1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Làm người là khó - Đoàn Duy Thành

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi chimawan, 11/05/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. chimawan

    chimawan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2006
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0
    Nghe tôi trình bày những suy nghĩ trên rất mừng là các đồng chí không có phản ứng gì, nhưng việc làm vẫn không thay đổi, vẫn làm theo cách làm cũ, nặng nề và mệt mỏi. Nhất là những Đại hội thay đổi cán bộ chủ chốt, thật là mệt và buồn. Như Đại hội 6, anh Linh thay anh Trường Chinh, Đại hội 7 đưa anh Văn ra kiểm điểm những việc mà anh Trường Chinh nói với tôi nhiều lần, đã giải quyết từ năm 1941-1942. Đại hội 9 thay anh Lê Khả Phiêu v.v... Ta không có chính sách đào tạo nhân tài, cứ ?onước đến chân mới nhảy?. Anh Nguyễn Văn Linh đã nói nhiều lần ở Hội nghị Trung ương: ?oTôi có được chuẩn bị làm Tổng Bí thư đâu?, và lúc cần quá, phải đi tìm người, anh Linh ví: ?oChẳng khác gì cầm bó đóm đi tìm ếch, tìm không được ếch, lại bắt được nhái?. Anh Nông Đức Mạnh cũng than phiền là không được đào tạo làm Tổng Bí thư, Đại hội cử thì phải làm thôi...
    Chúng ta đều biết ?onhân tài? là nguyên khí của quốc gia. Một nước có 80 triệu dân thì nhân tài không phải hiếm. Có chính sách và có cơ chế đúng, cộng thêm người đứng đầu đất nước quan tâm là ra nhân tài. Nhưng đào tạo nhân tài quốc gia mới là chuyện quan trọng nhất. Phải có cơ chế rõ ràng, dân chủ tuyển dụng, đồng thời không những nâng cao dân trí, truyền thống văn hoá dân tộc và văn hoá thế giới cho mọi người hiểu được tiêu chuẩn thế nào là nhân tài. Phải qua khảo nghiệm thực tế, hành động thiết thực, ứng phó lúc khó khăn, liêm khiết, bình dân, gần quần chúng, đã được kiểm nghiệm như kiểu Bin Clinton đã qua mấy nhiệm kì Thống đốc bang làm rất giỏi, Hồ Cẩm Đào qua các vùng tự trị cam go nhất, qua nơi kinh tế lập trung, giải quyết các công việc phức tạp, được kiểm nghiệm là có tài. Như vậy người ta ở một nước lớn, đông dân, mà có Tổng thống 47 tuổi, Tổng Bí thư kiêm ************* 59 tuổi.
    Đương nhiên còn bao vị tiền bối, trưởng lão muốn giữ quyền, nhưng với tài năng, đức độ của nhân tài được quần chúng suy tôn mến phục, thì các vị trưởng lão cũng tránh cho nhân tài đi lên. Lịch sử Việt Nam những Triều đại có ?oVua sáng, tôi hiền? vẫn chọn được nhân tài đó thôi. Bước vào chuẩn bị Đại hội VI, công việc rất khẩn trương như bao kì Đại hội khác. Nhưng lần này đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn đã qua đời, đồng chí Trường Chinh được tái cử làm Tổng Bí thư, đồng chí Nguyễn Văn Linh được bầu lại, tham gia Bộ Chính trị... Những việc đó có liên quan đến vấn đề nhân sự chủ chốt của Đại hội.
    Về phần tôi, càng gần đến Đại hội những người có ý định không tốt càng tìm mọi cách làm giảm uy tín tôi, bịa đặt nhiều chuyện ly kì ngoài hậu trường. Còn chính trường thì những động tác của một hai đồng chí chủ chốt, có trách nhiệm về nhân sự, như anh Lê Đức Thọ, với cương vị phụ trách Tổ chức Đại hội, nói góp thêm trong các cuộc họp lớn của cả nước.
    Tôi nhớ có hai lần:
    -Lần thứ nhất ở Hội nghị cán bộ chủ chốt các địa phương, Anh Thọ nói về chuyện mấy đồng chí Bí thư Tỉnh, Thành uỷ, xuất bản Tuyển tập để tuyên truyền đề cao cá nhân. Tôi được biết có 3 Tuyển tập của 3 Bí thư là: Anh Nguyễn Văn Linh - Bí thư Thành uỷ thành phố Hồ Chí Minh, anh Hoàng Minh Thắng - Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Nam Đà Nẵng, và tôi là Bí thư Thành uỷ Hải Phòng. Ba tác phẩm này đều xuất bản đầu năm 1985 để kỉ niệm 10 năm giải phóng miền Nam và 30 năm giải phóng Hải Phòng. Về lí do xuất bản tuyển tập của hai đồng chí trên thì tôi không rõ, còn quyển sách của Hải Phòng do Ban Tuyên huấn Trung ương chỉ đạo. Đồng chí Hoàng, Phó ban xuống Hải Phòng, chọn lựa bài nói của tôi, cộng với Nhà xuất bản Hải Phòng cho in cuốn: Hải Phòng trong chặng đường đầu của thời kì quá độ (Đoàn Duy Thành), Nhà xuất bản Hải Phòng. Đồng chí Hoàng giải thích là 30 năm kỉ niệm Hải Phòng giải phóng, cần có cuốn sách của lãnh đạo Thành phố để tuyên truyền giáo dục cho Đảng viên và nhân dân. Mọi việc đều do đồng chí Hoàng và Ban Tuyên huấn làm cả. Đồng chí Nguyễn Hữu Huân, Giám đốc Nhà xuất bản (nay đang ở Hải Phòng) chỉ đưa tôi duyệt qua những đầu bài tôi viết. Tôi không hề quan tâm một chút nào đến quyển sách này, nhất là ý đồ đề cao uy tín cá nhân...
    Sau khi anh Lê Đức Thọ nói xong, một số cán bộ ?odịch? ra là: anh Thọ ám chỉ Đoàn Duy Thành đấy! Như anh C.V.T, cấp thứ trưởng cùng nhiều anh em nói cho tôi biết, tôi chỉ cười vui vẻ và cảm ơn.
    -Lần thứ hai là: Hội nghị Ban Tuyên huấn toàn quốc, gồm các đồng chí Trưởng, Phó Ban Tuyên huấn các tỉnh, thành phố và các Bộ ngành Trung ương dự họp. Trong buổi đến nói chuyện, anh Lê Đức Thọ nói: ?oĐồng chí Trưởng ban Tuyên huấn Hải Phòng về nói với anh Thành, Bí thư Thành uỷ biết là anh Tố Hữu tặng Hải Phòng bài thơ có 8 câu, 4 câu khen, 4 câu phê bình, anh Thành chỉ phổ biến 4 câu khen, cắt 4 câu phê bình...?.
    Nghe anh Lê Đức Thọ nói, cả Hội nghị xôn xao bàn tán...
    Đồng chí Tô Ngạc, quyền Trưởng ban Tuyên huấn đi họp về phản ảnh cho tôi biết. Sau một tuần, tôi đến nhà anh Lê Đức Thọ, mang theo bài thơ: ?oMừng Hải Phòng? của anh Tố Hữu gồm 8 câu, in giấy trắng bóng, rất đẹp có kí tên Tố Hữu:
    Bốn cống, ba cầu năm cửa ô
    Đào kênh lấn biển mở cơ đồ,
    Làm ăn hai chữ à ra thế
    Chèo chống nghìn tay một tiếng hô.
    Nhộn nhịp Sáu kho vui đất Cảng
    Khang trang Tam Bạc rạng Thành Tô
    Giá còn nữ tướng Lê Chân nhỉ?
    Ắt cũng khen con cháu Bác Hồ!
    Kí Tố Hữu
    Ngoài ra anh Tố Hữu còn làm thêm 4 câu, dặn đồng chí Lê Danh Xương - phó Bí thư Thường trực, đồng chí Tô Ngạc, quyền Trưởng ban Tuyên huấn, đồng chí Vũ Long, Tổng Biên tập báo Hải Phòng, nhà thơ Nguyễn Viết Lãm, về báo cáo với tôi là: ?oBốn câu thơ này làm ngoài, chỉ đọc cho Ban Thường vụ Thành uỷ nghe không đăng báo, không phổ biến rộng rãi?. Nhưng tôi đã phổ biến cả 4 câu, gồm 12 câu cho cán bộ Hội nghị và toàn thể hội viên Hội nhà văn Hải Phòng cùng nghe:
    Triều dâng sóng dậy đời ca lát,
    Gió tự Đồ Sơn mát Thủ đô,
    Tám nghề, bảy chữ đừng ham nhé!
    Chín chắn mười mươi cũng chớ phô.
    Tôi báo cáo với anh Thọ và đưa cho anh xem toàn bài thơ. Anh xem xong tỏ vẻ nghĩ ngợi, không nói gì, bắt tay tôi. Tôi chào anh ra về, cũng không nói gì thêm. (Tôi sẽ nói kĩ việc này ở chương ?oanh Tố Hữu với Hải Phòng?).
    Thế đấy! Đến Đại hội, có nhiều chuyện tương tự như câu chuyện của tôi. Nhiều đồng chí phàn nàn, còn tôi đã có quan điểm riêng, nên tôi coi những vấn đề này như mình đã dự đoán trước, không có gì phải suy nghĩ cả.
  2. chimawan

    chimawan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2006
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0
    Trong lúc ấy, tôi thấy anh Mười gặp tôi rất vui vẻ. Tôi biết anh đã nắm chắc vấn đề gì về tôi rồi. Anh Tô Duy đã tìm ra ngón đòn ?ohiểm? đánh vào sinh mệnh chính trị của tôi, nhất là thư của anh Hoàng Chữ (cùng tù với tôi ở Cát Bi) gửi anh Mười, tố cáo tôi không bị tra tấn gì, mặc quần áo trắng, đọc nhật trình, xem địch tra tấn anh em. Anh Hoàng Chữ được coi là một nhân chứng sống duy nhất.
    Anh Tô Duy dùng vấn đề kinh tế không lật được tôi, chuyển sang chính trị cũng rất có bài bản. Nhưng vì bịa chuyện nên dễ sơ hở. Tôi ở trong tù không ai biết tên tôi là Đoàn Duy Thành, mà chỉ tên là Duy, không ai biết tôi làm chức vụ gì ở ngoài cả. Thế mà anh Hoàng Chữ dám nói: ?oTôi trông thấy một anh đẹp trai, trắng trẻo, mặc quần áo trắng, đọc nhật trình. Tôi hỏi ai đấy? Anh em tù bảo đó là anh Đoàn Duy Thành, Bí thư quận uỷ Ngô Quyền...?.
    Sau này đối chất, kết luận xong, các đồng chí sao cho tôi một bản thư anh Hoàng Chữ, thấy chữ anh Mười kí ở dưới (chữ kí tắt ít người biết là chữ kí anh Mười), cùng với ý kiến chuyển thư của anh Hoàng Chữ cho anh Nguyễn Đức Tâm, Trưởng ban Tổ chức Trung ương xem xét.
    Lúc đó tôi bị tiến công tứ phía. Anh Tô Duy lúc này đã tập hợp thêm được một số người. Ngoài người cũ là anh Tô Duy, Nguyễn Thắng (Thắng Lầm), Hoàng Chữ, có thêm anh Nguyễn Mạnh Ái, nguyên Cục phó cục bảo vệ quân đội, nguyên Bí thư Quận uỷ Ngô Quyền, anh Trịnh Đình Hoành, nguyên Quận đội trưởng quận Ngô Quyền, anh Lê Quang Tuấn, nguyên Bí thư Thành uỷ Hải Phòng, anh Trần Đông, nguyên Bí thư Thành uỷ Hải Phòng...
    Tôi buộc phải suy nghĩ.
    Những người này trước đây cũng là những đồng chí tốt, thân thiết với mình, sao nay bỗng nhiên cùng nhau tố giác mình trước ngày sắp diễn ra Đại hội lần thứ 6? chắc có thế lực nào đứng sau, đủ sức mạnh thuyết phục mới kéo được đông cán bộ chủ chốt Hải Phòng vào tố cáo mình, dùng đa số để quật ngã mình đây. Nhưng ai là người đứng sau họ? Tôi vẫn còn phân vân chưa xác định...
    Những tháng đầu năm 1986, tôi phải đương đầu với bao nhiêu ?ocuộc chiến?.
    Tôi nhớ nhất vào tháng 3-1986, cuộc họp tập thể Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng đấu Bí thư Thành uỷ Hải Phòng theo cơ chế thị trường, do cố vấn Liên Xô Pascard báo cáo. Trước khi có cuộc họp này, một buổi chiều vừa làm việc xong, tôi được điện thoại của anh Hồ Nghinh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Ban Kinh tế Trung ương cho biết:
    -Tối hôm nay tôi và các anh Vũ Quang, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chánh văn phòng Trung ương xuống bàn với anh một việc rất cần. Anh chuẩn bị cho chúng tôi ăn cơm tối, bàn công việc xong là chúng tôi về Hà Nội ngay.
    Tôi chuẩn bị cơm tối, chờ hai anh xuống cùng ăn và làm việc. Chín giờ tối các anh mới đến nhà khách số 13 Trần Hưng Đạo. Lúc đó đường số 5 còn xấu lắm, phải qua 2 cầu, nếu có xe lửa qua phải đợi, thường phải đi 3-4 giờ từ Hà Nội mới tới Hải Phòng. Nhưng vì hai anh hết lòng ủng hộ cuộc đổi mới của Hải Phòng nên đã cấp tốc xuống Hải Phòng thông tin cho tôi biết có cuộc họp quan trọng, để tôi chuẩn bị chu đáo. Một số người dự định sẽ đánh bại Hải Phòng trong kì họp này. Hai anh bảo tôi phải chuẩn bị kĩ báo cáo, có lập luận vững chắc để phản bác lại luận điệu bảo Hải Phòng đi theo kinh tế ?othị trường?...
    Tôi thấy anh Hồ Nghinh, anh Vũ Quang tâm huyết với Hải Phòng quá cũng rất xúc động. Làm cho dân giàu nước mạnh mà vất vả thật! Chúng tôi vừa ăn cơm, vừa bàn những phương sách đối phó, đến hơn 12 giờ khuya mới ăn cơm xong. Tôi tiễn hai anh về Hà Nội và nói: ?oHai anh cứ yên tâm, tôi sẽ chuẩn bị kĩ và nói đầy đủ sự thật của Hải Phòng từ sau đổi tiền đến nay?. Đúng như hai anh thông báo, hôm sau tôi nhận được điện hoả tốc lên Hà Nội họp ở nhà số 10 khu biệt thự Hồ Tây. Lúc này anh Ba yếu, thường nghỉ ở đây. Họp ở Hồ Tây anh Ba dự cho thuận tiện. Hôm sau tôi đi sớm từ Hải Phòng lên, đúng 8 giờ sáng ngày 23 hay 26-3-1986, tôi không nhớ chính xác, đã tới nơi họp.
    Tôi đi đến trạm gác khu biệt thự, trông thấy một đồng chí đi lén ở sau nhà và vẫy tay ra hiệu gọi tôi. Tôi cho dừng xe lại, bước xuống. Đó là đồng chí Nguyễn Lam, Ban Bí thư, Trường Ban Kinh tế Trung ương. Bắt tay tôi và ghé vào tai tôi, anh nói rất nhanh: ?oHôm nay Bộ Chính trị đấu Hải Phòng đi theo kinh tế thị trường, do đồng chí Pascard, cố vấn Liên Xô báo cáo với Bộ Chính trị. Anh liệu mà báo cáo?.
    Cảm ơn anh Nguyễn Lam, Hồ Nghinh, Vũ Quang phải lo lắng cho Hải Phòng. Còn với tôi, tôi đã chuẩn bị kĩ những việc làm, tôi cảm thấy rất tốt, và rất đạt kết quả, đặc biệt sau đổi tiền. Tôi đã báo cáo kĩ với đồng chí Pascard khi đồng chí xuống Hải Phòng cuối năm 1985, xem xét kết quả đổi tiền. Đồng chí còn khen Hải Phòng giải quyết sáng tạo, không bị động như một số nơi đồng chí đến nghiên cứu. Không biết vì sao mà phải có cuộc họp quan trọng này?
    Tôi bước vào Hội nghị vẫn bình thường như bao cuộc họp khác mà Bộ Chính trị, Ban Bí thư gọi lên báo cáo.
    Tôi thấy Hội nghị ngồi im phăng phắc, như đang đợi một cái gì đó. Tôi đến chào và bắt tay đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn và tất cả các đồng chí dự Hội nghị, khoảng hơn 40 người.
    Anh Ba nói vài lời tuyên bố lí do và bảo tôi báo cáo tình hình Hải Phòng và các giải pháp giải quyết sau đổi tiền. Tôi báo cáo với Hội nghị gần 3 giờ, kể cả trả lời một vài câu hỏi chen ngang của vài đồng chí, Đến gần 11 giờ thì xong.
    Anh Ba đứng dậy không nói gì thêm, chỉ hỏi có đồng chí nào bổ sung hoặc hỏi thêm tôi gì không. Hội nghị ngồi im không ai nói gì. Anh Ba tuyên bố: Hội nghị nghỉ trưa, chiều họp tiếp.
    Chiều họp tiếp, anh Ba nhắc hỏi đồng chí nào có biện pháp hay hơn thì phát biểu. Anh Nguyễn Thanh Bình đứng lên, nói đại ý biện pháp giải quyết sau đổi tiền của Hải Phòng như vậy là tốt, cần rút kinh nghiệm chung, anh cũng bổ sung thêm một số kinh nghiệm của Hà Nội... Một vài đồng chí khác phát biểu đều ủng hộ cách giải quyết sau đổi tiền của Hải Phòng cho là sáng tạo, linh hoạt nên không ách tắc do thiếu tiền lẻ gây ra. Nhất là chỉ đạo đổi tiền tháng 9-1985, Thành uỷ đã phân công tất cả Uỷ viên Thường vụ trực tiếp chỉ đạo từng huyện, quận, nên không có sai sót gì đáng kể, sản xuất vẫn phát triển, dân không kêu ca thiếu tiền lẻ như các nơi, lưu thông phân phối không trì trệ...
    Hội nghị với mục đích ?ođấu? Hải Phòng đi theo kinh tế thị trường, trở thành Hội nghị bàn biện pháp khắc phục sau đổi tiền.
    Khi ra về tôi bắt tay chào anh Nguyễn Lam, anh Hồ Nghinh, anh Vũ Quang, anh Tiệp, cán bộ theo dõi Hải Phòng. Các anh ấy đều phấn khởi. Anh Hồ Nghinh nói: ?oThế là ta đã thắng...?. Anh Nguyễn Lam bắt tay tôi thật chặt và nói: ?oĐúng là Đoàn Duy Thành?. Còn đồng chí Tiệp thì xuýt xoa ?oTôi lo quá! Lo cho anh, lo cho Hải Phòng. Mấy ông găng lắm đấy! Không hiểu sao, sau khi nghe báo cáo của anh lại không thấy nói gì...?.
  3. chimawan

    chimawan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2006
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0
    Nhưng chưa hết gian khổ. Càng đến gần Đại hội, càng nhiều việc. Anh Lê Đức Thọ gọi tôi lên chất vấn về tàu ?oHoa Phượng Đỏ? của Hải Phòng đi buôn lậu hàng cũ ở Nhật Bản. Chỉ do một số thủy thủ mua mấy cái xe máy cũ của Nhật Bản về cảng, trốn thuế bị bắt, trong đó có con rể đồng chí Nguyễn Dần mua 2 cái. Chính vì việc này mà đồng chí Lê Đức Thọ kiên quyết không để anh Dần làm Bí thư Thành uỷ và không được đi dự Đại hội 6.
    Tôi trình bày có tính tranh luận với anh Thọ về tàu ?oHoa Phượng Đỏ? buôn lậu. Anh Thọ nói:
    -Các anh không ra quyết định hủy tổ chức đội tàu, tôi sẽ bảo Ban Bí thư ra quyết định bác bỏ quyết định của các anh. Tôi đã hỏi anh Đồng Sĩ Nguyên rồi...
    Tôi cãi lại, tôi làm đúng chỉ thị của đồng chí Lê Duẩn, Tổng Bí thư và đã được Chính phủ cùng Bộ Ngoại thương ra văn bản đồng ý. Chúng tôi không làm sai. Nếu bây giờ lại bảo sai và có văn bản của Ban Bí thư bác bỏ quyết định của địa phương, tôi cũng chấp hành nghiêm chỉnh. Tôi nói đến đấy, anh Thọ bảo: ?oThôi được, tôi sẽ xem sau?. Thế là kết thúc. Sau đó anh Thọ cũng không nhắc lại việc này nữa.
    Tôi còn một lần nữa tranh luận với anh Thọ là việc xử vụ Trường Xuân. Không rõ anh Thọ nghe phản ánh ở đâu, bảo Trường Xuân buôn bán xe tăng, buôn xác lính Mỹ (!?), đủ tội để xử tử hình. Tôi gặp anh Linh, Tổng Bí thư, thái độ anh không rõ rệt, bảo anh Thọ phụ trách việc này.
    Anh Lê Đức Anh thì ủng hộ, bảo tôi:
    -Anh với tôi cứu nó khỏi mất cái đầu đã, rồi sẽ tính sau.
    Tôi gặp anh Mười thì anh phân vân, cũng muốn cứu, nhưng nói:
    -Hình như cậu này là thành phần tiểu thương, chẳng có huân chương, huy chương gì cả...
    Tôi nói:
    -Thành phần thì tôi không biết, nhưng huân, huy chương tôi thấy cậu ta đeo đầy ngực...
    Anh Mười suy nghĩ. Tôi hiểu ý anh cũng không muốn xử mức án cao nhất. Tôi gặp anh Trần Xuân Bách, người được anh Thọ giao cho hỏi cung Trường Xuân, anh Bách bảo tôi: ?oMình hỏi 3 lần, nhưng chẳng có gì, mình thôi rồi...?.
    Mọi người bảo tôi, việc bây giờ là ở anh Thọ.
    Các anh bên Bộ Quốc phòng cũng bảo tôi như vậy. Anh Văn Tiến Dũng muốn cứu nhưng nói hơi khó. Mọi người bảo tôi muốn cứu Trường Xuân thì phải gặp anh Thọ. Anh Thọ đã hỏi cung Trường Xuân và khen tôi ?ogiữ gìn lắm?. Tôi biết, làm kinh tế liên quan đến tiền, hàng. Muốn làm giàu cho đất nước, người lãnh đạo phải ý tứ gương mẫu từ những cái nhỏ nhất. Khi tổng kết các chương trình của quân đội, anh em đều gửi tặng phẩm cho tôi, tôi nhận hết và gửi lại tặng chiến sĩ có thành tích nhất. Quân đội làm biết bao công trình quai đê, lấn biển cho thành phố, thành phố trả công chu đáo, nhưng không bao giờ tôi nhận một gói chè của anh em. Tôi đến gặp anh Thọ trình bày chủ trương của Thành uỷ đã chỉ thị cho lực lượng vũ trang làm công trình quai đê lấn biển cho thành phố, cấm buôn bán, có nghị quyết của Thành uỷ rành mạch. Còn Bộ chỉ huy Hải Phòng làm kinh tế, là do Bộ Quốc phòng cho phép. Còn họ lợi dụng tham ô như thế nào đã được cơ quan điều tra xác minh. Theo tôi được biết thì 16 người liên quan tham ô 3,6 triệu đồng, trị giá bằng một bộ video cassette. Tất nhiên họ có tội, nhưng tôi biết một Uỷ viên Bộ Chính trị sang Nhật được tặng 5 bộ video cassette, đem về chia cho một số Uỷ viên Bộ Chính trị chưa có tivi loại tốt. Tôi không dám coi đó là tham ô, nhưng tôi nghĩ về việc bọn họ tham ô không lớn lắm, nên hạ án cho họ. Còn tôi, chắc anh Lê Đức Thọ đã rõ, tôi không liên quan dính dáng đến chủ trương và vật chất với anh em này. Anh Thọ chỉ nghe, không nói gì. Tôi lo nhất là đã nhắc đến 5 bộ video cassettee, sợ phật ý anh Thọ. Nhưng rất may, anh đứng dậy bảo tôi: ?oTôi giao việc này cho anh Đỗ Mười, cậu gặp Đỗ Mười để bàn...? Tôi mừng quá, thế là ý tôi và anh Lê Đức Thọ sẽ thực hiện được bước quan trọng nhất.
    Ra về, gặp lại anh Đạt, thư kí của anh Thọ, các anh cũng lo cho tôi. Anh Đạt nói: ?oTôi chưa thấy cán bộ cao cấp nào dám cãi tay đôi với anh Thọ. Có anh chỉ cãi lại một câu thôi mà cũng đã khốn khổ...?. Tôi nói: ?oMình tranh luận với anh Thọ có tình có lí, ngay việc tàu ?oHoa phượng đỏ? anh Thọ cũng thôi. Vì mình trình bày với mục đích phục vụ nhân dân, không có cá nhân...?. Anh Đạt hiện nay sinh sống ở Hà Nội.
  4. chimawan

    chimawan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2006
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0
    Trong thời gian tôi làm Bí thư Thành uỷ, ngoài việc lo cuộc sống của nhân dân, cán bộ cùng công nhân viên chức nói chung, tôi chú ý nhà ở cho cán bộ lãnh đạo từ chuyên viên I (lương lúc đó 105 đồng/một tháng) trở lên, vì những cán bộ này tập trung công việc hàng ngày ít có điều kiện lo việc nhà. Tôi đã cùng Ban Thường vụ Thành uỷ bàn và đưa ra Thành uỷ, Hội đồng nhân dân cùng bàn, ra Nghị quyết xây dựng khu nhà chung cư ?oĐồng tâm quốc tế? cho cán bộ. Môi hộ được từ 40 m2 đến 64 m2/hộ, có ít vườn, có khu nhà giữ trẻ, vườn hoa công cộng. (Đến nay vẫn là khu chung cư cho cán bộ Trung sơ cấp duy nhất ở Hải Phòng. Nhiều nhà đã xây lấn ra vườn, nhưng nói chung vẫn còn giữ được quy hoạch ban đầu).
    Những năm tháng công tác ở Hải Phòng, tôi rất chú trọng học hỏi các tỉnh, thành phố trong cả nước, nhất là thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Các anh lãnh đạo ở hai thành phố lớn là những đồng chí có nhiều kinh nghiệm trong đấu tranh như anh Lê Văn Lương, anh Nguyễn Văn Linh, anh Võ Văn Kiệt, anh Mai Chí Thọ... Các anh lại là những người khiêm tốn và tôi cũng quen biết các anh từ lâu, như anh Lương, anh Linh, những người cùng tù ở Côn Đảo. Tuy là các bậc đàn anh lớp trước, nhưng các anh rất mến tôi. Khi tôi làm Bí thư Hải Phòng, anh Lương làm Bí thư Hà Nội, cứ 3, 4 tháng một lần, anh Lương lại đưa cán bộ chủ chốt của Thành phố xuống Hải Phòng trao đổi kinh nghiệm xây dựng, quản lí thành phố. Nhiều lần anh Lương còn tâm sự với tôi: ?oTôi sẽ xin anh về Hà Nội làm Bí thư thay tôi?. Rồi chuyện đó đã xảy ra thật. Nhưng tôi xin với anh Ba Duẩn cho tôi ở lại Hải Phòng. Nếu anh Ba không đồng ý, thì 1984 tôi đã phải về làm Bí thư Hà Nội. Sau trên cử anh Nguyễn Thanh Bình về làm Bí thư Hà Nội. Anh Bình gặp tôi nói: ?oĐáng lẽ việc này là của anh, không phải của tôi...?. Còn anh Nguyễn Văn Linh, khi anh làm Bí thư Trung ương Cục, mỗi lần ra Hà Nội báo cáo anh thường xuống Hải Phòng nghỉ, vì anh ở Hải Phòng từ lúc 6 tuổi, học tập, hoạt động cũng ở Hải Phòng rất sớm, 16 tuổi đã bị bắt. Anh coi Hải Phòng là quê hương thứ hai. Mỗi lần anh đến Hải Phòng, tôi thường được phân công đưa anh đi thăm thành phố. Tuy giữ bí mật, nhưng anh em trò chuyện rất nhiều về công việc, quá khứ, hiện tại... Khi anh làm Bí thư Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh, mỗi lần ra họp Trung ương anh thường xuống thăm Hải Phòng và cũng thường mời tôi vào thăm thành phố Hồ Chí Minh. Tôi nhớ có một lần anh mời tôi nói chuyện về kinh nghiệm đổi mới ở Hải Phòng với Thành uỷ. Lần đó ăn cơm chiều xong, anh hẹn tôi 7 giờ tối đến trao đổi thêm. Anh em trao đổi rất nhiều việc của hai Thành phố và một số việc chung trong cả nước. Đến 10 giờ anh em phục vụ đem lên hai bát cháo lươn, rất ngon. Anh Linh bảo tôi: ?oĐây là do tài chính của Đảng lo đấy!? Tôi buồn cười, nhưng không dám cười. Ăn xong tôi mới nói: ?oHải Phòng, Đảng không làm kinh tế, với lí do là Đảng cầm quyền, ngân sách Nhà nước phải cấp đủ cho cấp uỷ chi tiêu như bên UBND Thành phố. Vì Đảng làm kinh tế là không có lợi?. Anh tranh luận với tôi. Cho đến khi làm Tổng Bí thư, anh cũng còn tranh luận với tôi chuyện ấy. Nhất là khi Liên Xô sụp đổ, anh bảo tôi: ?oNếu chính quyền sụp đổ, thì Đảng còn tiền đâu mà tiêu, nếu không làm kinh tế??. Tôi bảo anh: ?oNếu chính quyền Việt Nam sụp đổ thì đầu anh và đầu tôi cũng mất, còn đâu mà làm kinh tế? Ta phải dồn sức giữ lấy chính quyền?.
    Tuy tôi phản đối Đảng làm kinh tế, nhưng tôi vẫn giúp kinh tế Đảng rất nhiều. Khi tôi làm Phó Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng, cả nước chỉ có quota nhập 2.000 xe con, tôi đã cấp cho Ban Quản trị Tài chính Trung ương do đồng chí Lê Đức Thịnh làm trưởng ban, với lời quyết của đồng chí Thanh Bình, Thường trực Ban Bí thư. Lúc đó chưa có thuế xuất nhập khẩu, lãi rất lớn. Anh Thịnh đã đem bán quota thu mấy triệu đô la Mỹ, để xây dựng khách sạn Tây Hồ. Nếu trực tiếp nhập sẽ lãi lớn hơn nhiều. Việc bán quota này cũng có dư luận không hay.
    Tối hôm ăn cháo lươn với anh Linh xong, tôi nói vui với anh Linh: ?oHôm nào đi họp Hà Nội, anh xuống Hải Phòng chơi, tôi chiêu đãi anh 2 bát cháo lươn, mặc dù ở Hải Phòng Đảng không làm kinh tế?. Hai anh em cùng cười. Anh Linh bảo sẽ bàn tiếp chuyện ấy.
    Đối với anh Võ Văn Kiệt tôi được nghe tiếng anh nhiều, song ít được gặp. Đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn bảo tôi vào thành phố Hồ Chí Minh rủ anh Sáu Dân cùng đổi mới. Tôi vào thành phố, anh Sáu Dân đi vắng. Tôi gặp anh Mai Chí Thọ cũng bàn được một số công việc ở nhà riêng. Khi về tôi báo cáo anh Ba, anh Ba bảo tôi cần gặp trực tiếp anh Sáu Dân. Lần thứ hai tôi gặp anh Sáu Dân ở Hà Nội. Gặp anh lần đầu, tôi có cảm tình ngay. Anh vui vẻ thân mật, bàn công việc rất sôi nổi. Tôi trình bày các việc làm của Hải Phòng và đề nghị anh giúp đỡ. Anh nói: ?oChúng ta hợp tác với nhau. Tôi đồng ý những ý kiến của anh. Chủ nghĩa thực dụng nó xấu, chúng mình cứ bước chân vào bước chân của nó, nhưng bước nhanh đi là được?. Đó là câu nói khiến tôi đánh giá anh Sáu Dân có tư tưởng đổi mới mạnh mẽ.
    Tôi rất say sưa với công tác ở Hải Phòng, chỉ mong sao làm hết khoá, đến cuối năm 1986 sẽ về nghỉ. Nhưng anh Lê Đức Thọ, anh Nguyên Đức Tâm đã trực tiếp gặp tôi để trao đổi, điều tôi về Trung ương công tác, cũng không được các anh cho biết về làm công việc gì. Khi gặp anh Tâm lần cuối, tôi đề nghị anh: ?oVề Trung ương làm gì cũng được, nhưng đừng xếp tôi làm Bộ trưởng Bộ Ngoại thương?.
    Thế là theo yêu cầu mới tôi phải rời Hải Phòng - nơi tôi đã gắn bó suốt 36 năm và luôn coi là quê hương thứ hai của mình; nơi tôi đã quen thuộc từng phố phường, xóm ngõ trong nội thành, đến các làng mạc thôn xã ở ngoại thành và hải đảo; nơi tôi có biết bao nhiêu đồng chí cùng chiến đấu, lao động, và đồng bào thân quen với biết bao nhiêu kỉ niệm vui buồn. Tôi nhớ lại những ngày hoạt động đầy căng thẳng trong nội thành, ngày đêm giáp mặt với quân thù, những năm tháng bị bắt, bị tù đầy, tra tấn chết đi, sống lại, rồi tiếp quản thành phố, xây dựng trong hoà bình, trong chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ... Tôi càng không bao giờ quên thời gian là lãnh đạo chủ chốt thành phố, cùng các đồng chí trong Ban Thường vụ, trong Thành uỷ, các đồng chí Bí thư, Chủ tịch các huyện, trưởng phó các ngành, giám đốc các doanh nghiệp... Họ đã cùng tôi đoàn kết, say sưa làm việc không kể ngày đêm, mà đến nay mỗi khi trở lại Hải Phòng, nhiều bà con vẫn còn nhớ, còn nhắc lại, nhiều cánh tay vẫy chào ở khắp nơi. Tôi tự nhận thấy đã làm được một số việc cho thành phố, cho dân, nhưng vẫn còn bao nhiêu ý định dang dở, chỉ với hoài bão xây dựng Hải Phòng sớm trở thành một thành phố văn minh, hiện đại, nhân dân giàu có, văn hoá phát triển...
    Ngày 23-6-1986 trên đường từ Hải Phòng lên Hà Nội họp, đến cầu Lai Vu lúc 6 giờ chiều, nghe đài Tiếng nói Việt Nam công bố quyết định của Hội đồng Nhà nước bổ nhiệm một số thành viên Hội đồng Bộ trưởng, trong đó có tôi là Bộ trưởng Bộ Ngoại thương...
    Tôi lên đến số 8 Chu Văn An, có đồng chí gặp tôi đã chào Bộ trưởng và chúc mừng. Trong lúc đó tôi chỉ buồn vì sau 36 năm tôi lăn lộn sống chết với đất, với người, nay phải rời xa Hải Phòng, chẳng khác gì phải rời tổ ấm.
    Đúng 36 năm chẵn! Tháng 6-1950 tôi đến Hải Phòng - Tháng 6-1986 tôi ra đi.
    Sao mà bâng khuâng, buồn thế! Nhớ Hải Phòng, nhớ nhiều công trình còn làm dở dang, bao nhiêu nỗi nhớ! Phải chăng đó cũng là cái ?otật? của tôi. Khi ở Hải Phòng, mỗi lần thay đổi công tác là tôi rất buồn, có lúc rơi nước mắt, mặc dù được lên chức lên quyền. Tôi làm việc gì, ở đâu tôi cũng yêu mến say sưa với công việc, ra đi còn những công trình làm dở dang nên rất nhớ người, nhớ việc...
    Hôm sau đến họp Trung ương, đầu tiên là tôi gặp anh Nguyễn Đức Tâm, phàn nàn việc tôi đã đề nghị không làm Bộ trưởng Bộ Ngoại thương nhưng không được xem xét. Anh Tâm bảo tôi: ?oBộ Chính trị bàn kĩ rồi. Không có người. Còn anh làm Bộ nào mà chẳng được...?
    Tôi phải chấp hành. Sau một tháng bàn giao, tôi về làm Bộ trưởng Ngoại thương, một lĩnh vực mới, một địa bàn mới...

    Xem tiếp

  5. chimawan

    chimawan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2006
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0
    Chương 7: Tòng chính tại thủ đô
    Tháng 7-1986 tôi về Hà Nội nhận nhiệm vụ Bộ Trưởng Bộ Ngoại thương.
    Đến Hà Nội được 2 ngày, đồng chí Lê Đức Thọ gọi tôi đến nhà riêng để bảo ban công việc mới. Sau một vài câu hỏi han về sự bàn giao công việc ở Hải Phòng, anh Thọ đi ngay vào công việc. Anh nói:
    -Cậu lên Hà Nội, bây giờ chưa nên đi vào công việc của Bộ ngay, mà cần đi xuống cơ sở các tỉnh, thành phố để nắm tình hình. Khi nắm được tình hình các địa phương rồi, sẽ về Bộ nắm tình hình bộ máy tổ chức của Bộ. Vì ở trên Trung ương bảo thủ trì trệ lắm! Nếu không, sẽ bị bộ máy trên này bao vây, mình lại làm theo lối cũ, sa vào tình trạng quan liêu bàn giấy, xa rời quần chúng như một số cán bộ ở địa phương được điều lên Trung ương, không phát huy được tác dụng!
    Anh kể tên một số cán bộ làm ví dụ. Tôi cảm ơn anh và làm theo chỉ thị của anh. Nhưng ý tôi hơi khác. Mình ở địa phương mới lên, muốn ở lại Bộ nắm tình hình chung, không riêng gì Bộ mà cả Trung ương, Chính phủ, các ngành, xem cung cách làm ăn ở trên này ra sao, rồi sẽ đi địa phương thì tốt hơn. Tuy vậy tôi vẫn chấp hành ý kiến anh Thọ. Sau một tuần ở Văn phòng Bộ, họp sơ kết 6 tháng hết 3 ngày, Bàn giao công việc với anh Lê Khắc, nguyên Bộ trưởng và nắm sơ qua tình hình Văn phòng Bộ hết 3 ngày.
    Tôi với anh Lê Khắc biết nhau từ lâu, nên việc bàn giao, trao đổi công việc thuận lợi, vui vẻ. Anh tâm sự với tôi: ?oMình được anh Nguyễn Lam, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Kinh tế cho biết là mình vẫn ở lại làm Bộ trưởng. Hôm nghe thông báo trên đài, mình mới biết ông lên thay mình...?. Rồi anh nói sang chuyện bàn giao công việc. Anh Lê Khắc nguyên là Phó ban Tổ chức Trung ương, sang làm Ngoại thương, nên anh chú ý nhiều về công tác cán bộ, rồi mới đến công tác nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu. Anh kể đã sang làm Bộ trưởng được 6 năm 6 tháng. Nhưng không làm được nhiều việc rõ rệt, vì quân của ?oLí Ban? nó phá quá! Mình với cậu Tu, Thứ trưởng tổ chức hướng dẫn nhân dân trồng được 2 vạn ha cây điều ở Tây Nguyên và Nam Bộ (đào lộn hột) là đáng kể hơn cả. Anh phân tích cho tôi nghe về năng lực trình độ từng Thứ trưởng.
    Khi tôi về còn 4 thứ trưởng là các anh: Nguyễn Tu, Hoàng Trọng Đại, Nguyễn Mạnh Cầm, Tạ Cả. Còn các anh Nguyễn Văn Đào, Nguyễn Chanh đã về hưu hoặc chuyển công tác. Rồi anh nói về đội ngũ cán bộ chủ chốt: Vụ Trưởng, Vụ Phó, Chánh Phó Giám đốc các Tổng công ti... Nghe anh em kể lại, anh rất nghiêm khắc với cán bộ, nhất là những cán. bộ quan hệ nhiều với anh Lí Ban, Thứ trưởng Thường trực cũ. Trong bộ có một bài văn vần, do anh em sáng tác:
    Thời tiết năm lay Khắc nghiệt ghê
    Chanh rụng, Đào rơi, hoa Đại héo!
    Cầm về, Tu sửa, chốn vườn hoang...
    Anh bảo tôi: - Các tay thứ trưởng này đá lẫn nhau ghê quá! Tôi đã bảo các cậu ấy không khác gì đàn ngựa nhốt chung một chuồng...
    Qua anh nói, tôi vừa buồn cười, vừa nhớ mấy anh em bạn làm ngoại thương khuyên tôi đừng nhận làm Bộ trưởng Bộ Ngoại thương, rắc rối lắm, nhất là mình ở nhà quê lên, không ?ođọ? nổi họ đâu.
    Nhưng biết làm thế nào? Tổ chức đã quyết rồi cứ làm đã...
    Sau một tuần ở văn phòng Bộ, tôi vào nắm tình hình các tỉnh miền Nam, nơi có nhiều hàng hoá xuất nhập khẩu, các công ti lớn của Bộ cũng đóng ở Thành phố Hồ Chí Minh. Theo đúng chỉ thị của anh Lê Đức Thọ, tôi công tác ở miền Nam khoảng hai tháng. Khi anh Ba sắp mất tôi mới ra Bắc.
    Dự lễ tang anh Ba xong (10-9-1986 anh Ba qua đời) tôi tiếp tục đi các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ.
    Trong dịp đi công tác các tỉnh phía Nam tôi nhận thấy có rất nhiều việc thuộc Bộ Ngoại thương phải giải quyết, trong đó nổi bật việc xuất cà phê sang các nước Liên Xô và Đông Ấu. Tổng số lượng xuất có 15.000 tấn/năm mà năm nào ta cũng không hoàn thành, năm sau phải trả nợ năm trước. Trong chuyến đi này có đồng chí Tu, Thứ trưởng, đồng chí Nguyễn Xuân Quang, Tổng Giám đốc Tổng công ti Tổng hợp II của Bộ, đồng chí Nhật Hồng, Giám đốc Vietcombank Sai gon, đồng chí Vinh, Chánh văn phòng Bộ, và một số cán bộ của Bộ. Vấn đề bức xúc lúc đó là cà phê sắp đến mùa thu hoạch, nhưng giá thu mua quá rẻ, mua chịu của dân Dak-Lak, Gia Lai, Kontum, nhất là Dak-Lak, thì không thu mua được. Có gia đình tôi đến thăm còn 4, 5 tấn cà phê vụ trước, đóng vào bao, vào cót, để chờ giá cao mới bán. Trong khi đó giá bán cà phê cho các nước tư bản đang lên, từ 2.000 USD/tấn đến 2.700 USD/tấn. Còn giá cà phê ta mua, dùng hàng hoá đối lưu, tính ra khoảng 600 USD/tấn, mà ta lại mua chịu. Tôi quyết định mỗi gia đình có cà phê bán cho Nhà nước 50%, còn 50% cho bán sang thị trường các nước tư bản. Mọi người lúc đó mới đổ cà phê ra bán chịu cho Nhà nước 50%, còn 50% bán cho thị trường tư bản. Nhân dân phấn khởi, các đồng chí Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Dak-Lak phấn khởi. Tôi nhớ lúc đó đồng chí Tư Trương, Phó chủ tịch UBND tỉnh Dak-Lak phụ trách kinh tế và đồng chí Chính, Giám đốc công ti xuất nhập khẩu tỉnh, vô cùng phấn khởi về chủ trương này. Hàng ngày mua được cà phê là cho chuyển xuống thành phố Hồ Chí Minh để xuống tàu Liên Xô đang đợi ở cảng...
    Trong lúc đang say sưa vận dụng linh hoạt việc mua cà phê rất có hiệu quả, tôi được điện của Văn phòng Chính phủ cho biết là phiên họp Thường vụ Hội đồng bộ trưởng anh Đỗ Mười bảo: ?oÔng Thành đang làm hỗn loạn tình hình mua cà phê ở Tây Nguyên, làm loạn thị trường v.v...?. Tôi lờ đi, không trả lời, vì đó chỉ là thông tin. Văn phòng Bộ cũng điện vào tương tự như vậy.
    Hôm sau tôi nhận được điện thoại trực tiếp của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng, hỏi về việc này. Tôi báo cáo tóm tắt tình hình với anh Tô, cách giải quyết cụ thể và có kết quả rõ rệt. Còn ai đó bảo tôi làm loạn thị trường là không có căn cứ, nếu làm sai, tôi xin cách chức Bộ trưởng Bộ Ngoại thương. Anh Tô nói: ?oTôi cũng nghe có người nói như vậy, nhưng tôi không nghĩ như vậy. Đồng chí cứ giải quyết xong công việc, về báo cáo...?
    Không ngờ kết quả vượt quá yêu cầu, đến giữa tháng 12-1986 ta đã giao xong cà phê cho Liên Xô và các nước Đông Âu, không những thế mà còn trả hết nợ cà phê những năm trước tồn đọng lại... Thế mà mãi hết vụ cà phê 1987, cũng theo phương thức năm 1986, còn làm tốt hơn nhiều, do đó mới hết dư luận ?oông Thành làm loạn thị trường miền Nam?. Ngày nay thỉnh thoảng gặp lại anh Tư Trương, anh Chính, anh Ba Quang chúng tôi còn nhắc lại câu chuyện xuất cà phê sang thị trường Liên Xô và Đông Âu năm 1986 và 1987.
    Ra đến Hà Nội được 2, 3 ngày thì anh Ba mất. Tôi chạy lại gia đình anh. Chị và các cháu xúm lại hỏi tôi đi đâu mấy tháng: ?oLúc anh Ba yếu nặng chú không lại??. Tôi nói chuyện đi công tác miền Nam nên thất lễ với anh Ba trong những ngày cuối cùng. Cả nhà anh Ba lo lắng, nhất là mấy cháu gái: Cừ, Muội, Hồng, các con rể Lê Bá Tôn, Hồ Ngọc Đại. Nói là cháu, nhưng các cháu chỉ kém tôi 5,7 tuổi. Tất cả xúm lại hỏi tôi và lo lắng:
    - Ba cháu mất rồi, liệu họ... có giết gia đình nhà cháu không?
    Tôi nói:
    - Tại sao các cháu lại có ý nghĩ lạ như vậy? Ai dám hại nhà mình? Ba cháu là con người vĩ đại, một nhà hiền triết mới kế nghiệp được *****, giải phóng miền Nam. Không có Ba làm sao giải phóng được miền Nam, thống nhất được đất nước, không để xảy ra lắm máu? Ai dám hại gia đình nhà mình? Đừng nghĩ linh tinh. Đảng mình là Đảng vĩ đại, nhân dân yêu quý Ba các cháu, sao lại nghĩ vớ vẩn như vậy? Các cháu yên tâm, chú nghĩ không bao giờ có chuyện đó. Còn bao nhiêu người có mặt... ai dám làm bậy?
    Bấy giờ các cháu mới yên tâm. Hồ Ngọc Đại nói chen vào:
    - Còn bao nhiêu các chú... Họ chẳng dám làm bậy đâu!
    Sau đó, tôi mới tìm hiểu, tại sao có chuyện hoảng loạn tại gia đình anh Ba như vậy, khi anh qua đời... Đó là những người có dụng ý chia rẽ, nói phe cánh anh Lê Đức Thọ và Trần Xuân Bách định ám hại gia đình anh Ba. Tôi nghĩ không bao giờ có thể như thế được. Đảng ta được Bác Hồ xây dựng và lãnh đạo đội ngũ cốt cán cách mạng, đã làm nên bao kì tích, không thể có những hành động ?ođồi bại? như thế được. Mấy ngày đó tôi thường xuyên lại nhà anh Ba, để ổn định tư tưởng cho các cháu, nhất là cháu Cừ, vợ đồng chí Lê Bá Tôn, lo lắng nhất...
    Tôi cũng chỉ mới biết có sự bất hoà giữa anh Ba và anh Lê Đức Thọ, cách đấy khoảng 4, 5 tháng. Vì tôi ít quan lâm, tôi tin các anh đã có quá trình rèn luyện, lại là người gần gũi Bác Hồ, chắc chắn các anh luôn luôn đoàn kết bên nhau để thực hiện và xây dựng sự nghiệp Bác để lại.
    Khoảng tháng 5-1986 tôi đến thăm anh Ba ở Hồ Tây, gần đến khu biệt thự tôi gặp xe anh Thọ đi ra. Tôi vào thăm anh Ba, có anh Bùi San ở đó. Thấy tôi đến, anh Bùi San chào anh Ba ra về. Tôi bắt tay anh Bùi San và vào thăm anh Ba. Anh Ba tỏ vẻ hơi bực tức nói:
    -Đấy nó đấy, tôi vừa đuổi nó ra rồi...
    Tôi suy nghĩ mãi mới biết là xe anh Thọ vừa ra... Tôi không nói gì, chỉ thăm sức khoẻ anh, nói tóm tắt một vài việc lớn của Hải Phòng để báo cáo với anh, vì lúc này tôi thấy anh Ba mệt nhiều. Tôi muốn để anh nghỉ ngơi, nên xin phép ra về. Nhưng anh Ba bảo tôi ngồi lại nói chuyện, rồi anh nói:
    - Mấy anh lại đây bảo tôi viết di chúc, tôi nói không cần. Việc viết di chúc chỉ dành riêng cho Bác. Còn tôi, tôi nghĩ Trung ương các đồng chí đã trưởng thành cả rồi, viết di chúc chỉ gây khó khăn cho các đồng chí. Mình nói thế này, nhưng khi Trung ương bàn lại khác, sinh ra phức tạp, mất đoàn kết. Các đồng chí viết sẵn di chúc bảo tôi kí, tôi không kí.
    Rồi anh bảo tôi:
    -Tôi đã bàn với một số đ/c Bộ Chính trị, kì Đại hội này đưa anh Linh hoặc anh Võ Chí Công thay tôi làm cả khoá hoặc nửa khoá rồi để đồng chí Thành làm. Còn anh Tố Hữu sau đổi tiền không còn khả năng làm Tổng Bí thư...
  6. chimawan

    chimawan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2006
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0
    Tôi đợi anh Ba nói hết, và suy nghĩ. Những lần trước, khi về thăm Hải Phòng hoặc anh gọi tôi lên nhà chơi, anh Ba có nhắc vấn đề này, tôi đều nói:
    - Nước ta còn ảnh hưởng lễ giáo phương Đông, lớp trẻ không thể qua mặt các đồng chí lão thành đi trước mình hàng thập kỉ...
    Anh Ba ngắt lời tôi, mỉm cười và nói:
    -Tôi đã bàn với một số đồng chí Bộ Chính trị, đồng chí Thành thì các đồng chí đồng ý...
    Lúc đó anh mệt, tôi không dám nói dài với anh, chỉ nói gọn:
    -Rất cảm ơn anh, nhưng theo tôi nghĩ thì rất khó...
    Anh lại vui vẻ đứng dậy, vỗ vai tôi và nói: ?oCứ làm việc cho tốt...?. Tôi chào anh ra về, chỉ nghĩ nhiều về bệnh tật của anh, và cũng hơi buồn vì trong các anh đã có sự rạn nứt... sẽ gây ảnh hưởng xấu đến đoàn kết nội bộ của Đảng.
    Sau lễ tang Tổng Bí thư Lê Duẩn, tôi làm việc ở Bộ ít ngày, lại tiếp tục đi nắm tình hình các tỉnh thành phố phía Bắc. Trong lúc đó tình hình chuẩn bị Đại hội 6 khẩn trương. Đồng chí Trường Chinh được bầu lại làm Tổng Bí thư, đồng chí Nguyễn Văn Linh được bổ sung vào Bộ chính trị và Thường trực Ban Bí thư, cùng chuẩn bị Đại hội Đảng, chủ yếu là về văn kiện Đại hội, còn chuẩn bị tổ chức cán bộ do anh Lê Đức Thọ phụ trách.
    Đi các tỉnh miền Bắc, nắm tình hình một vài ngày, tôi lại về Bộ làm việc. Các tin tức về việc chuẩn bị Đại hội 6 rất sôi nổi, nhất là vấn đề nhân sự Đại hội. Những đồng chí thân thiết với tôi đến chơi, thông tin cho tôi biết về thế lực chống tôi, đang hoạt động rất ráo riết với mục tiêu:
    - Số một: đánh bật tôi ra khỏi Trung ương
    - Thứ hai: phải làm mất rất nhiều phiếu để tôi không được giới thiệu vào Bộ Chính trị. Đồng thời các đồng chí bảo: Giá là các anh khác, họ sẽ ở lại Hà Nội theo dõi tình hình để đối phó. Tôi cứ bỏ nhiệm sở đi về các tỉnh nắm tình hình, đó là mắc mưu anh Lê Đức Thọ.
    Tôi cười và nói: ?oMình đã có quan điểm của mình rồi...?. Có đồng chí còn nóng với tôi, nói: ?oÔng định bỏ chúng tôi hay sao?? Thế mới khó. Tôi phân tích lại cho các đồng chí nghe: ?oChúng ta phải làm cho thành công chủ nghĩa xã hội, dân giàu nước mạnh, không bị mất nước. Chứ tranh giành chức vụ, mất đoàn kết thì rất lôi thôi...?.
    Trong lúc gần đến Đại hội, đồng chí Tạ Cả, thứ trưởng phụ trách tổ chức đến nói với tôi: ?oMột đồng chí lãnh đạo lâu năm ở Ban Tổ chức Trung ương, nói qua đồng chí cán bộ Ban Tổ chức Trung ương theo dõi Bộ Ngoại thương, bảo tôi nói lại với anh: Anh phải rất cảnh giác với những lời khen của anh Mười. Tất cả đều là ?ođãi bôi?. Anh Tạ Cả là đồng chí quen biết tôi từ lâu, nay đã qua đời, còn hai đồng chí kia vẫn khoẻ mạnh và đang sinh sống ở Hà Nội. Tôi nói với anh Tạ Cả, cảm ơn hai đồng chí đã thông tin cho tôi biết để cảnh giác... Còn tôi quan hệ với anh Mười vẫn bình thường, không tỏ ra một sự khác biệt nào, vẫn như khi tôi còn là cán bộ dưới quyền trực tiếp của anh ấy.
    Anh Trường Chinh tuy làm Tổng Bí thư, nhưng tôi cảm thấy chung quanh anh có nhiều người không thực lòng ủng hộ anh. Anh chỉ chủ trì chủ yếu về văn kiện, Báo cáo chính trị trước Đại hội... Tôi cảm thấy anh bị lấn át. Anh thường gọi tôi sang nhà trao đổi những nội dung ?ođổi mới?, nhất là cách quản lí, lí luận về kinh tế thị trường, kinh tế kế hoạch hoá, hỏi kinh nghiệm xây dựng kinh tế của Nhật Bản và một số nước khác.
    Khi trao đổi về nhân sự, anh bảo tôi rằng việc ấy anh Thọ chuẩn bị, chưa đưa ra bàn ở Bộ Chính trị, còn phân tán ý kiến ở những vị trí chủ chốt. Suy nghĩ một lát, anh nói với tôi:
    -Nếu tôi tiếp tục làm Tổng Bí thư, tôi đề nghị anh Văn làm *************, đồng chí phụ trách bên Chính phủ.
    Tôi nghĩ có thể anh Ba đã bàn với anh Trường Chinh, hoặc tự anh Trường Chinh chọn tôi, tôi không rõ. Tôi thưa với anh Trường Chinh là:
    -Theo tôi nắm được tình hình thì thế lực không muốn để anh làm tiếp Tổng Bí thư rất đông. Tôi thấy rất khó đấy! Tôi xin chân thành cảm ơn anh và đề nghị nên cử anh Mười làm Thủ Tướng vì anh Mười đã làm Phó Thủ tướng lâu năm!
    Anh Trường Chính nghiêm nét mặt, tỏ vẻ không đồng ý và nói:
    -Anh Mười anh ấy võ biền lắm, đồng chí thấy đấy? Các cuộc họp, tôi nói, anh ta thường chẹn họng tôi.
    Và anh nói thêm một vài nhận xét khác về anh Mười...
    Tháng 11-1986 Trung ương họp để thông qua các văn kiện chính thức đưa ra Đại hội 6. Tôi đang họp, chiều về thì được đồng chí Trung Thành, chuyên viên cao cấp của Ban Tổ chức Trung ương, làm công tác Tổ chức cán bộ từ 1951, theo dõi vụ việc của tôi cho biết là có thư tố giác tôi khai man lí lịch gồm 9 điểm, trong đó anh Thọ giao cho phải xác minh ngay hai vấn đề mới là: ngày bị bắt và ngày được tha từ Côn Đảo về. Tôi hỏi anh Trung Thành có phải là anh Tô Duy tố giác tôi? Anh Trung Thành hỏi lại tôi:
    - Sao anh biết?
    -Tôi biết lâu rồi, anh em Hải Phòng nói cho tôi biết, anh Tô Duy, anh Thắng, anh Ái đi sưu tầm hàng năm nay về việc tôi bị bắt, bị tù ở Hải Phòng. Quá nhiều người biết, họ đều nói đến tai tôi. Tôi vẫn còn nghi ngờ, vì tôi đánh giá anh Tô Duy không đến nỗi hành động trái lương tâm như vậy! Nhưng từ hôm anh Đức Lạc, Trưởng ban Tổ chức Thành uỷ Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội (bạn tù với tôi ở trại giam Cát Bi) lại tôi chơi, nói chuyện tỉ mỉ về việc này, tôi mới tin là anh Tô Duy đã làm việc ấy.
    Anh Trung Thành bảo tôi đúng là anh Tô Duy. Tôi cung cấp thêm cho anh Trung Thành những vấn đề mới của anh Tô Duy nêu ra và thư của anh Hoàng Chữ gửi cho anh Đỗ Mười. Tôi chỉ được anh Trung Thành ghi sổ tay nói lại, tôi không được xem bản chính.
    Mãi sau ngày đối chất 26-2-1993 tôi mới có bản photocopy thư vu khống tôi của anh Tô Duy và anh Hoàng Chữ. Anh Trung Thành và một số cán bộ phải làm khẩn trương hơn một tháng mới có báo cáo chính thức với anh Lê Đức Thọ là mọi việc đã rõ ràng như kết luận 897 ngày 24-10-1984 do anh Võ Chí Công kí.
    Thế là ngón đòn vu khống chính trị do anh Tô Duy làm tham mưu bị bước đầu bẻ gãy. Nhưng chưa phải kết thúc. Họ còn đeo đuổi vấn đề này cho đến hôm nay, từng thời kì hành động của họ, tôi sẽ trình bày tiếp ở những phần sau...
    Trong khi đó những anh chị em cùng cánh với anh Tô Duy dùng cơ sở quen biết của mình ở các tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương ở toàn quốc, thông tin cho các đoàn Đại biểu đi dự Đại hội về những tin thất thiệt liên quan đến lí lịch của tôi. Có những đồng chí Đại biểu đã phẫn nộ về những hành động tuyên truyền xuyên tạc bỉ ổi của họ, như chị Ba Thi đoàn Đại biểu thành phố Hồ Chí Minh, anh Quý - uỷ viên Thường vụ Phó chủ tịch tỉnh Hải Hưng, anh Đức Lạc - Hà Nội v.v... Họ đã trực tiếp gặp tôi thông tin cho biết, và các đồng chí đã phản bác lại những luận điệu vu khống trong các đoàn Đại biểu đi họp Đại hội.
  7. chimawan

    chimawan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2006
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0
    Riêng ở Hải Phòng, Đại hội Đảng Thành phố bầu đại biểu đi họp Đại hội 6 (lúc đó các Uỷ viên Trung ương cũng phải do Đại hội cấp dưới bầu, không như hiện nay Uỷ viên Trung ương là đại biểu đương nhiên) do những người thuộc phe cánh anh Tô Duy, họ tuyên truyền lôi kéo được một số đại biểu, nên tôi bị mất hơn 40 phiếu bầu cử Đại biểu đi họp Trung ương ở Đại hội Hải Phòng.
    Đến Đại hội Đảng toàn quốc, họ tiếp tục tìm cách tuyên truyền xuyên tạc. Anh Tô Duy công khai phát biểu ở đoàn, vu khống lí lịch tôi nhưng đã bị Đoàn ngăn lại, không cho phát biểu vô nguyên tắc.
    Họ rỉ tai, nhỏ to thông tin xuyên tạc, vận động các đại biểu Đại hội không bầu cho tôi. Nhiều đồng chí Đại biểu thông tin cho tôi biết. Không những thế, họ còn dung túng cho bà Dung đeo băng trước ngực ?ođả đảo Đoàn Duy Thành? được đi chung quanh nhà họp Đại hội Ba Đình. Bà Dung là người thế nào? Bà Dung là đảng viên và là mậu dịch viên công ti bách hoá Hải Phòng, bị bệnh thần kinh phân liệt, có mâu thuẫn với chị Đỗ Thị Mận, Phó Chủ nhiệm công ti, là vợ đồng chí Đặng Toàn, Chủ tịch UBND thành phố. Đã nhiều năm bà Dung đến công ti đánh chửi chị Mận, đeo băng đả đảo anh Đặng Toàn. Tôi được phân công giải quyết vụ này. Xét về đời sống bà Dung, không có chồng con, nhà ở không có, phải đi ở nhờ, tôi đã dàn xếp với công ti xếp cho bà Dung một gian nhà ở, nâng cho một bậc lương v.v... Bà Dung không đến cơ quan gây sự đánh chửi chị Mận được khoảng nửa năm, sau đó lại đến tiếp diễn, rồi đi khắp phố chung quanh công ti bách hoá chửi vợ chồng anh Toàn chị Mận. Anh Đặng Toàn lại chạy đến tôi cầu cứu. Tôi mời các đồng chí Bí thư Đảng uỷ công ti và Giám đốc công ti, giao nhiệm vụ phải kiểm điểm và có hình thức kỉ luật với bà Dung. Thế là bà Dung bỏ việc đi kiện khắp nơi, và đeo băng đả đảo tôi.
    Ban Tổ chức Đại hội nhiều người biết rõ căn nguyên việc này, đáng lẽ phải dẹp đi mới phải, trái lại cho đó là ?odân chủ?, ?oquyền công dân?, cho đến nơi tiếp dân của Đại hội, đeo băng đả đảo tôi, được đi ngoài đường quanh Hội trường Ba Đình nhằm làm cho các Đoàn đại biểu nhìn thấy. Đó cũng là một việc làm của nhóm anh Tô Duy. Mặc dù khi tỉnh táo, bà Dung vẫn nói tôi là ân nhân của bà ta. Nghĩa là các anh ấy không thực hiện được việc gạt tôi ra khỏi danh sách giới thiệu của Trung ương, thì dùng đủ mọi thứ có thể, tác động vào lá phiếu, không bầu tôi vào Trung ương khoá 6, để đạt được mục tiêu thứ 2 của các anh ấy đề ra.
    Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 6 khai mạc. Cũng như các lần Đại hội trước, chủ yếu là bàn nhân sự Ban Chấp hành Trung ương, còn bàn về báo cáo chính trị, nhiệm vụ kế hoạch 5 năm đã bàn kĩ ở Đại hội các cấp, đến Đại hội chính thức chỉ bàn những vấn đề lớn còn tồn tại đưa ra thảo luận. Thời gian còn lại là bàn về tổ chức nhân sự.
    Trong Đại hội, anh Vũ Oanh nói với tôi:
    -Anh Lê Đức Thọ ?omót? làm Tổng Bí thư lắm đấy!
    Lúc đó tôi mới biết. Vì nhiều lần anh Thọ gặp tôi đều nói là: ?oAnh bị nhiều bệnh không thể đảm đương được nhiều công việc?. Anh Thọ cũng nhiều lần hỏi tôi Tổng Bí thư nên là ai, tôi đều trả lời là tùy Bộ Chính trị quyết định, giới thiệu ra Trung ương chúng tôi sẽ bầu thôi. Ngay trong Đại hội, khi anh Vũ Oanh cho tôi biết ý anh Thọ, tôi cũng vẫn trả lời anh Thọ như vậy. Hôm Ban Chấp hành bàn về nhân sự, anh Thọ gọi tôi sang nhà riêng hỏi tôi về chuyện các đồng chí Trung ương bàn nhân sự Tổng Bí thư thế nào, đã giới thiệu ai chưa? Tôi báo cáo anh Thọ, tổ Trung ương của tôi các đồng chí đều nói không nắm được cụ thể, nên không giới thiệu ai, đợi Bộ Chính trị giới thiệu. Anh Thọ lại hỏi tôi: ?oÝ cậu thế nào??. Tôi cũng báo cáo anh Thọ như lần trước và nói thêm vấn đề vị trí Tổng Bí thư rất quan trọng, đặc biệt trong lúc này là phải có uy tín mới qui tụ được toàn Đảng, nhất là anh Ba mới qua đời. Còn chọn ai tùy tiểu ban nhân sự chọn và báo cáo Bộ Chính trị. Tôi không nắm được cụ thể nên không dám giới thiệu cụ thể ai cả. Anh Thọ không nói gì thêm và hỏi sang việc khác...
    Khi Đại hội đang họp ở các Đoàn và Tổ, (Đoàn Hải Phòng với Hà Nội là một Tổ, họp ở Văn phòng Ban Tổ chức Trung ương), tôi được đồng chí Đỗ Mười gọi ra ngoài và cùng sang số 4 Nguyễn Cảnh Chân, Văn phòng Trung ương Đảng. Đồng chí dẫn tôi vào một phòng. Khi đi trên đường tôi suy nghĩ không rõ anh Mười có việc gì. Tôi đoán có lẽ anh Mười làm công tác tư tưởng cho tôi để rút lui khỏi danh sách Trung ương giới thiệu. Một số đồng chí thôi Uỷ viên Trung ương khoá này, đều được từng đồng chí uỷ viên Bộ Chính trị gọi đến làm tư tưởng để rút lui. Tôi nghĩ có lẽ tôi cũng vậy. Nhưng khi vào một phòng, ngồi nói chuyện, anh Mười nêu vấn đề anh Võ Nguyễn Giáp (anh Văn) ra nói về lí lịch anh Văn, năm 16 tuổi đã được thực dân Pháp cho sang Pháp học 6 tháng. Anh Mười bảo tôi về nói cho Đoàn Đại biểu Hải Phòng biết và những ai quen biết ở Đoàn khác cũng nói cho các đồng chí ấy biết... Rồi anh Mười đi ngay.
  8. chimawan

    chimawan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2006
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0
    Tôi lại trở lại tổ họp tiếp. Tôi suy nghĩ, không hiểu tại sao lúc này anh Mười lại nêu vấn đề lí lịch anh Văn ra. Việc này anh Trường Chinh đã nói với tôi mấy lần, và anh Trường Chinh đã kết luận về tiểu sử anh Văn từ năm 1941 - 1942, kể cả việc làm con nuôi Marti, Chánh mật thám Đông Dương, cũng được kết luận là không có, chỉ do những phần tử xấu tung ra. Nay lại có vấn đề đi Pháp học 6 tháng. Tối hôm đó tôi đến nhà anh Trường Chinh hỏi việc này anh Trường Chinh bảo tôi: ?oLàm gì có việc đó...?. Tôi về nhà, kể lại chuyện cho nhà tôi nghe. Lúc này chúng tôi ở nhờ một phòng của Bộ Ngoại thương. Tôi mới lên, nhà tôi đi theo để nấu nướng cho và nhà tôi cũng là đảng viên lâu năm, rất quan tâm đến việc một số người vu khống tôi. Nghe tôi kể xong, nhà tôi nói ngay:
    - Em đã nói với anh nhiều lần, anh thương người và tin người quá đáng, lại thêm tính ?ophổi bò?, có gì nói hết. Sống ở Hà Nội họ khôn lắm, anh phải đề phòng. Còn việc anh Mười nói với anh, anh cứ lờ đi. Có khi anh Mười chỉ tung ra tin như thế, để anh biến thành cái loa cho anh ấy. Anh Văn và những người thân anh Văn chỉ biết anh đi tuyên truyền xuyên tạc lí lịch anh Văn, họ sẽ quay sang đánh anh. Như vậy anh Mười bắn một phát tên, được cả hai đích.
    Tôi cười và khen nhà tôi:
    - Em cảnh giác hơn anh.
    Nhà tôi bảo:
    -Từ hôm cái ông tổ chức báo cho anh biết ông Mười khen anh chỉ là ?ođãi bôi? thôi, nên em thấy anh Mười nói gì với anh mà em biết, em đều phải suy nghĩ xem ý tứ anh Mười thế nào, không tin ngay như anh đâu.
    Khi bầu cử Ban Chấp hành Trung ương, tôi vẫn trúng Trung ương chính thức, nhưng phiếu thấp, chỉ hơn đồng chí thấp nhất cuối cùng (đồng chí Lữ Minh Châu có 42 phiếu). Như vậy nhóm người chống đối vu khống tôi đạt được yêu cầu. Với hơn 50% số phiếu bầu thì ít ai giới thiệu vào Bộ Chính trị, thường phải là 70% trở lên. Nhưng theo tôi được biết cũng có nhiều đồng chí uỷ viên Trung ương giới thiệu tôi vào Bộ Chính trị, nhưng ban nhân sự không giới thiệu.
    Đến tháng 1-1987, Trung ương bầu bổ sung Phó Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng (Phó Thủ tướng), Bộ Chính trị lại giới thiệu tôi để đưa ra Trung ương lấy ý kiến. Lúc này tôi thấy anh Lê Đức Thọ chú ý tôi khác thường.
    Ngay hôm họp Bộ Chính trị tôi được mời dự, anh Thọ nói:
    -Anh Thành nay đã là Phó Thủ tướng, cần nắm tình hình và đi vào công việc...
    Tôi rất bỡ ngỡ, hỏi các đồng chí Tổ chức Trung ương, vì tôi không biết gì về tin này cả. Các đồng chí Tổ chức cho biết là Bộ Chính trị đã nhất trí tất cả rồi, trừ anh Mười, nói để suy nghĩ thêm, chưa có thư trả lời chính thức.
    Đến ngày 17-2-1987 tôi được Hội đồng Nhà nước phê duyệt là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Tôi vẫn kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại thương vì chưa có người thay.
    Khi tôi nhận thêm nhiệm vụ mới, phụ trách lưu thông phân phối, thì cũng là lúc giá-lương-tiền đang bê bối, kinh tế khủng hoảng nghiêm trọng, lạm phát phi mã 780% năm 1986.
    Tôi cùng với văn phòng Trung ương Đảng và Văn phòng Chính phủ chuẩn bị dự thảo Nghị quyết Trung ương lần thứ hai khoá 6, họp vào tháng 4-1987. Tôi suy nghĩ rất nhiều. Mình mới lên nhận nhiệm vụ, ngân sách cạn kiệt, dự trữ ngoại tệ tại Ngân hàng Nhà nước chỉ còn hơn 1 triệu $US. Lương thực rất khó khăn. Liên Xô và các nước Đông Âu viện trợ rất hạn chế... Tôi chủ trì biên tập dự thảo Nghị quyết với nội dung 4 giảm:
    -Giảm bội chi ngân sách.
    -Giảm tốc độ lạm phát.
    -Giảm tốc độ tăng giá.
    -Giảm khó khăn về đời sống của người ăn lương, của lực lượng võ trang và nhân dân lao động nói chung.
    Các biện pháp đẩy mạnh sản xuất, nới lỏng đầu bán ra, giá nguyên liệu bán cho xí nghiệp vẫn giữ giá như cũ, nhưng bán ra theo giá thị trường, nhập một số hàng tiêu dùng và cho phép cán bộ công nhân viên đi công tác nước ngoài được mua hàng hoá theo tiêu chuẩn quy định không phải nộp thuế, để tăng thêm hàng hoá đang khan hiếm.
    Về nông nghiệp:
    - Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo chỉ thị 100, cải tiến quản lí nông nghiệp theo hướng mở rộng khoán ra toàn quốc.
  9. chimawan

    chimawan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2006
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0
    Sau khi Nghị quyết được chính thức thông qua tháng 4-1987, tổ chức Hội nghị phổ biến cho cán bộ chủ chốt toàn quốc ở Hội trường Ba Đình, tôi phổ biến xong, có một số nhà kinh tế, và anh em hỏi tôi: trong điều kiện khó khăn này lấy gì mà làm được? Có nhà kinh tế bảo tôi là nên sửa 4 tăng -như đồng chí Trần Nhật Quang v.v. Mọi người hoan nghênh nghị quyết, nhưng không biết dùng cách gì mà giảm được. Khi tôi đến Câu lạc bộ Thăng Long nói chuyện, các đồng chí lão thành cách mạng cũng lo lắng cho tôi. Phụ trách lưu thông phân phối, ngân hàng, tài chính lúc này là vô cùng khó khăn. Tôi nói vui và cũng là lời hứa hẹn: ?oNếu thành công, sang năm 1988 tôi sẽ đến báo cáo với các cụ?. Không những lo lắng, mà có người làm ca dao châm biếm Nghị quyết Trung ương 2:
    Trăm năm trong cõi người ta,
    Đầu vào thì cứng, đầu ra thì mềm
    ?oHộp đen? thì cứ phồng lên,
    Cấp dưới cứ dẫy, cấp trên cứ đè
    Anh Phạm Hùng gặp tôi nói: ?oNghe người ta nói, anh làm bài ca dao này phải không? Vì bài này từ Hải Phòng mà ra?. Tôi thưa, với anh là tôi không làm bài này, nhưng khi anh em đọc cho nghe, tôi có sửa vài từ cho bớt ?otục?.
    Ngay kì họp Quốc hội tháng 7-1987 anh Nguyễn Văn Linh, anh Phạm Hùng đều có bài vịnh lại bài ca dao trên, đọc trước Quốc hội cho Đại biểu cùng nghe.
    Tôi làm Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng được 6 tháng thì Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng nghỉ, anh Phạm Hùng lên thay vào tháng 7-1987.
    Trong thời gian làm việc với anh Tô (tên thân mật của anh Phạm Văn Đồng), anh hay bàn chuyện trọng đại quốc gia với tôi. Anh biết tôi đã là cán bộ đón anh ở hội nghị Fông-ten-nơ-bơ-lô từ Pháp về qua ga Lai Khê, quê tôi; và sau đó cũng tham gia việc chuẩn bị đưa, đón anh qua đường 5 thuộc đất Kim Thành để đi Việt Bắc. Sau đó tôi lại cũng tù ở Côn Đảo, dù tôi là lớp tù sau anh nhiều thập kỉ và như người xưa thường nói: ?oĐồng bệnh tương lân?, anh cũng bị bệnh phổi lúc 17, 18 tuổi rất nặng, tưởng không qua được. Tôi thì bị địch đánh gẫy xương sườn số 9, sưng phổi, nước vàng chảy ròng rã 5 năm mới hết. Bởi vậy trong các cuộc đến làm việc với Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, tuy anh hơn tôi 26 tuổi nhưng anh em bàn chuyện rất vui. Anh đáng tuổi đẻ ra tôi, nhưng tôi vẫn gọi anh bằng anh hoặc Chủ tịch, hoặc Thủ tướng. Có lúc vui chuyện, tôi nói: ?oTrong cái nhà Chủ tịch phủ, bao nhiêu năm không trang bị lại gì cả, vẫn những quạt trần Marelly của Ý sản xuất, kêu ?ocọc..., cọc... cọc?, hố xí, vệ sinh cũng vậy, tất cả đều thể hiện tính ?obảo thủ không đổi mới?. Anh Tô cười khà khà vui vẻ nói: ?oCác đồng chí còn trẻ, phải đổi mới cả chỗ làm việc này nữa mới được? rồi anh lại cười. Tôi vẫn nghĩ anh là nhà ?ohiền triết?, nhà ngoại giao, hơn là nhà quản lí. Có hôm ngồi chờ đón khách ngoại ở phòng khách lớn của Chủ tịch phủ, tôi hỏi anh kì họp Quốc hội tháng 7-1987 anh sẽ nghỉ, anh đã chọn xong người thay chưa? Anh bảo: ?oCòn đang bàn...?.
    Tôi hỏi: ?oAnh Đỗ Mười thế nào?? Anh suy nghĩ đến 2,3 phút, rồi trả lời gọn có 3 từ: ?oChỉ có phá!? Tôi ngồi yên không hỏi gì thêm, anh cũng không nói gì thêm... rồi chúng tôi chuyển sang câu chuyện khác, khi khách chưa đến.
    Cách đánh giá của các anh lãnh đạo chủ chốt với anh Mười ra sao tôi đều biết cả, từ anh Lê Duẩn, anh Trường Chinh, anh Lê Đức Thọ, anh Nguyễn Văn Linh... Nhưng anh Đỗ Mười vẫn làm cả Thủ tướng và Tổng Bí thư hơn 10 năm. Nhất là anh Phạm Văn Đồng biết rất rõ anh Mười, anh lại là người qua đời sau các anh trên. Sau này tôi mới hiểu một chi tiết nhỏ, là anh Mười làm thêm khoá thứ hai Tổng Bí thư, anh Tô phản ứng rất gay gắt. Tuy thế phản ứng của nhà lãnh đạo có tầm cỡ, nhà hiền triết, nhà ngoại giao cũng khác những người khác. Anh đã nói với 5 đồng chí là cấp tướng, nếu anh Mười không chịu thôi giữa nhiệm kì các đồng chí phải tham gia ?ohạ? anh Mười xuống... Việc này qua cơ quan nắm tin tức, anh Đỗ Mười đã được báo cáo lại. Như vậy sự phản ứng của anh Tô cũng quyết liệt. Nhưng lời nói việc làm của anh nhẹ nhàng, không thô bạo như những người thiếu học vấn...
    Tháng 7-1987 Quốc hội chuẩn y để anh Tô nghỉ, vì tuổi cao. Anh Phạm Hùng thay làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Anh Đỗ Mười thôi giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về thường trực Ban Bí thư.
    Tôi cũng có số ?ohên? và không ?ohên?. Làm Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng có 15 tháng, một nửa thời gian làm với Chủ tịch Phạm Văn đồng, một nửa thời gian làm với Chủ tịch Phạm Hùng. Tôi làm việc với hai Chủ tịch họ Phạm để lại trong tôi nhiều kỉ niệm, nhiều ?odấu ấn? sâu sắc, không bao giờ quên. Tôi cũng học được ở hai anh những kinh nghiệm trường đời, nhân tình thế thái, mà cả hai đã trải qua. Các anh đã kể lại mọi chuyện cho tôi nghe, như tài sản quý bàn giao cho thế hệ trẻ. Ba anh em cùng tù Côn Đảo. Anh Phạm Hùng còn được đọc báo cáo của tôi năm 1953 khi anh làm Bí thư Đặc khu uỷ miền Đông Nam Bộ.
  10. chimawan

    chimawan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2006
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0
    Cuối năm 1987, có cuộc họp liên tịch giữa Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng để kiểm điểm thực hiện nghị quyết 2 của Trung ương và phương hướng thực hiện tiếp...
    Tôi trình bày báo cáo kiểm điểm thực. hiện nghị quyết 2 và biện pháp thực hiện tiếp. Về biện pháp có nhiều vấn đề, tôi nêu một vài vấn đề chủ yếu:
    -Xuất Nam, nhập Bắc về lương thực, đỡ tốn phí về vận tải.
    -Xoá bỏ các trạm ngăn sông, cấm chợ, cho lưu thông hàng hoá trong cả nước, cả nước là một thị trường thống nhất.
    -Nhập vàng, kinh doanh vàng bạc, tạo ra thị trường vàng, để vàng làm ?okim bản vị?.
    -Chấp nhận đồng đô-la Mỹ được chuyển đổi theo giá thị trường, có hướng dẫn của Ngân hàng...v.v.
    Thảo luận trong 2 ngày, các vấn đề khác được chấp nhận, riêng nhập vàng bị anh Đỗ Mười phản đối. Khi tôi trình bày xong báo cáo, anh Phạm Hùng đứng dậy cười vui vẻ:
    -Ông Thành chơi sang nhỉ, nhập vàng cơ à?
    Khi kết luận Hội nghị, anh Nguyễn Văn Linh - Tổng Bí thư chỉ kết luận những vấn đề không có ai phản đối, còn vấn đề ?ovàng? anh không nhắc đến.
    Kết thúc hội nghị tôi lo quá. Vì vấn đề nhập vàng tuy là một mặt hàng nhập, nhưng nó có nhiều ý nghĩa quan trọng:
    -Giá vàng trong nước và thế giới chênh lệch nhau lớn. Ta cấm tư nhân kinh doanh vàng bạc, nhà nước được phép kinh doanh, nhưng không được phép nhập vàng thỏi, chỉ khai thác tại nội địa được mỗi năm khoảng 2 tấn vàng cốm (sa khoáng), đem ra kinh doanh, nên giá vàng trong nước và thế giới chênh lệch nhau ba lần. Nhập vàng sẽ lãi lớn, bổ sung ngân sách, chống được lạm phát.
    -Kinh doanh vàng bạc, tạo ra mặt hàng mới phong phú, bổ sung cho quỹ hàng hoá. Mặt hàng đặc biệt này được nhân dân ta ưa thích, dùng vàng làm đồ trang sức, tích trữ vàng...
    -Phá bỏ được thị trường coi vàng như thứ cấm kị, chỉ có giai cấp giàu có mới dùng, còn người lao động không được dùng, tự mình đẻ ra kì thị dân lộc mình, coi vàng là thứ ghê gớm quá.
    Trong thời tạm chiếm ở phía Nam, người dân bán trầu cau cũng có hàng đấu vàng. Như mẹ vợ chú Đào Hữu Thăng, di cư vào miền Nam, chồng chết, chỉ bán trầu cau, khi giải phóng gả chồng cho con gái lấy chú Đào Hữu Thăng là bạn tù của tôi, bà mẹ vợ cho con gái một đấu vàng toàn nhẫn là nhẫn, đào ở gốc cây đu đủ lên. Chú Thăng được một đấu, cân được hơn 1 kg, khoảng 30 cây. Khi tôi vào chơi nhà ở thành phố Hồ Chí Minh, chú Thăng mở tủ cho tôi xem. Thế thì việc kinh doanh vàng bạc để mở rộng kinh doanh, trước hết quốc doanh thu lãi cho ngân sách nhà nước, sau cho tư nhân kinh doanh, đáp ứng nhu cầu của nhân dân, ta có thêm dự trữ vàng trong dân, vị thế kinh tế, vị thế chính trị của nước ta có kim loại quý bảo lãnh cho nền kinh tế, điều đó rất cần thiết cho kinh tế thị trường.
    Đêm về nằm ngủ tôi buồn quá. Sáng hôm sau, tôi lại trình bày tiếp với anh Phạm Hùng. Anh Hùng bảo tôi: ?oSang báo cáo anh Linh, còn tôi đã đồng ý với anh từ hôm anh trình phương án?. Tôi đề nghị anh Phạm Hùng bảo anh Sáu Dân cùng đi với tôi sang báo cáo với anh Linh cho mạnh. Anh Phạm Hùng xua tay: ?oĐừng, đừng, mình anh sang là đủ. Anh Sáu cùng đi có khi lại không hay?... Hôm đó tôi mới hiểu giữa anh Linh và anh Sáu có vấn đề với nhau. Sau này tìm hiểu, tôi mới biết được ý của anh Phạm Hùng.
    Tôi sang trình bày với anh Linh ngay. Vì vấn đề này tôi đã suy nghĩ từ lâu, nhất là những lí luận về tài chính tiền lệ của Keynes, nhà kinh tế tư bản nói nhiều về kinh tế thị trường và sự can thiệp của nhà nước vào thị trường như thế nào.
    Tôi đến nhà anh Linh. Sau 15 phút tôi trình bày, anh Linh đồng ý ngay. Tôi vội nói:
    - Hôm qua sao anh không kết luận cho tôi dễ làm việc. Vì có quyết định tập thể của Bộ Chính trị rất quan trọng.
    Anh Linh ngắt lời tôi:
    -Ấy chết, nếu hôm qua tôi kết luận, có người phản đối thì hôm nay tôi sao dám đồng ý với anh. Anh thấy đấy, những ?otay to mồm? phản đối là khó xử lắm!
    Tôi thầm phục anh. Tổng Bí thư thông minh, thế mà chị Huệ cứ hay nói với tôi, có lần có mặt cả anh Linh: ?oAnh Linh nhà tôi ?ođần? lắm, anh làm việc với anh Linh, anh giúp đỡ anh ấy...?. Anh Linh vỗ vai tôi, vừa cười vừa nói: ?oBà Huệ ấy mà...??
    Anh đứng dậy bắt tay tôi và bảo:
    -Anh với tôi cùng anh Hai Hùng chịu trách nhiệm trước Trung ương. Cứ làm, không cần phổ biến rộng. Đây chỉ là một mặt hàng, anh Hùng quyết là đủ. Nhưng nó là mặt hàng ?ovàng? nên Tổng Bí thư phải có ý kiến.
    Anh rất vui tiễn tôi ra cửa...

Chia sẻ trang này