1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Làm người

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi Tinhnguyen08, 01/12/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. chieuque

    chieuque Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2007
    Bài viết:
    307
    Đã được thích:
    0
    You nói rất có ly!
  2. pubaby

    pubaby Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/02/2007
    Bài viết:
    440
    Đã được thích:
    0
    Ôm Ấp Niềm Ðau Của Em
    ( Chương Trình Giáo Dục ?" Học Bổng và Góc Học Tập )
    Vào những ngày giữa mùa Hè, nhiệt ðộ ngoài trời lên ðến 42 ðộ C, chúng tôi gồm Thầy Minh Phú, anh Allen, anh Hứa, anh Hòe, em Lộc và Diệu Liên, di chuyển bằng xe Honda trên ðường làng còn phơi ðầy rơm của mùa lúa mới thu hoạch. Buổi sáng ðầu tiên Thầy Minh Phú không chịu nổi sức nóng khủng khiếp, mặt trời như ðang ðổ lửa phía trên và bên dưới thì ðường dầu bốc hơi nóng lên phả vào mặt, nên ði ðược một ðoạn là phải dừng xe ðể Thầy Minh Phú vô tiệm nước mía trốn nắng! Thầy không mang theo mũ nón, khi Thầy ra thăm miền Trung thì khí hậu ở Sài Gòn vẫn còn mát mẻ. Vì trong người quá nóng, chúng tôi có cảm giác khi nói chuyện hơi nóng bốc ra và mũi người nào cũng phì ra lửa! Nhưng chúng tôi vẫn lên ðường, ði xuyên qua các làng xóm, ngõ ngách, tìm ðến các trường học nghèo, những gia ðình của các học sinh khó khăn cần ðược giúp ðỡ.
    Chúng tôi đến thăm gia đình em Phạm Thị Bích, sinh năm 1991, học lớp 6, trường Trung học Cơ sở Xá Xuân. Gia ðình Bích cư trú tại Ðội 2, xã Hưng Xuân, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Chúng tôi ðược biết Bích qua cô Hiệu trưởng Kim Oanh. Bích ðược xếp hạng học sinh giỏi toàn tỉnh. Ðã hơn 1 năm, Bích không có tiền ðể ðóng học phí cho nhà trường, nhưng vì em học quá giỏi nên các cô giáo không ðành ðể em nghỉ học. Bích vẫn cắp sách đến lớp và học xuất sắc. Em ðang nghĩ ðến một ngày nào ðó ðành phải dang dở giấc mơ tới trường, vĩnh viễn không ðược trở lại lớp học! Khi đó em sẽ buồn tủi lắm, nhớ trường, nhớ bạn và những nuối tiếc... Ðó là nỗi niềm trong lòng em khi nghĩ ðến chị Xuân - chị ðầu của Bích - năm nay 17 tuổi, cũng là học sinh xuất sắc, nhưng vì hoàn cảnh gia đình, Xuân đã phải rời ghế nhà trường ði làm thuê cho một tiệm phở dưới phố. Sống trong hoàn cảnh khó khăn, em Bích luôn có ý thức nương tựa vào tình thương của mọi người ðể ðời sống bình thường của em ðược tồn tại. Cô giáo Oanh cho biết em Bích là học sinh ngoan, nghe lời các cô giáo, bài vở ðàng hoàng và luôn gần gũi ðể giúp cô giáo và cùng các bạn lo cho các sinh hoạt của lớp. Cô Oanh còn nói rằng, khi thấy các cô giáo thấm ướt mồ hôi sau những giờ lên lớp, Bích ðã dùng tập vở ðể quạt mát cho cô giáo, chăm sóc và nâng ðỡ bạn bè trong học tập, nên Bích ðược mọi người yêu thương.
    Có nhiều bữa hai chị em Thảo và Bích ăn toàn rau lang luộc chấm muối, vì nhà em không còn gạo ðể nấu cơm! Ðêm nằm xót bụng không thể ngủ ðược, nên Thảo phải thôi học rời xa gia ðình kiếm tiền phụ giúp mẹ lo cho em và bà Nội. Dù biết mẹ không đủ sức nuôi em ăn học bằng cách mò cua bắt ốc, nhưng Bích vẫn luôn mơ ước ðược cắp sách ðến trường, vì ðược ði học là niềm khao khát của em!
    Xe Honda của chúng tôi ðến tận nhà, thầy Minh Phú đã tặng em Bích một học bổng 500,000$ VN ?" trong ðó có 300,000$ cho học phí nhà trường, 100,000$ cho bộ sách giáo khoa, 100,000$ cho một bộ áo quần cùng với tập vở, bút mực và cặp ði học. Chúng tôi còn tặng Bích một Góc Học Tập gồm một bàn, một ghế và một cây ðèn, giá trị 180,000$ VN ?" 13$ Usd hay 18$ Cad. Bàn và ghế chúng tôi ðặt thợ mộc ðóng, gỗ tốt mua ðược với giá từ thiện, chúng tôi không mua bàn ghế từ chợ, vì chất lượng bàn ghế hàng chợ thấp kém dễ hư. Mỗi bộ bàn ghế tốt, giá trị bằng 2 tô phở, có thể dùng cho nhiều anh chị em trong một gia ðình, ðược sử dụng với thời gian ít nhất là vài chục năm. Góc học tập giúp các em tránh ðược những chứng bệnh ðau lưng và có tác hại cho mắt vì thế ngồi và chiều cao của bàn ghế không ðúng kích thước.
    Khi ðến nhà Bích - một căn nhà tranh tồi tàn ðược hàng xóm láng giềng làm cho. Chúng tôi ðược bà Nội của Bích cho thấy bàn học cũ của em, ðó là một cái kiềng làm giá ðể nồi, một tấm thớt bằm rau heo ðặt bên trên kiềng làm bàn và một cái ðòn nhỏ xíu ðể ngồi học! Tài sản trong nhà không có cái gì đáng giá 5 USD!

    Sau những lời tâm sự của gia đình, cô giáo và hàng xóm, chúng tôi ðược biết anh Phạm Văn Hùng, cha của Bích, ðã qua ðời lúc 40 tuổi, vào năm 2001. Mẹ em Bích, chị Phan Thị Thanh, 40 tuổi, sau khi lập gia ðình đã sanh ðược em Xuân. Vì làm ruộng không ðủ sống, nên cha mẹ ðã gởi Thảo lại cho bà Nội để đi kinh tế mới. Sau vài năm anh chị sanh thêm một cháu trai, lúc con trai ðược vài tuổi thì anh Hùng lâm bệnh nặng. Vì không đủ sức chạy chữa cho anh H ùng và nuôi con dại, anh chị đã quyết ðịnh cho con trai, anh ðược người nhận nuôi tặng 3 triệu ðể lo tiền thuốc thang chữa trị. Vài năm sau chị Thanh lại sanh ðôi hai bé gái, Bích là một trong hai em bé này. Cũng vì sống trong thiếu thốn, không đủ sức nuôi con, cha mẹ Bích lại phải cho đi một đứa và giữ lại Bích. Công việc trồng trọt ở vùng kinh tế mới quá cực nhọc, anh Hùng phát bệnh lại, nên ðã phải ðưa vợ con trở về nhà quê cũ ở với mẹ già. Một thời gian sau anh qua ðời, do không thuốc men và sức khỏe quá yếu ðể chống lại với cơn bệnh cứ mãi đeo đuổi theo anh!
    Lắng nghe bi kịch đã xảy ra cho gia đình em Bích trong nhiều năm qua, thầm hiểu sức chịu ðựng và những ước mơ nhỏ bé qua ánh mắt buồn của Bích, anh Hứa không cầm ðược nước mắt, ôm em vào lòng và hai Bác Cháu cùng khóc, những dòng nước mắt ấm, hòa chung với nhau trong tình người bên hai mái ðầu bạc trắng và xanh non, khiến cho mọi người chung quanh không khỏi mủi lòng. Chúng tôi đã hứa hằng năm sẽ cố gắng tìm ân nhân ðóng góp ðể tiếp tục giúp em có cơ hội ðến trường như bao nhiêu bạn cùng trang lứa.
    Chúng tôi nhớ lại lời tâm sự của anh An sau chuyến về thăm Việt Nam, ðúng vào thời gian xảy ra trận lũ lụt lịch sử năm 1999. Khi anh trở lại Mỹ, một buổi sáng cuối tuần, anh ðưa các con ðến tiệm McDonald, thức ăn bày ra ðầy bàn, nhưng các con không chịu ăn mà chỉ thích vọc phá. Nhìn con ðuổi rượt nhau chạy khắp nơi mặc cho cha mẹ vừa la vừa năn nỉ. Anh nhớ lại ðêm ngồi trong quán phở trên ðường phố Sài Gòn, anh linh cảm có người ðang nhìn mình phía sau lưng, anh quay lại thì bắt gặp đôi mắt của một em bé, thèm khát nhìn vào tô phở ðang bốc khói của anh! Em bé khoảng 12 tuổi, trên tay em còn bế ðứa em nhỏ khoảng 3 tuổi, ðứng ngoài cửa tiệm phở. Nhưng lúc anh nhìn vào mắt em thì em quay ði chỗ khác. Anh gọi em ðến bàn ăn, và gọi cho em 2 tô phở, em mừng rỡ, nuốt vội vàng những dòng nước miếng ðang tuôn ra trong miệng. Việc ðầu tiên là ðút ngay từng sợi phở nóng thơm ngon cho em bé nhỏ xíu trên tay. Sau khi cho em ăn no nê, em bé mới ăn vội hết phần còn lại, và ðể dành tô phở còn nguyên! Anh An thắc mắc, vì biết rằng em vẫn chưa no mà tại sao không ăn hết tô phở anh mua riêng cho em? Anh hỏi lý do thì ðược em cho hay là em muốn xin anh ðem về cho Mẹ ðang bị bệnh và còn một em gái ðang nằm ngoài vỉa hè với Mẹ. Cha em ðã qua ðời trong ðêm lũ lụt, khi cha phải lội nước lũ ði cột lại con heo của mẹ vào chuồng. Con heo là tài sản duy nhất của gia ðình, không thể ðể trôi ði ðược. Nhưng than ôi, người cha thân yêu ðã cùng con heo trôi theo dòng nước trong ðêm tối và không bao giờ trở lại với Mẹ và các con!
    Nhìn sâu vào thế giới tuổi thơ với các hoàn cảnh khác nhau, anh luôn trăn trở và thao thức về tương lai của những mảnh ðời bất hạnh lang thang trên ðường phố. Anh ðã ðóng góp nhiều cho chương trình học bổng và góc học tập. Mỗi khi các em ở Việt Nam ðược nhận học bổng của anh, các em viết thư cám ơn và làm bạn với con anh, anh xem ðó là những món quà anh muốn tặng cho các con trong ngày sinh nhật hay những ngày lễ lớn. Anh rất mong có thể giúp các em ði trọn con ðường học vấn, dù biết là còn đầy gian nan! Anh quan niệm rằng một người nông dân hay một người lao ðộng có học thì cách hành xử cũng khá hơn, có cơ hội ðể thoát khỏi cảnh khốn cùng và tránh ðược những thiệt thòi của một người không hề biết chữ
    Ngồi trong bóng tối của gian phòng nhỏ ở thành phố West Palm Beach ?" Florida, tai tôi vang vọng tiếng hát trầm buồn của những ngày xa xưa sau cuộc chiến
  3. pubaby

    pubaby Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/02/2007
    Bài viết:
    440
    Đã được thích:
    0
    Chủ Nhật, 01/07/2007 - 6:21 PM


    Đoàn nạn nhân chất độc dioxin về đến Việt Nam


    Đoàn nạn nhân đi vận động dư luận tại Mỹ. (Ảnh: QĐND).
    Sáng 30/6, đoàn nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam (VAVA) sang Mỹ dự phiên tranh tụng tại New York và vận động dư luận ủng hộ vụ kiện tại các thành phố San Francisco, New York, Washington, Chicago, Los Angeles đã về Hà Nội.
    Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký VAVA Trần Xuân Thu (trưởng đoàn) cho biết, công luận trong nước, quốc tế và cả công luận Mỹ đều dành cho đoàn sự quan tâm đặc biệt. Điều này đã khích lệ tinh thần của các nạn nhân rất nhiều.
    Tại Mỹ, đoàn đã có những cuộc tiếp xúc với các luật sư, nhà khoa học, công chúng, lãnh đạo các đình, đền, chùa. Tất cả đều bày tỏ tấm lòng ủng hộ các nạn nhân, ủng hộ vụ kiện của các nạn nhân Việt Nam.
    Các cựu chiến binh Mỹ đã tham gia trong chiến tranh ở Việt Nam đều bày tỏ sự ân hận đã gây ra hậu quả này. Họ mong muốn Chính phủ, đặc biệt là các công ty hóa chất sản xuất chất khai quang chứa dioxin cần có những biện pháp và hành động cụ thể đền bù sức khỏe cho các nạn nhân Việt Nam...
    Theo ông Thu, 4 nạn nhân chất độc da cam trong đoàn đã vượt lên tình trạng sức khỏe rất yếu trong suốt chuyến đi dài ngày để chứng minh cho công luận về nỗi đau không thể phủ nhận của 3 triệu nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam. Đặc biệt, bà Nguyễn Thị Hồng đang mang trong mình bệnh ung thư gan, ung thư vú di căn xương, rối loạn đông máu, giãn tĩnh mạch chi, chân tay lở loét nên đi lại rất khó khăn do nhiễm chất độc da cam. Khi sang Mỹ, bà Hồng đã được 3 bác sĩ cùng nhiều y tá chăm sóc, theo dõi sức khỏe.
    Về phiên tranh tụng trước Tòa phúc thẩm diễn ra ngày 18/6 tại New York, ông Thu khẳng định: luật sư đại diện cho các nạn nhân Việt Nam đã làm rất tốt công việc của mình. Công chúng có mặt trong khán phòng của phiên tòa hầu hết là những người ủng hộ vụ kiện tìm công lý của các nạn nhân Việt Nam.
    Theo TTXVN

  4. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Đồng Nai: Cụ già 87 tuổi với 27 năm tự tu bổ đường
    Năm nay 87 tuổi, cụ Trần Văn Túc đã bỏ ra hơn 300 ngày công lao động cùng hàng trăm nghìn đồng mỗi năm để tu bổ con đường dài gần 2km đi qua ấp 6 của xã Phú Sơn, huyện Tân Phú.
    Hội đồng Thi đua Khen thưởng tỉnh Đồng Nai vừa trao bằng khen cùng phần thưởng 1 triệu đồng tặng cụ Trần Văn Túc ở huyện miền núi Tân Phú - người đã 27 năm bỏ công sức và tiền bạc làm đường giao thông nông thôn liên ấp ở địa phương.
    Cách đây 27 năm, thấy con đường quá lầy lội và bụi bặm gây không ít khó khăn cho bà con, cụ Túc đã tự san lấp lại mặt đường, bỏ tiền sửa chữa những đoạn đường bị hư hỏng nặng và tự trang bị cột điện và bóng đèn để đề nghị xã đưa điện về thắp sáng hai bên đường.
    Học tập nghĩa cử cao đẹp của cụ Túc, người dân địa phương đã ủng hộ thêm kinh phí để tu bổ con đường này. Mới đây, cụ Túc đã dùng khoản hỗ trợ của dân trong vùng cùng với tiền tiết kiệm của gia đình để đổ bê tông hơn 300m đường.
    Mong ước của cụ là sẽ có thêm sự góp sức của nhiều người để tiến hành bê tông hóa hoàn toàn con đường này, tạo thuận lợi cho người dân đi lại trong vùng.
    TTXVN
  5. pubaby

    pubaby Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/02/2007
    Bài viết:
    440
    Đã được thích:
    0

    Thứ sáu, 6/7/2007, 13:29 GMT+7

    Phòng thi đặc biệt của thí sinh khiếm thị

    Nguyễn Hữu Ất chuẩn bị làm bài thi. Ảnh: Dân Trí.
    Bốn cán bộ coi thi, bài làm viết bằng chữ nối Braille được thí sinh Ất đọc cho giám thị chép vào giấy và thu vào máy ghi âm. Toàn bộ diễn biến trong phòng được quay phim.
    > Lần đầu tiên một học sinh mù dự thi đại học
    Sau kỳ tốt nghiệp THPT, cậu học sinh mù bẩm sinh Nguyễn Hữu Ất, của THPT Quỳnh Lưu 1, Nghệ An đã tới gặp lãnh đạo Bộ GD&ĐT để xin thi đại học. Bộ nhất trí cho Ất thi ở phòng riêng và theo đề bình thường.
    Trong buổi thi đầu, sau khi cặm cụi đánh vật với các con số, Ất bước ra khỏi phòng với vẻ mặt buồn bã. "Em thấy chưa thỏa mãn với bài giải môn Toán. Đề thi không khó nhưng do tâm lý không được tốt nên kết quả sẽ không cao", cậu học trò 7 năm liền là học sinh giỏi này buồn buồn.
    Trao đổi với VnExpress, Hiệu phó ĐH Khoa học Tự nhiên Bùi Duy Cam cho biết, phòng thi đặc biệt này có 2 giám thị, 1 giám sát và một công an. Ất làm bài trên giấy bằng chữ nổi (Braille). Thời gian thi môn Toán kéo dài thêm 10 phút, môn trắc nghiệm thêm 30 phút để giám thị đọc đề. Tất cả được máy quay và cassette ghi lại.
    Đến cuối buổi thi, thí sinh đặc biệt này đọc nội dung bài làm để giám thị ghi lại trên giấy. Để quy trình làm bài được minh bạch, trường đã bố trí một giám sát làm nhiệm vụ quay camera, còn công an làm nhiệm vụ theo dõi diễn biến trong phòng. Túi đựng bài thi của Ất có bài làm bằng chữ nổi, bài làm do giám thị chép lại và băng ghi âm lời đọc cũng như đĩa video quay cảnh trong phòng.
    Theo ông Cam, khi biết tin cậu học sinh khiếm thị này muốn thi vào khoa Quản trị Kinh doanh, lãnh đạo trường đã nhiều lần liên hệ với Ất để trao đổi. Lúc đầu, trường rất lúng túng bởi chưa nghĩ ra cách tổ chức thi. "Nếu để em cùng thi với những thí sinh khác thì việc đọc đề sẽ rất mất thời gian và ảnh hưởng tới các em khác. Do vậy, để khách quan, trường quyết định bố trí Ất ở một phòng thi riêng", ông Cam nói.
    Vụ trưởng Vụ ĐH & sau ĐH Trần Thị Hà: Từ năm sau, tất cả các hội đồng thi phải tạo điều kiện để các thí sinh khuyết tật, thiệt thòi được dự thi, đảm bảo công bằng với các thí sinh khác.
    Trước ngày thi, trường điều một ôtô cùng 3 cán bộ coi thi, 1 đài catsette, một chục cuộn băng, 2 máy quay phim (một máy cơ, một máy kỹ thuật số) để phục vụ cho phòng thi đặc biệt này. Vào đến nơi, các giám thị mới phát hiện là đài đó không có chức năng thu âm và phải đi mua một chiếc đài khác để ghi âm lời đọc của Ất.
    Chi phí cho phòng thi đặc biệt này khoảng 6,5 triệu đồng nhưng ông Hiệu phó cho rằng: "Với học sinh Ất, không có gì là tốn kém. Trường cố gắng tạo mọi điều kiện để em thi tốt. Khuyết tật là thiệt thòi lớn. Ất đã quyết tâm vượt lên số phận nên cần phải được ủng hộ".
    Tuy nhiên, theo lời ông Cam, việc cậu học trò khiếm thị này có được ưu ái hay không còn phụ thuộc vào quy định của Bộ. "Tôi nghĩ, Bộ nên có cơ chế, chính sách đào tạo đặc biệt đối với những trường hợp này", ông Hiệu phó nêu ý kiến.
    Tiến Dũng


  6. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Đến với cơ sở khám chữa bệnh Phước Sơn


    + NGHE, THẤY & GHI CHÉP.- Phước Sơn là cơ sở khám, chữa bệnh Đông y của nữ lương y Phan Kim Huê, nằm tại ấp Dinh (đối diện với Di tích nghệ thuật kiến trúc Lăng mộ - Đền thờ Nguyễn Huỳnh Đức) thuộc xã Khánh Hậu, TXTA, nơi đây mỗi tuần chỉ khám vào ngày chủ nhật. Bệnh nhân (BN) được khám, cấp thuốc miễn phí tùy theo loại bệnh mà tái khám mỗi chủ nhật hoặc cách 2- 3 chủ nhật/lần.

    Lần chủ nhật nào đến Phước Sơn tôi cũng thấy quá đông người; lớp đứng, lớp ngồi từ trong nhà ra ngoài đường, nhưng trật tự, không ồn ào chen lấn; vệ sinh môi trường được tuân thủ. Nhiều người nói, họ ở Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Đức Huệ., phải chèo xuồng đi từ khuya ra thị trấn bao xe đò chạy cho kịp khám trong ngày. BN đến ghi tên, lấy phiếu khám bệnh rồi đo huyết áp, ghi kết quả trước khi vào phòng khám.

    Ở đây có 19 tình nguyện viên (TNV) mà họ cho biết là trước đây họ hoặc thân nhân họ được cô Huê chữa khỏi bệnh không phải mất tiền, nên họ muốn đền đáp. Như anh B. đang là viên chức, tâm sự: Tôi bị bệnh thận nặng, chạy chữa ''''hết nước hết cái'''' mà không khỏi, rồi được cô Huê chữa khỏi, nên tôi xin ''''làm công quả'''' vào mỗi chủ nhật tại đây. Cô K.Y, y sĩ kiêm dược sĩ công tác tại một Cty dược phẩm, bị u nang tử cung, được cô Huê chữa khỏi, cũng vậy. Chị Thảo, vợ cố Anh hùng LLVT Nguyễn Văn Thể (thường gọi Anh hùng Thể) không chủ nhật nào vắng mặt ở Phước Sơn, kể: ''''Ba tui nay đã 80 tuổi, được hưởng chế độ chăm sóc sức khỏe đặc biệt của Nhà nước, bị bệnh ngoài da lở loét đầy máu mủ, phải lót nylon nằm hơn một năm trời ở BV Da liễu (TP.HCM) mà không khỏi, rồi được cô Huê chữa khỏi, hiện cụ sống khỏe ở Nhựt Ninh (Tân Trụ); con cháu không còn phải vất vả ngày đêm để nuôi bệnh cụ nữa. Trả công bằng gì cô Huê cũng không nhận, nên tui thấy đến làm phước với cô là hay nhất''''. Công việc của chị ở đây là bốc thuốc cho BN theo toa của cô Huê. Ngày thường, hễ rứt khỏi việc nhà chị lại lao đi tìm cây thuốc Nam đem về chặt, phơi, vô bao chở đến cho cô Huê. Các TNV khác cũng làm những việc thích hợp như chị Thảo và đều ''''ăn cơn nhà vác tù và hàng tổng''''. Nhiều BN cũng tìm cây thuốc Nam mọc hoang ngoài đồng hay trên núi rừng chở đến ''''công quả'''' cho Phước Sơn. Có bà lão chưa hề đến chữa bệnh lần nào, mà chủ nhật nào bà cũng chở vài bao thuốc Nam cho Phước Sơn, rồi lặng lẽ ra về; không ai rõ bà tên gì, nhà ở đâu. Có người hùn nhau cho cả xe tải thuốc Nam. Họ bảo, thay vì bao xe đi cúng bái miếu nọ, đền, chùa kia, để tiền đó ''''làm phước'''' kiểu này hay hơn. Có người mang đến rổ khoai, bắp luộc, hoặc thúng xôi, bao bánh mì, chai nước tương, bình nước uống. ủng hộ BN nghèo trong lúc họ chờ khám ở Phước Sơn.

    Tôi hỏi cô Huê và chú Hoàng (chồng cô) tại sao mỗi tuần chỉ khám có ngày chủ nhật, chú Hoàng nói, ngày thường chú phải đi làm ở BVĐK Long An hoặc đi học ở trường (sắp hoàn thành khóa học dược sĩ). Còn cô Huê ngày thường chạy về nhà cha mẹ để chở thuốc mà các cụ thu gom được trong vùng để về chặt, phơi, pha chế theo phương pháp y học. Cô còn đến chữa bệnh cho một số ni sư, ni cô ở các chùa. Đáp lại, các vị này vừa tìm, vừa vận động phật tử tìm cây thuốc Nam ủng hộ Phước Sơn. ''''Hôm Tổng Hội Y học cổ truyền đề nghị tặng Bằng khen cho cá nhân tôi, tôi không chịu, bởi thành tích là của tập thể hết lòng vì sức khỏe người nghèo, chớ đâu phải của riêng cá nhân Kim Huê?'''', lương y Huê tâm sự.

    Chú Hoàng cho tôi xem sổ sách: Phước Sơn đang quản lý 4.510 BN. Có ngày, như 4-2-2007 chẳng hạn, Phước Sơn đã cấp 5.148 thang thuốc Nam cho mấy trăm BN. Có BN được cấp một lúc 16 thang. Trong quý I vừa qua (từ rằm tháng 10 đến rằm tháng giêng âm lịch, theo cách tính của Đông y), Phước Sơn đã cấp miễn phí trên 88 ngàn thang thuốc Nam. Riêng phần thuốc Bắc, chỉ tính trong năm 2006, đã phải mua trên 50 triệu đồng. Tôi hỏi chú Hoàng mua từ nguồn tiền nào, chú cười thật hiền: ''''Huê và Hoàng vận động bạn bè, đồng nghiệp mạnh thường quân và Hội Từ thiện Hoa nhân ái ở TP.HCM ủng hộ. Như hôm trước Tết, thông qua Phước Sơn, Hoa nhân ái đã ủng hộ Trung tâm Nuôi dưỡng các đối tượng xã hội Long An và Tiền Giang số quà có giá trị hơn 85 triệu đồng''''.

    Từ mấy năm nay, cô Huê và chú Hoàng đã vận động được nhiều Đoàn thầy thuốc từ thiện (bác sĩ, lương y.) đến khám, cấp thuốc miễn phí cho bà con một số xã vùng sâu Long An, như năm rồi là xã Thanh Vĩnh Đông và Phước Tân Hưng (Châu Thành) chẳng hạn.
    Tôi nhớ lần gặp cô Huê ở một khu xóm nghèo Ao Quan (P1, TXTA) khi cô đang khám và cấp thuốc cho anh Tài, một cựu chiến binh có hoàn cảnh neo đơn. Thấy anh ở căn lều lá rách nát, cô đã bỏ tiền túi và vận động thêm người thân, bạn bè quyên góp, cất cho anh một căn nhà khá tươm tất. Tôi có chụp ảnh và đưa tin này lên Báo Long An; nhiều bạn đọc ở đơn vị cũ đọc, biết, đã tìm đến thăm và chia sẻ với anh Tài.

    Chú Ba C., cán bộ lão thành cách mạng ở TXTA, bị ung thư trực tràng, được cô Huê chữa khỏi, nay đang tuổi 80 vẫn sống vui, khỏe. Vợ chồng chú coi cô Huê thân thiết như ruột thịt. GS.TS Trần Văn Khê ở tuổi 80, bị các bệnh tim mạch, tiểu đường, thấp khớp, đã từng chữa trị nhiều năm ở Pháp mà không khỏi. Năm 2006, vị nhạc sư nổi tiếng thế giới này đã được cô Huê chữa trị bằng thuốc Nam kết hợp thuốc Bắc. Kết quả thế nào, GS.TS Trần Văn Khê đã ghi vào cuốn sổ lưu niệm của Phước Sơn:

    Thương quý ghi vài lời cảm ơn cháu Kim Huê đã tận tâm giúp bác tìm lại sức khỏe.

    Con đã hy sinh cho xã hội, luôn luôn giúp đỡ mọi người tìm được sức khỏe và lòng vui để sống.

    Bác ghi lại cho con câu châm ngôn của bác và chắc con cũng đồng ý với bác là, lòng luôn luôn nhớ mãi, tâm luôn luôn nhắc nhở:

    Ngày nay phải hơn
    Ngày hôm qua
    Ngày mai phải hơn
    Ngày hôm nay
    Thương chúc con sức khỏe dồi dào, thân tâm an lạc.
    Bình Thạnh ngày 26-4-2006
    (Ký tên) Trần Văn Khê

    Lần nào tôi đến Phước Sơn cô Huê cũng xin ''''Đừng viết về Huê, về Phước Sơn, ''''quá tải'''' dữ rồi!''''. Hỏi, thì ra sau khi Đài Long An phát, rồi Đài Cần Thơ phát lại các bài thuốc của cô, thì điện thoại các nơi tới tấp gọi đến, hỏi xin cô bài thuốc chữa trị thấp khớp. ''''Quá tải'''' vì lượng BN đông, lại còn phải tư vấn/chữa bệnh qua điện thoại nữa, càng làm cô đuối sức.


    Chị Thảo ((người đứng), vợ cố Anh hùng LLVT Nguyễn Văn Thể

    Tôi nhìn nữ lương y vốn xuất thân từ cô giáo dạy Sư phạm Long An, hỏi sao đang làm nhà giáo cô chuyển qua nhà y, cô nói: ''''Ngay từ khi còn học phổ thông, tôi đã mê đọc các sách báo, tài liệu nghiên cứu y học dân tộc; hễ nghe thấy ai là thầy thuốc hay có tiếng là tôi mon men đến, lân la làm quen rồi xin thọ giáo. Nhờ vậy mà tôi có được một số bài thuốc Nam, thuốc Bắc gia truyền. Sau này tôi bị hai cơn bệnh khủng khiếp về phụ khoa tưởng như không thể nào qua khỏi được, nhưng rồi cả hai trận đau thập tử nhất sinh đó đã qua đi như thể có ''''phép mầu'''', khiến tôi thấy cần phải trả ơn cho đời bằng cách ''''tầm sư học đạo'''' và học lấy bằng chuyên môn để đủ điều kiện mở cơ sở khám chữa bệnh Phước Sơn và làm việc từ thiện như anh thấy đó.

    Rồi bằng một giọng trong trẻo nhẹ nhàng, lưu loát, cô nói về công dụng của từng loại thuốc Nam, về hiệu quả tâm lý trị liệu, về những việc làm nặng tính y đức của các thầy, các bạn đồng môn, đồng nghiệp cùng những người đồng hành với cô trên đường ''''làm phước'''' mà cô vô cùng quý mến và trân trọng.

    Theo Báo Long An

  7. pubaby

    pubaby Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/02/2007
    Bài viết:
    440
    Đã được thích:
    0

    Thứ Hai, 09/07/2007 - 9:16 AM


    Vĩnh biệt, một nỗi đau da cam!

    Anh Quý lúc nào cũng lạc quan vui vẻ dù luôn bị căn bệnh ung thư hành hạ.
    18h28 ngày 7/7, chỉ một tuần sau khi kết thúc chuyến đi vận động cho các nạn nhân da cam, cũng như tham dự phiên điều trần tại tòa phúc thẩm ở TP New York (Mỹ), anh Nguyễn Văn Quý đã từ trần tại TP Hải Phòng.
    Trước đó, trong suốt chuyến đi ở Mỹ, sức khỏe yếu của anh Quý luôn là một trong những điều trăn trở và lo âu của cả đoàn và những người tổ chức. Lịch trình căng thẳng thường bắt đầu từ 8 giờ sáng cho đến tối muộn ở Mỹ, nhiều hôm phải đi xe cả hơn chục giờ quả là thử thách quá lớn cho sức khỏe đã rất yếu của anh.

    Do ảnh hưởng của chất độc da cam, anh bị ung thư dạ dày và đã bị di căn lên gan, tụy và phổi. Trước khi đi Mỹ, anh đã qua phẫu thuật cắt bỏ 3/4 dạ dày khiến khả năng ăn uống rất khó khăn. Một ngày thường anh phải ăn 6-7 bữa và mỗi bữa thường chỉ húp được lưng bát cháo nhỏ hoặc một vài thìa cơm. Bản thân anh đã sụt hơn 20kg kể từ khi mắc bệnh và giờ chỉ còn 37kg.

    Theo lời người nhà anh Quý kể lại, một ngày sau khi từ Mỹ trở về anh vẫn còn mạnh khỏe. Tuy nhiên sau đó anh gầy đi rất nhanh. Thấy cơ thể anh suy nhược trầm trọng, rạng sáng 7/7, gia đình anh Quý đưa anh vào Bệnh viện Việt Tiệp để cấp cứu nhưng đến 18h28 thì anh đã trút hơi thở cuối cùng, để lại hai đứa con tật nguyền cho vợ.

    Một nỗi đau da cam

    Ông Trần Xuân Thu, phó chủ tịch kiêm tổng thư ký Hội Nạn nhân chất độc da cam VN (VAVA), cho biết hiện VAVA cũng đang làm đề xuất để công nhận liệt sĩ cho những người bị chết vì di chứng chất độc da cam.

    Riêng trường hợp anh Quý, ông Thu cho biết đã hướng dẫn gia đình và Thành hội y Hải Phòng để làm các thủ tục. VAVA cũng sẽ làm công văn gửi thành phố Hải Phòng và các cơ quan chức năng để tạo điều kiện giúp anh Quý.

    Ở số 39 phố Cát Cụt, phường An Biên, quận Lê Chân, thành phố cảng Hải Phòng, không ai là không biết và thương cảm cho gia cảnh của anh Nguyễn Văn Quý. Là lính kỹ thuật đường dây thông tin, trong những năm chiến tranh, anh Quý phục vụ tại các mặt trận ở Kontum, Quảng Nam... Trong những năm kháng chiến, đời sống khó khăn, những người lính như anh ăn tất cả từ sắn, rau dại, các loại cây cỏ, uống nước suối mà không hề hay biết thứ hóa chất quái ác kia có mặt trong các thức ăn nước uống đó.

    Hòa bình lập lại, anh Quý về nhà lập gia đình. Đứa con đầu lòng mà cả gia tộc anh mong mỏi cuối cùng lại là một bào thai dị dạng. Người vợ đầu sợ hãi và đâm đơn ly dị anh năm 1986. Tới năm 1987, anh lại lập gia đình lần nữa nhưng cay đắng thay, cả hai người con sau của anh đều mang dị tật. Cháu trai đầu giờ đã 20 tuổi nhưng do dị tật cột sống không thể nâng đỡ cơ thể nên không đi lại được mà chỉ có lê, bò hoặc ngồi trên xe lăn. Đến bữa ăn giờ vẫn cần cha xúc cho. Cô con gái 18 tuổi thì bị câm, điếc từ nhỏ. Dù đã lớn nhưng cô bé bị thiểu năng trí tuệ và không thể làm được việc gì. Anh Quý luôn buồn rầu: ?oSao nó càng lớn lại càng dại đi...?.

    Người chiến sĩ trên tuyến đường Hồ Chí Minh năm nào (khu vực Tây Nguyên) chìm vào im lặng khi chúng tôi hỏi thăm chuyện gia đình. Anh xót xa: ?oNhiều lúc khó khăn về kinh tế vẫn có thể vượt qua nổi, chứ tinh thần đôi khi nặng nề lắm...?. Là đồng hương, anh thỉnh thoảng vẫn tâm sự với tôi: ?oLắm hôm đau quá, anh cứ leo lên gác mà rên chứ không dám ở dưới kêu, sợ vợ buồn...?.

    Tôi nhớ lời nói của anh trong chuyến đi mà giờ ngẫm lại, chẳng khác nào lời trăng trối: anh mong được công nhận là liệt sĩ để vợ và hai con của anh được hưởng quyền lợi về chính sách vợ con liệt sĩ. Anh đã nói: ?oĐó là điều duy nhất tôi còn mong muốn, đó là nguyện vọng cuối cùng?.

    ?oChúng tôi rất nhớ?

    Suốt chuyến đi, cho dù có khi đau đến nỗi phải ngồi xe lăn, nhưng mọi người trong đoàn vẫn luôn thấy tinh thần lạc quan của anh. Mỗi khi rảnh rỗi, trên mỗi chuyến xe mọi người trong đoàn lại được nghe những câu chuyện hài hước, những câu đùa vui của anh. Không ai nghe thấy bất cứ lời phàn nàn đau đớn nào của anh dù rằng căn bệnh ung thư ở giai đoạn cuối chắc chắn không để anh yên trong suốt 20 ngày hành trình trên khắp đất nước Mỹ.

    Sự ra đi bất ngờ của anh vì vậy gây rất nhiều buồn đau và tiếc thương của những bạn bè quốc tế. Từ New York, David Cline, nguyên chủ tịch Hiệp hội Cựu binh vì hòa bình (VFP), đã khóc nức nở qua điện thoại khi nghe tin anh Quý mất. Trước đó, trong những ngày anh Quý ở New York và Washington DC, David Cline vẫn thường xuyên dìu, giúp đỡ anh Quý đi lại. Mọi người trong đoàn rất xúc động khi nhìn thấy hình ảnh này của những người lính từng đứng ở hai bên chiến tuyến đối lập nhau ngày nào.

    Tại buổi gặp mặt hôm 16/6 ở trung tâm Martin Luther King tại New York, chính David Cline đã rút tấm huân chương Purple heart (trái tim tím) của Chính phủ Mỹ trao tặng mình để trao tặng lại anh Quý. David Cline sau đó giải thích rằng: ?oTôi cảm thấy tình đồng chí với anh Quý, chúng tôi đều là những người lính. Tôi làm điều này để thể hiện sự tôn trọng với anh ấy?. David Cline khi đó còn nói thêm một câu khiến mọi người rất cảm động: ?oTôi sẵn sàng cõng anh ấy đi khắp nước Mỹ?...

    Sara Flounders, giám đốc Trung tâm Hành động quốc tế (IAC), bùi ngùi: ?oDù sức khỏe rất yếu, anh Quý đã dùng hết tất cả sinh lực, năng lượng cuối cùng của mình để tới đây tham dự phiên điều trần. Điều đó thật đáng trân trọng?.

    Từ New York, Merle Ratner (điều phối viên Cuộc vận động vì trách nhiệm và cứu trợ nạn nhân da cam) đã thức cả đêm để viết lá thư với tiêu đề ?oTin rất buồn?: ?oRất nhiều người Mỹ vẫn nhớ đến hình ảnh của anh Quý trong suốt chuyến thăm của anh qua các nơi như New York, California, Midland, Chicago và Washington DC. Căn bệnh ung thư của anh Quý đã bước vào giai đoạn di căn khi anh tới Mỹ. Nhưng sự cống hiến, sự anh hùng và khát khao vì công lý của anh bất chấp những nỗi đau của căn bệnh vẫn hằng ngày giày xéo là một điều hết sức cảm động. Tôi rất nhớ anh Quý?.

    ?oCần hành động ngay?

    * Cuộc đấu tranh của các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam vì công lý sẽ còn kéo dài, nhưng ngay giờ đây hành trình này tiếp tục có những tổn thất. Merle Ratner nói sự ra đi của anh Quý cho thấy chúng ta cần phải nỗ lực hành động hơn nữa để gánh vác khoảng trống mà anh để lại cho cuộc đấu tranh chung vì công lý này... Bà nói sẽ nỗ lực vận động hành lang để có thể có một dự luật được thông qua tại Quốc hội Mỹ về vấn đề này.

    Susan Hammonds - giám đốc Chương trình hàn gắn hậu quả chiến tranh (WLP) - cũng đồng tình. Bà cho rằng với một vụ kiện có thể kéo dài rất nhiều năm, quan điểm của bà là cần có những biện pháp hỗ trợ nhân đạo ngay từ bây giờ để giúp đỡ các nạn nhân. Hàng trăm ngàn người VN vẫn phải vật lộn hằng ngày để chăm sóc những người thân tàn tật ốm yếu. Chính phủ Mỹ, các quĩ, các nguồn tư nhân cần có các biện pháp nhân đạo ngay lập tức chứ không cần phải chờ đến khi có quyết định của tòa án.

    * Thiếu tá Nguyễn Đức Hiệu - trợ lý chính sách của Ban chỉ huy quân sự quận Lê Chân, TP Hải Phòng, là người thường xuyên tiếp xúc thăm hỏi động viên anh Quý - cho biết hiện Ban chỉ huy quân sự quận đang có chính sách hỗ trợ gia đình anh Quý căn nhà tình nghĩa, đã được khởi công vào ngày 2/7, phấn đấu bàn giao công trình trước ngày 27/7.

    Trước khi rời Mỹ, anh Quý có bày tỏ ý muốn mua xe lăn có động cơ cho con trai tật nguyền ở nhà. Hiện WLP và IAC cùng những người bạn Mỹ như Sara Flounders, Dick Hughes, George Carrano... đang tổ chức quyên góp để biến ý nguyện đó của anh thành hiện thực.


    Theo Thanh Tuấn
    Tuổi Trẻ

  8. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Cảm hứng sống tích cực mỗi ngày

    Ảnh minh họa
    TTO - Những danh ngôn sau đây có thể rất đơn giản để bạn suy nghĩ, nghiền ngẫm. Song, nếu vận dụng vào đời sống, bạn sẽ đạt được nhiều hơn điều mình mong đợi.
    * "Đừng quá rụt rè hoặc câu nệ về những hành động của bạn. Cuộc đời chỉ là trường thử nghiệm không hơn không kém." -- Ralph Waldo Emerson
    Suy ngẫm: Mỗi ngày là một cơ hội cho bạn. Cơ hội đó không nhất thiết phải to lớn và hào nhoáng. Chỉ cần bạn cảm thấy hài lòng về bản thân mình là được. Nếu cảm thấy nghi ngờ về những khả năng của mình, bạn hãy tự hỏi vì sao lại chần chừ khi mà mỗi ngày là một cơ hội và ngày mai là một cơ hội khác?
    * "Sắt thép bị gỉ sét vì không được dùng đến; ao nước tù mất đi sự tinh khiết và bị đóng băng khi khí trời trở lạnh; cũng thế, tình trạng mụ mị sẽ đến với một trí tuệ lười biếng." -- Leonardo da Vinci
    Suy ngẫm: Khi đối mặt với các trở ngại, hãy sáng tạo. Đừng chỉ ngồi đó và nhìn ước mơ dần trôi tuột đi. Đừng để sự chán nản hiện diện trên con đường đến thành công và hạnh phúc của bạn. Hãy bắt tay hành động với việc khiến bạn hứng thú và tập trung.
    * "Lỗi lầm lớn nhất trong tất cả các loại lỗi lầm là không làm gì cả vì bạn chỉ có thể làm được chút ít. Hãy làm những gì bạn có thể làm." -- Sydney Smith
    Suy ngẫm: Đã bao lần bạn từ bỏ một mục tiêu vì bạn nghĩ: mình sẽ không có được nó? Đã bao lần bạn sợ làm điều gì đó vì e ngại mình có thể không làm nên chuyện? Đã bao lần bạn chưa đánh đã vội đầu hàng?
    Chỉ một thay đổi nhỏ, chỉ một nỗ lực nhỏ cũng đủ để đưa đến những điều vĩ đại. Thành công bao gồm nhiều bước nhỏ hợp thành, không phải là ?omột bước lên trời?. Hãy làm bất cứ điều gì bạn có thể để đẩy con thuyền mơ ước của bạn đi xa hơn và sớm cập bến bờ.
    * "Mỗi người đều có cho riêng mình một năng khiếu. Thiên tài chỉ là cách nói." -- Ralph Waldo Emerson
    Suy ngẫm: Tài năng đích thực của bạn là gì và bạn có trân trọng nó? Nhiều người trong chúng ta thường lấy người khác ra làm tham chiếu mà quên đi chính khả năng của bản thân. Hãy thôi việc làm này và sử dụng khả năng của chính mình.
    Cho dù đó là vẽ vời, ca hát, nấu nướng, hay viết lách, cuộc sống của mỗi người sẽ trở nên phong phú hơn khi họ trân trọng những gì thuộc về mình.
    * "Hãy loại bỏ từ ''không thể''" -- Samuel Johnson
    Suy ngẫm: Khi chúng ta nói không thể, hàm ý rằng chúng ta không muốn làm điều đó. Việc nói không thể là hành động cho phép bản thân chấp nhận thất bại. Thay vì dùng từ "không thể" như một cách tránh cố gắng, hãy tập trung vào những gì bạn có thể làm để đạt được mục đích.
    * "Tôi nhận thấy điều vĩ đại trong thế giới này không có nhiều ở nơi chúng ta đứng. Chúng ta phải biết giong buồm khi thuận chiều gió và đôi khi bị ngược gió, nhưng chúng ta vẫn tiến lên, không để trôi vật vờ hoặc thả neo" -- Oliver Wendell Holmes
    Suy ngẫm: Đừng chờ đợi những điều kỳ diệu xảy đến cho bạn. Thay vào đó, hãy tập thói quen tạo nên những điều kỳ diệu ấy. Đừng để hạnh phúc của bạn trôi đi hờ hững. Hãy lưu ý hướng đi của cuộc đời bạn ở tất cả mọi thời điểm, bảo đảm rằng bạn nắm vai trò chủ động và lèo lái có chủ hướng đến hạnh phúc của bản thân.
    * "Ý nghĩ là niềm hy vọng; ngôn ngữ là nụ; hành động là quả" -- Ralph Waldo Emerson
    Suy ngẫm: Hãy tập thói quen tái khẳng định những hoài bão của bạn mỗi ngày - bằng cách liên tục nhắc nhở nó trong suy nghĩ. Điều này không chỉ giữ cho bạn tập trung vào các mục tiêu mà còn thúc đẩy bạn hành động để biến nó thành hiện thực, đặc biệt khi những trù liệu không diễn ra đúng như kế hoạch.
    Nhiều người không dám nói lên ước vọng của họ, cứ như thể là họ sợ sẽ bị ngáng đường nếu dám mong muốn nhiều hơn cho bản thân. Đừng lừa dối bản thân như vậy. Hãy dũng cảm và có thể cần chút chai lì khi nói ra ước mơ của mình.
    BÙI NGUYỄN QUÝ ANH (trích dịch theo Edel Jarboe of Selfhelpforher.com
    http://www.tuoitre.com.vn/tianyon/Index.aspx?ArticleID=209720&ChannelID=194
  9. pubaby

    pubaby Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/02/2007
    Bài viết:
    440
    Đã được thích:
    0
    Nghĩa cử cao đẹp của một gia đình liệt sĩ


    Ông Hoàng Văn Tuấn trao số tiền ủng hộ Quy KH xã Vĩnh Phúc.
    (Dân trí) - Gia đình cụ Hoàng Văn Át ở thôn Phú Thượng - Xã Vũ Phúc (nay là tổ dân phố số 1, phường Phú Khánh, TP. Thái Bình) là một gia đình liệt sĩ nghèo, đông con. Tuy nghèo khó như vậy nhưng cụ vẫn cố gắng cho các con ăn học thành tài.
    Đến nay 3 con của cụ đều đã thành đạt và làm chủ 3 doanh nghiệp ở tỉnh Lào Cai. Tuy làm ăn xa quê nhưng các con thường thay nhau về chăm sóc cụ lúc tuổi già.

    Năm 2006, thấy mình tuổi cao, sức yếu cụ đã dặn lại các con: "Khi bố qua đời toàn bộ số tiền phúng viếng các con hãy ủng hộ địa phương để góp phần xây dựng quê hương Vũ Phúc". Cụ Hoàng Văn Át đã qua đời vào năm Đinh Hợi, hưởng thọ 82 tuổi.

    Thực hiện di chúc của cụ ngày 10/4/2007 nhân lễ 49 ngày mất của cụ, gia đình anh Hoàng Văn Tuấn đã cử đoàn đại biểu đến UBND xã Vũ Phúc trao số tiền 126 triệu đồng ủng hộ Quỹ Khuyến học và xây dựng nhà văn hoá thôn. Trong đó, Quỹ Khuyến học xã Vũ Phúc 10 triệu đồng; Quỹ Khuyến học của 8 thôn 48 triệu đồng (mỗi thôn 6 triệu đồng); Quỹ Khuyến học dòng họ Hoàng thôn Phú Thượng 6 triệu đồng; Quỹ Khuyến học tổ dân phố số 1, phường Phú Khánh 6 triệu đồng; Quỹ Khuyến học Trường tiểu học và trường THCS Phú Khánh 6 triệu đồng (mỗi trường ba triệu đồng); Xây dựng nhà văn hóa thôn Phúc Khánh 50 triệu đồng.

    Đây là nghĩa cử cao đẹp của cụ Át dành cho sự nghiệp khuyến học - khuyến tài và xây dựng đời sống văn hoá của quê hương.

    Thay mặt Hội Khuyến học xã Vũ Phúc, ông Phạm Văn Trọng - Phó Chủ tịch thường trực Hội đã nhận số tiền trên. Ông Hoàng Đức Liên - Chủ tịch UBND xã đã thay mặt cán bộ, nhân dân, Hội Khuyến học xã ghi nhận tấm lòng, đồng thời cám ơn và tặng gia đình cụ Át bức trướng chữ " Tâm".

    Đặng Văn Cao
    (Hội Khuyến học tỉnh Thái Bình)

  10. pubaby

    pubaby Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/02/2007
    Bài viết:
    440
    Đã được thích:
    0
    Học bổng đặc biệt dành cho sinh viên nghèo



    (Dân trí) - ?oSinh viên có hoàn cảnh khó khăn sẽ được cấp học bổng 12 triệu đồng/năm và ngay từ năm thứ nhất, mọi sinh viên khi theo học chương trình học bổng phát triển giáo dục Genetic William Goh đều có thể đăng ký để được xem xét cấp học bổng này?.
    PGS.TS Phạm Minh Việt - Giám đốc Trung tâm Genetic, ĐH Bách khoa Hà Nội đã cho biết như vậy.

    Chương trình học bổng này được áp dụng lần đầu tiên ở Việt Nam là một phần trong khuôn khổ hợp tác giữa Trung tâm Genetic, Đại học Bách Khoa Hà Nội và trường Máy tính Genetic Singapore. Đây là một học bổng đặc biệt, bao gồm cả chi phí sinh hoạt lẫn học phí trong suốt 5 năm học cho sinh viên có thành tích học tập tốt và hoàn cảnh khó khăn.

    Theo đó, mỗi sinh viên sẽ được nhận một suất học bổng trị giá 60 triệu đồng/5 năm, gồm các chi phí: Học phí học tại Trung tâm Genetic, Đại học Bách Khoa Hà Nội, lệ phí thi, chi phí ăn ở. Để duy trì được học bổng này, sinh viên sau khi nhận được học bổng sẽ phải duy trì tốt về tư cách đạo đức và kết quả học tập. Điểm số trung bình phải đạt 7,0 trở lên trong suốt năm học và không được nợ môn nào. Sinh viên sẽ được nhận học bổng theo từng tháng thực học.

    Các em học sinh có thể nhận mẫu đơn xin học bổng tại Trung tâm Genetic, Đại học Bách Khoa Hà Nội. Hồ sơ gồm các giấy tờ:

    - Học bạ phổ thông 3 năm cuối (có công chứng)
    - Bản sao giấy khai sinh (có công chứng)
    - Xác nhận của chính quyền địa phương về tình trạng khó khăn.

    PV

Chia sẻ trang này