến anh. Tôi cảm giác anh không vui, nhưng anh không nói vào khoán. Anh kể chuyện huyện Xuân Trường, quê anh với thái độ gay gắt, phê bình huyện này buông lỏng quản lí, để hợp tác xã khoán lung tung, không có kỉ cương gì... Tôi biết là anh phê bình tôi. Tôi chuyển sang báo cáo công việc khác, về làm kinh tế, về Cảng...
    Anh Tạo kể lại hôm họp Quốc hội, (anh Tạo và tôi đều là đại biểu Quốc hội khoá VII) giờ nghỉ giải lao, anh Trường Chinh gọi anh Tạo ra ngoài phê phán rất gay gắt: ?oAnh định phá hết hợp tác xã nông nghiệp ở Hải Phòng và cả nước à??. Anh Tạo bảo tôi: ?ogay lắm!? Nhưng tôi một mặt mời anh Trường Chinh về thăm Hải Phòng, lấy thực tế thuyết phục, mặt khác bảo đồng chí Nguyễn Đình Nhiên ra nghị quyết của Huyện uỷ về khoán, dựa vào nghị quyết dự thảo của Thành uỷ mà viết.
    Anh Nhiên do dự, nhưng sau hai, ba ngày anh lên Hải Phòng gặp tôi, mời tôi về Huyện bàn việc ra nghị quyết. Tôi báo cáo anh Tạo việc này, anh Tạo tỏ ý không đồng tình và bảo: ?oCậu Nhiên không ổn đâu. Hồi tôi làm Tổ chức Trung ương, tôi biết cậu này?. Tôi trình bày lại với anh Tạo. Việc khoán đã chín muồi lắm rồi, cứ cho một huyện ra nghị quyết trước, để lấy ý kiến từ cơ sở, thêm áp lực với trên. Anh Tạo nể tôi, bảo ?oThôi tùy anh?. Tôi nói với anh Tạo nếu trên có hỏi, anh cứ bảo chủ tịch thành phố cho làm. Anh tỏ vẻ không vui, nói ?oNếu có trách nhiệm là trách nhiệm chung?. Hôm sau anh Nhiên lên thành phố hỏi tôi: ?oAnh Tạo có đồng ý không??. Tôi nói anh Tạo đồng ý rồi, nhưng có vấn đề đấy, cần làm thận trọng, đừng để xảy ra phức tạp.
    Huyện Đồ sơn ra nghị quyết được 32 ngày thì Ban Thường vụ ra nghị quyết 24 nổi tiếng về ?okhoán? trong nông nghiệp, làm cơ sở cho chỉ thị 100 của ban Bí thư tháng 11981 về khoán sản phẩm trong nông nghiệp cho nhóm lao động và lao động xã viên và làm cơ sở cho nghị quyết khoán 10 tháng 4-1988 của Bộ Chính trị khoá VI về ?okhoán 10?.
  2. chimawan

    chimawan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2006
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0
    Cuộc đấu tranh cho một cái mới ra đời thật quá vất vả, khó khăn. Trong thời kì chuẩn bị ra nghị quyết, các huyện ngoại thành, nhất là huyện Tiên lãng, xã Đoàn Xá Đồ sơn, xã Hưng Đạo, huyện An Lão nghe thành phố bàn khoán, tình hình sản xuất bức xúc, hợp tác xã cứ tạm cho khoán từng phần, mỗi xã để dành một số ruộng khoán để rút kinh nghiệm.
    Các đoàn kiểm tra của Trung ương về Hải Phòng ngày càng đông, đoàn đồng tình, đoàn lưỡng lự, đoàn phản đối, đủ các loại. Quần chúng thì phán khởi. Tỉnh Hải Hưng, một tỉnh nông nghiệp lớn bên cạnh Hải Phòng. Đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ tuyên bố ?oNếu có dây thép gai tôi sẽ rào luồng gió độc của Hải Phòng thổi sang?. Nhưng các huyện của Hải hưng. các đồng chí Bí thư, chủ tịch lén lút xuống Hải Phòng học kinh nghiệm khoán.
    Các anh trong Bộ Chính trị như Đại tướng Võ Nguyên Giáp, anh Nguyễn Duy Trinh, anh Trần Quốc Hoàn... đều xuống nghiên cứu khoán. Anh Giáp, anh Trinh tỏ ý đồng tình ngay. Anh Trần Quốc Hoàn hỏi rất sâu và tỏ vẻ lưỡng lự, nói: ?oThiếu lương thực thì phải làm thôi?. Các anh uỷ viên Ban Bí thư và uỷ viên Trung ương như anh Hoàng Tùng. anh Vũ Oanh, anh Trương Kiện thì ủng hộ rất nhiệt tình. Anh Vũ Oanh còn tuyên bố: ?oĐây là chìa khoá vàng? làm một số người chống khoán phản đối quyết liệt. Đến mức đồng chí Vũ Duy Hiệu, đảng viên năm 1930, nguyên chủ tịch Uỷ ban cách mạng lâm thời tỉnh Hải dương 1945, nguyên phó tổng giám đốc ngân hàng Việt Nam, anh ruột anh Vũ Oanh phải đến hỏi tôi ?oKhoán ra sao, mà chú Vũ Oanh lại mạnh mồm nói như vậy??. Tôi báo cáo với anh Vũ Duy Hiệu ?oAnh Oanh nói đúng đấy! Anh yên tâm?. Sau này ta đã xuất được trên 3 triệu tấn gạo, tôi lại chơi, nói vui với anh Vũ Duy Hiệu: ?oNay đã là kho vàng rồi, không chỉ có chìa khoá vàng...? Anh Hiệu rất vui. nay anh đã 95 tuổi.
    Ba mươi tết năm 1980, anh Đỗ Mười xuống thăm và chúc tết nhân dân Hải Phòng. Tôi mời anh đi xem sản xuất nông nghiệp. Ngồi trên chiếc xe Commăngca anh thấy ngày 30 tết, nông dân cấy rợp đồng, anh cười vui vẻ nói: ?oChỉ có khoán mới có chuyện làm ăn chăm chỉ của nông dân như thế này...?
    Trở lại khoảng tháng 9-1980, nghị quyết 24 về khoán trong nông nghiệp đã được hơn 3 tháng. Thành uỷ tổ chức sơ kết. Một số tỉnh và ngành Trung ương cùng đến dự. Một số tỉnh không được mời cũng đến. Các báo càng đến đông. Những nhà báo như Lê Điền, Thái Duy, Hữu Thọ ủng hộ khoán ngay từ đầu, rất sốt sắng viết bài, tuyên truyền cho khoán. Những nhà báo còn do dự hoặc chưa đồng tình cũng đến đông để nghe ngóng tình hình.
    Lúc đó anh Trường Chinh đã đồng ý cho khoán trong lần thứ năm tôi xin ý kiến anh. Ý kiến anh góp tôi đã ghi kĩ và đọc lại cho anh nghe (tôi sẽ nói trong chương ?oanh Trường Chinh với Hải Phòng?). Khi họp hội nghị, tôi hỏi ý kiến anh Tạo, đề nghị cho tôi phổ biến ý kiến anh Trường Chinh, anh Tạo tỏ ra ngại ngần, nói: ?oấy chê -ết! ấy chê -ết! Để xem đã?. Mặc dù tôi đã đọc ý kiến anh Trường Chinh đồng ý cho khoán để anh Tạo nghe, nhưng có lẽ anh chưa tin, và sợ không đúng ý anh Trường Chinh. Tôi đành không phổ biến, nhưng cũng tiếc!
    Đến khoảng tháng 11-1980. Ban nông nghiệp Trung ương họp các trưởng ban nông nghiệp toàn quốc, có mời anh Tạo và tôi lên dự. Anh Tạo bảo tôi đại diện, anh không đi. Tôi cùng đồng chí Trưởng ban Nông nghiệp đi họp. Đồng chí trưởng ban nông nghiệp Hải Phòng lúc đó chưa đồng ý khoán. Khi đến cuộc họp, đồng chí Võ Thúc Đồng là trưởng ban bảo tôi: ?oHôm nay Hải Phòng cử ?ogà nòi? đi họp đây?. Mấy đồng chí phó ban chống khoán, cũng đùa vài câu và cười hơi ?omỉa mai?. Tôi vui vẻ bắt tay các anh và các đồng chí trong hội nghị.
    Vào cuộc họp, sau lời tuyên bố lí do cuộc họp, là nghe việc khoán nông nghiệp của Hải Phòng, anh Võ Thúc Đồng mời tôi phát biểu trước. Tôi lên phân tích lí do làm khoán, cơ sở lí luận, kết quả và tồn tại, khoảng 45 phút. Sau đó các tỉnh phát biểu. Tất cả đều phản đối khoán, phê phán các mặt tiêu cực của nó, lên án gay gắt. Có những lời nói thiếu văn hoá nữa. Duy chỉ có đồng chí Huy, Viện phó Viện nông nghiệp thì ủng hộ một vài ý nhưng rụt rè. Hôm đó tôi thấy cần phải đem ý kiến anh Trường Chinh ra phổ biến, tôi đọc nguyên văn lời anh Trường Chinh mà tôi đã ghi vào sổ... Tôi vừa đọc thong thả, vừa theo dõi thái độ hội nghị. Thấy nhiều bộ mặt ngơ ngác, có bộ mặt nghi ngờ, có người thì thầm với nhau, nhằm nói to cho tôi nghe thấy, như: ?oKì này tay Thành sẽ chết với ông Trường Chinh... dám bịa, ghê thật!?. Tôi vẫn tỏ ra như không nghe thấy, và cứ nói một cách phấn khởi về ý anh Trường Chinh...
  3. chimawan

    chimawan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2006
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0
    Khi kết thúc hội nghị, anh Võ Thúc Đông tiễn tôi, vỗ vai tôi nói: ?oTôi ủng hộ ý kiến anh, nhưng trong lúc này điều kiện tôi không nói công khai được...?. Còn các đồng chí Vụ trưởng ủng hộ khoán như: Lê Công Thiện, đồng chí Phước thì tỏ ra phấn khởi và bảo tôi: ?oCứ yên tâm, chúng tôi sẽ ủng hộ triệt để Bài phát biểu của anh hôm nay thuyết phục lắm!?.
    Đến nay, đồng chí Võ Thúc Đồng đã 90 tuổi với 75 tuổi Đảng, thỉnh thoảng gặp đồng chí, tôi nói vui: ?oChiến sĩ Côn Đảo mà nhát, không dám công khai ủng hộ khoán ngay từ đầu?. Anh cười và đấm tôi: ?oCậu hay nhớ dai...?.
    Làm thế nào để xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội
    và dần dần nâng cao đời sống nhân dân?

    Đây là câu hỏi cực khó trong đầu thập kỉ 80 đối với toàn quốc. Đặc biệt là Hải Phòng, nơi còn khó hơn nhiều vì thành phố vừa công nghiệp vừa có Cảng. Nông nghiệp tuy đã bước đầu làm khoán, nhưng vẫn rất nghèo, do đồng ruộng chua mặn!
    Bài toán trong đầu tôi tuy một phần đã có phác thảo, nhưng bước đi cụ thể ra sao? Cái nào làm trước, cái nào làm sau? Biết bao con toán. Trong lúc ngân sách thành phố không còn gì, gạo chạy từng ngày, nguyên liệu dùng trong công nghiệp Trung ương cho rất ít, thất nghiệp, ăn mày ăn xin các nơi kéo về, lũ lượt đi ngoài phố. Giờ trưa ăn cơm, người ăn xin gõ cửa vào cả nhà ông Chủ tịch!
    Tôi đề nghị anh Tạo, Thường vụ Thành uỷ và Thường trực Uỷ ban chọn lựa một số công trình thủy lợi loại vừa, hỗ trợ cho nông dân làm khoán, vừa giải quyết việc làm, vừa tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật, cung cấp nước cho nông nghiệp, tổ chức lấn biển với qui mô lớn để tăng diện tích cho nông nghiệp và lấy đất xây dựng công nghiệp. Tôi luôn quan niệm rằng: xây dựng CNXH tất nhiên phải có những công trình lớn như nhà máy Thủy điện Hoà Bình, cầu Thăng Long., nhưng đối với người dân không phải ai cũng biết. Cái mà họ cần là nơi đang sống phải ngày một tốt hơn. Từ cái ngõ vào nhà sao cho không lầy lội mỗi khi trời mưa, cái nhà đang ở không dột nát, cái hố xí mỗi khi đi vệ sinh không phải một nón che đầu, một nón che phía trước... Vì vậy, phải xây dựng, chỉnh trang và làm sạch đẹp thành phố, phá bỏ những hố xí không có mái che ở các khu lao động như Thượng Hạ Lí, An Dương, Máy Chai, Trại Chuối... Tôi cũng cho phá dỡ những tàn tích chiến tranh còn lại như bộ khung nhà máy lọc nước của xí nghiệp xi măng, bên cầu Thượng Lí, trông rất khó coi, các lô cốt thời Pháp còn ngăn cản đường giao thông ở đường số 5 như tháp canh Dụ Nghĩa lấn 1/4 lòng đường; tháp canh Đồn Riêng, đường 14 ra Đồ Sơn v.v... Những khu nhà tranh tre nứa lá, lợp tôn lụp xụp ở các phố lao động, tôi bảo cán bộ vận động nhân dân sửa chữa cho ngăn nắp, từng bước bỏ hố xí thùng, xây hố xí tự hoại, nhà nước cấp kinh phí một nửa. Ngoài ra, những công trình văn hoá sẽ cùng lúc được khởi công như xây dựng nhà văn hoá Việt Tiệp, cung văn hoá thiếu nhi, sửa chữa phục chế Nhà hát lớn thành phố, trang bị nhạc cụ và dàn âm thanh hiện đại cho Đoàn ca múa, tạo mọi điều kiện cho Đoàn kịch nói dựng vở Nhân chứng và lịch sử nói về Bác Hồ, tổ chức hội thảo về danh nhân văn hoá Nguyễn Bỉnh Khiêm, thay nhạc hiệu của Đài phát thanh và truyền hình Hải Phòng bằng bài ?oThành phố Hoa Phượng đỏ? thơ của Hải Như, nhạc của Lương Vĩnh... Ở ngoại thành phát động phong trào ?ongói hoá? nông thôn, xây dựng cụm văn hoá xã, thị trấn huyện khang trang, phấn đấu xây dựng Hải Phòng từ các công trình ở xã lên đến huyện và nối vào thành phố.
    Tất cả những dự định trên, tôi đều viết thành đề án đưa ra thành uỷ và Hội đồng nhân dân bàn, ra nghị quyết. Triển khai ý tương đó, cùng với việc luôn luôn báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Trung ương tôi đã tham khảo các đồng chí lãnh đạo ở một số tỉnh, thành phố, như các đồng chí Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải, thành phố Hồ Chí Minh; mời các học giả, nhân sĩ trí thức, các văn nghệ sĩ đóng góp ý kiến như: học giả Nguyễn Khắc Viện, Vũ Khiêu, Trần Bạch Đằng, kiến trúc sự Khôi Nguyên La Mã Ngô Viết Thụ, người thiết kế dinh Thống Nhất Sài Gòn, các giáo sư Vũ Tuyên Hoàng, Võ Tòng Xuân, các văn nghệ sĩ như nhà văn Nguyên Hồng, Học Phi, nhạc sĩ Văn Cao...
  4. chimawan

    chimawan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2006
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0
    Để thử nghiệm khả năng chỉ đạo của mình, tôi cho làm một công trình nhỏ đầu tiên, đó là con đường phường Vạn Mỹ, đoạn từ cầu Tre đến Đoạn Xá. Đường cũ rải nhựa mỏng đã bong hết, chỉ còn cát đá, sỏi, đất lại là lối xuống cảng, xe cộ đi lại nhiều, dân cư đông đúc, rất bụi. Quần chúng kêu ca, oán trách chính quyền thành phố đã lâu, không ai giải quyết đoạn đường dài 800m này. Tôi hỏi sở nhà đất và đô thị, sở giao thông và sở tài chính họ đều nói không có tiền. Trong khi đó công nhân làm đường thất nghiệp, máy móc bỏ không. Tôi nghĩ chỉ còn cách đi vay. Tôi biết xí nghiệp vận tải đường sông III trực thuộc bộ Giao thông vận tải, đơn vị làm ăn khá, đồng chí Nghiệp giám đốc xí nghiệp có quan hệ tốt với thành phố. Tôi đến gặp đồng chí Nghiệp xin vay một triệu đồng, 6 tháng sẽ trả. Đồng chí Nghiệp đồng ý ngay và nói: ?oNếu chậm một năm Chủ tịch trả cũng được?. Tôi cảm ơn. Hôm sau, tôi cho triển khai ngay, với nguyên tắc phải làm tốt, rải nhựa bảo đảm đường thành phố cấp cao, khẩn trương thi công trong 40 ngày, kết thúc con đường đầy bụi bặm cho nhân dân. Báo chí, đài, không cần nói, chỉ khi hoàn thành xong đúng kì sẽ nói. Các đơn vị ra quân phối hợp làm chặt chẽ. Thiết kế, sơ đồ tiến độ thi công làm rành mạch rõ ràng. Hàng ngày hết giờ làm việc tôi đến kiểm tra xem anh em làm có đúng như lời nói không? Và mệnh lệnh của chủ tịch, anh em có chấp hành nghiêm chỉnh chỉnh không?
    Không kể những ngày chuẩn bị, tính từ ngày thi công, đúng 39,5 ngày con đường nhựa phẳng lì, đen bóng hoàn thành. Tôi cũng thấy phấn khởi. Anh em đề nghị tổ chức khánh thành, tôi bảo thôi vì chỉ có khúc đường ngắn, làm rút kinh nghiệm. Nếu cần thì cho đài, báo thông tin cho nhân dân biết. Đợi khi nào có công trình lớn sẽ tổ chức khánh thành. Mọi người vui vẻ đồng tình. Tôi lại nghĩ: ?oTiền đâu? Ở đầu mà ra cả?. Từ đó ai hỏi tôi xin vốn, xin tiền, tôi bảo các đồng chí hỏi cái đầu của các đồng chí. Đến nay trở thành thành ngữ: ?oTiền đâu? Ở đầu mà ra?. Hải Phòng có cảng là thế mạnh, Hải Phòng phải tận dụng thế mạnh này chứ.
    Nhân dịp Tổng Bí thư Lê Duẩn về thăm Hải Phòng, tôi dựa vào ý kiến chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư thường nói: ?oMỗi tỉnh thành phải tự lo, phải coi mình như một nước nhỏ, phải tìm cách làm sáng tạo...? Tôi đề nghị anh Lê Duẩn cho Hải Phòng mua một con tàu biển, chở hàng đi bán ở những thị trường gần. Anh Lê Duẩn đồng ý ngay và còn khuyến khích nữa. Tôi lại đề nghị anh nói với anh Lê Khắc, Bộ trưởng Ngoại thương giúp.
    Sau một tuần được ý kiến của anh Ba (tên gọi thân mật của Tổng Bí thư Lê Duẩn), chúng tôi mời anh Lê Khắc xuống làm việc ở Hải Phòng. Anh Khắc đồng ý cho Hải Phòng mua tàu theo ý anh Ba. Thế là ngành vận tải biển do Trung ương độc quyền, nay Hải Phòng, đơn vị đầu tiên có tàu biển xuất dương.
    Ngay sau đó, tôi nhờ chị Trương Thị Nhân -giám đốc Công ti Vận tải và thuê tàu (Vietfract) của Bộ Ngoại thương mua giúp một tàu biển cũ của Nhật Bản. Đồng thời tôi khẩn trương xây dựng cảng Cửa Cấm, Cảng riêng của Hải Phòng, để khi mua được tàu về là có Cảng đậu ngay, không phải thuê cầu Cảng của Trung ương, khỏi bị động và tránh cước phí rất đắt. Không những thế khi đã có Cảng, nếu tàu nhà không đậu hết, cho thuê cũng tăng được ít nhiều ngân sách địa phương. Vì Cảng Trung ương lúc nào cũng chật ních tàu, tàu phải chờ đợi lần lượt vào Cảng rất nhiều. Khi mua được tàu về, chị Nhân bảo tôi: ?oAnh nghĩ xa thật. Có cảng cho tàu đậu ngay, còn có cảng để kinh doanh nữa?. Tuy cầu cảng Cửa Cấm mới có một cầu tàu dài 105m, nhưng tàu mới, đỗ cảng mới cũng thấy vui! Tàu cũ mua về cho sơn lại, với cái tên ?oSông Cấm?, ngành Hàng hải Việt Nam có thêm một ?obạn mới?, ?ongười địa phương Hải Phòng?.
    Chúng tôi chuẩn bị chuyến hàng đem bán cho Hồng kông. Hàng hoá đủ loại: tương, cà, mắm, muối... Vì là lính mới, dân ?olocal?, bỡ ngỡ mọi thứ. Từ thuyền trưởng đến thủy thủ đều nhờ Công ti Vietfracht giúp đỡ. Chuyến hàng đầu tiên chạy từ Hải Phòng đến Hồng kông, mua bán xong, trở về hết một tuần. Cả một tuần không đêm nào tôi ngủ được. Tôi lo đủ mọi thứ. Hồng kông lúc đó là thị trường tư bản duy nhất ta có đại diện thương mại. Tôi rất sợ bị sự cố xảy ra: sợ đắm tàu, sợ bị bắt, bị lừa. Vì toàn cán bộ mới ra buôn bán với nước tư bản, hàng ngày các đồng chí trên tàu ?oSông Cấm? đều báo cáo công việc của mình cho Chủ tịch. Chủ tịch Uỷ ban thành phố như một anh Giám đốc công ti, lo từng ly từng tý. Từ giấy thông hành (Passport), đến cuộc sống thủy thủ, đến hàng hoá đem bán v.v... Tôi nhớ không kĩ lắm, tổng số hàng bán giá khoảng trên một triệu US đô la, do công ti dịch vụ du lịch là đồng chí Vân Nam chuẩn bị. Hàng mua về, bán lãi được gấp đôi. Thật là thành công rất đáng phấn khởi.
  5. chimawan

    chimawan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2006
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0
    Tôi chỉ đạo anh em rất chặt chẽ. Ai buôn lậu, lợi dụng tham nhũng, kỉ luật nghiêm minh. Việc kinh doanh rất có hiệu quả, nhất là những chuyến đi Nhật sau này, chở hàng của ta đi bán, mua hàng cũ về bán lại cho dân, thành ra xe máy rất rẻ (lúc đó chỉ việc ra bãi rác chọn, trả cho công an Nhật mỗi chiếc 5 -10 $US là được giấy phép xuất). Xe máy của Nhật đem về định giá phải chăng ở thị trường Việt Nam đắt như ?otôm tươi?. Đi vài chuyến đã có tiền thực hiện chương trình lấn biển, làm thủy lợi, mua hàng hoá cung cấp cho cán bộ công nhân viên, nhất là mặt hàng vải vóc. Nhà nước phát phiếu nhưng không có vải bán, thành phố có vải nhập về bán thu tem phiếu, bị lỗ một ít, nhưng nhân dân phấn khởi. Năm 1981-1982 làm ăn khá lên, nhân dịp 2-9 và Tết âm lịch, thành phố biếu cán bộ công nhân viên, các lực lượng võ trang, học sinh trung học, đại học mỗi người 5m. Vì lúc này Nhà nước không còn vải để bán theo tem phiếu nữa, coi như xoá bỏ tem phiếu.
    Năm 1981 tôi cho mua thêm con tàu thứ 2 mang tên ?oHoa Phượng?, trọng tải 2.900 tấn, có một khoang chở hàng đông lạnh, với giá gần 200.000 đô la. Khi đoàn đi mua tàu ở Nhật Bản điện về xin ý kiến quyết định, tôi phải điện đi, điện lại và gọi điện trực tiếp. Vì giá một con tàu có một khoang chở hàng đông lạnh 1.000 m3, mới có 6 tuổi giá chỉ như vậy là quá rẻ. Tôi sợ bị lừa, bảo các đồng chí fax cả lí lịch tàu về xem. Tôi vẫn lo bị lừa, nhờ các đồng chí Tổng cục Hàng hải xác minh giá cả và kĩ thuật giúp. Các đồng chí đều nói đúng, tôi mới đồng ý mua. Đúng là rẻ thật. Giá cước 1 m3 hàng lạnh là 600 $US, ta đang thiếu loại tàu này. Khi tàu về có hàng chở từ Nhật, nên chỉ sau chưa đầy một năm đã thu xong vốn. Xem ra ngành hàng hải địa phương có vẻ làm ăn tốt. Từ đó Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng cũng mua tàu kinh doanh. Còn Bình Trị Thiên thì liên doanh với Hải Phòng mua con tàu thứ 3, tên là tàu ?oHuế-Hải Phòng?, 2.600 tấn còn rất mới và đẹp. Hôm tàu về cảng Cửa Cấm, anh Vũ Thăng Bí thư Tỉnh uỷ từ Huế ra đón tàu. Chúng tôi rất hài lòng về con tàu đẹp, giá cả phải chăng.
    Đến lúc này, bộ máy của công ti vận tải biển Hải Phòng nhỏ bé (Haiphong ship), đã đi vào nề nếp với 3 con tàu kinh doanh có hiệu quả. Tôi cho là bước dầu đạt được yêu cầu.
    Tôi chuyển sang khôi phục sản xuất công nghiệp địa phương, từ lâu do thiếu nguyên liệu bị trì trệ. Trước hết là hợp tác với nhà máy xi măng, mua than cốc cho nhà máy, chỉ yêu cầu trả lại thành phố xi măng bao, để thành phố xây dựng công trình. Sau nữa tôi tìm cách thúc đẩy cho phát triển mạnh nghề giày dép xuất khẩu, ngành may mặc, ngành giấy, hoá chất Sông Cấm, nhập thiết bị xây dựng nhà máy chế biến ô xy, phát triển ngành tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp truyền thống, tạo công việc làm cho nhân dân.
    Tiếp theo tôi mở công trình lấn biển lớn, kết hợp với xây dựng đường xuyên đảo đi trên đất Hải Phòng, không phải qua đất tỉnh Quảng Ninh, một công trình mà tôi ấp ủ từ lâu. Theo dự kiến, tuyến đường đi thẳng từ ngã 5 qua đường Đà Nẵng, xuyên qua doanh trại quân đội (nhà tù Đoạn Xá) qua Hạ Đoạn, Sâm Bồ, đắp đập ngăn sông Cấm, nối với đảo Đình Vũ, qua phà Đình Vũ, sang xã Hoàng Châu huyện Cát Hải cũ để xuyên qua huyện này ra bến phà Gót sang Cát Bà, ra đến Bến Bèo thị trấn Cát bà, tất cả dài 53 km.
    Đoạn đường từ cảng Đoạn Xá ra Đình Vũ được thi công trước, với hai lực lượng: lực lượng hàng vạn lao động làm đường đất và lực lượng các loại tàu thuyền chở 25 vạn khối đá từ Thủy Nguyên, Cát Bà về làm đập Đình Vũ.
    Công trường mở ra thu hút được rất nhiều lao động nông thôn, kể cả nông dân Thái Bình, Hà Nam Ninh cũng ra làm với công mỗi ngày là 1 đồng và 1 kg gạo. Lao động các nơi xếp hàng xin việc, làm cho thành phố sôi động hẳn lên.
    Trong dịp đi kiểm tra cắm tuyến con đường ?oxuyên đảo?, tôi ghé thăm xí nghiệp muối Phù Long. Các anh chị em cán bộ công nhân viên kể lại bao nhiêu chuyện về cuộc sống trên hòn đảo xa đất liền, chuyện đồng chí Kích giám đốc xí nghiệp bị sét đánh, anh chị em vô cùng thương tiếc. Trước khi ra về, tôi hỏi anh chị em có đề xuất gì với thành phố không. Các chị em nữ nhao nhao đề nghị: ?oCho chúng cháu về công tác ở thành phố để lấy chồng. Chúng cháu ở đây ế chồng hết?. Tôi trả lời chị em: ?oCứ yên tâm. Hôm nay có một mình tôi không thể giải quyết được?. Chị em cười ồ lên! Tôi cũng hơi ngượng, vì câu nói sơ hở! Tôi vội nói tiếp: ?oTôi sẽ tìm mọi cách để giải quyết nguyện vọng chính đáng của chị em...?.
    Trên đường về, tôi ghé vào trung đoàn 174 bàn với đồng chí Thông trung đoàn trưởng, đồng chí Khoát chính uỷ, đưa trung đoàn đóng từ Mốc trắng Hiền Hào, chuyển dần về đóng gần xí nghiệp muối Phù Long để tạo điều kiện cho chiến sĩ làm quen với tự vệ nữ xí nghiệp.
    Năm 2003 nhân dịp ra kỉ niệm ngày thành lập trung đoàn 174 ở thị trấn Cát Bà, tôi gặp lại đồng chí Thông, đồng chí Khoát và hàng trăm chiến sĩ của trung đoàn đã lập gia đình với nữ công nhân muối xí nghiệp Phù Long. Khi nói chuyện với hội nghị, tôi nhắc lại chuyện này, mọi người đều vui lắm. Nay xí nghiệp muối Phù Long đã giải tán, nhưng công nhân xí nghiệp ở lại Cát Bà làm ăn rất đông, góp phần tăng lao động cho Cát Bà để xây dựng khu trung tâm du lịch của thành phố và quốc gia.
    Đối với nông nghiệp, sau khi cải tiến một bước quản lí ?okhoán sản phẩm đến nhóm lao động và lao động xã viên? (cách nói và viết lúc đó phải như vậy. Cấm không được dùng cụm từ ?okhoán hộ?, nhưng thực chất là khoán cho gia đình), việc đầu tiên về kĩ thuật là phải giải quyết nước ngọt, vì các huyện nông nghiệp Hải Phòng, đất đều bị nhiễm mặn. Để ngọt hoá đất canh tác, tôi quyết định cho xây các cụm thủy nông, bơm nước ngọt từ các sông đầu nguồn, như trạm bơm Trung Trang (có 24 máy bơm, mỗi máy 4.000 m3/giờ. Thường gọi là ?oCống Trung Lương?). Cống Thượng đồng, cống Rỗ, cống Dương Áo, cống An Sơn đều có trạm bơm. Một số cống lớn có từ 4 đến 12 cửa như: cống Cổ Tiểu 2, cống Cái Tắt. Ba cống ở đê lấn biển trên đường 14 là những cống chuyên dùng tiêu mặn và ngăn nước mặn. không có Trạm bơm.
    Các cống từng bước xây dựng, đã thực sự ?ongọt hoá? đồng ruộng Hải Phòng. Sau này cụm từ ?ongọt hoá đồng ruộng? đã được nhiều người dùng, thành quen thuộc.
    Sau khi cơ bản hoàn thành con đường xuyên đảo đi từ ngã 5 ra đến Đình Vũ, và quai đê lấn biển khu Tràng Cát, đắp chặn cửa sông Cấm nối sang sông Lạch Trạy, giáp với Thủy Giang, diện tích đất được mở rộng là 2800 ha.
    Để tiếp tục công cuộc lấn biển, tôi đề nghị Thành uỷ và UBND thành phố quyết định lấn biến nữa. Đồ Sơn, từ Cầu Rào đến xí nghiệp muối Đồ Sơn, nối với đê ?oCầm Cập? mở rộng thêm 2050 ha. Tuyến đê này rất quan trọng, vì nó mở cho khu du lịch Đồ sơn một diện tích rộng lớn, nối liền với nội hành, tạo ra khu kinh tế tổng hợp: du lịch, chăn nuôi, trồng trọt,... phục vụ cho nội thành và xuất khẩu.
  6. chimawan

    chimawan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2006
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0
    Nhưng trên thực tế về mặt địa lí, việc này rất khó khăn. Kinh nghiệm lấn biển qua các năm, tháng khi đất bồi lên độ +2 trở lên so với ?ocost 0? Hòn Dấu là an toàn. Nhưng dự án lấn biển lần này phải đắp một con đê mới dài 15 km, có đoạn sâu 0,8 vào quãng giữa đê, đúng gió hướng Đông.
    Tuy được thông qua, nhưng nhiều đồng chí còn lo lắng và do dự. Đến ngày khởi công, có những đồng chí lãnh đạo vắng mặt, vì sợ vỡ đê, không thành công sẽ liên đới chịu trách nhiệm! Quả nhiên, gặp rất nhiều khó khăn, phải thay 3 lần chỉ huy công trường. Đầu tiên là đồng chí Công Đông, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp, sau đến đồng chí Trần Đảm, Giám đốc Sở Thủy lợi, một đồng chí xông xáo, nhiệt tình, lăn lộn với công trường, biết kĩ thuật, nhưng sau trận bão năm 1981, đê đã hàn khẩu xong bị vỡ 14 chỗ. Có chỗ vỡ rộng hàng trăm mét, sâu 1415m. Đồng chí Trần Đảm đến gặp tôi, xin rút lui Trưởng ban chỉ đạo công trình. Tôi hỏi han rất kĩ, thì đồng chí Trần Đảm nói vẫn quyết tâm làm tiếp, nhưng phải tìm đơn vị khác thi công.
    Tôi tiếp tục cùng các đồng chí Phó Chủ tịch Nguyễn Dần, Cao Văn, Trịnh Thái Hưng, Nguyên Mạnh, Trần Hạnh v.v... đi khảo sát thực địa mấy ngày liền. Từ khi khởi công tôi thường xuyên có mặt tại hiện trường. Cứ sau giờ làm việc buổi chiều tôi đến ngay công trình, trừ những ngày đi họp ở Hà Nội. Tôi mời các đồng chí chỉ huy quân sự gồm đồng chí Võ An Đông, Tư lệnh trưởng F350, đồng chí Nguyễn Chất, Phó Tư lệnh, đồng chí Trường Xuân, Chính uỷ... đi khảo sát tiếp. Tôi quyết định giao cho đồng chí Võ An Đông làm chỉ huy trưởng công trường. Những kinh nghiệm trong quá trình đắp con đê dài 15km và những khuyết điểm tồn tại cũng được tổng kết. Địa hình, thủy triều, cũng được xác định cho rõ. Tất cả phương án kĩ thuật chi tiết được thông qua, lịch thi công từng tuần, từng tháng cũng được thông qua. Đặc biệt tháng ?ohạ long?, chỗ vỡ sâu nhất phải được thực hiện trong tháng 3-1982.(Tháng 3 có con nước, và thủy triều lên, có biên độ thấp nhất trong năm).
    -Mọi lực lượng công nghiệp của thành phố, lao động, được huy động tối đa cùng với lực lượng vũ trang quyết tâm hoàn thành con đê trong năm 1982. Lực lượng vũ trang điều tất cả khả năng cơ giới của mình để phục vụ tốt nhất. Hàng ngày có 2 trung đoàn thay phiên nhau đắp những đoạn đê xung yếu.
    -Thành phố huy động 10 tàu hút bùn thường xuyên phun cát, tạo chân đế bằng cát cho những đoạn đê xung yếu.
    -Chuẩn bị 10 sà lan giải bản, chở đến khu ?oHạ Long?, mỗi sà lan chất đầy đá, kéo thành một đoạn đê sắt, đánh đắm, làm thành một thân đê vững chắc.
    -Ban chỉ huy cho đan rọ tre, rọ sắt, rồi dùng phà và thuyền chở đất củ, đất sét, xa công trường hàng chục km, đem về cho vào rọ thả chìm để phục vụ ?oHạ Long?.
    Để chuẩn bị cho ?oHạ Long? đúng tháng 3-1982, mọi việc phải làm trong khoảng 6 tháng, từ tháng 10-1981, hết sức khẩn trương vất vả. Các lực lượng ra quân, phối hợp rất đúng tiến độ. Hai đồng chí Phó Chủ tịch Nguyễn Dần, Cao Văn, lúc nào cũng có mặt ở hiện trường cùng với các đồng chí khác và Ban chỉ huy công trình, bảo đảm chính xác các công đoạn thi công. Để giảm áp lực nước cho khu ?oHạ Long?, ta đã phải khoanh các vùng chứa nước trong 2050 ha đất mới lấn biển mở rộng ra nhiều ô nhỏ, có đê nhỏ và thấp để giữ nước khi xuống, không đổ dồn vào điểm ?oHạ Long?, tạo cho cửa ?ohạ long? có dòng chảy vừa phải, không chảy xiết, khoét sâu, gây khó khăn cho công việc.
    Điểm chính giữa nơi ?oHạ Long? là chỗ bị vỡ đê dịp bão tháng 9-1981, sâu tới 14-15m, phải dùng các loại bạch đàn dài trên 10 mét làm cọc. Việc đóng cọc này cũng nhờ ta biết được quá khứ, khi ngài Trần Hưng Đạo phá quân Nguyên bằng cách đóng cọc gỗ lim trên tuyến sông Bạch Đằng, sông Giá (mà ngày nay đã tìm thấy hàng bãi cọc). Ngài đã nhờ quy luật thủy triều tạo nên chiến thắng quyết định cho dân tộc.
    Từ thực tế cuộc sống ấy, anh em bộ đội dùng phà chở gỗ bạch đàn, đợi khi nước thủy triều cân bằng thả cọc xuống. Mỗi cọc có một đòn gánh buộc ngang thân cây, tùy theo mức nước nông hay sâu mà để đòn gánh cao hay thấp. Hai chiến sĩ đặt cây cọc từ phà xuống nước, đúng điểm đã định, rồi mỗi người đu vào một đầu đòn gánh, nén cọc xuống cho vững chắc. Còn cọc xuống được sâu nhờ nước chảy vào khi triều dâng, chảy ra biển khi thủy triều xuống, lắc đi, lắc lại làm cho cây cọc xuống đến thềm đất cứng. Cứ như thế hàng ngàn cây cọc đóng xuống điểm ?oHạ Long?.
    Đúng đến 3 ngày thủy triều thấp nhất, Ban chỉ huy bố trí lực lượng đánh đắm sà lan sắt.
    Sau đó mỗi kíp một tiểu đoàn làm 4 tiếng liền, chuyển các rọ đất, đá lấp vào điểm ?oHạ Long?. Trong 3 ngày liền tiến công liên tục, nâng cao điểm ?oHạ Long? lên +4, đạt yêu cầu đề ra. Hết thời hạn thủy triền thấp nhất, toàn tuyến đê 15 km đều đạt cao trình +4m trở lên, kết thúc thời kì khó khăn nhất của tuyến đê lịch sử này.
    Khi mới khởi công, các cụ già xã Hoà Nghĩa, Anh Dũng gần đó nói: ?oNếu ông Thành đắp được con đề này, chúng tôi sẽ đi bằng đầu. Chúng tôi ở đây hàng trăm năm, nếu lấn được chúng tôi đã lấn rồi, không phải đợi đến các ông. Nơi này nguy hiểm lắm, đang đêm gió đông thổi vào thân đê, thủy triều lên là đê vỡ. Đời này qua đời khác, không làm được...?.
    Khi đê hàn khẩu xong, các cụ kéo nhau lũ lượt đi xem. Các cụ gặp tôi đều cười vui vẻ, nói: ?oChỉ có các ông cộng sản mới làm được...?. Tôi nói với các cụ: ?oNhờ hồng phúc của Bác Hồ, chúng tôi mới làm được...?.
    Hàng tháng trời, các cụ, bà con nông dân ở các huyện ngoại thành rủ nhau đến xem như xem cuộc triển lãm. Lúc đó còn hàng nghìn lao động đang bồi trúc cho đê lên cao hơn. Quả là con đê đã làm chấn động nhân dân Hải Phòng với chiều cao 6,5m so với ?ocost? Hòn Dáu, chân đê rộng 60m, mặt đê rộng 5m, độ xoải bên ngoài 1/3 độ, trong đê 1/2, ngoài lát đá hoặc bê tông lưới thép. Đoạn đê biển này hàng năm vẫn được gia cố, đã trở thành đường giao thông đi tham quan biển Đồ Sơn, nó tồn tại như một minh chứng cho sự quyết lâm, lòng dũng cảm của lãnh đạo và nhân dân Hải Phòng.
    Đã hơn 20 năm kể từ ngày khánh thành ?okhông kèn, không trống?, nhưng tôi không thể quên những năm đầu, đêm mưa bão, tôi thắc thỏm đến mất ngủ. Khi bão lớn nhất, tôi ra đê để kiểm tra độ bền vững của đê ra sao.
    Nhớ lại lúc đó, khi quyết toán kinh phí chưa đến 1 đồng/m2, (nay 1 m2 lên hàng triệu đồng). Những đồng chí ngại không dám ra dự lễ khởi công, sợ liên quan trách nhiệm, nay cũng rất hoan nghênh. Có đồng chí nói với tôi: ?oPhải hiểu biết khoa học, kĩ thuật, có quyết tâm và lòng tin mới làm được...?. Tôi không dám nhắc lại chuyện cũ, và coi như tôi không nhớ. Có nhớ tôi cũng không bao giờ nhắc lại sự ?othận trọng? đó, làm mếch lòng đồng chí mình. Khi tôi và đồng chí Nguyễn Dần, Chủ tịch UBND thành phố đưa đồng chí Đỗ Mười đi thăm đoạn đê ?oxung yếu? này, đồng chí Đỗ Mười bảo tôi và đồng chí Dần: ?oĐê này mà vỡ thì Bí thư với Chủ tịch đi tong!?. Tôi và đồng chí Dần cùng cười.
    Sau khi hoàn thành xong hai dự án lấn biển lớn, và rất nhiều khó khăn, mở rộng hơn 5.000 ha, bằng diện tích một huyện, chúng tôi mở thêm công trường lấn biển khu Gia Minh, Thủy Nguyên gồm 1300 ha. Thành phố chỉ đạo cho các huyện Vĩnh Bảo, Kiến Thuỵ, Tiên Lãng... tổ chức lấn biển từng vùng nhỏ 300-500 ha, có sự viện trợ của thành phố. Các huyện ra quân làm rất tốt, mở rộng thêm diện tích canh tác, đẩy nước mặn ra xa những thửa ruộng phía trong đã thuần hoá, đưa năng suất lúa lên rất nhanh.
    Để từng bước nâng dần đời sống của nhân dân, theo qui luật cơ bản của chủ nghĩa xã hội: ?oĐời sống nhân dân không ngừng được nâng cao, làm cho chủ nghĩa xã hội từng bước được thực hiện?, tôi chỉ đạo các đơn vị sản xuất kinh doanh phải hết sức tiết kiệm, nhất là công ti xuất nhập khẩu, Haiphong Ship, Cảng... là nơi tạo ra giá trị gia tăng. Có chỉ thị của Thành uỷ cấm các cấp không được biếu xén cấp trên, hoặc khao thưởng ?oăn nhậu? phung phí... để có tiền góp với thành phố lo cho cán bộ công nhân viên chức, lực lượng võ trang, các học sinh trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học đóng trên địa bàn thành phố gồm hơn 25 vạn suất (250.000 người), trong dịp quốc khánh 2-9, Tết âm lịch có túi quà, và mỗi năm 5 mét vải thông dụng như ka ki, pô-pơ-lin, vải đen may quần cho phụ nữ v.v... Đồng thời phải tìm kiếm công việc làm cho người thất nghiệp. Kiên quyết, nhưng làm từng bước, xoá 6 tệ nạn xã hội như: mãi dâm, cờ bạc, ăn mày, trẻ em lang thang, văn hoá truỵ lạc, mê tín dị đoan, ma chay giỗ Tết ăn uống linh đình tốn phí.
    Về giao thông vận tải, cầu Rào đã qua 3 đời Chủ tịch là: Đồng chí Lê Đức Thịnh, đồng chí Đỗ Chính, đồng chí Đặng Toàn, đến tôi là Chủ tịch thứ 4 mà cầu Rào vẫn chưa hoàn thành. Nhân dân kêu ca: ?olàm quá chậm, như kéo rào?. Tôi cùng các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Uỷ ban và đồng chí Lê Bảo, nguyên Phó Chủ tịch, cố vấn xây dựng cho UBND, ngày đêm tìm mọi cách xử lí các sự cố kéo dài đó. Cầu đã khởi công cuối năm 1973 sau khi kí hiệp định Paris về Việt Nam, mà đến 1979 mới xong các mô và trụ. Lắp được mỗi bên một nửa dầm đúc hẫng dự ứng lực, thép dự ứng lực mua từ chiến lợi phẩm ở sân bay Tân Sơn Nhất đã bị han rỉ. Kĩ thuật làm cầu kiểu mới này của Pháp, ta chưa quen nên cầu khánh thành 1980 thì đến cuối năm 1987 bị đổ. Do dự đoán được tình hình nên khi cầu sụp đổ không bị thiệt hại gì thêm, ngoài cầu đổ. Cây cầu đầu tiên làm theo kĩ thuật ?odự ứng lực? ở Việt Nam sau 7 năm bị đổ, làm cho nhiều người không tin tưởng. Nhưng sau các cầu: Niệm Nghĩa, An Dương, Phù Long đến vẫn vững. Đến nay, cả nước có hàng chục cầu đúc dầm hẫng, dự ứng lực, có cầu dài hơn 2km vẫn tồn tại vững vàng.
  7. chimawan

    chimawan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2006
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0
    Nhưng trên thực tế về mặt địa lí, việc này rất khó khăn. Kinh nghiệm lấn biển qua các năm, tháng khi đất bồi lên độ +2 trở lên so với ?ocost 0? Hòn Dấu là an toàn. Nhưng dự án lấn biển lần này phải đắp một con đê mới dài 15 km, có đoạn sâu 0,8 vào quãng giữa đê, đúng gió hướng Đông.
    Tuy được thông qua, nhưng nhiều đồng chí còn lo lắng và do dự. Đến ngày khởi công, có những đồng chí lãnh đạo vắng mặt, vì sợ vỡ đê, không thành công sẽ liên đới chịu trách nhiệm! Quả nhiên, gặp rất nhiều khó khăn, phải thay 3 lần chỉ huy công trường. Đầu tiên là đồng chí Công Đông, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp, sau đến đồng chí Trần Đảm, Giám đốc Sở Thủy lợi, một đồng chí xông xáo, nhiệt tình, lăn lộn với công trường, biết kĩ thuật, nhưng sau trận bão năm 1981, đê đã hàn khẩu xong bị vỡ 14 chỗ. Có chỗ vỡ rộng hàng trăm mét, sâu 1415m. Đồng chí Trần Đảm đến gặp tôi, xin rút lui Trưởng ban chỉ đạo công trình. Tôi hỏi han rất kĩ, thì đồng chí Trần Đảm nói vẫn quyết tâm làm tiếp, nhưng phải tìm đơn vị khác thi công.
    Tôi tiếp tục cùng các đồng chí Phó Chủ tịch Nguyễn Dần, Cao Văn, Trịnh Thái Hưng, Nguyên Mạnh, Trần Hạnh v.v... đi khảo sát thực địa mấy ngày liền. Từ khi khởi công tôi thường xuyên có mặt tại hiện trường. Cứ sau giờ làm việc buổi chiều tôi đến ngay công trình, trừ những ngày đi họp ở Hà Nội. Tôi mời các đồng chí chỉ huy quân sự gồm đồng chí Võ An Đông, Tư lệnh trưởng F350, đồng chí Nguyễn Chất, Phó Tư lệnh, đồng chí Trường Xuân, Chính uỷ... đi khảo sát tiếp. Tôi quyết định giao cho đồng chí Võ An Đông làm chỉ huy trưởng công trường. Những kinh nghiệm trong quá trình đắp con đê dài 15km và những khuyết điểm tồn tại cũng được tổng kết. Địa hình, thủy triều, cũng được xác định cho rõ. Tất cả phương án kĩ thuật chi tiết được thông qua, lịch thi công từng tuần, từng tháng cũng được thông qua. Đặc biệt tháng ?ohạ long?, chỗ vỡ sâu nhất phải được thực hiện trong tháng 3-1982.(Tháng 3 có con nước, và thủy triều lên, có biên độ thấp nhất trong năm).
    -Mọi lực lượng công nghiệp của thành phố, lao động, được huy động tối đa cùng với lực lượng vũ trang quyết tâm hoàn thành con đê trong năm 1982. Lực lượng vũ trang điều tất cả khả năng cơ giới của mình để phục vụ tốt nhất. Hàng ngày có 2 trung đoàn thay phiên nhau đắp những đoạn đê xung yếu.
    -Thành phố huy động 10 tàu hút bùn thường xuyên phun cát, tạo chân đế bằng cát cho những đoạn đê xung yếu.
    -Chuẩn bị 10 sà lan giải bản, chở đến khu ?oHạ Long?, mỗi sà lan chất đầy đá, kéo thành một đoạn đê sắt, đánh đắm, làm thành một thân đê vững chắc.
    -Ban chỉ huy cho đan rọ tre, rọ sắt, rồi dùng phà và thuyền chở đất củ, đất sét, xa công trường hàng chục km, đem về cho vào rọ thả chìm để phục vụ ?oHạ Long?.
    Để chuẩn bị cho ?oHạ Long? đúng tháng 3-1982, mọi việc phải làm trong khoảng 6 tháng, từ tháng 10-1981, hết sức khẩn trương vất vả. Các lực lượng ra quân, phối hợp rất đúng tiến độ. Hai đồng chí Phó Chủ tịch Nguyễn Dần, Cao Văn, lúc nào cũng có mặt ở hiện trường cùng với các đồng chí khác và Ban chỉ huy công trình, bảo đảm chính xác các công đoạn thi công. Để giảm áp lực nước cho khu ?oHạ Long?, ta đã phải khoanh các vùng chứa nước trong 2050 ha đất mới lấn biển mở rộng ra nhiều ô nhỏ, có đê nhỏ và thấp để giữ nước khi xuống, không đổ dồn vào điểm ?oHạ Long?, tạo cho cửa ?ohạ long? có dòng chảy vừa phải, không chảy xiết, khoét sâu, gây khó khăn cho công việc.
    Điểm chính giữa nơi ?oHạ Long? là chỗ bị vỡ đê dịp bão tháng 9-1981, sâu tới 14-15m, phải dùng các loại bạch đàn dài trên 10 mét làm cọc. Việc đóng cọc này cũng nhờ ta biết được quá khứ, khi ngài Trần Hưng Đạo phá quân Nguyên bằng cách đóng cọc gỗ lim trên tuyến sông Bạch Đằng, sông Giá (mà ngày nay đã tìm thấy hàng bãi cọc). Ngài đã nhờ quy luật thủy triều tạo nên chiến thắng quyết định cho dân tộc.
    Từ thực tế cuộc sống ấy, anh em bộ đội dùng phà chở gỗ bạch đàn, đợi khi nước thủy triều cân bằng thả cọc xuống. Mỗi cọc có một đòn gánh buộc ngang thân cây, tùy theo mức nước nông hay sâu mà để đòn gánh cao hay thấp. Hai chiến sĩ đặt cây cọc từ phà xuống nước, đúng điểm đã định, rồi mỗi người đu vào một đầu đòn gánh, nén cọc xuống cho vững chắc. Còn cọc xuống được sâu nhờ nước chảy vào khi triều dâng, chảy ra biển khi thủy triều xuống, lắc đi, lắc lại làm cho cây cọc xuống đến thềm đất cứng. Cứ như thế hàng ngàn cây cọc đóng xuống điểm ?oHạ Long?.
    Đúng đến 3 ngày thủy triều thấp nhất, Ban chỉ huy bố trí lực lượng đánh đắm sà lan sắt.
    Sau đó mỗi kíp một tiểu đoàn làm 4 tiếng liền, chuyển các rọ đất, đá lấp vào điểm ?oHạ Long?. Trong 3 ngày liền tiến công liên tục, nâng cao điểm ?oHạ Long? lên +4, đạt yêu cầu đề ra. Hết thời hạn thủy triền thấp nhất, toàn tuyến đê 15 km đều đạt cao trình +4m trở lên, kết thúc thời kì khó khăn nhất của tuyến đê lịch sử này.
    Khi mới khởi công, các cụ già xã Hoà Nghĩa, Anh Dũng gần đó nói: ?oNếu ông Thành đắp được con đề này, chúng tôi sẽ đi bằng đầu. Chúng tôi ở đây hàng trăm năm, nếu lấn được chúng tôi đã lấn rồi, không phải đợi đến các ông. Nơi này nguy hiểm lắm, đang đêm gió đông thổi vào thân đê, thủy triều lên là đê vỡ. Đời này qua đời khác, không làm được...?.
    Khi đê hàn khẩu xong, các cụ kéo nhau lũ lượt đi xem. Các cụ gặp tôi đều cười vui vẻ, nói: ?oChỉ có các ông CS mới làm được...?. Tôi nói với các cụ: ?oNhờ hồng phúc của Bác Hồ, chúng tôi mới làm được...?.
    Hàng tháng trời, các cụ, bà con nông dân ở các huyện ngoại thành rủ nhau đến xem như xem cuộc triển lãm. Lúc đó còn hàng nghìn lao động đang bồi trúc cho đê lên cao hơn. Quả là con đê đã làm chấn động nhân dân Hải Phòng với chiều cao 6,5m so với ?ocost? Hòn Dáu, chân đê rộng 60m, mặt đê rộng 5m, độ xoải bên ngoài 1/3 độ, trong đê 1/2, ngoài lát đá hoặc bê tông lưới thép. Đoạn đê biển này hàng năm vẫn được gia cố, đã trở thành đường giao thông đi tham quan biển Đồ Sơn, nó tồn tại như một minh chứng cho sự quyết lâm, lòng dũng cảm của lãnh đạo và nhân dân Hải Phòng.
    Đã hơn 20 năm kể từ ngày khánh thành ?okhông kèn, không trống?, nhưng tôi không thể quên những năm đầu, đêm mưa bão, tôi thắc thỏm đến mất ngủ. Khi bão lớn nhất, tôi ra đê để kiểm tra độ bền vững của đê ra sao.
    Nhớ lại lúc đó, khi quyết toán kinh phí chưa đến 1 đồng/m2, (nay 1 m2 lên hàng triệu đồng). Những đồng chí ngại không dám ra dự lễ khởi công, sợ liên quan trách nhiệm, nay cũng rất hoan nghênh. Có đồng chí nói với tôi: ?oPhải hiểu biết khoa học, kĩ thuật, có quyết tâm và lòng tin mới làm được...?. Tôi không dám nhắc lại chuyện cũ, và coi như tôi không nhớ. Có nhớ tôi cũng không bao giờ nhắc lại sự ?othận trọng? đó, làm mếch lòng đồng chí mình. Khi tôi và đồng chí Nguyễn Dần, Chủ tịch UBND thành phố đưa đồng chí Đỗ Mười đi thăm đoạn đê ?oxung yếu? này, đồng chí Đỗ Mười bảo tôi và đồng chí Dần: ?oĐê này mà vỡ thì Bí thư với Chủ tịch đi tong!?. Tôi và đồng chí Dần cùng cười.
    Sau khi hoàn thành xong hai dự án lấn biển lớn, và rất nhiều khó khăn, mở rộng hơn 5.000 ha, bằng diện tích một huyện, chúng tôi mở thêm công trường lấn biển khu Gia Minh, Thủy Nguyên gồm 1300 ha. Thành phố chỉ đạo cho các huyện Vĩnh Bảo, Kiến Thuỵ, Tiên Lãng... tổ chức lấn biển từng vùng nhỏ 300-500 ha, có sự viện trợ của thành phố. Các huyện ra quân làm rất tốt, mở rộng thêm diện tích canh tác, đẩy nước mặn ra xa những thửa ruộng phía trong đã thuần hoá, đưa năng suất lúa lên rất nhanh.
    Để từng bước nâng dần đời sống của nhân dân, theo qui luật cơ bản của chủ nghĩa xã hội: ?oĐời sống nhân dân không ngừng được nâng cao, làm cho chủ nghĩa xã hội từng bước được thực hiện?, tôi chỉ đạo các đơn vị sản xuất kinh doanh phải hết sức tiết kiệm, nhất là công ti xuất nhập khẩu, Haiphong Ship, Cảng... là nơi tạo ra giá trị gia tăng. Có chỉ thị của Thành uỷ cấm các cấp không được biếu xén cấp trên, hoặc khao thưởng ?oăn nhậu? phung phí... để có tiền góp với thành phố lo cho cán bộ công nhân viên chức, lực lượng võ trang, các học sinh trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học đóng trên địa bàn thành phố gồm hơn 25 vạn suất (250.000 người), trong dịp quốc khánh 2-9, Tết âm lịch có túi quà, và mỗi năm 5 mét vải thông dụng như ka ki, pô-pơ-lin, vải đen may quần cho phụ nữ v.v... Đồng thời phải tìm kiếm công việc làm cho người thất nghiệp. Kiên quyết, nhưng làm từng bước, xoá 6 tệ nạn xã hội như: mãi dâm, cờ bạc, ăn mày, trẻ em lang thang, văn hoá truỵ lạc, mê tín dị đoan, ma chay giỗ Tết ăn uống linh đình tốn phí.
    Về giao thông vận tải, cầu Rào đã qua 3 đời Chủ tịch là: Đồng chí Lê Đức Thịnh, đồng chí Đỗ Chính, đồng chí Đặng Toàn, đến tôi là Chủ tịch thứ 4 mà cầu Rào vẫn chưa hoàn thành. Nhân dân kêu ca: ?olàm quá chậm, như kéo rào?. Tôi cùng các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Uỷ ban và đồng chí Lê Bảo, nguyên Phó Chủ tịch, cố vấn xây dựng cho UBND, ngày đêm tìm mọi cách xử lí các sự cố kéo dài đó. Cầu đã khởi công cuối năm 1973 sau khi kí hiệp định Paris về Việt Nam, mà đến 1979 mới xong các mô và trụ. Lắp được mỗi bên một nửa dầm đúc hẫng dự ứng lực, thép dự ứng lực mua từ chiến lợi phẩm ở sân bay Tân Sơn Nhất đã bị han rỉ. Kĩ thuật làm cầu kiểu mới này của Pháp, ta chưa quen nên cầu khánh thành 1980 thì đến cuối năm 1987 bị đổ. Do dự đoán được tình hình nên khi cầu sụp đổ không bị thiệt hại gì thêm, ngoài cầu đổ. Cây cầu đầu tiên làm theo kĩ thuật ?odự ứng lực? ở Việt Nam sau 7 năm bị đổ, làm cho nhiều người không tin tưởng. Nhưng sau các cầu: Niệm Nghĩa, An Dương, Phù Long đến vẫn vững. Đến nay, cả nước có hàng chục cầu đúc dầm hẫng, dự ứng lực, có cầu dài hơn 2km vẫn tồn tại vững vàng.
  8. chimawan

    chimawan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2006
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0
    Thực là vạn sự khởi đầu nan. Cầu Rào do đội cầu địa phương thực hiện, Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo kĩ thuật. Thời gian làm cầu quá kéo dài, vệ sinh công nghiệp không đảm bảo. Cầu Rào đổ, cũng gây ra sự đàm tiếu trong một thời gian. Tôi chỉ là người hoàn thành cầu trong giai đoạn cuối với thời gian 6 tháng. Khi cầu đổ tôi đã về công tác ở Trung ương, nhưng sự đàm tiếu đổ dồn vào tôi. Âu cũng là qui luật xã hội ?otúm người có tóc, chứ ai túm người trọc đầu?. Tôi chỉ cười không giải thích, chỉ nói ngắn gọn: ?oNếu ai muốn nghiên cứu kĩ, hãy xem nhật kí công trình?. Mãi đến khi Bộ Giao thông vận tải kết luận sự cố này, thì dư luận mới không đổ dồn vào tôi. Nhưng nay vẫn còn 3 cầu: Niệm, An Dương, Phù Long, nên thơ Tố Hữu vẫn giữ được tính chính xác của nó, kể cả cầu Rào đã được làm lại thành 4 cầu (4 cống 3 cầu, 5 cửa ô...).
    Từ những việc làm thực tế ấy, tôi hình thành một mô hình xây dựng CNXH, dựa trên đường lối của Trung ương vận dụng vào Hải Phòng, đề ra bước đi thích hợp cho thành phố. Từng bước bổ sung, hoàn chỉnh về lí luận, kết hợp điều kiện cụ thể cho một thành phố đi lên CNXH. Ý tưởng thì rất lớn, nhưng thực hiện lại vô cùng khó khăn. Nhất là về lí luận, Nghị quyết của các kì đại hội, của các khoá Trung ương cũng chưa đặt rõ tiêu chuẩn cho từng giai đoạn tiến lên CNXH phải làm những việc gì, bước đi theo kế hoạch từng năm, dài hạn 5 năm ra sao. Cái có định lượng thì thiếu định tính, cái có định tính lại không có định lượng. Đọc tài liệu các nước bạn cũng thế. Vậy ta lấy cơ sở gì xây dựng cho Hải Phòng một nền tảng, một lí luận thuyết phục để mọi người ra sức tập trung trí tuệ, sinh lực, xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH? Tôi suy nghĩ trăn trở, vừa lắng nghe những tư duy, ý tưởng của các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Trung ương, dần dần từng bước hình thành mô hình xây dựng CNXH ở Hải Phòng. Mô hình đó, tư tưởng bao trùm là phải vì con người. Sau nữa thuyết phục mọi người tin là làm được. Cái được trước hết là đem lại lợi ích cho chính mình. Khi tham gia công sức để tạo ra của cải vật chất, văn hoá tinh thần, kết quả trở lại với họ, họ có thể nhìn thấy, sờ thấy, đếm được. Cách đây 5.000 năm Kinh Thi đã nói: ?oVăn chất bân bân, nhiên hậu quân tử? (Văn hoá, vật chất dồi dào, sau đó mới có người tử tế). Nhưng sau 5.000 năm các vua chúa Trung Quốc vẫn để người dân nghèo đói, nói nhưng không làm, muốn làm lại do cơ chế không có, không làm được. Đến đời Xuân Thu, Khổng Tử đã viết Kinh Xuân Thu để quản lí Nhà nước, với nội dung lấy nhân nghĩa làm đầu, ?oQuốc dĩ dân vi bản, dân dĩ thực vi tiên? (Nhà nước lấy dân làm gốc, người dân lấy ăn làm trước). Nói hay như vậy nhưng cũng không làm được là bao. Khổng Tử còn nói: ?oNhân dục vô nhai? (lòng tham không có đáy). Vua chúa lúc ấy chỉ biết lợi dụng triết lí đó để phục vụ lợi ích của họ, không tận dụng động lực này để phục vụ cho từng người, tức là phục vụ cho cả cộng đồng. Thời kì cận đại, các khẩu hiệu của giới cầm quyền đưa ra trong cuộc cách mạng dân chủ tư sản dân quyền như: ?oTự do, bình đẳng, bác ái?; ?oDân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc? rất hay, rất nổi tiếng. Nhưng rốt cục vẫn là một thiểu số dân được hưởng những tư tưởng triết học tiến bộ đó.
    Trở lại các triết lí xa xưa của các vị Thánh ?oTâm linh? như Đức chúa Jésus, đức Phật Thích Ca, đức Thánh Mohamat v.v..., tư tưởng học thuyết đẹp đẽ của các ngài nhằm dạy cho loài người thương yêu nhau, đùm bọc giúp đỡ nhau khi hoạn nạn. Rồi do lòng sùng kính, nhân loại cúng bái, tế lễ, cầu nguyện các đấng ?oChí tôn? phù hộ... dần dần trở thành những tôn giáo, đạo giáo khác nhau đi vào cuộc sống của dân lành. Kết quả là tùy theo phong tục tập quán của từng quốc gia, từng vùng lãnh thổ, những tín đồ kế thừa giáo lí mở rộng tư tưởng chính thống ra nhiều chi phái khác nhau.
    Nhưng một điều đáng tiếc là tất cả những lí tưởng ban đầu của các đấng ?oChí tôn? vẫn không được thực hiện dù ở bất cứ nước nào.
    Từ khi chủ nghĩa Marx ra đời, giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đặc biệt là dân tộc bị mất quyền độc lập, làm nô lệ cho ngoại bang như Việt Nam, trông chờ tin tường vào chủ nghĩa Marx rất lớn. Bác Hồ của chúng ta, người đặt niềm tin vào chủ nghĩa Marx hơn ai hết, đã đem tư tưởng, triết học của Marx vào Việt Nam, với những lời nói ngắn gọn, xúc tích, rất dễ hiểu, rất chân thành, đi vào lòng người như: ?oNước có độc lập mà người dân vẫn còn nghèo đói, thì độc lập đó cũng không có ý nghĩa gì!?. Lời nói đó đã chỉ ra cho chúng ta phải hành động, không nói suông, lừa dối quần chúng để nắm chính quyền, dùng quyền hành cho mình sống ?oVinh thân, phì gia?.
    Tôi rất tâm đắc với tư tưởng chỉ đạo của Tổng Bí thư Lê Duẩn: ?oMỗi tỉnh phải coi mình như một nước, phải chủ động sáng tạo, không ỷ lại trông chờ cấp trên...? ?oTỉnh uỷ, Thành uỷ là gì? Là lo cho dân ăn gì, mặc gì, mỗi năm được ăn bao nhiêu quả trứng, bao nhiêu kg thịt? Chứ Tỉnh uỷ, Thành uỷ cũng chung chung như Trung ương thì dân tin vào Đảng sao được...?? Vận dụng số vốn lí luận về học thuyết Marx-lénine, duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, có tham khảo kinh dịch của Trung Quốc, các triết gia trước Marx như Hê-ghen, Phơ-ec-bách, Di-đơ-rô, Ê- pi-quya v.v... Tôi nhận ra rằng Hải Phòng cần phấn đấu xây dựng từng bước lên CNXH với sự lãnh đạo, giúp đỡ của Trung ương, chắc chắn sẽ thành công. Để có thực tế phục vụ đúc kết lí luận, tôi tiếp tục suy nghĩ, nhiều đêm, ngày hình thành ra mô hình CNXH ở Hải Phòng, quê hương thứ hai biết bao yêu dấu của tôi.
    Làm Bí thư Thành uỷ
    Đúc kết trong thời gian hơn 30 tháng làm Chủ tịch UBND Hải Phòng, tôi đã cùng đồng chí Bùi Quang Tạo và tập thể Thành uỷ, UBND Thành phố, cùng cán bộ công nhân viên, lực lượng vũ trang, nhân dân Hải Phòng làm được một số công việc mang tính mở đầu cho Hải Phòng từng bước đi lên CNXH. Việc lớn nhất là xây dựng được một đội ngũ cán bộ tin cậy lẫn nhau và xây dựng được lòng tin của nhân dân đối với lãnh đạo Thành phố.
    Trước hết, đội ngũ cán bộ lãnh đạo đã hình thành một tổ chức thực hiện hiệu quả mọi chính sách, chủ trương đề ra gồm UBND và các cán bộ chủ chốt của sở, ngành. Các Phó Chủ tịch lúc ấy là đồng chí Nguyễn Dần (sau làm Chủ tịch thay tôi), đồng chí Võ Thị Hoàng Mai, đồng chí Cao Văn, đồng chí Trịnh Thái Hưng, đồng chí Nguyễn Mạnh, sau đó là các đồng chí Nguyễn Đình Nhiên, Trương Quang Được, Trần Hạnh, Đào An, Nguyễn Thị Bảy. Bên Thường trực Đảng có đồng chí Lê Thành Dương, Lê Danh Xương. Cấp sở có những cán bộ bị kíp lãnh đạo trước đánh giá là trung bình, thì qua những công việc làm cụ thể, nay đã hoàn thành nhiệm vụ, được nhân dân khen ngợi như các đồng chí Dương Khắc Thụ, uỷ viên Thường vụ, Giám đốc Sở Công an, đồng chí Nguyễn Anh Đề, Giám đốc Nhà đất và công trình đô thị, đồng chí Trần Đảm, Giám đốc Sở Thủy lợi, đồng chí Lê Vân, Giám đốc Sở xây dựng, đồng chí Phạm Văn Diệt, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, đồng chí Hồ Chu, Giám đốc Sở văn hoá v.v... các Giám đốc những công ti chuyên trách như đồng chí Vân Nam, Giám đốc Công ti Du lịch dịch vụ, đồng chí Cần, Giám đốc Công ti vệ sinh đô thị v.v... đã góp phần quan trọng vào việc hoàn thành công việc của thành phố lúc ấy.
  9. chimawan

    chimawan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2006
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0
    Đối với ngoại thành, khu vực nông nghiệp phải kể đến các đồng chí Vũ Ngọc Lan, Bí thư Huyện uỷ Kiến An (thị xã Kiến An + huyện An Lão), đồng chí Đào Hướng, Bí thư Huyện uỷ Thủy nguyên, đồng chí Lựu, Bí thư huyện Tiên Lãng, đồng chí Nguyễn Kì, Nguyễn Việt, Bí thư Huyện uỷ An Hải, đồng chí Rường, Bí thư Huyện uỷ Vĩnh Bảo, đồng chí Trần Khoát, Bí thư Huyện uỷ Cát Hải, cùng các đồng chí Chủ tịch UBND huyện đã góp phần to lớn vào phong trào khoán sản phẩm trong nông nghiệp theo chỉ thị 100 của Ban Bí thư và Nghị quyết 24 của Ban Thường vụ Thành uỷ Hải Phòng. các quận nội thành có các đồng chí Bí thư Quận uỷ, Chủ tịch UBND như quận Lê Chân có đồng chí Nguyễn Thị Xuân Mỹ, và quận Hồng Bàng có đồng chí Nguyễn Văn Cảnh, đồng chí Hiến, quận Ngô Quyền, đồng chí Vịnh, Bí thư quận uỷ đều là nòng cốt của các mũi tiến công. Riêng lực lượng vũ trang địa phương, lực lượng chủ đạo lấn biển khai hoang có Đại tá Võ An Đông, Đại tá Nguyễn Chất, Thiếu tướng Trường Xuân, Đại tá Nguyễn Đình Thản, Đại tá Vũ Văn...
    Ngoài ra còn phải kể đến một đội ngũ cán bộ ?othầm lặng?, nhưng sự đóng góp của anh chị em rất quan trọng cho sự phát triển của thành phố. Đó là các tổ chức quần chúng, các Ban của Đảng và Văn phòng Thành uỷ. Họ làm tham mưu cho cấp uỷ, viết bao nhiêu công văn, chỉ thị, nghị quyết để chuyền đạt những tư tưởng chỉ đạo của Thành uỷ xuống cơ sở Đảng và quần chúng. Các đồng chí đã làm việc ngày đêm, nhưng ít ai biết đến như các đồng chí Trần Mạnh, Chánh Văn phòng Thành uỷ, đồng chí Quản Đức Khiêm, Thư kí của Chủ tịch và Bí thư Thành uỷ, đồng chí Nguyễn Lộ, đồng chí Nguyễn Văn Đồng, Phó Văn phòng Thành uỷ. Đồng chí Phạm Văn Phách, Chánh Văn phòng và Bùi Mạnh Tưởng, Phó Văn phòng Uỷ Các đoàn thể quần chúng như chị Trần Thị Thanh Thọ, Uỷ viên Thường vụ, Bí thư Hội phụ nữ, đồng chí Trần Sáng, Bí thư Thành đoàn, chị Thịnh, Uỷ viên Thường vụ, Trưởng ban Kiểm tra, và nhiều các đồng chí lãnh đạo khác thuộc khối dân vận và công tác Đảng, cũng đã góp phần rất lớn vào công việc xây dựng phát triển cơ sở Đảng và phong trào quần chúng, hướng vào mục tiêu xây dựng thành phố. Ngoài ra sự kết hợp chặt chẽ với Quân khu 3 cũng góp phần thắng lợi không nhỏ. Mặt trận này có Đại tướng Nguyễn Quyết, Thượng tướng Nguyễn Trọng Xuyên và các đồng chí tướng, tá khác. Bộ Tư lệnh Hải quân có Thiếu tướng Đoàn Bá Khánh, Tư lệnh Hải quân, các đồng chí Tướng Trà, Tướng Phát... Sư đoàn phòng không 363 và các quân binh chủng của Bộ Quốc phòng đóng tại địa phương, tất cả đều hăng hái, triệt để hợp tác ủng hộ Hải Phòng vô điều kiện, hưởng ứng phong trào thi đua ?olàm giàu, đánh thắng? của Quân khu 3 một cách nồng nhiệt.
    Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 5 (2-1982)
    Tôi được Đại hội bầu làm Uỷ viên Trung ương dự khuyết khoá V (lúc ấy còn có uỷ viên dự khuyết, uỷ viên chính thức - nay chỉ bầu uỷ viên). Tôi được phân công làm Bí thư Thành uỷ Hải Phòng. Anh Bùi Quang Tạo về Trung ương làm Chủ nhiệm Thanh tra Chính phủ.
    Sang năm 1983, tôi và đồng chí Nguyễn Tấn Trịnh được chọn trong số uỷ viên dự khuyết vào uỷ viên chính thức (do các đồng chí uỷ viên chính thức bầu)
    Với thực tế của hai năm, bốn tháng làm Chủ tịch, từ những ý tưởng đã tổ chức thực hiện thành những công trình, những sản phẩm to nhỏ ở khắp thành phố, điều đó đã giúp tôi hình thành cơ chế xây dựng một mô hình XHCN ở địa phương, Thành phố Hải Phòng. Gần 32 năm được điều động đến Hải Phòng, khởi đầu là Bí thư Quận uỷ Ngô Quyền, nay làm Bí thư Thành uỷ, tôi lo lắng đêm ngày, đem hết sức lực, trí tuệ, suy nghĩ làm cho được ý tưởng mình đã theo đuổi từ khi được kết nạp vào Đảng, với bao hi vọng sẽ thành công. Mặc dù sức khoẻ tôi không phải là tốt lắm, năm 1982-1983 bệnh tôi kéo dài, chữa mãi không khỏi, công việc lại quá nhiều, nhất là sau khi tổ chức thành công Đại hội Đảng thành phố lần thứ 8 nhằm quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 5 để thống nhất tư tưởng và hành động toàn Đảng bộ và nhân dân thành phố. Sau đó, tôi bị sưng màng phổi, viêm họng hạt, chuyển sang ?ohen xuyễn?. Nhờ các bác sĩ Đông, Tây y, và tự rèn luyện nâng thể lực lên, nên tôi đã qua khỏi. Cũng từ đó sức khoẻ được nâng lên, đủ sức chống chọi với bao gian nguy thử thách về mọi lĩnh vực, nhất là lĩnh vực chính trị, để tồn tại đến ngày hôm nay...
  10. chimawan

    chimawan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2006
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0
    Để triển khai Nghị quyết Đại hội 8 của thành phố, tôi chỉ đạo Uỷ ban Nhân dân thành phố và các ngành thực hiện thật tốt các công trình làm dở dang. Tôi cũng xây dựng quy chế làm việc giữa Đảng và Chính quyền, không chồng chéo giẫm chân lên nhau. Khi đã có nghị quyết của Đảng, chính quyền cụ thể hoá và triển khai thực hiện. Đảng không ?olấn sân? của chính quyền. Khi có khó khăn chính quyền không thể khắc phục được, Đảng sẽ giúp đỡ. Công việc của Đảng là trực tiếp nghiên cứu xây dựng các Nghị quyết trên bình diện mô hình XHCN, đi từng bước có chọn lọc, Nghị quyết nào ra trước, Nghị quyết nào ra sau cho phù hợp. Trước khi ra Nghị quyết, tập thể Thành uỷ đi thực tế khảo sát tình hình, tổ chức thí điểm làm được khoảng 30% có kết quả rồi mới họp Thành uỷ ra Nghị quyết. cách làm đó coi như qui trình ra các Nghị quyết của Đảng, nó tránh tình trạng duy ý chí và giáo điều của đồng chí lãnh đạo chủ chốt. Chưa khảo nghiệm, mới nghe báo cáo, mới nảy sinh ý nghĩ hay hay trong đầu đã vội vàng ra Nghị quyết, như vậy Nghị quyết sẽ không sát với thực tế, quần chúng không chấp nhận, làm mất uy tín của Đảng, mất công sức của cán bộ cấp dưới.
    Trong 4 năm 3 tháng làm Bí thư Thành phố, tôi đã chủ trì đề ra 46 Nghị quyết về các mặt chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, văn hoá, đời sống, dịch vụ du lịch... Tính bình quân hơn một tháng ra một Nghị quyết, nhưng không Nghị quyết nào trùng với Nghị quyết nào, được nhân dân, Đảng viên hoan nghênh thực hiện rất nhiệt tình, chưa có ai kêu là Thành uỷ ra quá nhiều Nghị quyết! Tất cả Nghị quyết đó, cái nọ bổ sung cho cái kia hình thành một mô hình XHCN về lí luận và thực tế. Có những Nghị quyết như: Ngói hoá nông thôn; Xoá bỏ hố xí thùng, xây dựng hố xí tự hoại, giải phóng cho chị em làm vệ sinh thường phải vất vả suốt đêm, kể cả ngày 30 Tết; Nghị quyết bê tông hoá ngõ xóm trong nội thành, không để tình trạng đi lại lầy lội trong các xóm ngõ; Nghị quyết xoá bỏ ?o6 tệ nạn xã hội? trong một năm, không còn ăn mày, ăn xin và trẻ em lang thang trong thành phố; Nghị quyết tiếp tục cải tiến quản lí nông nghiệp; Nghị quyết về giao thông; Nghị quyết về Công nghiệp và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động; Nghị quyết về Văn hoá quần chúng; Nghị quyết về Thương nghiệp và thu mua lương thực; Nghị quyết về Xây dựng cơ bản, về lấn biển khai hoang mở rộng thành phố hướng ra biển; Nghị quyết về Xây dựng Đảng, các Tổ chức quần chúng v.v...
    Tất cả các Nghị quyết được thực hiện đến nơi, đến chốn từ 70% trở lên. Tất cả những kết quả thực hiện các Nghị quyết được người dân nhìn thấy, sờ thấy, đếm được...
    Có những việc làm của Thành uỷ, UBND Thành phố, đến nay tôi đã rời khỏi Thành phố về Hà Nội công tác gần 20 năm nhưng mỗi khi về Hải Phòng gặp nhân dân, cán bộ, là anh em nhắc đến như gói quà Tết hàng năm của Thành phố vào những dịp 2-9 Quốc khánh, Tết âm lịch... Những kỉ niệm không bao giờ quên! Rồi công trình lấn biển, hố xí tự hoại, đường lát bê tông hoặc tấm đan... đi đến đâu nhân dân cũng nhắc tới...
    Hôm 30-5-2004 vừa rồi tôi ra Đình Vũ xem đường xuyên Đảo. Đến phà Đình Vũ, anh em phụ trách bến phà, cũng như nhân dân xúm lại quanh tôi hỏi thăm sức khoẻ. Đồng chí Vang phụ trách ở đó nói: ?oBác để lại ?olộc? cho chúng con được hưởng, ai cũng nhớ công ơn của bác...?. Tôi rất cảm động, nói: ?oĐảo Đình Vũ với đường xuyên Đảo đã góp phần làm cho hàng vạn người giàu có đấy! Các đồng chí quản lí tốt sẽ giàu to. Đồng chí rất trẻ, tôi gặp đồng chí lần đầu, trông chiếc thẻ đeo trên ngực mới biết tên tuổi. Vậy mà, đúng như sách cổ đã dạy: ?oVi ân bất cầu báo, thụ ân bất năng vong...? (làm ơn không cần mong được báo đáp lại, chịu ơn không nên quên). Cảm ơn đồng chí đã thể hiện tinh thần đó?. Tối hôm ấy tôi về làm việc ở Thành phố, đồng chí Then, nguyên Bí thư Huyện uỷ An Lão, nay là Uỷ viên Thường vụ Trưởng ban Tuyên giáo Thành uỷ Hải Phòng (Đồng chí Then người thôn Đại, xã An Thọ, huyện An Lão) anh em tâm sự, đồng chí nhắc lại bao kỉ niệm hồi làm khoán trong nông nghiệp, lúc chưa khoán dân đói như thế nào, một số người phải đi tha phương cầu thực, sau làm khoán phấn khởi như thế nào, và nay cả huyện An Lão đều khá giả. Thật là bao nỗi buồn vui sâu sắc thời kì quá khứ...
    Những năm 1983-1984 nông nghiệp Hải Phòng phát triển rất nhanh. Lương thực coi như đã tự túc được cho cả phi nông nghiệp. Hàng năm không phải lên Trung ương xin gạo, xin mỳ. Ngoài mua thóc nghĩa vụ (giá 0,2 đ//kg thóc) Hải Phòng được đồng chí Tố Hữu, đồng chí Trần Phương đồng ý cho mua thóc của nông dân sau khi làm xong nghĩa vụ với Nhà nước với giá 1,70đ/kg. Tuy giá ngoài cao so với giá nghĩa vụ nhiều, nhưng với giá nhập bằng đô la Mỹ chỉ bằng gần 1/2, Nhà nước lại không phải lỗ vốn bán lương thực cho Hải Phòng, còn Hải Phòng có thêm lương thực trả cho lao động ở các nơi về thành phố tham gia lao động lấn biển với giá 1kg và l đồng/ ngày công lao động. Mọi người phấn khởi lắm.
    Thời gian đó Hải Phòng được coi như mô hình phát triển kinh tế năng động của cả nước. Khách đến tham quan ngày một đông. Báo chí ca ngợi, có ngày báo Nhân Dân đăng 4 bài về Hải Phòng. Bí thư Thành uỷ Hải Phòng cũng được cấp trên các ngành quan tâm. Nhiều đồng chí cán bộ lãnh đạo chủ chốt như Tổng Bí thư Lê Duẩn, ************* Trường Chinh... cũng rất quan tâm, đã có những dự kiến này dự kiến khác về tương lai của Bí thư Thành uỷ (những dư luận đó cũng làm cho một số người lo lắng và dần dần trở nên đố kị, ghen tị. Sự ác ý ấy hình thành dần dần từ nhỏ đến lớn, đến ngày 2-8-2003 mới bộc lộ hết để khách quan nhìn nhận có cơ sở khoa học kết luận chính xác, có căn cứ, không suy diễn... Việc này khá dài, 20 năm sau, mới hiểu thấu được sự tình...).
    Trong khi phong trào đang lên, biết bao nhiêu đoàn các địa phương, các ngành đến Hải Phòng học tập, rút kinh nghiệm, tổng kết, thì giữa năm 1983, đồng chí Đỗ Mười nhân danh Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng cử 3 Đoàn sắp xếp công nghiệp về 3 thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh.
    Đoàn về Hải Phòng do đồng chí Tô Duy làm trưởng đoàn. Về Hải Phòng trong lúc tình hình chính trị, tư tưởng và các mặt hoạt động rất tốt đẹp... Đồng chí Tô Duy xuống không làm việc với Thành uỷ mà chỉ làm việc với UBND thành phố. Đồng chí còn nói với đồng chí Bắc, cán bộ Văn phòng Uỷ ban và một số đ/c trong Đoàn là: ?oTôi không gặp anh Thành, anh Thành có đến gặp tôi thì gặp...?. Đồng chí Tô Duy cử đồng chí Phí Đức Phong, cán bộ của Đoàn đến gặp tôi nói: ?oKì này Đoàn xuống sắp xếp công nghiệp để giúp cho Hải Phòng phát triển cả công, nông nghiệp...?.

Chia sẻ trang này