1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Làm người

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi Tinhnguyen08, 01/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. gocphuongnam

    gocphuongnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2006
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    0
    " Nguyen Bao Khoa hien dang hoc lop 10C1 truong THPT MariCurie. Hien nay ban ay dang trong tinh trang nguy kich voi tien su benh . Tuy theo nao . Gio day mau ko the bom duoc len nao . Hien hoan canh ban Khoa rat kho khan. Mong cac ban hay gui tin nhan nay den tat ca cac ban trong Friendlist cua minh de cuu giup ban Khoa . Moi nick ma ban gui thanh cong se duoc yahoo vn tang 500d cho ban Nguyen Bao Khoa . Xin cam on cac ban da doc tin va dung quen gui tiep cho ban cua ban."
    Đây là tin copy ,gửi tin gốc của yahoo thì mới có tác dụng quyên gọp
  2. proxy17

    proxy17 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2007
    Bài viết:
    551
    Đã được thích:
    0
    Ặc ... bác này cả tin thế à ... bác bị lừa thế mà còn pót lên đây làm giề ? Yahoo vn nó chẳng bao giờ có xiền mà làm kỉu bác ... bác có ủng hộ thì đến tận nơi, đừng đi spam mà kêu ủng hộ nhé!
    Được proxy17 sửa chữa / chuyển vào 16:16 ngày 18/05/2007
  3. gocphuongnam

    gocphuongnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2006
    Bài viết:
    82
    Đã được thích:
    0
    Nhà cháu khá chủ quan,sorry!sorry!
  4. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Nhà tu hành Nguyễn Văn Tuy: Gần 60 năm trị bệnh cứu người
    Đã hằng chục năm nay, căn phòng rộng chừng 40 m2 tại 45 Lý Chiêu Hoàng, phường 10, quận 6, TP Hồ Chí Minh luôn tấp nập người dân đến khám bệnh, xin thuốc mang về.
    Đã hằng chục năm nay, mỗi sáng từ thứ 3 đến chủ nhật hằng tuần, căn phòng rộng chừng 40m2 tại 45 Lý Chiêu Hoàng, phường 10, quận 6, TP Hồ Chí Minh luôn đông nghẹt bởi hàng trăm người bệnh nghèo ngồi chờ đến lượt được Cậu Năm - tên gọi thân mật của người dân đối với Trưởng ban Y tế phước thiện chùa Hưng Minh Tự, Nguyễn Văn Tuy khám bệnh, cho thuốc mang về.

    Từ nỗi ám ảnh về người ốm không có thuốc
    Đã hơn 60 năm trôi qua nhưng dường như trong tâm trí của nhà tu hành Nguyễn Văn Tuy vẫn hằn lên những ký ức buồn về những người dân nghèo mắc bệnh nhưng đành chịu vì không có thuốc từ thuở thiếu thời.
    Ngày ấy, ở quê ông, làng Tam Thôn Hiệp thuộc cù lao hẻo lánh của huyện Cần Giờ, nếu những người dân nghèo đã mắc bệnh, dù là bệnh nặng hay nhẹ cũng chỉ biết trông chờ vào mấy loại thuốc rẻ tiền được bán chung với các hàng hóa khác tại mấy cửa hàng tạp hóa hiếm hoi. Thế nên, ngay từ nhỏ, cậu bé Nguyễn Văn Tuy đã chứng kiến không ít cảnh thương tâm của những gia đình nghèo có người mắc bệnh nhưng không có thuốc chữa.
    Một lần theo cha mẹ vào nhà chùa, ngay lập tức, ông bị cuốn hút bởi vô số những thứ tưởng như vô dụng: vỏ quýt, cỏ sữa, cóc kèn, bình bát? lại được nhà tu hành Nguyễn Văn Khanh sử dụng như những vị thuốc để chữa trị miễn phí cho người dân nghèo tại chùa. Ông chợt nhận ra: Lâu nay, những người dân chốn cù lao hẻo lánh quê ông đang sống trên cả đống thuốc mà không biết dùng để trị bệnh.
    Năm 17 tuổi, ông chính thức đi tu, bắt đầu mải miết với hành trình tìm thuốc, khám, chữa bệnh giúp người. Cho đến hôm nay, đã có bao nhiêu vùng đất in dấu chân của nhà tu hành này trên đường đi tìm thuốc không ai nhớ hết, ngay cả bản thân ông cũng vậy. Chỉ biết rằng, ông đã đi qua rất nhiều nơi, từ Trà Cú, Thị Vải, Tây Ninh, Hà Tiên đến Củ Troong, Châu Đốc, An Giang, Phú Quốc?
    Đi đến đâu, nhờ sự đùm bọc của người dân ở nơi ấy. Có những lần "thắng" lớn, có thể tìm về được vài ghe thuốc nhưng khó khăn, nguy hiểm cũng không ít.
    Ông còn nhớ rất rõ lần xuống Củ Troong kiếm thuốc, gặp cây cóc biển, nhìn qua rất giống Phục linh rừng. Giống này rất hiếm, thường chỉ có ở vùng núi cao nhưng đây lại là vùng giáp biển. Sau phút ngần ngại, ông quyết định nếm thử, ngay lập tức, một cảm giác nhức nhối, tê dại lan dần khắp cơ thể. May nhờ những người đồng hành phát hiện và giải độc kịp thời cho ông?.
    Những năm 1976-1978, tạm chuyển xuống chùa Hưng Thắng Tự của tỉnh Vũng Tàu, mỗi ngày dù mưa hay nắng, cứ 4h30'', ông lại lọ mọ dậy, đạp xe 50 cây số, đến khám bệnh, phát thuốc cho người bệnh tại các chùa Hưng Thành Tự, Hưng Sơn Tự, Hưng Lễ Tự, không nghỉ một ngày vì ông biết rất nhiều người bệnh đang mong chờ ông. Đến năm 1989 ông mới về lại Hưng Minh Tự, tiếp tục công việc khám chữa bệnh miễn phí cho người bệnh nghèo đến hôm nay.
    Đến địa chỉ của người bệnh nghèo
    Tiếng lành đồn xa, nghe chuyện về ông, chúng tôi nửa tin nửa ngờ tìm đến Hưng Minh Tự. Chiều chủ nhật 13-5, các phòng khám, bốc thuốc vắng hoe nhưng tại các kho thuốc, khu bào chế khá đông.
    Nhà tu hành Nguyễn Văn Tuy cho biết, ngoài 18 người tu hành được nhà chùa nuôi ăn, học và được phát 200 nghìn đồng/tháng, còn lại đều là những người dân quanh vùng đến làm công quả. Thi thoảng, lại có người mang từng túi xách lớn, đôi khi chở cả hàng xe những cây cỏ tươi mang đến nhà bào chế. Họ đều là những người đang hoặc đã từng được nhà chùa chữa bệnh. Tất cả những thứ họ mang tới quyên góp đều là các vị thuốc dùng để cấp phát cho người bệnh. Mỗi buổi sáng, từ thứ 3 đến chủ nhật hàng tuần đều có 500 đến 800 người đến khám, chữa bệnh miễn phí tại đây nên kho thuốc thường xuyên phải có từ 5-10 tấn mới đủ đáp ứng nhu cầu.
    Mới nghe qua, câu chuyện có vẻ không thực nhưng trở lại Hưng Minh Tự sáng sớm 15-5, cảnh đầu tiên chúng tôi bắt gặp là hàng trăm bệnh nhân đã ngồi chật kín phòng chờ và hành lang dãy nhà thuốc đợi đến lượt khám, nhận thuốc.
    Bệnh nhân Ngô Thị Liên tâm sự: Quê bà ở tận Bến Tre. Nhà có hai mẹ con nhưng không may người con bị tai nạn, đang nằm một chỗ, bà phải lên thành phố bán vé số kiếm tiền. Bị bệnh thấp khớp hành hạ nhiều năm nay, không có tiền vào bệnh viện, may nhờ có Cậu Năm?
    Rất nhiều bệnh nhân khác cũng cho biết, mỗi khi thấy bệnh lại tìm đến Cậu Năm. Nhà chùa không thu phí. Ai có tiền thì góp vào hòm công quả. Ai tích cóp được nguyên liệu làm thuốc thì mang đến đóng góp. Khá nhiều người khá giả, đã từng đi chữa trị ở các bệnh viện khác nhau, chưa "gặp thầy gặp thuốc" cũng tìm đến Cậu Năm.
    Một nhà tu hành của nhà chùa còn cho biết thêm: Đông nhất thường là vào các ngày chủ nhật vì ngày này công nhân được nghỉ. Bình quân khoảng hơn 800 người/ngày.
    Nhìn nhà tu hành Nguyễn Văn Tuy bình thản chăm chú tỉ mỉ bắt mạch, thăm bệnh cho từng bệnh nhân, chúng tôi không thể không khâm phục sự bền bỉ của ông. Chợt nhớ lời ông mấy ngày trước: Khi thăm bệnh, không thể kể thân sơ, giàu nghèo, chỉ có người bệnh là đối tượng duy nhất thì mới tập trung chẩn đoán bệnh chính xác?
    Công an nhân dân
    http://www.nhandan.com.vn/tinbai/?top=37&sub=51&article=94349
  5. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Trẻ em bất hạnh và mảnh đời ở chùa
    08:02'' 30/05/2007 (GMT+7)
    (VietNamNet) - Trong bữa cơm trầm lắng nơi cửa chùa của những mảnh đời bị bỏ rơi luôn lắng đọng một nỗi niềm sâu thẳm. Có được chốn ăn, ngủ nhưng những trái tim nhỏ bé vẫn khát vọng cháy bỏng về một người mẹ, một gia đình của mình.

    Chùa Thanh Sơn nằm trên địa phận thôn Thủy Triều, xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm, cách thành phố Nha Trang khoảng 30 km về phía nam. Hơn 10 năm trước, Hòa thượng Thích Thanh Quang đã biến ngôi ngôi chùa bỏ hoang cũ nát nơi đây thành mái ấm cho những mảnh đời bất hạnh.

    Bữa cơm nơi cửa chùa. Ảnh: Giao Thủy
    Những đứa trẻ đầu tiên được ông đón về nuôi từ thành phố Hồ Chí Minh chỉ với lý do, ông không cầm lòng khi hàng ngày chứng kiến cảnh chúng lang thang trên đường phố, đêm về vạ vật ngủ ngoài hè, trong nhà ga, trên những cái sạp ở chợ?

    Từ đó, gặp những đứa trẻ lang thang, mồ côi, vô thừa nhận, ăn xin?, bà con lại đưa chúng đến chùa. Nhiều em sau khi trải qua những tháng ngày bơ vơ trên đường phố đã kéo nhau về đây xin tá túc.

    Địa chỉ Chùa Thanh Sơn

    Hòa thượng Thích Thanh Quang - Chùa Thanh Sơn, thôn Thủy Triều, xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa.
    ĐT: 058-989002/ 0913464368
    Số tài khoản: Chế Hoàng Thọ (Pháp danh Thích Thanh Quang) - 0061000081392 - Ngân hàng Ngoại thương Nha Trang.

    Hiện nay, "dân số" của chùa là 102 người, gồm 87 trẻ em và 15 người già, tàn tật. Cư dân "trẻ" nhất chùa là bé Chế Trường Xuân, 18 tháng, bị mẹ bỏ rơi trước cửa chùa khi mới 1 ngày tuổi. Nhờ tình thương của thầy Quang, sự tận tụy của bà Phạm Thị Hương (thường gọi là bà Ba) và những người đồng loại không cùng dòng máu khác, bé Xuân lớn lên từng ngày, khôi ngô, khỏe mạnh.

    Chúng tôi đến thăm các em vào đúng bữa cơm trưa của một ngày Rằm. Trong mâm, ngoài các cư dân trong chùa còn có nhiều Phật tử. Thực đơn hôm ấy có 4 món: đậu phụ rim mặn, đậu ván non xào, canh bí đỏ và món gỏi chua ngọt.

    Khác với những bữa ăn thông thường ở các gia đình, không khí ở đây mang vẻ trang nghiêm, trầm lắng. Chỉ có những tiếng va chạm lách cách của thìa đũa, tiếng lạo xạo của vá cạ vào tô canh, xoong cơm. Các em im lặng ăn, im lặng nhai, im lặng nuốt. Thỉnh thoảng có những tiếng hỏi nhau nho nhỏ, những tiếng thì thầm rất khẽ.

    Có thể phân biệt dễ dàng chức phận các cư dân của chùa qua màu áo. Chú tiểu mặc áo nâu, đầu cạo trọc và một mảng tóc dài vén sau tai. Lớn hơn một chút là những nhà sư trẻ trong bộ đồ màu xám. Các em nhỏ khác mặc quần cụt, áo thun. Một số lớn hơn vừa đi học về, ngồi vào mâm với bộ đồng phục quần xanh áo trắng. Tất cả các em ngồi theo một tư thế: xếp bằng. Gương mặt ai cũng có vẻ nghiêm nghị, đăm chiêu. Tất cả các động tác diễn ra từ tốn, chậm rãi. Những đôi mắt thi thoảng cúi xuống gắp thức ăn rồi thu lại, nhìn vào chén của mình, lặng lẽ.

    Bé Mạnh cũng ước muốn được mẹ bón cơm. Ảnh: Giao Thủy

    Tôi ngồi xuống bên cạnh mâm cơm của những đứa trẻ nhỏ nhất. Để làm quen, tôi lần lượt hỏi từng em: Cháu tên gì? Mấy tuổi? Học lớp mấy? Trường nào? Như một phản xạ, hỏi đến ai thì người ấy lập tức đặt chén và đũa xuống mâm, đưa một tay lên trước ngực theo cách chào của nhà Phật, lễ phép trả lời, từng câu, chậm rãi, không thiếu một ý, không thừa một chữ. Vẫn trong tư thế ấy, các em ngồi im, mắt nhìn xuống, có ý chờ câu hỏi tiếp theo.

    Tôi cảm thấy mình có lỗi: "Trời đánh còn tránh bữa ăn". Vì sự tò mò của tôi mà bọn trẻ phải ngừng bữa. Tôi vội nhắc: "Các cháu cứ ăn đi!". Ai cũng khẽ "dạ" nhưng vẫn trong tư thế chờ đợi. Tôi đành đứng dậy, lòng chợt thấy nhoi nhói.

    Thật khó tin rằng các em chỉ là những đứa trẻ, như rất nhiều những đứa trẻ khác, qua cách xử sự rất không trẻ con này. Thật khác xa những bữa ăn ồn ào, tiếng cười nói trong các nhà trẻ hay các khu trường nội trú. Khác xa những bữa ăn vui vẻ, đầm ấm, ríu rít tiếng kể chuyện của các thành viên trong những bữa cơm gia đình.

    Ở đây, bọn trẻ cắm cúi gắp, cắm cúi ăn. Chúng tự xúc, tự gắp, tự ăn, tự lập hoàn toàn. Hết chén này thì xúc chén khác. Chẳng ai xới cơm, gắp thức ăn cho ai. Chẳng ai nhắc ăn nhanh hay ăn chậm. Chẳng ai để ý chúng ăn nhiều hay ít, đã no rồi hay còn đói. Tôi có cảm tưởng như chúng ăn cho đầy bụng chứ không thấy ngon. Và khi đủ số lượng thì đặt bát, đứng dậy.

    Tôi chú ý đến cậu bé ngồi đầu mâm tên Mạnh, khoảng 2 tuổi, đang lặng lẽ xúc từng thìa cơm đưa lên miệng. Bỗng, ánh mắt cậu sững lại khi nhìn sang dãy đối diện. Tôi nhìn theo, một người mẹ đang âu yếm đút từng thìa cơm cho con, một cậu bé trạc tuổi Mạnh. Một nỗi buồn lướt qua khiến gương mặt em chợt âm u. Em cúi xuống, vọc vọc cái thìa trong chén, lăn qua lăn lại những hạt cơm. Tôi có cảm giác như em đang cố nuốt những giọt nước mắt.

    Các bạn ngồi cùng mâm đã xong bữa, lần lượt đặt đôi đũa ngang miệng chén, đứng lên. Vậy mà chén cơm của Mạnh vẫn còn nhiều. Em kề cà lúc nhìn sang đứa bé kia, lúc cúi gằm mặt xuống chén cơm. Tim tôi chợt đau nhói. Tôi nhè nhẹ xoa đầu em, thì thầm: "Cháu nhớ mẹ phải không?". Mạnh nuốt vội miếng cơm trong miệng, lặng lẽ gật đầu.

    Được ăn, mặc ngủ nơi cửa chùa nhưng những ánh mắt vẫn buồn thăm thẳm, vẫn ước mơ về một mái ấm gia đình. Ảnh: Giao Thủy
    Cách đây không lâu, ba mẹ đã bỏ Mạnh bơ vơ ngoài đường. Một người dân đi qua đã đưa em đến đây. Mạnh ăn cơm chùa để lớn lên như những đứa trẻ cùng lứa. Nhưng ánh mắt em thì không giống những đứa trẻ ấy - buồn hiu và xa vắng. Có lẽ hình ảnh người mẹ kia đút cơm cho con đã gợi lại trong em cái ký ức tươi rói của những ngày mình còn có mẹ?

    Nhìn sang các em khác, tôi nhận thấy, trên khuôn mặt các em không có những tia sáng long lanh của tuổi thơ. Mỗi gương mặt trẻ thơ ấy đều mang vẻ trầm tư của người lớn. Và ánh mắt của các em thật buồn. Một nỗi buồn câm lặng, đau đáu.

    Ngay cả khi các em cười thì đó cũng là những nụ cười dè dặt, ưu tư. Và cả bé Xuân, khi được bà Ba đưa lên chào khách, cũng nhìn chúng tôi bằng đôi mắt mở to buồn bã. Bà Ba nói, hình như bé sớm biết thân phận mình nên chẳng mấy khi khóc lóc, vòi vĩnh mà chỉ ngơ ngác nhìn xung quanh. Có lẽ bé muốn tìm hình bóng mẹ.

    Hòa thượng Thích Thanh Quang tâm sự: "Tôi luôn mong ước một điều: Các bậc cha mẹ hãy vì con cái mà đừng bao giờ chia tay, li dị hoặc đẩy các em ra đường. Bởi vì, dẫu có một mái ấm bình yên như chùa Thanh Sơn, các em vẫn luôn khao khát tình thương yêu của cha mẹ!".

    Có phải vì vậy mà đôi mắt của những đứa trẻ ấy buồn thăm thẳm? Những khuôn mặt cứ bần thần và ngơ ngác, làm nhói lòng những lữ khách đến thăm chùa như chúng tôi? Lời tâm sự của thấy trụ trì như một lời kết, một mong mỏi từ trong sâu thẳm, muốn cho tiếng cười trẻ thơ luôn dòn tan từ những nếp nhà.
    Phương Nga

    http://www.vietnamnet.vn/thuhanoi/2007/05/700480/
  6. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Trẻ em bất hạnh và mảnh đời ở chùa
    08:02'' 30/05/2007 (GMT+7)
    (VietNamNet) - Trong bữa cơm trầm lắng nơi cửa chùa của những mảnh đời bị bỏ rơi luôn lắng đọng một nỗi niềm sâu thẳm. Có được chốn ăn, ngủ nhưng những trái tim nhỏ bé vẫn khát vọng cháy bỏng về một người mẹ, một gia đình của mình.

    Chùa Thanh Sơn nằm trên địa phận thôn Thủy Triều, xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm, cách thành phố Nha Trang khoảng 30 km về phía nam. Hơn 10 năm trước, Hòa thượng Thích Thanh Quang đã biến ngôi ngôi chùa bỏ hoang cũ nát nơi đây thành mái ấm cho những mảnh đời bất hạnh.

    Bữa cơm nơi cửa chùa. Ảnh: Giao Thủy
    Những đứa trẻ đầu tiên được ông đón về nuôi từ thành phố Hồ Chí Minh chỉ với lý do, ông không cầm lòng khi hàng ngày chứng kiến cảnh chúng lang thang trên đường phố, đêm về vạ vật ngủ ngoài hè, trong nhà ga, trên những cái sạp ở chợ?

    Từ đó, gặp những đứa trẻ lang thang, mồ côi, vô thừa nhận, ăn xin?, bà con lại đưa chúng đến chùa. Nhiều em sau khi trải qua những tháng ngày bơ vơ trên đường phố đã kéo nhau về đây xin tá túc.

    Địa chỉ Chùa Thanh Sơn

    Hòa thượng Thích Thanh Quang - Chùa Thanh Sơn, thôn Thủy Triều, xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa.
    ĐT: 058-989002/ 0913464368
    Số tài khoản: Chế Hoàng Thọ (Pháp danh Thích Thanh Quang) - 0061000081392 - Ngân hàng Ngoại thương Nha Trang.

    Hiện nay, "dân số" của chùa là 102 người, gồm 87 trẻ em và 15 người già, tàn tật. Cư dân "trẻ" nhất chùa là bé Chế Trường Xuân, 18 tháng, bị mẹ bỏ rơi trước cửa chùa khi mới 1 ngày tuổi. Nhờ tình thương của thầy Quang, sự tận tụy của bà Phạm Thị Hương (thường gọi là bà Ba) và những người đồng loại không cùng dòng máu khác, bé Xuân lớn lên từng ngày, khôi ngô, khỏe mạnh.

    Chúng tôi đến thăm các em vào đúng bữa cơm trưa của một ngày Rằm. Trong mâm, ngoài các cư dân trong chùa còn có nhiều Phật tử. Thực đơn hôm ấy có 4 món: đậu phụ rim mặn, đậu ván non xào, canh bí đỏ và món gỏi chua ngọt.

    Khác với những bữa ăn thông thường ở các gia đình, không khí ở đây mang vẻ trang nghiêm, trầm lắng. Chỉ có những tiếng va chạm lách cách của thìa đũa, tiếng lạo xạo của vá cạ vào tô canh, xoong cơm. Các em im lặng ăn, im lặng nhai, im lặng nuốt. Thỉnh thoảng có những tiếng hỏi nhau nho nhỏ, những tiếng thì thầm rất khẽ.

    Có thể phân biệt dễ dàng chức phận các cư dân của chùa qua màu áo. Chú tiểu mặc áo nâu, đầu cạo trọc và một mảng tóc dài vén sau tai. Lớn hơn một chút là những nhà sư trẻ trong bộ đồ màu xám. Các em nhỏ khác mặc quần cụt, áo thun. Một số lớn hơn vừa đi học về, ngồi vào mâm với bộ đồng phục quần xanh áo trắng. Tất cả các em ngồi theo một tư thế: xếp bằng. Gương mặt ai cũng có vẻ nghiêm nghị, đăm chiêu. Tất cả các động tác diễn ra từ tốn, chậm rãi. Những đôi mắt thi thoảng cúi xuống gắp thức ăn rồi thu lại, nhìn vào chén của mình, lặng lẽ.

    Bé Mạnh cũng ước muốn được mẹ bón cơm. Ảnh: Giao Thủy

    Tôi ngồi xuống bên cạnh mâm cơm của những đứa trẻ nhỏ nhất. Để làm quen, tôi lần lượt hỏi từng em: Cháu tên gì? Mấy tuổi? Học lớp mấy? Trường nào? Như một phản xạ, hỏi đến ai thì người ấy lập tức đặt chén và đũa xuống mâm, đưa một tay lên trước ngực theo cách chào của nhà Phật, lễ phép trả lời, từng câu, chậm rãi, không thiếu một ý, không thừa một chữ. Vẫn trong tư thế ấy, các em ngồi im, mắt nhìn xuống, có ý chờ câu hỏi tiếp theo.

    Tôi cảm thấy mình có lỗi: "Trời đánh còn tránh bữa ăn". Vì sự tò mò của tôi mà bọn trẻ phải ngừng bữa. Tôi vội nhắc: "Các cháu cứ ăn đi!". Ai cũng khẽ "dạ" nhưng vẫn trong tư thế chờ đợi. Tôi đành đứng dậy, lòng chợt thấy nhoi nhói.

    Thật khó tin rằng các em chỉ là những đứa trẻ, như rất nhiều những đứa trẻ khác, qua cách xử sự rất không trẻ con này. Thật khác xa những bữa ăn ồn ào, tiếng cười nói trong các nhà trẻ hay các khu trường nội trú. Khác xa những bữa ăn vui vẻ, đầm ấm, ríu rít tiếng kể chuyện của các thành viên trong những bữa cơm gia đình.

    Ở đây, bọn trẻ cắm cúi gắp, cắm cúi ăn. Chúng tự xúc, tự gắp, tự ăn, tự lập hoàn toàn. Hết chén này thì xúc chén khác. Chẳng ai xới cơm, gắp thức ăn cho ai. Chẳng ai nhắc ăn nhanh hay ăn chậm. Chẳng ai để ý chúng ăn nhiều hay ít, đã no rồi hay còn đói. Tôi có cảm tưởng như chúng ăn cho đầy bụng chứ không thấy ngon. Và khi đủ số lượng thì đặt bát, đứng dậy.

    Tôi chú ý đến cậu bé ngồi đầu mâm tên Mạnh, khoảng 2 tuổi, đang lặng lẽ xúc từng thìa cơm đưa lên miệng. Bỗng, ánh mắt cậu sững lại khi nhìn sang dãy đối diện. Tôi nhìn theo, một người mẹ đang âu yếm đút từng thìa cơm cho con, một cậu bé trạc tuổi Mạnh. Một nỗi buồn lướt qua khiến gương mặt em chợt âm u. Em cúi xuống, vọc vọc cái thìa trong chén, lăn qua lăn lại những hạt cơm. Tôi có cảm giác như em đang cố nuốt những giọt nước mắt.

    Các bạn ngồi cùng mâm đã xong bữa, lần lượt đặt đôi đũa ngang miệng chén, đứng lên. Vậy mà chén cơm của Mạnh vẫn còn nhiều. Em kề cà lúc nhìn sang đứa bé kia, lúc cúi gằm mặt xuống chén cơm. Tim tôi chợt đau nhói. Tôi nhè nhẹ xoa đầu em, thì thầm: "Cháu nhớ mẹ phải không?". Mạnh nuốt vội miếng cơm trong miệng, lặng lẽ gật đầu.

    Được ăn, mặc ngủ nơi cửa chùa nhưng những ánh mắt vẫn buồn thăm thẳm, vẫn ước mơ về một mái ấm gia đình. Ảnh: Giao Thủy
    Cách đây không lâu, ba mẹ đã bỏ Mạnh bơ vơ ngoài đường. Một người dân đi qua đã đưa em đến đây. Mạnh ăn cơm chùa để lớn lên như những đứa trẻ cùng lứa. Nhưng ánh mắt em thì không giống những đứa trẻ ấy - buồn hiu và xa vắng. Có lẽ hình ảnh người mẹ kia đút cơm cho con đã gợi lại trong em cái ký ức tươi rói của những ngày mình còn có mẹ?

    Nhìn sang các em khác, tôi nhận thấy, trên khuôn mặt các em không có những tia sáng long lanh của tuổi thơ. Mỗi gương mặt trẻ thơ ấy đều mang vẻ trầm tư của người lớn. Và ánh mắt của các em thật buồn. Một nỗi buồn câm lặng, đau đáu.

    Ngay cả khi các em cười thì đó cũng là những nụ cười dè dặt, ưu tư. Và cả bé Xuân, khi được bà Ba đưa lên chào khách, cũng nhìn chúng tôi bằng đôi mắt mở to buồn bã. Bà Ba nói, hình như bé sớm biết thân phận mình nên chẳng mấy khi khóc lóc, vòi vĩnh mà chỉ ngơ ngác nhìn xung quanh. Có lẽ bé muốn tìm hình bóng mẹ.

    Hòa thượng Thích Thanh Quang tâm sự: "Tôi luôn mong ước một điều: Các bậc cha mẹ hãy vì con cái mà đừng bao giờ chia tay, li dị hoặc đẩy các em ra đường. Bởi vì, dẫu có một mái ấm bình yên như chùa Thanh Sơn, các em vẫn luôn khao khát tình thương yêu của cha mẹ!".

    Có phải vì vậy mà đôi mắt của những đứa trẻ ấy buồn thăm thẳm? Những khuôn mặt cứ bần thần và ngơ ngác, làm nhói lòng những lữ khách đến thăm chùa như chúng tôi? Lời tâm sự của thấy trụ trì như một lời kết, một mong mỏi từ trong sâu thẳm, muốn cho tiếng cười trẻ thơ luôn dòn tan từ những nếp nhà.
    Phương Nga

    http://www.vietnamnet.vn/thuhanoi/2007/05/700480/
  7. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Thay đổi thái độ với Người Khuyết Tật (NKT)
    Trong cuộc sống thường nhật, người khuyết tật (NKT) phải đối mặt với các rào cản về thể chất và xã hội, ví dụ như những định kiến, kỳ thị liên quan đến khuyết tật của họ, rồi những khó khăn khi vào những toà nhà, các công trình kiến trúc bình thường, cũng như bị hạn chế trong việc sử dụng các phương tiện giao tiếp và tiếp nhận thông tin.
    Những rào cản này thường là kết quả của việc thiếu kiến thức và nhận thức, điều mà dễ dàng có thể giải quyết bằng những việc làm đơn giản. NKT có thể tham gia đầy đủ trong xã hội nếu các rào cản về thể chất và thái độ biến mất.
    BẠN CÓ THỂ LÀM
    Điều bạn có thể làm như một công dân bình thường.
    . Chú ý đến con người thay vì các khiếm khuyết của NKT
    . Đối xử với NKT bình đẳng như với những người khác
    . Tránh những kỳ thị liên quan tới vẻ bề ngoài của NKT
    . Tránh thái độ thương hại đối với NKT
    . Nhận ra NKT không dũng cảm hơn những người khác
    . Luôn luôn để NKT cùng tham gia vào các cuộc hội thoại, có thể họ có nhiều điều thú vị để chia sẻ.
    . Trong một cuộc hội thoại với NKT mà phải có người trợ giúp riêng, thì nên giúp trực tiếp người đó hơn là nói chuyện với người trợ giúp của họ.
    . Luôn luôn yêu cầu được giúp đỡ NKT nếu họ gặp khó khăn, không phải đợi họ nhờ giúp.
    . Để NKT biểu đạt chính xác nhu cầu của họ, đừng ngồi đoán
    BẠN LÀ ÔNG CHỦ HAY LÀ NGƯỜI QUẢN LÝ MỘT ĐỘI NGŨ?
    . Phát triển một chính sách tuyển dụng bình đẳng về cơ hội
    . Tạo cơ hội đào tạo tốt cho NKT
    . Phát triển chính sách đa dạng trong doanh nghiệp của bạn
    . Tổ chức những buổi tập huấn về những nhận thức đúng với vấn đề khuyết tật cho nhân viên của bạn
    . Tạo không gian nơi làm việc phù hợp với cả NKT (cửa rộng hơn, đường dốc, nhà vệ sinh tiếp cận, hoặc các phương tiện kỹ thuật hay liên lạc sử dụng dễ dàng vớI NKT.... )
    . Bất cứ khi nào bạn cần thay đổi cơ sở vật chất nơi làm việc hay các tài liệu phần cứng, phần mềm, luôn luôn phải thông báo cho NKT trước khi bạn tiến hành.
    Bạn là người tổ chức những hoạt động thư giãn, nghỉ ngơi?
    . Đối với những chuyến đi chơi hay cắm trại, bạn phải chú ý đến những yếu tố phù hợp với việc đi lại và ăn ở cho các thành viên là NKT (ô tô, nhà nghỉ, phòng trọ?)
    . Đối với bất kỳ hoạt động nào, bảo đảm rằng nơi gặp gỡ trong các hoạt động giải trí ít nhất phải có nhà vệ sinh dễ sử dụng cho NKT, thậm chí phải có chỉ dẫn bằng chữ nổi Braille dành cho người khiếm thị.
    BẠN LÀ CHỦ MỘT CỬA HÀNG, NHÀ HÀNG HAY QUÁN BAR?
    . Bảo đảm cửa hàng hoặc nhà hàng của bạn luôn sẵn dàng chào đón các khách hàng là NKT
    . Chấp nhận chó dẫn đường trong bất cứ địa điểm nào dưới bất kỳ hoàn cảnh nào vì đó không chỉ là chó dẫn đường cho người khiếm thị mà còn là trợ thủ của những NKT vận động.
    . Bảo đảm cửa hàng hay nhà hàng của bạn có nhà vệ sinh dễ sử dụng cho NKT
    BẠN LÀ CHỦ MỘT KHÁCH SẠN?
    . Bảo đảm khách sạn của bạn cung cấp những phòng thích hợp mà NKT có thể sử dụng bao gồm độ rộng cần thiết, cánh cửa rộng và phòng tắm dễ sử dụng cho NKT
    . Trong các khu vực công cộng, có các đường dốc dành cho xe lăn, nhà vệ sinh dễ sử dụng cho NKT, thang máy với hướng dẫn bằng chữ nổi, và nếu có thể thì cung cấp cả hệ thống thông báo bằng loa trên sàn nhà.
    . Cho phép chó dẫn đường dưới bất cứ hình thức nào
    BẠNH CÓ THỂ LÀM GÌ TRONG VAI TRÒ CỦA NGƯỜI ĐẠI DIỆN Ở NƠI CÔNG CỘNG?
    . Trong thư viện, tạo các đường dốc dẫn vào toà nhà, tạo thư mục theo các ký tự chữ nổi Braille, sách tiếng hay viết bằng chữ nổi, sách được in ở cỡ chữ lớn với hình thức trình bày dễ hiểu. Giá sách được thiết kế dễ sử dụng cho cả người đi xe lăn hay những người hạn chế về chiều cao
    . Ở viện bảo tàng, bảo đảm sự di chuyển thuận tiện cho NKT khi vào trong toà nhà (lối đi, chữ nổi,?) và bảo đảm tất cả NKT có thể chiêm ngưỡng tác phẩm trong các cuộc triển lãm (hướng dẫn bằng tiếng, các khái niệm, tên gọi viết bằng chữ nổi, các đoạn băng hình hướng dẫn bằng ngôn ngữ ký hiệu,)
    . Ở các trung tâm mua sắm, ngay cạnh cầu thang máy phải có lối đi dốc cho người sử dụng xe lăn
    . Cung cấp đầy đủ chỗ đỗ xe cho NKT gần các địa điểm công cộng
    . Bất cứ người nào cũng có quỳên đi tự do ở các toà nhà và nơi công cộng. Bất cứ khi nào nâng cấp hay xây dựng các toà nhà hay các địa điểm công cộng, luôn phải nghĩ đến những nguyên tắc cơ bản trong thiết kế để phù hợp với NKT
    . Một hay nhiều các nhà vệ sinh nơi công cộng phải được thiết kế dễ sử dụng cho NKT
    . Trong bất cứ trường hợp nào, bất cứ điều gì bạn chịu trách nhiệm, một lời khuyên đơn giản nhưng hữu ích rằng các chính sách bầu cử hay sự hội nghị của bạn nên liên quan đến cả những NKT
    BẠN LÀ NGƯỜI TỔ CHỨC CÁC SỰ KIỆN, CÁC CUỘC HỌP VÀ HỘI NGHỊ?
    . Bảo đảm rằng lối vào hoàn toàn dễ dàng cho NKT (lối đi dốc, chiều rộng của cánh cửa, nhà vệ sinh dễ sử dụng, hướng dẫn viết bằng chữ nổI, cho phép chó dẫn đường vào, phòng ngủ và phòng tắm phù hợp.)
    . Hỏi những người tham dự là NKT về các dụng cụ hỗ trợ cần thiết để đáp ứng các nhu cầu khác nhau của họ
    . Đặt các công cụ làm việc (bút, giấy, tài liệu) trong tầm tay chứ không đặt ở những nơi khó tiếp xúc như trên giá hay bàn cao.
    . Cung cấp các phương tiện thích hợp nơi mà NKT có thể vào sử dụng xe lăn và chỗ đỗ xe cho NKT đi ô tô đến.
    . Đối với những vị trí tiếp tân ngồi, cung cấp thêm ghế cho những người gặp khó khăn trong vận động hay di chuyển và cung cấp những bàn có chiều cao bình thường (không cao như bàn uống ****tail ) để thích hợp với những người sử dụng xe lăn và để những người khiếm thính sử dụng tay họ 1 cách thoải mái để giao tiếp bằng ngôn ngữ ký hiệu
    . Đối với người khiếm thị, cung cấp thông tin và các sự kiện trên giao diện lớn hay qua các văn bản điện tử để sử dụng phần mềm đọc chữ nổi thành tiếng
    . Thuyết trình với máy chiếu và các bảng biểu hay miêu tả bằng miệng nội dung, hoặc nếu có thể thì gửi các file tài liệu trước để người khiếm thị dễ theo dõi
    . Người khiếm thị tập trung vào âm thanh, vì thế phải tránh những nơi có tiếng ồn hay nhạc quá to.
    . Đối với những người khiếm thính, cung cấp máy trợ thính (hệ thống khuếch âm)
    . Những người khuyết tật về trí tuệ sẽ có khó khăn trong việc hiểu các ý phức tạp. Cung cấp các dấu hiệu họ có thể sử dụng trong trường hợp họ không hiểu. Cung cấp các thông tin dễ hiểu với các hình vẽ.
    . Chú ý đặc biệt tới những NKT trong trường hợp khẩn cấp
    BẠN LÀ NGƯỜI CUNG CẤP THÔNG TIN CHO CỘNG ĐỒNG?
    . Một người khiếm thị sẽ cần các tài liệu bằng chữ nổi Braille, băng ghi âm và các tài liệu máy tính tương thích
    . Một người khiếm thị sẽ cần hơn những thông tin in bằng cỡ chữ to và các dụng cụ máy tính tương thích.
    . Người khiếm thính thì thích các thông tin nổi (nhìn bằng mắt) như các đoạn chú thích, hình ảnh được chép ra, tiêu mục. Họ cũng cần các hệ thống khếch âm. Cụ thể hơn, người điếc sử dụng ngôn ngữ ký hiệu thì thích tự họ thể hiện theo cách của họ. Còn để giao tiếp với người tai thính thì họ phải cần qua người phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu.
    . Một người bị thiểu năng trí tuệ sẽ thích đọc những phần nộI dung dễ hiểu với các điểm nhấn như cá hình tranh biểu đồ
    . Bảo đảm trang web của bạn thực hiện đúng các hướng dẫn truy cập Web (WAI) để NKT có thể lướt web mà không vướng các cản trở về công nghệ
    BẠN LÀ NHÀ BÁO HOẶC LÀM VIỆC TRONG LĨNH VỰC TRUYỀN THÔNG?
    . Không nói ?oNgười tàn tật? như thể họ là một nhóm riêng, nói người bị khuyết tật (the disable person) hoặc người có khuyết tật (the people with disabilities)
    . Không nói anh ta là ?owheelchair bound?, hay ?oa wheelchair?. Chỉ nói anh ấy sử dụng xe lăn (he uses a wheelchair) hay anh ý là một người sử dụng xe lăn (a wheelchair user).
    . Không sử dụng những từ như thể hiện NKT dường như yếu đuối và bị phụ thuộc, ví dụ như : nạn nhân của, bị liệt bởi, hoặc phải chịu đựng? những từ này nên tránh dùng vì có thể gây hiểu lầm
    . Nâng cao những hình ảnh đẹp của NKT tự lực mà ko dựa vào tiền từ thiện hay thuốc men và tránh đến những mẫu người có hình ảnh xấu
    . Tăng những chương trình làm riêng cho NKT và gia đình
    . Bao gồm sự tham gia của NKT trong các chương trình chủ đạo
    . Trước khi bước vào thế kỷ 21, chúng ta đã bước vào kỷ nguyên kỹ thuật số, điều mà sẽ mang đến nhiều cơ hội cho NKT xem được các chương trình TV có phụ đề và audio phụ chú
    BẠN LÀ NGƯỜI PHÁT TRIỂN WEBSITE?
    . NKT rất thích lướt web. Nhiều khi nó là một cửa sổ riêng của họ tách biệt khỏi xã hội. Bảo đảm trang web của bạn tuân thủ Các Hướng Dẫn Truy Cập Web tiếp cận.
    BẠN LÀM VIỆC TRONG LĨNH VỰC VIỄN THÔNG?
    . NKT nên được sử dụng các loại sản phẩm viễn thông giống như các khách hàng khác. Bảo đảm khi bạn phát triển bất cứ dịch vụ nào, ví dụ như điện thoại di động, điện thoại cố định, máy tính? phải tuân theo nguyên tắc thiết kế phổ cập.
    . Bất cứ điều gì bạn chịu trách nhiệm, nhớ một điều đơn giản và hữu ích: luôn nghĩ đến NKT vì họ là khách hàng của bạn.
    Một nhúm kiến thức, hai thìa nhận thức và một nắm hành động đơn giản, là công thức cho một Thái Độ Khuyết Tật Thành Công.
    Bản tin này gửi đến bạn từ DPI Văn Phòng Khu Vực Châu Á-Thái Bình Dương
    (Rất tiếc vì đây là bản sao lại)
    Lấy tin từ ?oMạng Phổ Biến Thông Tin Khuyết Tật?
    Thân ái.
    Topong Kulkhanchit
    ..
    Regional Development Officer
    Disabled Peoples International Asia Pacific Region
    29/486 m.9 Soi 12 Muangthong Thani, Pakkred, Nonthaburi 11120 THAILAND
    Tel/Fax 66-2503-4268, 66-2503-4269 Mobile: 01-558-1902
    E-mail: rdo@dpiap.org
  8. geotimes2005

    geotimes2005 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/07/2006
    Bài viết:
    1.096
    Đã được thích:
    0
    ĐỒNG CA VÌ CÔNG LÝ !http://www.nhacso.net/dongcavicongly/online/vn.asp
    CÁC BẠN HÃY VÀO LINK TRÊN VÀ ỦNG HỘ NHỮNG NGƯỜI BỊ CHẤT ĐỘC MÀU DA CAM NHÉ !
    www.dongcavicongly.com
    Vì Sao Em Chết?
    Nhạc và lời: Thanh Trúc
    Đường phố đã vào hè bạn bè đã vào hè mà sao em còn trong mê mải. Đường phố đã vào hè con ve đã kêu hè mà sao em còn trong đớn đau?
    Ôi đứa em tôi đứa em cút côi, từ nay không còn nhìn đâu thấy nữa. Ôi đứa em tôi đứa em cút côi, từ nay không còn ca hát nữa.
    Chúng nó giết em rồi, chúng giết bằng chất độc mầu da cam, chúng giết bằng chất độc mầu da cam.
    Chất độc mầu da cam năm xưa đã giết chết mẹ tôi trong một trận càn, để lại cho tôi đứa em cút côi.
    Tôi nuôi từng giọt đời từng giọt nắng. Giành lại cho em từ bóng đêm, từng giọt hồng cuộc sống...
    Nhưng giờ đây dư âm của chiến tranh là chất độc mầu da cam đã tàn phá em tôi, đã ăn vào cơ thể của em tôi.
    Mẹ ơi ! không thể nào, không thể nào còn gặp lại em yêu. Không thể nào còn gặp lại em yêu
  9. pubaby

    pubaby Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/02/2007
    Bài viết:
    440
    Đã được thích:
    0
    Anh(Chị) tình nguyện có thể giúp em liên lạc với các trẻ em khuyết tật ; hay bệnh hiểm nghèo không? Em đang còn đi học nhưng vẫn có thể dành dụm được một số tiền ít thôi để động viên gia đình các em
    Anh pm cho em email và số điện thoại luôn nhé.
    Cảm ơn anh!
  10. pubaby

    pubaby Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/02/2007
    Bài viết:
    440
    Đã được thích:
    0

    Thứ Ba, 26/06/2007 - 4:17 PM


    Một gia đình nước ngoài ủng hộ gần 60 tỉ đồng cho giáo dục Việt Nam


    Bà Ting Fei Tsong Chinh - Chủ tịch Ủy ban điều hành Quỹ Hỗ trợ cộng đồng Lawrence S.Ting, vợ của cố Chủ tịch Tập đoàn CT&D.
    (Dân trí) - Quỹ Hỗ trợ Cộng đồng Lawrence S.Ting trong 2 năm hoạt động đã hỗ trợ cho giáo dục Việt Nam gần 60 tỉ đồng để tặng học bổng, xây dựng và hỗ trợ máy tính cho trường học, giúp đỡ nhiều tổ chức từ thiện...
    Quỹ được thành lập do ý nguyện của cố Chủ tịch Tập đoàn CT&D Lawrence S.Ting.

    Thực hiện lời hứa của người đã mất

    Cách đây 18 năm, ông Lawrence S.Ting cùng các đồng sự của Tập đoàn CT&D quyết định đầu tư các dự án có quy mô lớn tại Việt Nam. Sự lựa chọn ấy không chỉ xuất phát từ việc nhận ra những tiềm năng to lớn ẩn chứa trong một vùng đất chưa được khai phá mà quan trọng hơn là tình cảm mà ông Ting dành cho nơi đây.

    Vào năm 2000, ông Lawrence S.Ting đã xin UBND TPHCM thành lập Quỹ hỗ trợ cộng đồng mang tên ?oTân Phú? (ghép tên từ Công ty Liên doanh Tân Thuận và Công ty Liên doanh Phú Mỹ Hưng) với ý định năm 2005, khi nghỉ hưu ông sẽ làm từ thiện, nhưng ông đã qua đời khi ước nguyện chưa thành.

    Bà Ting Fei Tsong Chinh - Chủ tịch Ủy ban điều hành Quỹ Hỗ trợ cộng đồng Lawrence S.Ting, vợ của cố Chủ tịch Tập đoàn CT&D tâm sự: ?oKhi còn sống, ông Lawrence S.Ting vẫn thường nói, ngay trong ngày đầu tiên đặt chân tới Việt Nam, ông ấy đã có cảm giác rất quen thuộc vì Việt Nam lúc bấy giờ rất giống quê hương Đài Loan ngày ông còn trẻ. Đó chính là lý do ông đã sớm xem đây là quê hương thứ hai của mình.

    Khi nhà tôi qua đời, tôi và các con tôi cùng các đồng nghiệp đã xin phép UBND TPHCM thành lập Quỹ Hỗ trợ Cộng đồng mang tên ông, Lawrence S.Ting. Lúc còn sống, ông ấy luôn quan tâm đến sự nghiệp GD-ĐT, đặc biệt là đào tạo nhân tài cho thế hệ trẻ nên công trình đầu tiên được ông xây dựng tại Khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng, đó là trường Dân lập Nam Sài Gòn.

    Sau 5 năm hoạt động ổn định, chúng tôi đã tặng lại cho Sở GD-ĐT TPHCM. Ông Ting cũng như tôi và các con tôi khi đến Việt Nam không bao giờ nghĩ mình là người nước ngoài. Việc thành lập Quỹ Hỗ trợ Cộng đồng Lawrence S.Ting tại Việt Nam là mong muốn của chúng tôi được tiếp tục thực hiện những công việc mà lúc sinh thời ông Lawrence S.Ting từng tâm nguyện. Ông Ting đã từng nói: ?oMình đến Việt Nam không phải là để lấy đi từ đây cái gì, mà mong muốn để lại cái gì cho đất nước này?.

    Được biết, trước khi ra đi, ông Ting đã để lại ba dự án lớn gồm Khu chế xuất Tân Thuận, Khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng cùng đại lộ Nguyễn Văn Linh và Nhà máy Điện Hiệp Phước cùng Quỹ Hỗ trợ Cộng đồng được mang tên ông.

    Sẽ đầu tư xây trường THPT mang tên Lawrence S.Ting

    Quỹ Hỗ trợ Cộng đồng Lawrence S.Ting thành lập từ năm 2005. Qua một thời gian hoạt động, Quỹ đã đóng góp 20 tỉ, trong đó đã trao hơn 3.000 suất học bổng cho học sinh các trường THPT tại TPHCM và các tỉnh Nam Bộ, sinh viên các trường thuộc ĐH Quốc gia TPHCM.

    Bà Ting Fei Tsong Chinh cho biết: ?oSắp tới chúng tôi sẽ trao học bổng cho học sinh các tỉnh thành thuộc miền Trung và miền Bắc. Các em học sinh, sinh viên nhận học bổng Lawrence S.Ting đều phải đạt thành tích học tập tốt và nỗ lực phấn đấu giữ thành tích học tập thì sẽ liên tục được nhận học bổng của Quỹ?.

    Ngoài ra, Quỹ Lawrence S.Ting còn đóng góp cho các quỹ hội để trao học bổng cho trẻ em nghèo hiếu học vượt khó ở các vùng sâu, vùng xa, các em người dân tộc thiểu số và chăm sóc cho những người nghèo có hoàn cảnh khó khăn như: Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam, Quỹ học bổng Vừ A Dính, Quỹ Vì người nghèo của TPHCM, Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo, Hội Khuyến học TPHCM, Quận 7 và 8, huyện Nhà Bè, huyện Bình Chánh TPHCM và một số tỉnh khác.

    Bên cạnh đó, Quỹ Lawrence S.Ting đã thực hiện chương trình tài trợ phòng máy tính mang tên ?oTiến bước cùng IT? cho ngành Giáo dục tại 64 tỉnh thành nhằm góp phần đưa môn tin học và giảng dạy theo chương trình phân ban của Bộ GD-ĐT. Tổng số tiền tài trợ cho chương trình này trong giai đoạn I lên tới 20 tỉ đồng. Đặc biệt, Quỹ Lawrence S.Ting hỗ trợ các trường học ở vùng sâu, vùng xa, hỗ trợ các buổi hội thảo về nghiên cứu khoa học, giáo dục...

    Với mong muốn thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục của Chính phủ, Quỹ Lawrence S.Ting và Công ty Liên doanh Phú Mỹ Hưng sẽ đầu tư xây trường THPT mang tên Lawrence S.Ting với kinh phí dự kiến khoảng 10 triệu USD và dự kiến tuyển sinh vào năm hoc 2008 - 2009.

    Bà Ting Fei Tsong Chinh cho biết: ?oChúng tôi xem đây là những bước khởi đầu và với lòng nhiệt tâm, trong khả năng của mình chúng tôi sẽ cố gắng hỗ trợ đầu tư nhiều hơn nữa đối với sự nghiệp GD-ĐT để góp phần thực hiện Chủ trương xã hội hóa giáo dục của Chính phủ?.


Chia sẻ trang này