1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Làm người là khó - Đoàn Duy Thành

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi chimawan, 11/05/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. chimawan

    chimawan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2006
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0
    Mới mấy tháng trước đây, đồng chí Tô Duy xuống Hải Phòng gặp tôi rất thân mật. Nhất là đầu năm 1982, khi tôi làm Bí thư Thành uỷ, đồng chí Tô Duy cùng với vợ là chị Lê Thu, các cháu đến thăm Hải Phòng, chúc mừng tôi. Trong bữa cơm thân mật, chị Lê Thu còn nói: ?oMình với Duy có nhiều kỉ niệm với cậu Thành lắm! Sau đám cưới chúng mình, chúng mình còn đến thăm cậu ở Hồ Lao (nơi căn cứ địa của Thành uỷ Hải Phòng thời kháng chiến ở huyện Sơn Động, Bắc Giang)?. Vợ chồng đồng chí Tô Duy tổ chức cưới ngày 8-7-1951, đám cưới tập thể, ngoài đồng chí Tô Duy và chị Lê Thu, còn có đồng chí Lê Xuân Thịnh với chị Kiệm; đồng chí Nghĩa (tức Linh) với chị Phụng Dương. Hiện nay 5 người còn sống, chỉ có anh Thịnh hi sinh tại Thái Bình năm 1952. Không những thế, từ ngày tôi về công tác ở Hải Phòng (tháng 6-1950), quan hệ giữa tôi và đồng chí Tô Duy vẫn tốt đẹp. Trước khi đi công tác Hà Nội (khoảng năm 1960-1961) đồng chí Tô Duy còn đến thăm tôi ở cơ quan chào ?otạm biệt?. Trong các năm sau, mỗi năm một vài lần lên Hà Nội công tác, tôi thường vào thăm đồng chí Tô Duy. Năm 1980 khi tôi học lớp quản lí kinh tế do giáo sư Liên Xô giảng, khoá I tại trường Hành chính Trung ương, lúc đó tôi là Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng, đồng chí Tô Duy còn mời tôi về Xuân Cầu chơi, còn trực tiếp trẩy bưởi mời tôi ăn. Khi đi trên chiếc cầu tre vào Xuân Cầu, tôi còn dắt đồng chí, vì đồng chí nói với tôi đang bị 6 bệnh nên chân đi bị run. Khi tôi ra về đồng chí đề nghị tôi giúp cho 60 tấn xi măng để làm cây cầu này, và sửa chữa nhà lưu niệm của đồng chí Tô Hiệu, là chú ruột đồng chí Tô Duy. Tôi giải quyết ngay cho xã về Hải Phòng lấy xi măng sau một tuần. Lúc đó xi măng mua khó khăn lắm! Hải Phòng dùng ngoại tệ mua than ?ocốc?, gia công cho nhà máy xi măng để đổi thành phẩm mới có. Đồng chí Tô Duy rất phấn khởi.
    Cả một quá trình thân thiện với nhau, đột nhiên có cuộc sắp xếp công nghiệp, đồng chí Tô Duy làm Tổ trưởng với thái độ ?obất thường? đối với tôi... Tất nhiên tôi phải đánh dấu hỏi (?).
    Nhưng thái độ của tôi vẫn bình thường. Muốn nói gì thì nói, đồng chí Tô Duy đã có thời kì là cấp trên của tôi, tôi gặp đồng chí Chủ tịch Nguyễn Dần dặn làm việc, hợp tác chặt chẽ với đồng chí Tô Duy.
    Qua giao ban hàng tuần với đồng chí Nguyễn Dần, tôi biết được là các đồng chí đi sắp xếp công nghiệp thì ít, nhưng xuống nông thôn, tìm hiểu điều tra tình hình thì nhiều, với thái độ cố tình moi móc khuyết điểm... Qua báo cáo của các đồng chí Bí thư, Chủ tịch các huyện mà đoàn đồng chí Tô Duy đến làm việc, thì thấy ý định của đoàn không phải trọng tâm sắp xếp công nghiệp, họ tìm hiểu tình hình nông nghiệp là chính.
    Cuối năm 1983 đầu năm 1984 thì đoàn rút về Hà Nội, sau cuộc làm việc với Ban Thường vụ Thành uỷ. Trong cuộc họp vui vẻ, thân mật, đồng chí Tô Duy nhắc lại ý đồng chí Phí Đức Phong là: ?ogiúp Hải Phòng phát triển công nghiệp như nông nghiệp...? rất thiện chí!
    Sau ít ngày, đồng chí Đỗ Mười mời tôi và đồng chí Nguyễn Dần lên số 8 Chu Văn An làm việc.
    Trưa hôm đó đồng chí Đỗ Mười mời cơm chúng tôi rất chu đáo. Buổi sáng làm việc, khi đọc báo cáo của Tổ sắp xếp công nghiệp, tôi thấy rõ ý đồ của Tổ, trong đó có câu: ?oHải Phòng chú trọng phát triển nông nghiệp là trệch hướng, sai đường lối của Đảng?. Khi phát biểu với đồng chí Đỗ Mười, tôi phân tích Hải Phòng là thành phố công nghiệp, Thành uỷ rất coi trọng phát triển công nghiệp, đồng thời rất coi trọng phát triển nông nghiệp để giải quyết lương thực cho công nhân là rất đúng với thực tế. Khoán sản phẩm, một mô hình đã được chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương Đảng cho thực hiện trong toàn quốc, sao lại bảo Hải Phòng đi trệch hướng? Thái độ của tôi nói rất găng, nhưng đồng chí Tô Duy hơi mỉm cười, khiến tôi phải đánh dấu hỏi (?) lần thứ hai. Sau đó tôi xin phép anh Mười ra về, vì chiều có cuộc họp. Anh Mười bảo tôi ăn cơm rồi sẽ về và nói: ?oBí thư về thì làm việc với ai??. Tôi báo cáo anh Mười có Phó Bí thư - Chủ tịch và Văn phòng ở lại ghi chép, ý anh thế nào tôi sẽ thực hiện nghiêm chỉnh... Nhưng rút cục tôi chỉ biết về báo cáo của Tổ sắp xếp công nghiệp còn ý anh Mười thế nào tôi không được biết.
  2. chimawan

    chimawan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2006
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0
    Ngày 14-4-1984 Bộ Chính trị và Ban Bí thư triệu tập tôi lên Hà Nội làm việc hai ngày. Tổng Bí thư Lê Duẩn chủ trì, các đồng chí Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ... cùng dự, tổng số khoảng hơn 60 người đủ các ngành của Trung ương. Anh Mười không đến dự, nhưng cử người của Văn phòng đến theo dõi tình hình hội nghị. Về phía Hải Phòng còn có đồng chí Trịnh Thái Hưng, Phó Chủ tịch cùng tham dự với tôi. Qua nghe báo cáo tình hình, tôi trình bày khoảng 2 giờ, các đồng chí phát biểu đánh giá rất cao việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 5, nhất là Hải Phòng đã vận dụng sáng tạo, phát triển công, nông nghiệp có bước tiến mới, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế cả nước, mặc dù trước đó đã có báo cáo của Tổ sắp xếp công nghiệp do đồng chí Tô Duy gửi đến, vẫn giữ nguyên như cũ, vẫn ghi: ?oHải Phòng thành phố công nghiệp mà chú trọng phát triển nông nghiệp là trệch hướng...? Hội nghị không ai nói đến vấn đề này cả.
    Khi các đồng chí nhắc nhiều và đánh giá cao việc phát triển nông nghiệp Hải Phòng, nhân có ý kiến hỏi, tôi báo cáo bổ sung, có nói một ý như sau: ?oThế mà đồng chí phụ trách Tổ sắp xếp công nghiệp Hải Phòng lại phê bình Thành uỷ phát triển nông nghiệp là trệch hướng...?. Anh Lê Duẩn nói chen vào: ?oNói tầm bậy...?.
    Sau khi tan hội nghị, tôi nghĩ mọi chuyện vậy là bình thường, và như vậy Trung ương đã bác bỏ báo cáo của Tổ sắp xếp công nghiệp ở Hải Phòng.
    Tối hôm đó, tôi và đồng chí Trịnh Thái Hưng đến thăm anh Mười, thâm tâm tôi nghĩ chỉ có thân tình thôi. Ai ngờ hai chúng tôi đến nhà, anh Mười tỏ vẻ không bằng lòng, không bắt tay chúng tôi. Anh đứng dậy đi đi, lại lại nói gay gắt: ?oCậu Thành phê bình mình, nói đồng chí phụ trách công nghiệp phê bình Hải Phòng trệch hướng, cứ nói đi nói lại mãi?.
    Tôi và đồng chí Hưng nhìn nhau. Anh Hưng hỏi tôi: ?oChúng mình có nói gì anh Mười đâu nhỉ??. Tôi rất phân vân suy nghĩ, không rõ anh Mười nghe ai phản ảnh mà phẫn nộ đến như thế. Tôi để anh Mười nói cho hết cơn nóng rồi mới nói: ?oTôi báo cáo anh Mười, có anh Hưng làm chứng, tôi chỉ một lần nói: ?oĐồng chí phụ trách Tổ sắp xếp công nghiệp Hải Phòng của Trung ương phê bình Hải Phòng làm nông nghiệp là trệch hướng, không nêu tên ai...?. Hai chúng tôi kể lại cuộc họp ngày hôm nay cho anh Mười nghe, mãi anh mới vui vẻ nói chuyện với chúng tôi... Khoảng 40 phút, chúng tôi xin phép ra về (Lúc này tôi vẫn nghĩ anh Mười nghe nhầm).
    Hôm sau đến họp, mọi người lại chia buồn với chúng tôi về cơn lốc tối vừa qua, lật úp một thuyền ở bến Bính, phía bên Thủy Nguyên làm chết hơn 20 người... Tôi rất buồn.
    Tại sao anh Mười lại nổi nóng với mình? Tôi tìm hiểu thêm ở Văn phòng Trung ương mới biết chính anh Mười là người phản đối Hải Phòng, lấy nông nghiệp làm trọng là trệch hướng, coi nhẹ công nghiệp... Tôi bắt đầu có ?oấn tượng? về cách làm của Tổ sắp xếp công nghiệp do anh Tô Duy làm Tổ trưởng. Phải chăng cách làm ấy có mục đích của nó? Trên đường trở về Hải Phòng, tôi nhắc anh Trịnh Thái Hưng: ?oAnh Mười đối với Hải Phòng không như trước nữa đâu! Anh em mình làm ăn cần thận trọng? (đồng chí Trịnh Thái Hưng đã mất năm 1996). Đồng chí Hưng cũng bổ sung cho tôi thêm một số tình hình của Tổ sắp xếp công nghiệp khi làm việc ở Hải Phòng, có nhiều hành vi xoi mói, tìm khuyết điểm, giống như đồng chí Nguyễn Dần, Chủ tịch thành phố đã phản ảnh với tôi.
    Sau sự việc đưa Hải Phòng ra đấu về khoán sản phẩm nông nghiệp là sai đường lối phát triển của một thành phố công nghiệp không thành công, nhóm người của anh Tô Duy còn tung ra dự kiến sẽ ?ohạ bệ? tôi hoặc điều về Trung ương để đe doạ tôi. Tôi vẫn làm việc và làm việc tích cực hơn. Đối với anh Mười tôi vẫn một mực quý trọng là Thủ trưởng cũ, không nghi ngờ, dù dư luận nói đến tai tôi những điều nhận xét về tôi của anh Mười không có thiện chí. Anh Mười thỉnh thoảng còn gọi đồng chí Nguyễn Dần, Chủ tịch UBND lên báo cáo tình hình Hải Phòng. Anh răn đe anh Dần không được nghe Đoàn Duy Thành và nói: ?oBỏ tem phiếu là có tội?. Anh Dần về kể lại với tôi, tôi bảo: ?oPhát tem phiếu mà không có hàng bán cho dân mới là có tội, lừa dối dân, tạo cho mậu dịch viên và cán bộ tham nhũng?. Đến nay anh Dần thường kể lại chuyện này. Ngày 19-6-2004 anh Dần còn kể chuyện này cho đông người nghe ở nhà khách số 2 Bến Bính Hải Phòng.
    Qua việc này và nhiều việc khác về thái độ của anh Mười đối với tôi, nhất là sau khi có những nhận xét đánh giá cao về tôi của Tổng Bí thư Lê Duẩn và ************* Trường Chinh và các đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị khác, tôi cảm thấy có điều gì đó chẳng lành.
    Tôi bàn với nhà tôi sẽ tập trung làm việc thật tốt cho Thành phố, đến 13-5-1985 kỉ niệm 30 năm giải phóng, tôi xin nghỉ. Tôi đã có đơn đề nghị từ lâu, rằng sẽ làm cho đủ 40 năm tham gia cách mạng là xin về hưu. Nhà tôi hỏi tại sao? Tôi nói:
    - Nhân dục vô nhai? (lòng tham vô đáy), mình cũng như người khác, phải biết dừng ở điểm nào nên dừng. Mình lại là nhà nho, thấm nhuần đạo lí của Khổng Tử, của Tư tưởng Bác Hồ, mình làm chỉ vì mục đích vì dân vì nước, không vụ lợi. Làm Chủ tịch rồi Bí thư Thành uỷ một thành phố đi đầu trong xuất nhập khẩu đến hôm nay nhà mình có một đồng đô-la nào đâu? Anh chỉ cầm 200 USD năm 1978 làm Trưởng đoàn đi thăm Nhật Bản. Được cấp 200 đô la để chi cho cả đoàn, khi về không tiêu một xu lại trả lại tài chính đủ 200 USD. Không những thế, Nhật Bản còn cho mỗi người 300 USD do không phải lấy vé máy bay lượt về, do phía Nhật đài thọ, cũng đem về nộp cho Uỷ ban đủ 2.100 USD. Mình sống đến hôm nay và làm được một số việc cho dân, cho nước. Đó là hạnh phúc lắm rồi! Mình càng làm tốt bao nhiêu thì sẽ càng phát sinh đố kị kèn cựa bấy nhiêu! Đó cũng là lẽ thường tình dễ hiểu. Người ?oquân tử? biết tiến biết thoái, không nên dấn sâu vào con đường ?odanh vọng?. Nguyễn Trải đã về nghỉ, lại nể vua ra giúp đời, nên bị chết oan. Ở đời khó lắm! Nếu theo cách mạng như vậy là ?otiêu cực?.
  3. chimawan

    chimawan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2006
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0
    Trong lúc dân cần ta phục vụ, đem lại lợi ích cho dân, ta lại nghỉ, phải chăng ta thoái thác công việc cá nhân chủ nghĩa... Nói thế nào cũng được. Ta phải làm chủ mình để quyết định. Anh nghĩ ý ?olên Hà Nội? chưa xuất hiện trong giai đoạn này thì hơn, không phải ai xa lạ khác ?ođánh? mình đâu, sẽ là những người thân đánh mình trước, em theo dõi mà xem. Cho nên ta không nên xin bất kì một thứ gì mang tính ?olợi và danh? với anh Mười, sau này sẽ khó xử. Có xin thì xin công việc làm cho dân, cho nước... Với người khác cũng vậy thôi, không phải chỉ với anh Mười!
    Sau cuộc họp của Bộ Chính trị, ý định đưa vấn đề ?oHải Phòng đi trệch hướng? không thành công, chắc chắn sẽ có những việc làm mới khác, kể cả vu khống chính trị, tôi lại nói với nhà tôi như vậy Nhưng thực sự chúng tôi không quan tâm, chỉ mong làm sao cho dân ta giàu lên, không phải làm nô lệ ngoại bang.
    Ngẫm lại lịch sử trong hơn 1.000 năm giữ nước, kể từ Đinh, Lê, Lí, Trần, Lê... đến nhà Nguyễn, nước ta đã trải qua 8 lần bị xâm chiếm của phương Bắc. Họ bị thất bại 7 lần, chỉ có một lần họ chiếm được nước ta 20 năm, do nội bộ mất đoàn kết (thời kì cuối nhà Trần). Vì nước xâm chiếm nước ta phương thức sản xuất không hơn ta là bao nhiêu. Nhưng từ năm 1862 Pháp bắt đầu đô hộ nước ta, một nước tư bản phát triển, phương thức sản xuất nổi trội hơn nước ta nhiều lần, nên dân ta phải chịu khuất phục chúng, làm nô lệ suốt 83 năm ròng rã. Chỉ có Chủ tịch Hồ Chí Minh đã biết tận dụng thời cơ, với sự lãnh đạo thông minh tài tình, với ý chí kiên định, mới đưa dân tộc ta thoát ách nô lệ: Nhưng khi đó ta vẫn là một nước rất nghèo, phương thức sản xuất rất lạc hậu. Đã vậy Pháp lại đến, tái xâm lược Việt Nam thêm 9 năm, sau đó Pháp nhường cho Mỹ xâm chiếm một nửa nước ta 20 năm, tổng cộng lại là 113 năm dân lộc bị nô lệ. Miền Bắc tuy được giải phóng sớm 20 năm, nhưng đóng góp cùng miền Nam đánh thắng đế quốc Mỹ, tổn thất về người và của biết bao nhiêu mà kể. Một nước nghèo, lạc hậu, không có vũ khí tối tân để bảo vệ đất nước, đó là nỗi đau của cả dân tộc, của từng người Việt Nam, không một người yêu nước nào không ?ocám cảnh? điều ấy.
    Thành phố Hải Phòng đang trong khí thế thi đua đẩy mạnh sản xuất công, nông nghiệp, dịch vụ, ?oNgói hoá nông thôn, ngọt hoá đồng ruộng?, xây dựng thành phố ?okhang trang sạch đẹp, lịch sự văn minh?, xây dựng đường xá, cổng, ngõ, xoá bỏ hố xí thùng, xây hố xí tự hoại, thực hiện chủ trương nhà nước và nhân dân cùng làm (Nhà nước cấp 1/2 số tiền xây hố xí tự hoại cho dân), xây dựng nhà cửa khang trang nối nội thành đến các thị trấn, huyện, đường nội thành sang Kiến An qua Cầu Niệm mới khánh thành, hai bên phố xá được qui hoạch xây dựng trước, những ngôi nhà 2 tầng trở lên, hoặc mái bằng nếu làm 1 tầng v.v...
    Trong khi đó bất ngờ ở Hà Nội có chỉ thị ?oZ30? rất mật, tịch thu nhà từ 2 tầng trở lên, bất kể to nhỏ, trị giá bao nhiêu. Chỉ thị ?oZ30? không được phổ biến cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, chỉ có chỉ thị bằng ?omiệng?. Hải Phòng cũng được 1, 2 đồng chí Bộ Chính trị nhắc nhở rằng Hà Nội làm trước, Hải Phòng theo Hà Nội mà làm. Bên Sở công an cũng được mấy đồng chí Thứ trưởng nhắc Giám đốc Sở Công an Hải Phòng triển khai, đề nghị Thành uỷ thông qua chủ trương cho làm...
    Tôi triệu tập Ban Thường vụ Thành uỷ để bàn việc này. Tôi đề nghị mọi người suy tính thật kĩ mọi mặt, vì vấn đề này liên quan đến pháp luật, không thể tùy tiện tịch thu nhà của dân được, nếu họ không phạm pháp. Hải Phòng cần đợi chỉ thị chính thức bằng văn bản của Trung ương hoặc Chính phủ sẽ làm cũng không muộn. Mà tiến hành cũng phải có phương pháp. Trung ương chỉ thị rõ nguyên nhân tịch thu... mới tiến hành được.
    Tôi trực tiếp lên Hà Nội xem việc tịch thu một số nhà. Tôi thấy chẳng khác gì Cải cách ruộng đất. Cải cách ruộng đất còn đấu tố rồi mới tịch thu, nhưng Z30 chỉ đọc lệnh là tịch thu, bốc cả gia đình gia chủ lên xe đi ở chỗ khác. Tôi đi 3 lần xem được 3 nhà. Tôi đến Văn phòng Trung ương Đảng và Văn phòng Chính phủ xin xem chỉ thị Z30. Hoá ra chẳng ai biết cả và tỏ vẻ giữ bí mật, thái độ người được tôi hỏi cũng sợ sệt, e dè nói ?onước đôi?, không bảo làm, cũng không bảo không! Tôi thấy rất lạ lùng. Đang thời buổi hoà bình xây dựng, mọi người đang phấn khởi làm ăn, cớ sao lại có việc làm ?okì lạ? này? Nhất là tôi thấy tận mắt một gia đình bị tịch thu, cả nhà đội khăn tang bị đẩy lên xe, khóc sướt mướt...
    Về đến Hải Phòng tôi lại thấy dân chúng xao xuyến lo sợ. Nhiều người chạy đến Bí thư Thành uỷ hỏi han... Còn những gia đình đang xây dựng thì dừng lại không xây, hoặc thu nhỏ lại, định xây 2 tầng thì rút còn 1 tầng thôi v.v... Ngày nay, khi tôi đi từ Hải Phòng sang Kiến An, tôi vẫn thấy buồn phiền về ?oZ30? đã làm cho con đường này mất đẹp. Nhà cửa hai bên, xây dựng thời kì ?oZ30?, không xứng với con đường mở rộng!
    Tại các cuộc Hội nghị lớn của Thành phố, tôi nói: ?oĐây là vấn đề quyền công dân, thành phố sẽ không làm việc này với bất kì gợi ý của ai. Chỉ khi có chỉ thị chính thức, đóng ?odấu son? búa liềm, hoặc dấu Quốc huy, thì Hải Phòng sẽ thực hiện nghiêm chỉnh?...
    Dư luận sức ép 4 phía với Hải Phòng. Thành phố Hồ Chí Minh điện ra hỏi: ?oHải Phòng có làm không??. Tôi trả lời: ?oĐợi chỉ thị chính thức?. Trong khi đó Hà Nội đã lịch thu tới 105 nhà. Có những đồng chí phê bình Giám đốc Sở Công an Hải Phòng mất lập trường, mất quan điểm, vì đồng chí Giám đốc Sở Công an Hải Phòng trả lời: ?oHải Phòng chưa làm, vì Hải Phòng có cách làm khác...?.
  4. chimawan

    chimawan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2006
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0
    Một buổi chiều sắp hết giờ làm việc, đồng chí Nguyễn Văn An, Bí thư Tỉnh uỷ Hà Nam Ninh (nay là Chủ tịch Quốc hội) gọi điện thoại cho tôi nói: ?oCó việc cần, tôi và đồng chí Thuật, Chủ tịch UBND tỉnh muốn ra Hải Phòng trao đổi với anh. Anh chuẩn bị cho chúng tôi ăn cơm tối, xong việc là về ngay...?.
    Tôi chuẩn bị cơm tối và đón đồng chí An, đồng chí Thuật ở nhà khách số 13 Trần Hưng Đạo. Đến 20 giờ, hai đồng chí đến Hải Phòng. Chúng tôi bàn công việc ngay.
    Đồng chí An, đồng chí Thuật trao đổi với tôi về việc tịch thu nhà ở thành phố Nam Đinh, thị xã Ninh Bình, thị xã Hà Nam... Qua trao đổi phân tích việc Hải Phòng không làm, nếu không có chỉ thị của Ban Bí thư, hoặc chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, hai đồng chí tỉnh bạn rất tâm đắc. Tôi lấy tình lấy lí phân tích mọi mặt cho hai đồng chí nghe. Thứ nhất là phi đạo lí, sai pháp luật. Cuộc sống của nhân dân còn khổ sở, tích cóp được ít tiền làm nhà cho cha mẹ, con cái ở không dễ dàng gì. Nay ta tịch thu, thế thì CNXH, người dân ở vào đâu? ở bằng cái gì v.v. và v v.
    Hai đồng chí rất đồng tình với quan điểm của tôi. Tôi nói: ?oTháng 6-1983 họp Hội nghị Trung ương tôi sẽ phát biểu về vấn đề này...?.
    Hai đồng chí vui vẻ, yên tâm ra về, sau khi ăn cơm xong. Đồng chí An bảo đồng chí Thuật đưa cho tôi xem 100 quyết định kí tên, đóng dấu sẵn để ngay hôm sau tổ chức các đoàn đi tịch thu nhà ở 3 địa điểm trên. Anh An nói: ?oTôi thấy không yên tâm nên điện ra trao đổi với anh. Chúng tôi sẽ đốt ngay các quyết định này tối nay?. Các đồng chí ra về.
    Tôi tiễn các đồng chí, khi quay lại, nghĩ ngợi băn khoăn vô cùng. Thành phố Nam Định, hai thị xã Ninh Bình và Hà Nam mà có tới 100 quyết định tịch thu nhà, hỏi lấy đâu ra nhà mà tịch thu? Tôi phân vân quá! Các đồng chí mình đơn giản thật! Coi sinh mệnh chính trị của người dân như thế nào mà lại có ?oZ30?. Hai cuộc kháng chiến trường kì, bao sự hi sinh, nay ?okí cóp? xây dựng được căn nhà, bị tịch thu với quan điểm cho rằng ?olàm ăn bất chính?, tài sản không rõ ràng... Nghĩ mà rơi nước mắt!
    Về đến nhà đã 24 giờ. Nhà tôi hỏi tiếp khách gì quan trọng mà khuya thế? Tôi kể hết chuyện cho nhà tôi nghe. Tôi nói: ?oTôi sẽ trình bày cặn kẽ vấn đề này ở Hội nghị Trung ương sắp tới...? Nhà tôi hỏi lại: ?oAnh định đương đầu đến bao giờ?? Tôi trả lời: ?oTôi sẽ đương đầu đến khi còn cái đầu này?.
    Hai vợ chồng tâm sự, đến lúc mệt quá, ngủ lúc nào không biết.
    Lúc đó Hải Phòng đã có một vài nhà tư nhân xây dựng 2, 3 tầng, như nhà anh Thêm, thủy thủ tàu Viễn dương, xây dựng ở xã Đằng Lâm, gần sân bay Cát Bi; nhà anh Bút lái xe, xây dựng ở Quán Toan, bên đường 5. Anh Thêm rất sợ. Hôm đến dự tổng kết ở công ti VOSCO, khi nói chuyện, anh em xôn xao hỏi tôi Hải Phòng có tịch thu nhà như ở Hà Nội không? Có hai thủy thủ Viễn dương làm nhà ở Hà Nội đã bị tịch thu. Tôi trả lời: ?oKhi có lệnh chính thức sẽ làm?. Tôi cũng nói ý kiến riêng tôi thì không nên làm vậy. Tôi khuyên các thủy thủ tiết kiệm được tiền cần xây nhà cao và đẹp hơn nhà anh Thêm. Tới Hội nghị Trung ương tháng 6-1983 này, tôi sẽ tình bày quan điểm của tôi về vấn đề trên.
    Nghe thế mọi người phấn khởi lắm.
    Một hôm anh Mười về làm việc với Hải Phòng. Làm việc xong, tôi và đồng chí Nguyễn Dần, Chủ tịch, đưa anh Mười đi xem nhà máy đóng tàu bến Kiền. Qua Quán Toan, anh Mười trông thấy nhà anh Bút lái xe, anh Mười hỏi nhà ai mà to thế! Tôi báo cáo đó là của một lái xe Đoàn 12. Anh Mười nói: ?oNếu tôi là Bí thư, Chủ tịch Thành phố, tôi sẽ tịch thu cái nhà này làm nhà mẫu giáo...?. Tôi và anh Dần nhìn nhau lặng im. Khi anh Mười về rồi, anh Dần bảo tôi: ?oThế là cụ Mười cũng đồng ý tịch thu nhà...? Tôi không nói gì. Anh Dần nói thêm: ?oĐợi chỉ thị chính thức sẽ bàn việc này anh Thành ạ?!
    Tôi gật đầu và suy nghĩ...
    Nay, nếu ai qua Quán Toan nhìn lại cái nhà anh Bút (mà tôi thường gọi là ?oHàn Bút? vì cách đấy khoảng hơn một km có nhà ?oHàn Điềm?, địa chủ, cũng có cái nhà 2 tầng); nhà ?oHàn Bút? và cả nhà ?oHàn Điềm? nữa, so với nhà nông dân ở khu vực đó hiện nay, không ý nghĩa gì, chỉ như những ?ochuồng chim to? mà thôi.
  5. chimawan

    chimawan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2006
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0
    Nhân chuyện liên quan đến nhận thức, thực thi luật pháp và quyền công dân, tôi nhớ lại một việc, đối với nhà cầm quyền có thể là chuyện nhỏ, nhưng đối với một người dân là cả cuộc đời và sự nghiệp của họ.
    Hôm ấy, với cương vị là Chủ tịch thành phố tôi nhận được một lá đơn kêu cứu của một sinh viên trường Đại học Hàng hải. Nội dung trình bày sự việc và tha thiết đề nghị Chủ tịch can thiệp để nhà trường nhận cháu vào học. Số là bố cháu một cán bộ của ?oHaiphong Ship? đã nhận vận chuyển một loại hàng hiếm vào thành phố Hồ Chí Minh, bị công an tình nghi là buôn lậu đến khám nhà. Khi ở trường về thấy vậy, như một phản ứng tự nhiên, cháu đã vứt một túi sách sang nhà bên cạnh. Thế là cháu cũng bị bắt. Xét trong túi xách chỉ có quần áo cũ, không có gì liên quan đến vụ việc trên, vài ngày sau cháu được tha. Khi cháu trở lại trường thì trường không cho cháu tiếp tục học nữa, với lí do là đã bị bắt, bị tù. Tôi cho kiểm tra lại, và ghi ý kiến gửi tới giáo sư Lê Đức Toàn, hiệu trưởng: ?oLuật pháp chưa kết luận, các đồng chí cứ để cho cháu tiếp tục học, nếu sau này có bị tù, thì một người tù có học vẫn còn hơn một người tù vô học?. Tôi được biết sau đó cháu đã tốt nghiệp đại học và hiện nay đang là một thạc sĩ, một nhà kinh doanh giỏi.
    Cuộc kiểm tra tài chính toàn diện của Đoàn Chính phủ
    Tiếp theo Tổ sắp xếp công nghiệp của đoàn anh Tô Duy vừa kết thúc, thì đoàn kiểm tra tài chính toàn diện của Chính phủ về Hải Phòng do đồng chí Ngô Thiết Thạch, Thứ trưởng Bộ Tài chính làm trưởng đoàn. Lúc đó Hải Phòng đang nổi lên như một điển hình làm kinh tế giỏi, một ?oCon chim én báo hiệu mùa xuân?. Nhiều lời khen, chê lẫn lộn. Có dư luận tung ra: Hải Phòng lấy đâu nhiều tiền thế để xây dựng cầu, cống, đường xá? Họ đưa ra 3 yếu tố để có tiền:
    -Buôn lậu.
    -Ăn cắp của kho Cảng.
    -Gián điệp cho ông Thành tiền để xây dựng, nhằm nâng cao uy tín ông Thành, nhờ vậy sau này được lựa chọn vào vai trò chủ chốt quốc gia để ?okhuynh đảo? đất nước.
    Đoàn đồng chí Ngô Thiết Thạch đến gặp Bí thư Thành uỷ ngay và với thái độ đúng đắn. Tôi tiếp họ cũng rất thẳng thắn.
    Trong buổi gặp đầu tiên, tôi đã nói ngay rằng: ?oĐồng chí Trưởng đoàn và các đồng chí trong đoàn cứ làm việc đến xong thì thôi. Từ thành phố đến quận, huyện và cả xã nữa, các đồng chí đi đâu cũng được, xem gì cũng được. Ai cản trở việc kiểm tra cứ cho tôi biết, tôi sẽ kỉ luật người đó ngay. Còn chế độ ăn nghỉ, tùy các đồng chí:
    1) Ăn chế độ chung là 5đ/ngày. Nếu cần ăn thêm đoàn sẽ chi thêm, thành phố phục vụ.
    2) Thành phố sẽ chi hoàn toàn 35đ/ngày như mức ăn bình thường của các đoàn đến Hải Phòng từ trước.
    Tôi nói thêm đó là sự minh bạch của địa phương. Chúng tôi có những nghị quyết về tiếp khách, chi tiêu, bán hàng cho khách rất rõ ràng. Thí dụ bán xe gắn máy cho khách cũng giảm 5% theo thời giá lúc bán. Thành uỷ viên và con cái uỷ viên Thường vụ thành uỷ cấm không được mua...
    Tôi lại nói:
    -Tùy các đồng chí lựa chọn, kẻo sau này bảo thành phố đối phó, cho ăn 5đ/ngày để cuộc sống khó khăn phải rút sớm. Hoặc bảo cho ăn 35đ/ngày là mua chuộc đoàn, để bao che lỗi lầm cho địa phương...
    Đoàn làm việc một thời gian, với những kết luận đúng đắn: Hải Phòng làm ăn minh bạch rõ ràng, sổ sách ghi chép từ cái nhỏ nhất như biếu xén cấp trên chỉ bằng hiện vật cũng đều ghi lại cho ai, tặng ai, biếu ai, đều ghi sổ sách, tiếp tân, bán hàng... đều có nghị quyết và ghi chép ngày, tháng, rõ ràng. Đoàn đã xác minh một số đối tượng, đều công nhận là đúng...
    Khi đoàn rút, thành phố biếu mỗi đoàn viên 5m vải, còn tiền ăn, ở thành phố thanh toán cho đoàn chu đáo với mức 35đ/ngày. Sau cuộc kiểm tra dài ngày đó không có dư luận gì xấu về Đoàn, cũng như của địa phương.
    ?oChưa hết kiểm tra đâu? - tôi nghĩ. Đoàn kiểm tra của đồng chí Ngô Thiết Thạch chưa kiểm tra ngân sách Đảng. Quả nhiên tiếp sau đó đoàn kiểm tra ngân sách Thành uỷ lại về Hải Phòng do đồng chí Hoàng (Hoàng Lửa), Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương làm Trưởng đoàn và 5 cán bộ. Trước khi xuống Hải Phòng, anh Hoàng gọi điện thoại cho tôi, nói: ?oTôi được ý kiến của Ban Bí thư xuống kiểm tra ngân sách Thành uỷ. Tôi dự định làm trong 45 ngày, đề nghị anh giúp đỡ...? Tôi trả lời: ?oMời anh cứ xuống làm việc, tôi sẽ tạo mọi điều kiện tốt nhất cho anh kiểm tra...?.
    Hôm sau anh Hoàng xuống thẳng Văn phòng Thành uỷ làm việc với Chánh, Phó Văn phòng và gặp đồng chí Lê Danh Xương, Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ. Anh Hoàng nói khi kết thúc sẽ gặp anh Thành. Tôi chỉ thị cho Văn phòng Thành uỷ cung cấp mọi tài liệu về tài chính cho Đoàn, không có việc gì phải hỏi ý kiến tôi cả. Có việc gì cần, hỏi anh Xương giải quyết.
    Điều thuận lợi cho Đoàn làm việc là Thành uỷ Hải Phòng vốn cấm không cho Văn phòng Thành uỷ, các Ban của Đảng, tổ chức quần chúng, cơ quan công an, viện kiểm soát, quân sự, tham gia làm kinh tế. Những ngành không có chức năng làm kinh tế không được làm kinh tế. Mặc dù Ban Bí thư có chỉ thị số 12 về việc Đảng làm kinh tế, nhưng Thành uỷ Hải Phòng có công văn gửi Ban Bí thư xin phép cho Thành uỷ Hải Phòng không làm kinh tế. Với lí do là Đảng cầm quyền, ngân sách của Đảng do chính quyền cung cấp. Quan điểm này tôi vẫn giữ đến hôm nay, mặc dù sau 1986 tôi rời Hải Phòng, Thành uỷ Hải Phòng bắt đầu làm kinh tế và thành lập Ban Tài chính quản trị, (cũng đẻ ra phức tạp và dư luận không hay), dù nay trong cả nước Đảng đã làm kinh tế, tôi vẫn giữ ý kiến là quyết định đó không phù hợp với một Đảng cầm quyền...
    Trở lại với đoàn kiểm tra Đảng của đồng chí Hoàng dạo đó, Đoàn mới làm được 20 ngày đã hết việc, không còn việc gì phải xem xét nữa. Sổ sách chứng từ đầy đủ, Văn phòng Thành uỷ và đồng chí Lê Danh Xương đã báo cáo kĩ càng với Đoàn. Anh Hoàng vui vẻ kết thúc kiểm tra và gọi điện thoại cho biết: ?oKhông có vấn đề phải gặp tôi, tất cả đã trao đổi với anh Xương và anh Trần Xuân Mạnh, Chánh văn phòng rồi?. Và Đoàn xin phép rút về Hà Nội. Tôi mời anh ở lại để gặp nói chuyện cho vui thôi, nếu kiểm tra không còn vấn đề gì. Anh Hoàng nói hôm sau phải họp Uỷ ban Kiểm tra không thể ở lại. Tôi cảm ơn anh Hoàng trước khi Đoàn lên đường. Hôm sau đồng chí Lê Danh Xương, đồng chí Trần Xuân Mạnh báo cáo lại: Đoàn rất phấn khởi. Khi ở Hà Nội nghe nhiều dư luận không hay, nay Đoàn qua thực tế thấy Văn phòng Thành uỷ giúp cho Thành uỷ chi tiêu rõ ràng, rành mạch, không có vấn đề gì. Riêng quà biếu thì hơi rộng, thí dụ cho 5 chai nước mắm, thì nên rút xuống 2, 3 chai/người thôi...
    Tôi về nói chuyện với nhà tôi: kinh tế họ nói sai, tung dư luận xấu về Hải Phòng nhưng sự thật đã được kết luận. Vấn đề tiếp chắc là vấn đề chính trị. Với ý định của họ, qua hành động, thái độ, tôi cũng dần dần hình dung ra họ sẽ làm gì những bước tiếp. Nhưng nội dung cụ thể thì tôi không thể tưởng tượng được.
  6. chimawan

    chimawan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2006
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0
    Cuộc họp Hội nghị Trung ương tháng 6-
    Cuộc họp nội dung kiểm điểm công tác 6 tháng đầu năm và đề ra nhiệm vụ hoàn thành kế hoạch 1983 do Tổng Bí thư Lê Duẩn chủ trì. Đồng chó Tổng Bí thư đọc lời khai mạc xong, phiên họp đầu tiên do đồng chí Phạm Hùng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ Trưởng Bộ Công An điều khiển. Báo cáo tình hình 6 tháng đầu năm và kế hoạch thực hiện 6 tháng cuối năm, Văn phòng Trung ương đã gửi cho các Uỷ viên Trung ương đọc, nghiên cứu trước, đến Hội nghị là phát biểu ngay.
    Đồng chí Phạm Hùng chỉ định tôi phát biểu trước.
    Tôi phát biểu một số ý kiến ngắn gọn về Dự thảo báo cáo, còn dành thì giờ cho vấn đề ?oZ30?, về tịch thu nhà ở Hà Nội. Tôi nói ?oZ30? đã ảnh hưởng rất lớn tới các mặt chính trị, tư tưởng của Đảng bộ và nhân dân Hải Phòng, nhất là nội thành.
    Tôi nói một mạch 2 giờ liền.
    -Rõ ràng không có cơ sở gì đặt ra việc tịch thu nhà của người dân, khi họ không phạm pháp luật, không bị pháp luật xử. Chỉ một Quyết định của Chính quyền địa phương là xông vào đuổi người chủ ra khỏi nhà, rồi tịch thu. Trong lúc này nhà cửa cho dân ở thiếu thốn, ngay cán bộ CNVC cũng không thuê được nhà ở, hoặc có thuê được nhưng nhà hỏng không có tiền sửa chữa. Đối với những khu nhà Nhà nước quản lí thì dân xin sửa không cho, dân xin mua không bán, càng để càng dột nát, xuống cấp... Nay người dân (chủ yếu là cán bộ công nhân viên chức ở một số ngành đi công tác nước ngoài, như thủy thủ tàu viễn dương, cán bộ đi công tác nước ngoài) tích cóp được ít tiền để dựng gian nhà cho vợ con ở, thực sự phải nhìn nhận là việc tốt. Đất chật, người ta làm nhiều tầng, nhưng cũng không to tát gì. Tôi đã trực tiếp xem tịch thu 3 nhà ở Hà Nội thì thấy thảm thiết lắm. Họ kêu khóc, đội ?okhăn tang?, khi đội công tác đẩy họ lên xe chở đi. Tôi xin đặt ra một câu hỏi với Trung ương: ?oChúng ta làm cách mạng để làm gì? Người cộng sản hi sinh suốt đời cho nhân dân, đem lại hạnh phúc cho nhân dân, thử hỏi ta đã đem lại cho nhân dân cái gì, sau khi đất nước đã được thống nhất 8 năm? Những việc của chúng ta làm là trái đạo lí. Bác Hồ trong di chúc đã nói: ?oSau khi nước ta được thông nhất, chúng ta sẽ xây dựng đất nước ta to đẹp hơn, đàng hoàng hơn... ?o Ta chưa xây dựng thì để cho dân xây trước, còn ta sẽ xây dựng lớn hơn, cả nước thành công trường, xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Thành uỷ Hải Phòng chủ trương ?ongói hoá nông thôn?, mai đây sẽ xây nhà 2, 3 tầng, lại bị tịch thu hay sao? Năm 1950 khi tôi làm Bí thư Quận uỷ Ngô Quyền, cơ quan đóng ở huyện Kinh Môn, địa phương mời tôi nói chuyện về Chủ nghĩa cộng sản để chuẩn bị Đảng ra công khai hoạt động vào đầu năm 1951, tôi đã nói với nông dân xã Châu Xá: ?oKhi kháng chiến thắng lợi, bà con sẽ hết cảnh nghèo khổ, không còn ở nhà tranh vách đất, mà ở nhà xây?. Họ vỗ tay hoan hô không ngớt. Nay độc lập thống nhất rồi, mình không có tiền xây nhà cho dân ở, họ xây ta tịch thu, hỏi còn đạo lí gì nữa?
  7. chimawan

    chimawan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2006
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0
    Cuộc họp Hội nghị Trung ương tháng 6-
    Cuộc họp nội dung kiểm điểm công tác 6 tháng đầu năm và đề ra nhiệm vụ hoàn thành kế hoạch 1983 do Tổng Bí thư Lê Duẩn chủ trì. Đồng chó Tổng Bí thư đọc lời khai mạc xong, phiên họp đầu tiên do đồng chí Phạm Hùng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ Trưởng Bộ Công An điều khiển. Báo cáo tình hình 6 tháng đầu năm và kế hoạch thực hiện 6 tháng cuối năm, Văn phòng Trung ương đã gửi cho các Uỷ viên Trung ương đọc, nghiên cứu trước, đến Hội nghị là phát biểu ngay.
    Đồng chí Phạm Hùng chỉ định tôi phát biểu trước.
    Tôi phát biểu một số ý kiến ngắn gọn về Dự thảo báo cáo, còn dành thì giờ cho vấn đề ?oZ30?, về tịch thu nhà ở Hà Nội. Tôi nói ?oZ30? đã ảnh hưởng rất lớn tới các mặt chính trị, tư tưởng của Đảng bộ và nhân dân Hải Phòng, nhất là nội thành.
    Tôi nói một mạch 2 giờ liền.
    -Rõ ràng không có cơ sở gì đặt ra việc tịch thu nhà của người dân, khi họ không phạm pháp luật, không bị pháp luật xử. Chỉ một Quyết định của Chính quyền địa phương là xông vào đuổi người chủ ra khỏi nhà, rồi tịch thu. Trong lúc này nhà cửa cho dân ở thiếu thốn, ngay cán bộ CNVC cũng không thuê được nhà ở, hoặc có thuê được nhưng nhà hỏng không có tiền sửa chữa. Đối với những khu nhà Nhà nước quản lí thì dân xin sửa không cho, dân xin mua không bán, càng để càng dột nát, xuống cấp... Nay người dân (chủ yếu là cán bộ công nhân viên chức ở một số ngành đi công tác nước ngoài, như thủy thủ tàu viễn dương, cán bộ đi công tác nước ngoài) tích cóp được ít tiền để dựng gian nhà cho vợ con ở, thực sự phải nhìn nhận là việc tốt. Đất chật, người ta làm nhiều tầng, nhưng cũng không to tát gì. Tôi đã trực tiếp xem tịch thu 3 nhà ở Hà Nội thì thấy thảm thiết lắm. Họ kêu khóc, đội ?okhăn tang?, khi đội công tác đẩy họ lên xe chở đi. Tôi xin đặt ra một câu hỏi với Trung ương: ?oChúng ta làm cách mạng để làm gì? Người CS hi sinh suốt đời cho nhân dân, đem lại hạnh phúc cho nhân dân, thử hỏi ta đã đem lại cho nhân dân cái gì, sau khi đất nước đã được thống nhất 8 năm? Những việc của chúng ta làm là trái đạo lí. Bác Hồ trong di chúc đã nói: ?oSau khi nước ta được thông nhất, chúng ta sẽ xây dựng đất nước ta to đẹp hơn, đàng hoàng hơn... ?o Ta chưa xây dựng thì để cho dân xây trước, còn ta sẽ xây dựng lớn hơn, cả nước thành công trường, xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Thành uỷ Hải Phòng chủ trương ?ongói hoá nông thôn?, mai đây sẽ xây nhà 2, 3 tầng, lại bị tịch thu hay sao? Năm 1950 khi tôi làm Bí thư Quận uỷ Ngô Quyền, cơ quan đóng ở huyện Kinh Môn, địa phương mời tôi nói chuyện về Chủ nghĩa cộng sản để chuẩn bị Đảng ra công khai hoạt động vào đầu năm 1951, tôi đã nói với nông dân xã Châu Xá: ?oKhi kháng chiến thắng lợi, bà con sẽ hết cảnh nghèo khổ, không còn ở nhà tranh vách đất, mà ở nhà xây?. Họ vỗ tay hoan hô không ngớt. Nay độc lập thống nhất rồi, mình không có tiền xây nhà cho dân ở, họ xây ta tịch thu, hỏi còn đạo lí gì nữa?
  8. chimawan

    chimawan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2006
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0
    Cuộc họp Hội nghị Trung ương tháng 6-
    Cuộc họp nội dung kiểm điểm công tác 6 tháng đầu năm và đề ra nhiệm vụ hoàn thành kế hoạch 1983 do Tổng Bí thư Lê Duẩn chủ trì. Đồng chó Tổng Bí thư đọc lời khai mạc xong, phiên họp đầu tiên do đồng chí Phạm Hùng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ Trưởng Bộ Công An điều khiển. Báo cáo tình hình 6 tháng đầu năm và kế hoạch thực hiện 6 tháng cuối năm, Văn phòng Trung ương đã gửi cho các Uỷ viên Trung ương đọc, nghiên cứu trước, đến Hội nghị là phát biểu ngay.
    Đồng chí Phạm Hùng chỉ định tôi phát biểu trước.
    Tôi phát biểu một số ý kiến ngắn gọn về Dự thảo báo cáo, còn dành thì giờ cho vấn đề ?oZ30?, về tịch thu nhà ở Hà Nội. Tôi nói ?oZ30? đã ảnh hưởng rất lớn tới các mặt chính trị, tư tưởng của Đảng bộ và nhân dân Hải Phòng, nhất là nội thành.
    Tôi nói một mạch 2 giờ liền.
    -Rõ ràng không có cơ sở gì đặt ra việc tịch thu nhà của người dân, khi họ không phạm pháp luật, không bị pháp luật xử. Chỉ một Quyết định của Chính quyền địa phương là xông vào đuổi người chủ ra khỏi nhà, rồi tịch thu. Trong lúc này nhà cửa cho dân ở thiếu thốn, ngay cán bộ CNVC cũng không thuê được nhà ở, hoặc có thuê được nhưng nhà hỏng không có tiền sửa chữa. Đối với những khu nhà Nhà nước quản lí thì dân xin sửa không cho, dân xin mua không bán, càng để càng dột nát, xuống cấp... Nay người dân (chủ yếu là cán bộ công nhân viên chức ở một số ngành đi công tác nước ngoài, như thủy thủ tàu viễn dương, cán bộ đi công tác nước ngoài) tích cóp được ít tiền để dựng gian nhà cho vợ con ở, thực sự phải nhìn nhận là việc tốt. Đất chật, người ta làm nhiều tầng, nhưng cũng không to tát gì. Tôi đã trực tiếp xem tịch thu 3 nhà ở Hà Nội thì thấy thảm thiết lắm. Họ kêu khóc, đội ?okhăn tang?, khi đội công tác đẩy họ lên xe chở đi. Tôi xin đặt ra một câu hỏi với Trung ương: ?oChúng ta làm cách mạng để làm gì? Người CS hi sinh suốt đời cho nhân dân, đem lại hạnh phúc cho nhân dân, thử hỏi ta đã đem lại cho nhân dân cái gì, sau khi đất nước đã được thống nhất 8 năm? Những việc của chúng ta làm là trái đạo lí. Bác Hồ trong di chúc đã nói: ?oSau khi nước ta được thông nhất, chúng ta sẽ xây dựng đất nước ta to đẹp hơn, đàng hoàng hơn... ?o Ta chưa xây dựng thì để cho dân xây trước, còn ta sẽ xây dựng lớn hơn, cả nước thành công trường, xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Thành uỷ Hải Phòng chủ trương ?ongói hoá nông thôn?, mai đây sẽ xây nhà 2, 3 tầng, lại bị tịch thu hay sao? Năm 1950 khi tôi làm Bí thư Quận uỷ Ngô Quyền, cơ quan đóng ở huyện Kinh Môn, địa phương mời tôi nói chuyện về Chủ nghĩa CS để chuẩn bị Đảng ra công khai hoạt động vào đầu năm 1951, tôi đã nói với nông dân xã Châu Xá: ?oKhi kháng chiến thắng lợi, bà con sẽ hết cảnh nghèo khổ, không còn ở nhà tranh vách đất, mà ở nhà xây?. Họ vỗ tay hoan hô không ngớt. Nay độc lập thống nhất rồi, mình không có tiền xây nhà cho dân ở, họ xây ta tịch thu, hỏi còn đạo lí gì nữa?
  9. chimawan

    chimawan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2006
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0
    Hội trường im phăng phắc. Tôi nhìn anh Ba, anh Hai Hùng... Cả hai anh tỏ thái độ suy nghĩ, theo dõi ý kiến của tôi. Cuối cùng tôi đề nghị: ?oHải Phòng chờ ý kiến chính thức của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Thủ tướng Chính phủ sẽ thi hành nghiêm túc. Còn điện thoại nhắc nhở của một số đồng chí bảo nên bắt chước Hà Nội mà làm để có phong trào, thì chúng tôi không làm. Chúng tôi chịu trách nhiệm trước Đảng và trước dân. Có một đồng chí phê bình Hải Phòng không làm theo là vấn đề quan điểm, lập trường, chứ không phải cách làm. Tôi cho những lời phê bình đó ?ohồ đồ?. Tôi đề nghị Hội nghị Trung ương cần bàn rõ, để thực hiện thống nhất cả nước. Hiện nay nhân dân đang do dự, suy nghĩ về chính sách của chúng ta...
    Sau khi phát biểu xong, đồng chí Phạm Hùng đứng dậy thong thả, hượm, hượm vài cái, cười và nói: ?oRất sáng tạo, rất sáng tạo!
    Tôi ủng hộ ý kiến anh Thành... Có đồng chí nào phát biểu gì, cứ nói...?
    Mấy phút im lặng, rồi anh Ba đứng dậy phân tích đạo lí của Đảng ta, của dân tộc, nguyện vọng của quần chúng nhân dân. Sau đó anh hỏi: ?oCó đồng chí nào phân tích đạo lí hơn thì phát biểu tiếp...?.
    Tôi hồi hộp.
    Không ngờ hai anh lại ủng hộ mạnh mẽ ý kiến của tôi đến thế. Tôi sợ quá! Nếu cứ nghe theo mấy đồng chí làm ?oZ30? thì thật chết, sai cả ý Đảng và lòng dân. Không hiểu cái chỉ thị ?oZ30? ấy ở đâu mà ra? Bây giờ Tổng Bí thư, Uỷ viên Bộ Chinh trị phụ trách nội chính lại đồng tình một cách triệt để với tôi. Biết bao suy nghĩ về vấn đề này...
    Sau đó một số đồng chí Thành phố Hồ Chí Minh và phía Nam, đồng chí Quất, Bí thư Hà Bắc... phát biểu, hoan nghênh, ủng hộ ý kiến tôi. Thế là hết cái ?oZ30? mà sau này Hà Nội phải giải quyết hậu quả đến năm 19921993 mới xong.
    Hội nghị Trung ương năm 1991 đồng chí Phạm Hưng, Chánh án Toà án nhân dân tối cao đã đặt cho sự kiện ?oZ30? cái tên mới là ?oChết rét?... Khi phát biểu xong ngồi xuống, trông thấy đồng chí Hồng Hà, Tổng biên tập báo Nhân Dân ngồi ghế sau, tôi quay lại nói với đồng chí Hồng Hà: báo Nhân Dân ngày... 6-1983 có đăng 6 bài phê bình các địa phương không tịch thu nhà. Trong 6 bài đó có 5 bài phê bình Hải Phòng, một bài phê bình Hà Bắc... Tôi xin nhắc anh Hồng Hà, anh có đăng một triệu bài, nhưng không có chỉ thị đóng dấu búa liềm và quốc huy tôi cũng không làm đâu...? Anh Hồng Hà đính chính: ?oĐó là Tổ ý kiến bạn đọc cho in, tôi không biết...?.
    Giữa thời kì hoà bình xây dựng đất nước mà có những việc làm kì lạ như vậy, thật đáng làm một bài học cho các thế hệ cấp uỷ mai sau suy nghĩ và thận trọng. Khi sai sẽ gây ra bao oán thù, nó sẽ tích tụ chồng chất dần lên, thành những hận thù sâu xa đến tận đời con, đời cháu... Khi có biến cố chính trị, những người bị xử sai này dễ ngả về phe chống đối cách mạng mà ta không thể coi thường.
    Khi chúng ta ở thế ?othượng phong?, phải nghĩ đến lúc ?ohạ mạt?. Trách nhiệm của người đi trước, phải biết để lại ?ohồng phúc? cho người đi sau. Chớ để xảy ra chuyện: ?oCha ăn mặn, con khát nước? như dân gian thường nói. Những người cầm cân nảy mực một quốc gia càng phải nắm lấy những điều răn dạy của tổ tiên, và của các bậc hiền triết đã để lại cho nhân loại biết bao châm ngôn, tục ngữ... Chúng ta cần đọc kĩ, suy ngẫm kĩ. Bất kì hoàn cảnh nào cũng có thể ứng dụng, cho chuẩn mực, cho đúng đạo lí.
    Kinh nghiệm sai lầm trong Cải cách ruộng đất, rồi chỉnh đốn tổ chức, cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, tưởng rằng những bài học lớn lao đó chưa xa lắm. Tôi vẫn thường nghiêm khắc xem xét chính mình việc vận dụng học thuyết của Marxlénine, tư tưởng Hồ Chí Minh, với quan điểm chính trị, lập trường giai cấp cho nhuần nhuyễn, phù hợp với đạo lí muôn thuở mà tổ tiên ta để lại.
    Có như vậy mới hi vọng tạo nên sự hoà hợp đoàn kết với tầm cao hơn, sâu rộng hơn, không chỉ có lí trí mà còn tình cảm của người đối với người... xây dựng một nước giàu, đủ sức bảo vệ lổ quốc, không bao giờ để ngoại bang xâm chiếm, nô dịch bằng bất kì hình thức nào.
  10. chimawan

    chimawan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2006
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0
    Tổ chức kỉ niệm 30 năm giải phóng Hải Phòng
    Từ 13-5-1955 đến 13-5-1985, tôi đã chứng kiến biết bao đổi thay của thành phố Cảng Hải Phòng. Tiếp quản, xây dựng rồi chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ kéo dài từ 81964 đến tháng 2-1973, ròng rã 9 năm liền. Chín năm ấy giặc Mỹ đã tàn phá gần 3/4 thành phố công nghiệp lớn thứ hai miền Bắc. Hàng nghìn chiến sĩ và nhân dân hi sinh do bom Mỹ giết hại, không kể hàng vạn con em Hải Phòng vào miền Nam chiến đấu, góp phần giải phóng miền Nam để rồi hàng nghìn chiến sĩ nằm lại trên chiến trường miền Nam máu lửa. Trung đoàn Hải Phòng chi viện cho Đà Nẵng, khi giải phóng Đà Nẵng, đã không còn một chiến sĩ nào của Trung đoàn trong số quân đi vào đợt đầu... Vậy mà sau 10 năm, quân dân Hải Phòng dưới sự lãnh đạo của Thành uỷ, sự chỉ đạo của Trung ương và Chính phủ, đã khôi phục, xây dựng lại Thành phố khang trang hơn, lịch thiệp hơn, từng bước thực hiện Di chúc của Bác Hồ.
    Để đón nhận Huân chương Sao vàng của Nhà nước trao tặng, Thành uỷ, Uỷ ban Nhân dân Thành phố tổ chức ngày kỉ niệm với đầy đủ ý nghĩa lớn lao của nó. Trước hết phát động phong trào thi đua xây dựng thành phố, tiến nhanh, tiến mạnh lên chủ nghĩa xã hội, khơi dậy một tinh thần tự lực tự cường, không ỷ lại trông chờ, mà phát huy từ tiềm năng của thành phố, cùng với sự giúp đỡ của Trung ương, sự hợp tác với các tỉnh, thành trong cả nước, đồng thời tận dụng sự hợp tác quốc tế để xây dựng một mô hình XHCN của một địa phương, góp phần kinh nghiệm cho Trung ương.
    Thành uỷ, UBND thành phố, tổ chức kỉ niệm 30 năm giải phóng rất long trọng. Các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Chính phủ, phân công nhau về các địa phương dự, vì dịp này cả nước cũng kỉ niệm 10 năm giải phóng, thống nhất đất nước. Thủ tướng Phạm Văn Đồng về dự với Hải Phòng, còn đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn xuống chúc mừng Hải Phòng trước một ngày. Đồng chí Chủ tịch Trường Chinh gọi điện cho tôi chúc mừng Hải Phòng và nói thêm: ?oTôi cũng muốn đi Hải Phòng nhưng không được phân công, nên gọi điện chúc mừng Hải Phòng. Đồng chí chuyển lời tôi đến Đảng bộ, nhân dân và lực lượng vũ trang Hải Phòng giúp tôi?. Giọng nói và lời văn của Chủ tịch Trường Chinh đến hôm nay nhớ lại tôi còn rất xúc động về tình cảm của đồng chí.
    Anh Đỗ Mười cũng rất nhiệt tình. Anh gọi điện cho tôi, nói rằng anh sẽ xuống dự và sẽ giục anh Đồng Sĩ Nguyên với các đồng chí khác cùng xuống dự...
    Ngày lễ lớn trên lễ đài Thành phố, Đoàn chủ tịch chỉ thiếu vắng Tổng Bí thư Lê Duẩn và Chủ tịch Trường Chinh, còn hầu hết các đồng chí Bộ Chính trị, Ban Bí thư đều đến dự và tham gia Chủ tịch đoàn. Ngày kỉ niệm có diễu hành của lực lượng quần chúng, diễu binh của thủy, lục, không quân rất hoành tráng. Các đoàn đại biểu tỉnh bạn kết nghĩa của Campuchia và Lào khi thấy máy bay phản lực bay qua lễ đài đã nói: ?oChúng tôi kỉ niệm ngày Quốc khánh cũng không bằng Hải Phòng...?.
    Các đồng chí lãnh đạo Hải Phòng và Kiến An qua các thời kì đều được trân trọng mời về dự. Các đồng chí về khá đông đủ.
    Ngày tổ chức kỉ niệm 30 năm giải phóng Hải Phòng, Kiến An thành công rất tốt đẹp, gây được không khí vui tươi, hào hứng cho mọi tầng lớp nhân dân Thành phố.
    Đến cuối năm tôi cùng Ban Thường vụ Thành uỷ chủ trì hoàn tất 46 Nghị quyết của Thành uỷ và Ban Thường vụ Thành uỷ. Tôi lên báo cáo với anh Lê Đức Thọ, Uỷ viên Bộ Chính trị phụ trách tổ chức, rằng hết năm 1985 tôi xin nghỉ. (Dự định này tôi đã chuẩn bị từ lâu, chuẩn bị cả cho vợ tôi cùng các cháu. Tôi phục vụ cách mạng đã tròn 40 năm, sức khoẻ do tù đày bệnh tật hiện suy giảm, vả lại cũng chưa bao giờ tha thiết quyền chức, danh lợi. Các cụ xưa đã răn dạy phải biết rút lui đúng lúc mới là người hiểu đời).
    Tôi bị đồng chí Lê Đức Thọ phê phán là thiếu ý chí vươn lên. Tôi thưa lại rằng hàng năm tôi đã báo cáo Tổ chức là đến năm 56 tuổi tôi xin nghỉ, để Tổ chức biết trước, khỏi bị động... Anh Thọ lại tỏ ra nóng giận:
    -Cậu nói thế khác nào cậu nói chúng mình. Cậu mới hơn 50 tuổi, chúng mình đã 70 tuổi... Cậu đã được xếp vào đội ngũ kế cận... Tại sao lại nghĩ như vậy.
    -Tôi lại thưa với anh, tôi cũng được anh Nguyễn Đức Tâm cho biết như vậy. Nhưng tôi báo cáo với anh kẻo có người lại nghĩ tôi được trên chú ý, quên lời hứa của mình, anh em địa phương sẽ coi thường...
    Anh Thọ đứng dậy nói:
    -Thôi, bỏ cái ý định ấy đi. Cậu ở Hải Phòng làm tốt, tôi đã hỏi cung Hoàng Trừ, Trường Xuân, cậu gìn giữ lắm, gìn giữ lắm.
    Rồi anh hỏi sang việc khác. Anh Thọ không chỉ nói riêng với tôi, mà còn nói với cán bộ giúp việc. Anh Đạt, thư kí của anh, đã đôi lần nói với tôi: ?oTôi ít thấy anh Lê Đức Thọ khen cán bộ cao cấp trước mặt đông người, nhưng anh Thọ đã khen anh trước nhiều người: Cậu Thành cậu ấy gìn giữ lắm!.?.
    Giờ đây tôi đã có thể nói rất thành thực rằng: ?oAnh Thọ cũng làm tôi khổ nhiều lần?. Tôi vẫn rất kính trọng cái ?otài? và tính ?oquyết đoán? của anh, nhưng tôi thấy anh còn khá độc đoán chuyên quyền về công tác Tổ chức cán bộ.
    Việc tôi xin nghỉ sau tổ chức lễ kỉ niệm 30 năm giải phóng Hải Phòng bị lọt ra ngoài. Những kẻ xấu tung tin tôi sợ lên Trung ương bị ?ovạch mặt? nên ?oăn non?. Kì này vào Đại hội Đảng toàn quốc sẽ ?olột lon?, hoặc điều đi để ?ođiệu hổ ly sơn?. Có như vậy mới trị được những tay chân như Trưởng Xuân. Nào là kì này nếu không đánh bật Đoàn Duy Thành ra khỏi Trung ương thì cũng làm cho mất nhiều phiếu bầu, để không đủ vào Bộ Chính trị, không có điều kiện ngoi lên cao. Trong số những kẻ xấu bụng ấy, tôi biết rõ nhất là anh Tô Duy, anh Nguyễn Thắng, còn có tên là Thắng Rỗ, Thắng Lầm. Họ đi gặp các cơ sở quận Ngô Quyền và những anh chị em bị bắt, kêu gọi, kích động, để họ vu khống tôi. Nhiều anh chị em được anh Tô Duy đến tận nhà phát động như anh Sửu, cô Định v.v... Nhưng không ai theo họ cả, lại vào báo tin cho tôi biết. Trừ anh Hoàng Chữ đã viết một lá thư gửi cho đồng chí Đỗ Mười. Đồng chí Đỗ Mười xem xong chuyển cho anh Nguyễn Đức Tâm, uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương. Các anh ấy làm có lớp lang, bài bản, khá chu đáo... Mặt khác các anh ấy kéo thêm một số bạn bè, cán bộ dưới quyền (nhưng chẳng ai bị tù, trừ anh Hoàng Chữ, một nhân chứng sống của các anh ấy. Sau nay anh Hoàng Chữ khi đối chất đã phải xin lỗi tôi, nói rằng mình bị tác động. Tôi sẽ nói kĩ vấn đề đối chất ở chương khác).
    Về phía gia đình tôi, vợ tôi và các cháu đều nói do tôi quyết định mọi việc. Các cháu là đảng viên, cán bộ trung cấp, chúng nói: chưa đủ độ ?ochín? để tham gia vào việc của bố! Riêng cụ thân sinh ra nhà tôi đã gần 90 tuổi, cụ khuyên tôi: ?oTrèo cây đã đến buồng rồi, không nên nghỉ...?.
    Bè bạn, đồng chí thân thiết cũng khuyên tôi không nên nghỉ sớm, nếu Đảng và Nhà nước còn sử dụng.
    Tôi cũng thấy khó xử. Mối quan hệ xã hội cũng ràng buộc tôi, để đáp ứng cả người có động cơ xấu và người có động cơ tốt với mình. Xem ra không cách nào khác là về Hà Nội, nhận một công việc thích hợp với khả năng, nhất là không chen vào ai, đặc biệt là anh Mười. Tôi nghĩ không bao giờ tôi chen lấn vào anh, vì anh là Thủ trưởng cũ của tôi, hơn nữa trong tư duy của hầu hết các ?ovị bô lão? ít ai dám mạnh bạo cho lớp trẻ vượt lên trên. Đặc biệt là anh Mười. Qua nhiều năm làm việc với anh, tôi hiểu ý anh rất sâu sắc. Đôi khi anh mới nói nửa lời tôi đã biết anh định nói gì rồi, chỗ nào nói thật, chỗ nào nói chỉ để động viên người khác. Tôi đã có ý định nếu được xếp vượt lên trên anh Mười là tôi kiên quyết rút, nhường anh Mười ngay.
    Cũng như đối với anh Bùi Quang Tạo, khi trên có ý định điều anh Tạo về Trung ương, tôi tha thiết đề nghị anh Tạo ở lại làm Bí thư, tôi chỉ làm Chủ tịch là đủ. Tiếc rằng anh Tạo đã qua đời, chỉ còn anh Nguyễn Đức Tâm biết rõ chuyện đó.
    Tôi thường suy nghĩ nhiều và đôi khi rất buồn về những kì chuẩn bị Đại hội Đảng ở địa phương cũng như toàn quốc. Đã có lần tôi trực tiếp nói với anh Ba, anh Trường Chinh, anh Lê Đức Thọ, anh Nguyễn Đức Tâm là việc phê bình, tự phê bình, nên làm thường xuyên hàng năm đối với cán bộ lãnh đạo các cấp.
    Khi tổ chức Đại hội chỉ tập trung bàn công việc phải làm trong nhiệm kì và hàng năm của nhiệm kì đó, không nên cứ đến nhiệm kì 5 năm mới làm kĩ về phê bình. Làm như vậy mất thì giờ, những người cơ hội muốn lật nhau, thường tìm mọi cách nói xấu, vu khống để tranh giành địa vị trong các kì bầu cử của Đại hội. Các đồng chí lãnh đạo các cấp nhiều khi cũng lợi dụng các cuộc phê bình, tự phê bình, để loại trừ những người không ăn cánh với mình. Điều đó khiến cho việc chuẩn bị đại hội thường căng thẳng, không hồ hởi phấn khởi như ý nghĩa ngày hội lớn của Đảng. Những người muốn vào địa vị này, địa vị khác, chạy chọt, tranh thủ, buồn vui... không xứng với tầm cao của một đảng tiên phong, vì nhân dân mà làm cách mạng, không đúng với tư tưởng và đạo đức của Bác Hồ, tạo nên một thói hư trong Đảng.

Chia sẻ trang này