1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Làm người

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi Tinhnguyen08, 01/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. pubaby

    pubaby Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/02/2007
    Bài viết:
    440
    Đã được thích:
    0
    Những thầy thuốc không biên giới


    Người dân vùng xa Oral đi khám bệnh.
    Chỉ cách chợ Kompong Speau (Campuchia) khoảng 50km, nhưng đoàn y - bác sĩ Quân y An Giang phải hối thúc nhau dậy từ 3 giờ sáng, thu dọn đồ đạc đến quận Oral sớm để khám bệnh và cấp thuốc cho người nghèo Campuchia.
    Một chuyến đi mang nhiều ý nghĩa, vì vậy các thành viên của đoàn rất háo hức. Đây là chuyến đi khám bệnh theo lời đề nghị của Lực lượng Chuyên trách tỉnh Kompong Speau. Đây cũng là địa bàn Đội K93 tỉnh An Giang đang tìm kiếm, cất bốc và hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam.

    Xe chạy ra khỏi thị xã, xuôi theo quốc lộ 4 một đỗi rồi quẹo phải, vượt qua nhiều đoạn đường quanh co, dằn xốc suốt gần bốn tiếng đồng hồ mới tới Trạm y tế xã Sangke Satop, nơi tổ chức khám bệnh và cấp thuốc miễn phí cho 1.000 người nghèo Campuchia. Không để bà con đợi chờ, đoàn y - bác sĩ Quân y An Giang có mặt đúng hẹn và đã sẵn sàng.

    Nhưng, mãi đến 7 giờ 30, rồi 8 giờ chỉ có vài người phụ nữ và trẻ em đến. Thấy có vẻ lặng lẽ quá, Quận trưởng Chem Sarim phân bua: ?oDo địa bàn rộng, bà con ở rải rác, cách xa mấy chục cây số.Được khám bệnh và cấp thuốc, bà con mừng lắm, dễ gì bỏ?. Do đặc thù núi rừng, nhiều người đã nấu cơm, ăn xong còn mang theo, phòng khi quay trở về nhà bị trễ buổi.

    Quả đúng vậy, sau 8 giờ thì người già, phụ nữ ẳm trẻ con kéo tới. Lớp đi xe Honda chở hai, chở ba; lớp đánh cộ bò chở năm, bảy người; còn mấy chiếc máy dầu kéo cộ chở cả chục người? tấp nập đến từ phía chợ Oral, khiến không khí vắng lặng bỗng trở nên nhộn nhịp lên hẳn.

    Oral là địa danh của khu vực núi rừng, sau chiến tranh mới được thành lập quận, thuộc vùng sâu tỉnh Kompong Speau. Dân số tổng cộng hơn 21.500 người, ở rải rác các phum tại 5 xã. Ông Chem Sarim nói, đời sống bà con khó khăn chiếm đến 50%, sốt rét hoành hành làm mọi người luôn sống trong lo sợ.

    Mấy năm gần đây, tình trạng tử vong đã hạn chế, nhưng dịch bệnh vẫn còn dai dẳng. Có đoàn y - bác sĩ Quân y An Giang - Việt Nam sang tận đây, người dân mừng khắp khởi, ai cũng cho rằng lạ quá, chưa thấy bao giờ.

    Bác sĩ Or Vanthen - Phó Giám đốc Sở Y tế Kompong Speau cho biết, tỉnh không có bệnh viện quận hay phòng khám khu vực, trạm y tế xã làm nhiệm vụ khám, chữa bệnh thông thường và sơ cứu; nếu mắc bệnh nặng thì phải đưa về chợ Kompong Speau hoặc đi thẳng lên Phnom Penh.

    Anh không giấu được niềm vui: ?oĐoàn y - bác sĩ Quân y An Giang - Việt Nam qua, chúng tôi mang ơn nhiều lắm, giúp sức cùng chúng tôi chăm lo cho người dân nghèo, chứ chúng tôi làm không nổi và không có kinh phí để hoạt động như vầy?.

    Tháng giêng hàng năm, thời tiết trên đất nước Chùa Tháp chuyển sang mùa khô, khí hậu càng gay gắt đối với vùng núi rừng. Năm nay, mưa dứt sớm, lúa cấy bị thất mùa, người dân Oral làm nghề hầm than? phải lặn lội trong rừng thiêng nước độc để tìm kế sinh nhai, nên khó tránh được bệnh tật.

    Nhiều trường hợp đáng thương

    Mặc dù đem theo nhiều máy móc cần thiết để chuẩn bị cho chẩn đoán bệnh, hướng dẫn phương pháp điều trị, và cấp thuốc. Nhưng trước áp lực số lượng bệnh nhân quá đông, bác sĩ Huỳnh Thiện Minh, Bệnh xá trưởng Quân y An Giang, lúng túng: ?oCó quá nhiều trường hợp đáng thương, đòi hỏi phải điều trị kỹ thuật cao, dài ngày. Bà con tin tưởng, yêu cầu cứu giúp, mình phải ráng?.

    Với kinh nghiệm của quân y, các anh vận dụng phác đồ điều trị và kết hợp với sinh hoạt, tập quán của bà con mà chữa bệnh.

    Có những trường hợp ngoài khả năng của chuyến đi, như trường hợp ông Uonl Khone, 44 tuổi, bị đau cột sống do té từ cây thốt nốt rơi xuống đất làm liệt cả đôi chân. Thấy ông nằm trên chiếc xe bò đến mà đoàn y - bác sĩ Quân y An Giang và ngay cả người dân Oral chứng kiến thấy rất thương cảm.

    Nói chuyện với tôi, bà Suonl Bros, 75 tuổi, rưng rưng nước mắt kể: ?oNhức chân quá, chịu không thấu nữa. Ngồi xe lăn hơn một năm rồi. Nhờ thầy thuốc Việt Nam cứu giúp, nhà nghèo không biết làm sao!?.

    Ở tận bên xã Hong Sa Nom, cách Sangke Satop hơn 20km, bà đến bằng chiếc xe bò của đứa cháu và có mấy người bệnh trong phum quá giang. Được khám xong, cấp thuốc không lấy tiền, chỉ dẫn cách trị bệnh tê khớp, bà Suonl Bros lột khăn xá lạy, bày tỏ lòng cảm ơn với đoàn y - bác sĩ Quân y An Giang - Việt Nam.

    Còn chị Heng Nay ở Sa Nom, nhà có 5 người thì hai vợ chồng đều bị sốt rét, do phải đi rừng đốn cây, đem về hầm than để nuôi sống gia đình. Gặp tôi, chị Heng Nay hết lời cảm ơn các bác sĩ Quân y, làm việc nhân đạo vì người nghèo Campuchia, cầu mong mấy ông ?osóc-sà-bai - mạnh giỏi?.




    Trạm y tế Sangke Satop, quận Oral,
    tỉnh Kompong Speau.

    Tham gia trong đoàn y - bác sĩ Quân y An Giang, lần đầu tiên được sang Kompong Speau hoạt động từ thiện vì người nghèo Campuchia, vừa là một phiên dịch viên, bác sĩ trẻ Sêng Sorya thốt lên: ?oTôi chưa từng chứng kiến nơi nào có nhiều trường hợp đáng thương như ở Oral. Thấy người dân đến khám bệnh mà tội nghiệp vô cùng, bà con nghèo quá, ít thông tin để chăm sóc sức khỏe gia đình và cộng đồng?.

    Là con em đồng bào Khmer vùng Bảy Núi (tỉnh An Giang), Sêng Sorya am hiểu chút ít tâm lý, sinh hoạt người dân Campuchia, bác sĩ đã cố gắng hỏi han cặn kẽ để chẩn đoán bệnh, nhanh chóng đưa ra toa thuốc và phác đồ điều trị hiệu quả.

    Anh cho biết, chuyến đi này thật có ý nghĩa đặc biệt đối với anh, được trang bị thêm kiến thức thực tế và vì nghĩa tình anh em 2 tỉnh An Giang và Kompong Speau.

    "Tấm lòng của anh bộ đội *****"

    Đối với đoàn y - bác sĩ Quân y An Giang, đây là chuyến đi Campuchia hoạt động từ thiện với quy mô lớn nhất từ trước đến nay.

    Người dân quận Oral cho đó như chuyện nằm mơ, mà sao nó hết sức thiết thực và đáp ứng đúng nhu cầu đời sống của người dân ở núi rừng. Do ít người, phải xoay xở công việc đến mệt đừ người, bác sĩ Nguyễn Thế Tài vẫn tỏ ra vui vẻ, niềm nở khi tiếp xúc bệnh nhân, ân cần hỏi thăm hoàn cảnh sống của bà con.

    Anh bày tỏ: ?oỞ đâu, bệnh nhân cũng là con người, phải hết sức tận tâm phục vụ, cứu giúp mạng sống là trên hết. Huống hồ gì, mình đang mặc chiếc áo thầy thuốc Việt Nam và là Bộ đội *****?.

    Hỗ trợ đồng nghiệp, có các y - bác sĩ quận Oral, trên tỉnh Kompong Speau xuống phụ giúp, cùng nhau khám bệnh và cấp thuốc cho bà con nhà xa về sớm.

    Bác sĩ Trần Minh Cảnh nói: ?oBiết đoàn đến, bà con mừng rỡ, đem cả dừa tươi đến đãi thầy thuốc nữa, khiến anh em rất ngại ngùng, nhưng không uống e rằng bà con sẽ giận?. Vậy đó, của ít lòng nhiều, mình tạo tình cảm với bà con thì mọi người bày tỏ nghĩa cử thân thiện đáp lại.

    Khi đến thăm cán bộ, chiến sĩ Đội K93 tỉnh An Giang làm nhiệm vụ tại vùng núi Kirirom, bác sĩ Huỳnh Bảo Tâm kể, nửa đêm phum có người bệnh chở đến xin khám, các bác sĩ vẫn phục vụ, sẵn sàng giúp bà con, khiến Lực lượng Chuyên trách Kompong Speau rất cảm kích.

    Trung tướng Keo Sa Muonl, Tư lệnh Quân khu 3 Campuchia, người luôn quan tâm đến công việc tìm kiếm, cất bốc và hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam, tỏ ra rất hài lòng.

    Ông nói: ?oTrong chiến tranh, bộ đội Việt Nam không ngại hy sinh xương máu, giúp bạn, bây giờ lại tiếp tục chia sẻ khó khăn với nhân dân Campuchia. Đó là những tấm gương của các anh Bộ đội *****, những công lao to lớn, quý báu của các anh không có gì sánh bằng?.

    Theo Phúc Danh
    Sài Gòn Giải Phóng

  2. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Vòng tay nhân hậu của một sư cô
    Sư cô Thích Nữ Minh Nguyên đang cho các cháu ăn trưa.
    http://www19.dantri.com.vn/giaoduc-khuyenhoc/guong-sang/2007/5/180051.vip
    (Dân trí) - Trụ trì tại ngôi chùa "nghèo" với bao thiếu thốn đủ bề nhưng sư cô đã nuôi dưỡng nhiều trẻ em lang thang cơ nhỡ, bất hạnh được đi học. Đó là sư cô - Thích Nữ Minh Nguyên, chùa Bửu Châu, phường Thống Nhất, TP. Pleiku (Gia Lai).
    Vào một sáng mùa thu năm 2006, mới 5 giờ vừa tỉnh giấc, sư cô Minh Nguyên đã nghe tiếng khóc của một bé sơ sinh ngay trước cửa chùa. Được bọc trong một chiếc áo rách là một bé gái và khi làm khai sinh được sư cô đặt cho cái tên Nguyễn Ngọc Trân. Ba anh em ở Chư Sê (Gia Lai) được sư cô đón về đây trong hoàn cảnh người cha suốt ngày cờ bạc và rượu chè bê tha dẫn đến việc ép vợ vào con đường bức tử.

    Cháu Nguyễn Thị H. quê ở tận Nghệ An, cha chết sớm, mẹ làm ăn thua lỗ, hai mẹ con phải đi làm thuê nay đây, mai đó được sư cô cưu mang về nuôi từ năm 2002. Có trường hợp mà không thể không nói ra, đó là cháu Nguyễn Manh Triệu (tên do sư cô đặt) được một phật tử tốt bụng đưa đến trong hoàn cảnh mua từ một người mẹ vô tâm với giá 4 triệu đồng sau khi mới sinh được hai ngày... Và còn nhiều lắm những hoàn cảnh vô cùng thương tâm và éo le!

    Khi tiếp xúc với chúng tôi, Sư cô Thích Nữ Minh Nguyên bộc bạch: "Kể ra khi tôi làm việc này cũng có một số đạo hữu chưa hiểu, còn có suy nghĩ khác về tôi và thậm chí còn có lời đồn đại là nuôi trẻ để lấy tiền nhưng tôi vẫn chấp nhận dư luận và chấp nhận vất vả, gian khổ để vượt qua và chỉ mong sao có sức khỏe để cưu mang các cháu có những hoàn cảnh éo le. Rất may, cũng còn rất nhiều đạo hữu hiểu được việc làm của tôi mà tự nguyện mang gạo, hoa quả, sách vợ góp sức cùng tôi nuôi dưỡng các cháu nên người. Còn về các thủ tục hành chính khác để các cháu được đến trường thì địa phương đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất giúp đỡ nhà chùa chúng tôi".

    Được biết, ngoài làm việc thiện tại chùa Bửu Châu, sư cô Thích Nữ Minh Nguyên còn là Ủy viên Ban trị sự Phật giáo tỉnh Gia Lai, Ủy viên HĐND phường Thống Nhất, TP. Pleiku. Tuy bận việc đạo và việc đời, song sư cô vẫn dành rất nhiều thời gian để nuôi dạy những mảnh đời bất hạnh. Hiện các em đang theo học tại các trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, trường THCS Tôn Đức Thắng và trường THPT Nguyễn Chí Thanh ở TP. Pleiku không chỉ được học mà các em còn được sư cô mua bảo hiểm Y tế, bảo hiểm thân thể và các khoản khác.

    Có lẽ còn ít người biết đến hoàn cảnh của những học sinh này, mong rằng có nhiều hơn nữa những tấm lòng nhân ái đến với các em với "một miếng khi đói", góp sức cùng với sư cô Thích Nữ Minh Nguyên nuôi dưỡng các em trưởng thành.

    Nguyễn Sỹ Nhân
    (Hộp thư 60, Bđ TP. Pleiku, Gia Lai)
  3. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Đạo đức căn bản làm người- Đạo Hiếu- xin mời tham khảo
    1. Bóng Mây: http://chuahoangphap.com.vn/media.php?sub_id=106&id=590
    2. Tình ngườI:
    http://chuahoangphap.com.vn/media.php?sub_id=106&id=282
    Xin quý vị gửi cho những người quan tâm, xin cảm ơn và chúc bình an!
  4. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Nguyễn Hữu Ân - Cả kế hoạch và ước mơ dành cho mẹ
    Ngôi nhà số 66/17 Trần Văn Kỷ, Phường 14, Quận Bình Thạnh có một buổi tối cuối tuần thật ấm cúng. Cả nhà quây quần bên mâm cơm và trò chuyện vui vẻ, hôm nay má Phẳng - người mẹ nuôi được Nguyễn Hữu Ân chăm sóc được bác sĩ cho phép về nhà, và cậu con trai đã vui mừng ân cần đút từng muỗng cơm, ngụm nước cho mẹ. Những người bạn của Ân đến chơi và cũng gọi má Phẳng bằng tiếng "má" thân thương. Ân cho biết: "Từ khi Ân nhận được danh hiệu, má vui lên rất nhiều nên cũng tươi tỉnh và khỏe hơn". Khi câu chuyện bàn luận về tương lai, về những ngày sắp tới, về Tết và những dự định, má cũng tham gia hào hứng, má nhắc Ân phải làm điều này, điều nọ rất nhiều. Ân đang trong giai đoạn thi học kỳ, mục tiêu trước mắt là hoàn thành tốt các môn thi "ít nhất từ điểm khá trở lên". Ân học chuyên ngành du lịch, ra tết, Ân sẽ đi thực tập theo tour của Trường nhưng vẫn ngay ngáy một nỗi lo: "Đi thực tập xa và dài ngày sợ không ai trông má, không yên tâm chút nào". Với một sinh viên năm cuối, bao chuyện phải lo, bao việc phải làm bằng một kế hoạch đến ngày ra trường có việc làm, nhưng kế hoạch của anh sinh viên hiếu thảo này luôn gắn với một con người - người mẹ nuôi của Ân: "Ân đang cố gắng trong năm tới sẽ hoàn tất chương trình học năm cuối với tấm bằng tốt nghiệp loại Khá. Nếu sức khỏe của má ổn định, mình sẽ xin đi làm ở một Trung tâm quản lý và điều hành Tour nào đó càng gần càng tốt, đã dự định xin một số nơi nhưng chưa dám chắc chắn vì để coi tình hình má thế nào đã". Hôm nay, Ân nhờ một người bạn làm thay ca để dành thời gian vui cuối tuần với má, mấy hôm nay thấy má hạnh phúc cười nhiều nên Ân rất vui.
    Có thấy cách Ân ân cần đút cho má Phẳng từng miếng ăn, bóp nhẹ nhàng từng khớp tay, vuốt từng nếp áo cho mẹ mới thấy được cái cao quý của tình mẫu tử: "Cả ước mơ và kế hoạch của Ân đều dành cho má" - Ân khẽ khàng nói. Ân cho biết mình đã suy nghĩ rất nhiều về việc xây dựng quỹ từ thiện cho những bệnh nhân ung thư có hoàn cảnh khó khăn, không nơi nương tựa. Đầu năm 2007, Ân đã đề xuất với một số đơn vị, ban ngành, ngỏ ý đứng ra vận động mọi người ủng hộ gây quỹ cho những bệnh nhân này, số tiền đó sẽ được dùng vào việc lo thuốc men đặc trị và bổ sung thêm chế độ điều trị tốt hơn, Ân cũng nói rõ ý định của mình: "Ân sẽ chỉ đứng ra làm trung gian để vận động mọi người, kinh phí vận động được sẽ do bệnh viện hoặc một tổ chức nào đó chịu trách nhiệm chi tiêu để có chế độ hợp lý chobệnh nhân, thực ra các bệnh nhân ung thư cần nhiều hơn thế: họ cần một sự quan tâm tinh thần, một tấm lòng nhân ái, gần gũi". Dường như nỗi lo cho các bệnh nhân bị bệnh ung thư luôn là niềm trăn trở của Ân, là cả ước mơ và kế hoạch lâu dài của người sinh viên năm cuối Đại học hằng ngày đã chứng kiến những nỗi đau, những mảnh đời bất hạnh của những bệnh nhân bị ung thư. Xin chúc cho Ân đạt được điểm cao trong kỳ thi tốt nghiệp và thành công với kế hoạch xây dựng Quỹ ủng hộ bệnh nhân bị bệnh ung thư.
    (Theo MINH NGUYỆT - NTTH)
  5. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Ngôi chùa ''cử nhân''
    TP - Hơn 10 năm làm trụ trì chùa Viễn Quang, sư trụ trì Lý Hùng đã tiếp nhận và giúp đỡ hơn 100 sinh viên nghèo. Sinh viên mới đến thường gọi ông là ?osư? nhưng đa phần gọi bằng tiếng ?ocha? trìu mến.
    [​IMG]
    Sinh viên và các tăng ni chùa Viễn Quang
    Chùa Pitu Khôsarăng Sây hay chùa Viễn Quang ở số 27/18 Mạc Đĩnh Chi, phường An Cư (Ninh Kiều, Cần Thơ) rộng 645 m2 được xây dựng năm 1950 là một công trình độc đáo tiêu biểu cho kiến trúc Phật giáo Khmer. Đây còn là mái nhà nuôi dưỡng hàng trăm sinh viên nghèo.
    Giữa cái nắng đổ lửa, vài chục con người hí hoáy xúc cát, trộn hồ? phục vụ việc mở rộng tòa chánh điện. Họ chủ yếu là sinh viên. Trần Thanh Tiền, sinh viên năm thứ 2, Đại học Cần Thơ hồ hởi: ?oĐang nghỉ hè nên chúng em sửa lại ?onhà? để đón thêm sinh viên?.
    Tiền quê ở Sóc Trăng, nhà có 5 người làm thuê làm mướn. Ngày đi thi đại học, mẹ chỉ có cho Tiền 200.000 đồng cả nhà dành dụm được. Đến Cần Thơ không tìm được chỗ trọ, Tiền lần đến chùa Viễn Quang và ở lại đến nay. Tiền chỉ là một trong số hơn 50 sinh viên đến từ các tỉnh ĐBSCL tá túc tại chùa.
    Đại đức Lý Hùng dẫn tôi đi một vòng trang đường. Dãy nhà rộng 200 m2 là nơi ăn nghỉ của các sinh viên. 2 dãy giường tầng ngăn nắp, trên đầu giường là kệ sách, đèn.
    ?oCòn chật nên nhiều sinh viên phải ở chung với các sư ở tịnh thất?- Đại đức nói: ?oSắp tới tòa chánh điện hoàn thành, chùa có thể nhận thêm 50 sinh viên nữa?. Chánh điện là nơi sinh hoạt lễ nghi, trước đây chỉ có một tầng, Đại đức Lý Hùng đã vận động chính quyền và nhân dân xây thành 2 tầng, tổng diện tích hơn 500m2, tầng trên sẽ thành chỗ ở cho sinh viên nghèo, có cả phòng đọc và máy vi tính.
    Ăn ở và sinh hoạt trong chùa cùng các phật tử, mỗi sinh viên đóng 90 ngàn đồng/tháng gồm tiền ăn và điện nước. Đại đức Lý Hùng tâm sự: ?oMỗi bữa ăn các em chỉ phải đóng 2.000 đồng góp phần cùng nhà chùa, em nào không đủ điều kiện thì thôi. Nhiều em hoàn cảnh quá khó thì chùa mua tặng sách vở và dụng cụ học tập?.
    Để có tòa chánh điện rộng rãi, tiếp nhận thêm sinh viên, sư trụ trì Lý Hùng đã mất hơn một năm đi vận động phật tử trong và ngoài nước quyên góp được hơn 2,5 tỷ đồng. Hơn 10 năm làm trụ trì chùa Viễn Quang, nhà sư đã tiếp nhận và giúp đỡ hơn 100 sinh viên nghèo.
    40 tuổi, dáng người cao, giọng nói nhỏ nhẹ, Đại đức Lý Hùng kể, năm 1990 ông từ Ô Môn đến Cần Thơ để học bổ túc văn hóa. Được chùa cưu mang nên ông đến với giáo lý nhà Phật và năm 1996 được cử làm trụ trì của chùa. Hiện ông là Phó ban trị sự chuyên trách phật giáo Nam Tông.
    Ông là cử nhân luật, cộng tác viên của Trung tâm trợ giúp pháp lý Cần Thơ. Hơn 100 con người đến rồi đi, những kỷ niệm buồn vui dài ra mãi. Nhiều sinh viên gắn bó với chùa gần 10 năm, xem ông như một người cha.
    Nhiều sinh viên nay đã là công chức, không về thăm được, thường điện thoại về gặp ông, tâm sự chuyện cuộc đời. Sinh viên mới đến thường gọi ông là ?osư? nhưng đa phần gọi bằng tiếng ?ocha? trìu mến.
    Kiến Giang
    http://www.baotienphong.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=94627&ChannelID=4
  6. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Lòng hiếu thảo làm ấm áp cuộc đời
    Ngày đăng tin : 8/18/2007 5:46:45 PM
    [​IMG]

    Thanh Tú, một người con hiếu thảo của tỉnh Bến Tre - đang chăm sóc mẹ. Ảnh: NG. ĐỨC

    Hiếu thuận với ông bà, cha mẹ không phải là thứ gì xa vời mà xuất phát từ những việc làm thiết thực hằng ngày, từ tình yêu thương, sự quan tâm, chăm sóc và nỗ lực vượt lên hoàn cảnh khó khăn

    Cũng chính từ ý nghĩa thiêng liêng của hai chữ ?ohiếu thảo?, từ năm 1995, Báo Đại Đoàn Kết đã tổ chức ?oLiên hoan đại biểu con cháu hiếu thảo toàn quốc? (4 năm một lần). Liên hoan lần thứ IV-2007 diễn ra từ ngày 21 đến 24-8, tại TPHCM và Vũng Tàu. Lần này, chương trình được truyền hình trực tiếp, quy tụ 193 đại biểu là những điển hình cảm động về lòng hiếu thảo của 61 tỉnh, thành trong cả nước. Đó là con, cháu, dâu, rể với những việc làm bình dị mỗi ngày, hết lòng phụng dưỡng đấng sinh thành. Họ thực sự là những tấm gương sáng, trong thời buổi kinh tế thị trường lắm bon chen này.
    Ấm áp lòng hiếu thuận giữa đời thường
    Cuộc sống phát triển, đời sống vật chất ngày càng tiện nghi, hiện đại, lối sống cá nhân, hưởng thụ ngày càng định hình rõ nét. Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình trở nên lỏng lẻo, những giá trị truyền thống có nguy cơ bị mai một dần. Thế nhưng, điều đáng mừng, đáng trân trọng là giữa cuộc sống xô bồ này vẫn còn rất nhiều người con, cháu, dâu, rể đã vượt lên những lo toan của cuộc mưu sinh để dành những điều tốt đẹp nhất cho đấng sinh thành. Họ như những ngọn lửa ấm áp giữa cuộc sống thường nhật và rồi hội tụ trong kỳ liên hoan để cùng nhau thổi bùng lên ngọn lửa truyền thống tốt đẹp.
    Mỗi điển hình là một minh chứng sống động về nỗ lực của bản thân. Họ ?odệt? thành công những thông điệp vô cùng nhân văn bằng những việc làm bình dị, thiết thực hằng ngày. Như trường hợp của em Nguyễn Thị Kim Thoa, 15 tuổi, ở Phù Cát, Bình Định. Bố mẹ mất sớm, một mình em vừa phải gánh vác kinh tế gia đình vừa chăm nom đứa em trai bé dại. Ở lứa tuổi ấy, trọng trách tưởng như ngoài sức nhưng Thoa đã đảm đương tròn vai và học tốt. Em bảo: ?oCháu đã quen với cảnh mất cha, giờ cũng phải tập quen dần với cảnh mất mẹ. Hằng ngày, ngoài việc học ở lớp, cháu tranh thủ làm thuê cho bà con xung quanh để kiếm tiền nuôi nấng và dành thời gian dạy dỗ, chăm sóc đứa em trai đang học lớp 3. Cháu không thể gục ngã trước khó khăn chỉ mong bố mẹ yên lòng nơi chín suối...?.
    Trong số các điển hình tham gia ?oLiên hoan đại biểu con cháu hiếu thảo toàn quốc? năm nay, có rất nhiều em nhỏ số phận éo le. Với những đứa trẻ, nếu được sinh ra ở TP, có lẽ bố mẹ còn phải dỗ dành nhưng các em đã ?ovượt lên chính mình? làm nên những kỳ tích khiến người lớn phải trăn trở, nghĩ suy. Đó là Nguyễn Thanh Tú, học sinh lớp 9 ở ấp Bình Hòa, thị trấn Bình Đại, Bến Tre. Bố Tú mất sớm, mẹ lại bị bệnh ung thư giai đoạn cuối. Ngoài giờ học, em phải đi lượm ve chai kiếm tiền nuôi hai em nhỏ và chăm sóc mẹ. Cứ mỗi dịp nghỉ hè, em lại nhận làm phụ hồ để kiếm tiền đóng học phí và trang trải cuộc sống cho cả gia đình.
    Hiếu thảo thời hiện đại
    Trong thời kinh tế thị trường, việc thể hiện sự hiếu thảo đã năng động hơn. Nếu như, thời phong kiến hiếu thảo là sự nghe lời, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy... thì ngày nay, với yêu cầu công việc, nhiều người không có thời gian ở cạnh chăm sóc cha mẹ, nhưng không vì thế mà bảo rằng họ không hiếu thảo. Nhiều người vẫn làm tròn trách nhiệm người con, chăm sóc cha mẹ chu toàn.
    Bên cạnh đó sự phân tầng thế hệ trong một gia đình cũng thể hiện rõ nét. Làm sao dung hòa mối quan hệ giữa nhiều thế hệ sống chung với nhau để gia đình luôn thuận hòa yên ấm? Nói về vấn đề này, chị Nguyễn Thị Thanh Khuê, gương điển hình hiếu thảo của tỉnh Hà Nam, tham gia liên hoan năm nay, cho biết gia đình chị hiện có 4 thế hệ đang sinh sống nhưng không khí luôn đầm ấm, vui vẻ. Bí quyết đó là sự quan tâm, chia sẻ, cảm thông và biết yêu thương, nhường nhịn cũng như mỗi thành viên phải biết hy sinh lợi ích riêng cho gia đình chung của mình.
    Bà Nguyễn Hồng Loan, điển hình hiếu thảo của tỉnh Tiền Giang, thì có quan niệm rất thoáng. Từng kinh qua những năm tháng chiến tranh và thăng trầm cuộc đời, bà hiểu được những mất mát cũng như giá trị đích thực của tình ruột thịt. Chính vì lẽ đó bà luôn quan tâm chăm sóc và coi cha mẹ chồng như cha mẹ ruột và với anh em bên chồng bà rất mực nhường nhịn. Chính những đêm thức trắng chăm sóc bố mẹ và những việc làm cụ thể, thiết thực của bà đã tự ngấm vào con cái sự hiếu thuận.
    Không thể hết những tấm gương sáng về lòng hiếu thảo trong cuộc sống hôm nay. ?oLiên hoan đại biểu con cháu hiếu thảo toàn quốc? năm nay mang nhiều ý nghĩa thiết thực góp phần gìn giữ, phát huy những giá trị truyền thống cao đẹp của người Việt; để lại nhiều bài học cho giới trẻ về tình yêu thương, sẻ chia, sự hy sinh, tấm lòng ơn nghĩa đối với cha mẹ trong thời đại ngày nay.

    Chữ hiếu phải xuất phát từ tình cảm yêu thương
    Theo thạc sĩ Đặng Vũ Cảnh Linh, nhà nghiên cứu về gia đình và các giá trị truyền thống, chữ hiếu về bản chất phải xuất phát điểm từ tình cảm của con người. Trước hết phải xuất phát từ tình cảm yêu thương, quan tâm, trách nhiệm và cách giáo dục của bố mẹ đối với con cái. Giúp con cái thẩm thấu, cảm nhận và trân trọng những giá trị đích thực của mối quan hệ huyết thống. Nếu như chữ hiếu thời xưa mang nặng tính áp đặt, lễ nghi thái quá và cực đoan thì chữ hiếu hiện đại cần đi sâu vào gốc rễ, xây dựng tình cảm trong gia đình dựa trên tinh thần bình đẳng và dân chủ, sẻ chia, tâm lý.

    NGUYÊN HÀ


    Nguồn tin : Người lao động

  7. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Học bổng ?oVượt khó - Học giỏi? cho học sinh vùng huyện của tỉnh Thừa Thiên - Huế. Báo Tuổi Trẻ & Tỉnh Đoàn Thừa Thiên - Huế tổ chức.
    Tài trợ: KTS Nguyễn Ngọc Dũng
    Học trò nghèo vùng đầm phá
    TT - Tìm đến những học sinh nghèo ở vùng đầm phá và ven biển của tỉnh Thừa Thiên - Huế nhận học bổng ?oVượt khó - học giỏi? lần này, trong tôi cứ quẩn quanh một nỗi băn khoăn.
    Băn khơan ấy, là vì sao các em lại học được và học giỏi trong hoàn cảnh khó khăn đến mức túng quẫn như thế?
    Gánh nặng trên vai con gái
    ?oTôi cứ nghĩ nếu cháu Vân ở nhà khác khá hơn, có lẽ cháu còn học đến tận đẩu tận đâu. Hiện chừ cháu là lao động chính của cả nhà. Tôi mấy năm nay bị đau cột sống, ruộng đồng, chài lưới bỏ hết. Mạ cháu lại đau kinh niên nên tất cả đều dựa vào sức con gái. Mà đứa đầu đang học Cao đẳng Sư phạm Huế. Anh kế của Vân do năm trước phải nhường cho anh đầu thi đại học nên phải gác lại để thi đợt vừa rồi. Mọi công việc nặng nhọc do đó Vân lo hết cả.
    Ngoài giờ học ở trường, cháu phải làm lụng suốt ngày: sáng dậy lên rú cát mót củi từ rất sớm, sau đó tranh thủ ra ruộng cùng mạ. Bảy con heo trong chuồng một tay cháu cặm cụi kiếm rau cỏ nuôi lấy (ảnh). Vậy chứ chúng là tài sản để mấy anh em theo học, và cả khi đau ốm, bệnh tật của cả nhà nữa. Tính ra cháu chỉ có thời gian ôn bài mấy tiếng lúc đêm khuya, rứa mà năm mô cũng giỏi nhất lớp, nhất khối, cô thầy khen!?.
    (Ông Nguyễn Ngọc Thanh, xã Phong Chương, huyện Phong Điền, tâm sự về cô con gái út Nguyễn Thị Vân - lớp trưởng lớp 8/1 Trường THCS Nguyễn Tri Phương, huyện Phong Điền)
    Đôi mắt của con là của mẹ
    Ngôi nhà Lê Quang Quý (ảnh - lớp 11/3 Trường THPT Vinh Xuân, huyện Phú Vang) sống cùng mẹ là một gian phòng rộng chừng 50m2, nơi trước đây là một nhà kho cũ của Hợp tác xã Vinh Thanh. Mùa nắng nóng nực như lò gạch; mùa mưa lạnh lẽo và dột nát.
    Nơi ấy còn có bảy giáo viên khác của Trường tiểu học Vinh Thanh cùng sống chen chúc. Nguồn sống của hai mẹ con đều nhờ vào đồng lương ít ỏi của người mẹ - cô Lê Thị Tâm Hạnh, nguyên giáo viên Trường tiểu học Vinh Thanh, vì bị bệnh mù mắt phải chuyển ngạch làm nhân viên hành chính của trường.
    ?oMay mà 11 năm đi học cháu đều học giỏi nhất lớp, luôn được bầu làm lớp trưởng. Những năm cháu còn nhỏ, tôi còn sáng mắt, còn bày vẽ đôi chút cho cháu. Sau khi mù hẳn, tôi bảo mẹ chỉ có con, mà con chỉ có một con đường học thôi vì tiền bạc, nhà cửa, đất đai mẹ con mình đều không có. Đôi mắt của con còn là mắt của mẹ? - người mẹ tâm sự. Thầy giáo Trần Ngọc Phước, phụ trách môn hóa học lớp 11/3, nói với tôi: ?oQuý học giỏi lại ngoan hiền và là một hình ảnh vượt khó mà cả học sinh lẫn thầy cô giáo trong trường đều yêu mến, cảm phục?.
    Người học trò chài lưới xóm Sông Đầm
    ?oBan đầu tôi cũng không ngờ Hùng là dân chài lưới ở xóm Sông Đầm. Đa số ở đó đều từ vạn đò lên bờ ngụ cư từ năm 1986, rất ít học sinh học hết tiểu học. Cha mẹ Hùng không biết chữ, các anh chị thì chữ được chữ mất do phải bỏ học sớm để kiếm sống. Do đó không ai kiểm soát được việc học của em và cũng không có sự ưu tiên nào cho việc học này.
    Gia đình Hùng có tám người nhưng có đến ba người bị bệnh, không lao động được. Em phải dành rất nhiều thời gian theo cha thả lưới, làm nò sáo trên đầm Cầu Hai. Việc học hoàn toàn do em tự lo và gần như tranh thủ thời gian.
    Vậy mà suốt những năm qua Hùng luôn là học sinh giỏi, luôn đứng trong nhóm đầu của lớp chọn (lớp 8/1) của trường. Không những vậy, Hùng còn nhiệt tình thật sự với các hoạt động Đội cùng bạn bè!?.
    (Thầy giáo Nguyễn Văn Vũ - tổng phụ trách Trường THCS Lộc Điền, xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc - nhận xét về Đặng Hùng - học sinh giỏi lớp 8/1).
    THÁI LỘC thực hiện
    Diệu Hiền và ước mơ mong manh
    Ngược gió Lào khô khốc và bụi mù mịt, chúng tôi đi lên thôn Sơn Quả - một khu vực gò đồi nghèo khó vùng sâu thuộc xã Phong Sơn (huyện Phong Điền) - để tìm gặp Hồ Thị Diệu Hiền, lớp trưởng và là học sinh giỏi nhất lớp 11A1 Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu. Hiền đang ngồi xắt chuối cây cho heo ăn giữa căn nhà trống hoác chưa tô trét (ảnh). ?oNăm tháng trước (3-2005) ba của mấy đứa bị sét đánh chết cả người lẫn trâu ngoài Cồn Ghe. Sáu bảy miệng ăn, nợ nần nặng trĩu. Bà con chòm xóm thương nhưng ai cũng khuyên có lẽ cho hai đứa đầu nghỉ học, phụ lo cày ruộng. Nhưng thấy cháu quá ham học, lại học giỏi, tui không nỡ? - bà Hồ Thị Lạc, 42 tuổi, mẹ Hiền, nghẹn ngào kể trong nước mắt.Hiền là con đầu, sau Hiền còn bốn đứa em khác đều đang đi học, trong đó em trai kế năm nay vào lớp 10 cùng trường. Hiền và em trai cố dành phần lớn thời gian để làm ruộng vườn, giữ trâu thuê phụ thêm cho mẹ.Nhưng thật khó mà tưởng tượng đến cảnh một ngày các em của Hiền đều lớn dần. Người mẹ gầy còm, nợ nần chồng chất này sẽ làm sao? Và chỉ năm tới, ước mơ trở thành cô giáo dạy toán của cô bé với khuôn mặt rất sáng này sẽ như thế nào?
    Thứ Năm, 25/08/2005, 00:58 (GMT+7)
    Học bổng ?oVươn lên? dành cho học sinh con gia đình nạn nhân chất độc da cam. Chống đỡ thay cả gia đình
    Minh Chương đang chạy bàn tại quán cà phê - Ảnh: Thái Bình
    TT - Trong 350 bạn nhận học bổng "Vươn lên" dịp này, nhiều bạn chưa một lần nhìn thấy mẹ cha, nhiều bạn vành khăn tang còn trên đầu, trên ngực. Đang ở độ tuổi vui chơi, học hành, những gương mặt trẻ ấy đã thật sự trở thành trụ cột chống đỡ cả gia đình...
    Cha mẹ đã ra đi
    Gặp Nguyễn Minh Chương (phường Phú Thủy, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận) khi Chương đang loay hoay nấu chè cúng mẹ nhân mùa lễ Vu lan. Sáu tháng trước, mẹ Chương, một cựu nữ TNXP, đã vĩnh viễn ra đi vì chứng ung thư, để lại ba con trẻ côi cút. Mẹ mất, dượng bệnh nặng phải về quê, căn nhà trở nên lạnh lẽo quá. Phải lo cho cuộc sống của ba con người, ước mơ đại học của người bạn trẻ này càng xa vời hơn...
    Ở ấp Thanh Phước, xã Thanh Điền, huyện Châu Thành (Tây Ninh), chúng tôi cũng gặp Trần Văn Nguyên vừa đi bán vé số về. Đầu trần, chân đất và hằn lên những vết chai vì đi bộ. Hàng xóm gọi nhà Nguyên là ?onghèo đặc biệt?.
    Cha mất lúc Nguyên lên 8, để lại mẹ và cô em gái mắc hội chứng Down lúc khóc lúc cười. Ngay trí nhớ của chính người bạn trẻ này cũng lúc nhớ lúc quên. Có những đêm mưa lớn, ba mẹ con vừa chống dột vừa khóc trong cái chòi lá có thể sập bất cứ lúc nào. Nơi Nguyên ở thuộc vùng kháng chiến cũ với di chứng chất độc da cam nặng nề.
    Ngay TP.HCM không phải chỉ toàn phồn hoa. Ngôi nhà cũ kỹ của Nguyễn Đức Hiếu (HS lớp 6 Trường THCS Đoàn Thị Điểm) nằm trong con hẻm sâu ở quận 3, TP.HCM diện tích 12m2 quá nhỏ đối với bốn con người. Hiếu vừa đi học về, người nhỏ thó so với tuổi 13 của em.
    Người anh trai của Hiếu bị nhiễm chất độc da cam, lỗ rò thực quản có vấn đề nên mỗi lần ăn uống là trào ngược ra. Người cha - một cựu trung đội phó đặc công miền, chính trị viên phó đại đội trinh sát trung đoàn 205 - đã mất cách đây sáu năm vì tai biến mạch máu não.
    Chống đỡ cả ước mơ
    Nguyễn Văn Lý thay mẹ chăm sóc em gái - Ảnh: Tố Oanh
    ?oHồi đó, mẹ bảo mai mốt học thú y về làm chung với mẹ rồi mẹ truyền nghề, nhưng bây giờ thì...? - Nguyễn Minh Chương kể. Mười hai năm miệt mài đèn sách, giữa lúc bạn bè hăm hở ?olều chõng? thì cậu học trò tội nghiệp phải dang nắng đạp xe lang thang đi tìm việc. Thấy một quán cà phê trên đường Tôn Đức Thắng (Phan Thiết, Bình Thuận) treo bảng tuyển người, Chương bậm môi bước vào.
    Mấy ngày đầu, Chương dù xớ ra xớ rớ nhưng kịp nghĩ ?ophải ráng, miếng ăn cho cả ba anh em?. ?oLương 600.000 đồng/tháng, cộng với tiền trợ cấp 100.000 đồng/tháng của cơ quan mẹ (Trạm thú y TP Phan Thiết), rồi chú Hiệp (trưởng trạm), cô giáo Hoa Phượng (Trường THPT Phan Bội Châu), cô Hương hàng xóm, người vài chục ngàn đồng, người ký gạo...
    Với người bạn trai mới học lớp 8 Trường THCS Tân Xuân (thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước) Nguyễn Văn Lý cũng thế. Em của Lý chào đời với thân hình dị dạng của di chứng chất độc da cam. Ba của Lý bỏ đi biệt tăm, người mẹ làm thuê ở lò giết mổ gia súc.
    Từ năm học lớp 5, Lý đã biết chăm lo cho người em bất hạnh. Hầu như đêm nào em cũng khóc, Lý bồng dỗ em đi vòng vòng khắp nhà. Mùa thi, đêm Lý vừa bồng em vừa học bài. Hai mùa hè qua Lý theo người cậu vào nhóm nhạc đám ma. Ngồi gõ trống, giữ em, người bạn nhỏ này mong mình thật mau lớn để đi làm, mơ ước thành kiến trúc sư.
    Ước mơ thuộc về tương lai, còn bây giờ những gương mặt ấy đang lần mò những bước chân đầu tiên cho ước mơ của mình. Như bước chân trên đường phố mỗi ngày cùng xấp vé số trên tay của Trần Văn Nguyên, 13 tuổi: đi cho ước mơ của mình, của gia đình, em gái mình...
    Đ.TƯƠI - T.BÌNH - T.OANH - Q.LINH
    Bình Luận: Nhân mùa Vu Lan, chúng ta nên đọc hay kể lại những câu chuyện hiếu hạnh của các em học sinh nghèo, giỏi, hiếu hạnh này cho con cháu mình nghe, để chúng biết trân quý phước báu hiện có, và noi theo gương hiếu hạnh của các em này.
  8. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Hai chàng học trò và 6.000 bộ áo quần
    Việt (trái) và Sơn may, sửa lại những bộ quần áo cũ trước khi gửi tặng bà con, HS vùng lũ
    TT - Lũ đã đi qua khá lâu nhưng tình nghĩa vẫn cứ tràn về với bà con xã Văn Hóa (Tuyên Hóa, Quảng Bình). Và lần này là bởi hai cậu học sinh nghèo nhưng giàu lòng nhân ái...
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=218730&ChannelID=7
    Bà con và các học sinh vùng lũ xã Văn Hóa (Tuyên Hóa) vừa nhận được món quà thật kịp thời: hơn 6.000 bộ áo quần cùng hàng chục chiếc chăn, màn và nhiều cặp đựng sách vở, dép. Ít ai nghĩ đó là quà của hai chàng trai năm nay lên lớp 12 Trường THPT số 3 Bố Trạch.
    Giờ thì cái tên "cu Sơn", "cu Việt" được người dân làng Thanh Khê và xung quanh chợ Thanh Khê (xã Thanh Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình) nhắc tới với nhiều quí mến. Bởi ngay sau khi trận lũ kinh hoàng ngày 7-8 rút, nhiều người đã thấy Sơn và Việt với hai bao tải vắt sau lưng, cần mẫn lội hết khu chợ này đến khu chợ khác quyên góp áo quần, chăn màn cứu trợ bà con vùng lũ. Sơn, Việt thổ lộ: "Khi chộ tivi, báo đài đưa tin lũ làm trôi hết nhà cửa của các bạn, thương quá nhưng không biết mần răng, vì cả hai đứa chỉ có 100.000 đồng nên nảy ra ý định đi quyên góp".
    Buổi đầu, cả hai chàng bảo nhau: chắc vô chợ mới xin được nhiều. Nhưng chuyện mới làm lần đầu nên cả hai chàng đều rất e ngại, học trò mà. Cũng vì là học trò nên 100.000 đồng dùng được: hai chàng vào chợ mua hai bộ quần áo vừa giá; sau đó ngỏ lời với các chị, các o ở chợ ủng hộ thêm. Chị Mai, bán hàng ở chợ Thanh Khê, nói: "Ban đầu mọi người cũng có ý nghi ngại. Sau nghe hai đứa trình bày ý định quyên góp áo quần và mọi thứ hàng hóa cho đồng bào ở Tuyên Hóa thì ai cũng ủng hộ, đóng góp liền". Sau ngày đầu tiên, cả hai đã có một bao tải lèn đầy áo quần mới do các chị, các o ở chợ Thanh Khê góp vào.
    Thích quá, hôm sau hai chàng lại ra chợ với hai bao tải. Hôm ấy cả hai phải cảm ơn mỏi miệng và tay thì cất, xếp áo quần đến mỏi nhừ. Vì nghe mách miệng việc làm của Sơn, Việt nên sáng ấy các chị, các o, các mẹ đã sắp sẵn áo quần ở nhà, thấy hai đứa đến là cầm tới.
    Ngày đi quyên góp, đêm hai chàng ngồi lựa: áo quần người lớn, trẻ em, nam, nữ cho vào từng gói riêng. Cái mới và cái cũ cho vào xen kẽ nhau trong từng gói để ai đó nhận được phần quà nào cũng không đến nỗi phải nhận toàn quần hoặc áo cũ. Nhiều bộ còn tốt, nhưng bị sứt chỉ, đứt nút, toạc viền thì Sơn, Việt cất riêng, đêm về cả hai chàng cặm cụi may sửa lại cho lành. Quần áo chưa được sạch sẽ, Việt và Sơn mang ra giếng hì hụi giặt giũ lại cho sạch. Mẹ Việt thấy con như vậy cũng giúp vào một tay may vá. Bà bảo: "Có ai ngờ hai đứa lại nghĩ ra rồi mần được việc nớ mô. Vì hằng ngày chộ cả hai đứa hắn đứa mô cũng nhút nhát...".
    Đến ngày khai giảng năm học mới, 5-9, ngoài hơn 6.000 bộ áo quần, Sơn và Việt còn được các o, các mẹ góp vô cả những thứ vật dụng khác như cặp sách, giày dép và hàng chục chăn, màn mới toanh. Bà Liên, nhà ở ven quốc lộ 1A, gần chợ Thanh Khê, tấm tắc: "Chộ bọn hắn mần việc tốt như rứa nên bầy tui kêu gọi nhau chuẩn bị sẵn áo quần, đồ dùng, để khi bọn hắn tới là mang ra liền, khỏi mất thời gian của bọn hắn".
    Anh Nguyễn Đức Ninh, quyền bí thư Huyện đoàn Bố Trạch, xúc động: "Hai em tự động làm lặng lẽ từ khi nào không ai biết. Đến khi hàng hóa tập trung lại đầy một gian nhà thì cả hai mới lên báo cho xã đoàn biết". Sơn và Việt thì cười ngượng nghịu: "Bọn em mần xong việc quyên góp thì không biết phải mần răng tiếp theo. Bí quá nên báo với xã đoàn, huyện đoàn cầu cứu". Anh Ninh nói thêm: "Huyện đoàn tức tốc thuê xe và cử một nhóm cùng với Sơn, Việt chuyển hàng lên cứu trợ cho xã Văn Hóa. Có bà con nhận hàng xong cứ đứng nhìn hai chàng mãi. Sau cơn lũ cuốn trôi toàn bộ tài sản, vài bộ quần áo kịp thời như rứa quí biết mấy...".
    Chị Nguyễn Trí Hạnh, phó bí thư Huyện đoàn Bố Trạch, "bật mí? một bí mật: "Khi nghe hỏi không có tiền sao mà mua và quyên góp được nhiều áo quần vậy, cả hai chàng xúc động, không biết nói sao chỉ... đỏ hoe mắt".
    LAM GIANG
    Hồi tiểu học, nghỉ hè, Việt phải xách ấm nước chè xanh vào chợ bán. Lên cấp II, Việt đi bán kem kiếm tiền mua sách vở cho mình và hai em. Còn Sơn là con gần út của một gia đình bảy anh chị em. Nhà đông người, điều kiện kinh tế khó khăn nhưng Sơn luôn là người biết giúp đỡ người khác. "Bọn em phải mần gấp rút cho kịp năm học mới"- Phan Quốc Việt và Cao Hanh Sơn nhỏ nhẻ nói về việc làm của mình bên hai chiếc xe đạp cà tàng hằng ngày vẫn dùng đi học.
    [​IMG]
  9. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4

    Bếp ăn tình thương ở bệnh viện đa khoa Đặng Thùy Trâm: Xoa dịu nỗi đau bệnh tật
    http://www.moh.gov.vn/homebyt/vn/portal/InfoDetail.jsp?area=0&cat=1461&ID=5592
    Hoạt động từ tháng 3/2006, bếp ăn tình thương ở Bệnh viện đa khoa (BVĐK) Đặng Thùy Trâm, Quảng Ngãi đã hỗ trợ cho nhiều bệnh nhân nghèo. Hơn một năm qua, hàng nghìn suất ăn miễn phí đã được chuyển tới tận tay những người bệnh
    Bếp ăn tình thương ở bệnh viện đa khoa Đặng Thùy Trâm: Xoa dịu nỗi đau bệnh tật

    Hoạt động từ tháng 3/2006, bếp ăn tình thương ở Bệnh viện đa khoa (BVĐK) Đặng Thùy Trâm, Quảng Ngãi đã hỗ trợ cho nhiều bệnh nhân nghèo. Hơn một năm qua, hàng nghìn suất ăn miễn phí đã được chuyển tới tận tay những người bệnh, giúp họ thêm ấm lòng vượt qua nỗi đau bệnh tật.
    Từ hơn một tháng qua, ông Lê Năm, 47 tuổi ở xã Phổ Văn, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, bệnh nhân đang nằm điều trị tại Khoa nội, BVĐK Đặng Thùy Trâm đã trở thành ?okhách? quen của bếp ăn tình thương của bệnh viện. Ông bị suy tim nặng, thời gian nằm viện nhiều hơn ở nhà nhưng hoàn cảnh gia đình lại hết sức khó khăn. Thu nhập chính của cả gia đình ông trông vào mảnh ruộng lúa và một hơn một sào đất trồng mía nhưng nhiều năm nay đã phải cho người khác thuê ruộng vì không có tiền mua giống cây để trồng. Nhà nghèo lại mang bệnh trọng, ông đi nằm viện chỉ có duy nhất một bộ quần áo trên người và chưa đầy 20.000 đồng trong túi. Do thuộc diện hộ nghèo nên ông được miễn phí hoàn toàn tiền chi phí điều trị nhưng ông vẫn rất lo lắng bởi không biết lấy gì ăn trong thời gian nằm viện. Vào nhập viện buổi sáng thì buổi trưa, ông được chị Hoa, điều dưỡng của khoa đưa tận tay phiếu ăn miễn phí. Gặp tôi ở nhà ăn bệnh viện, ông Năm cứ nhắc đi nhắc lại rằng nếu không có những bữa ăn như thế này, chắc ông cũng đã về nhà ?onằm chờ chết? từ lâu bởi không có ăn biết sống thế nào mà chữa bệnh. Không chỉ có ông Năm, hơn một năm qua, rất nhiều bệnh nhân nghèo nằm điều trị tại BVĐK Đặng Thùy Trâm đã được ấm lòng từ những bữa ăn đầy tình thương như thế. Bà Huỳnh Thị Mai, 59 tuổi ở xã Phổ Phong, đang nằm điều trị tại Khoa hồi sức cấp cứu xúc động nói: ?oDo bệnh nặng nên tôi không thể tự xuống nhà ăn, nhưng hằng ngày các bác sĩ đã mang cháo tới tận giường bệnh cho tôi. Người nghèo như chúng tôi, mỗi lần đau ốm phải nằm viện trăm nỗi lo. Lo đấy mà chẳng thể làm gì được. Được nhận suất ăn tình thương của bệnh viện, tôi mừng và biết ơn vô cùng?.
    Dẫn tôi đi tham quan khu nhà ăn mới được đầu tư nâng cấp khá khang trang, BS. Võ Thanh Tân, quyền Giám đốc BVĐK Đặng Thùy Trâm cho biết: ?oBếp ăn tình thương cho bệnh nhân nghèo xuất phát từ ý tưởng của Ban giám đốc khi nhận thấy tình hình thực tế của các bệnh nhân nghèo đến khám chữa bệnh tại bệnh viện. Dù đã được miễn toàn bộ viện phí, thuốc men nhưng có khá nhiều bệnh nhân đứt bữa, không có tiền ăn. Trên tinh thần đó, bệnh viện đã vận động các y bác sĩ trong bệnh viện và kêu gọi các nhà hảo tâm ủng hộ xây dựng bếp ăn tình thương cho bệnh nhân nghèo?. Bằng các hình thức như ủng hộ tiền mặt, cùng Hội chữ thập đỏ huyện Đức Phổ vận động ?ohũ gạo tình thương vì bệnh nhân nghèo?..., cứ vừa tiến hành thực hiện vừa tiếp tục vận động, từ ý tưởng đầy lòng nhân ái của các bác sĩ BVĐK Đặng Thùy Trâm, bếp ăn cho người bệnh mang tên anh hùng liệt sĩ đã ra đời. Chỉ tính riêng mấy tháng đầu năm 2007, bệnh viện đã nhận được hàng chục triệu đồng ủng hộ cho bếp ăn. Nguồn tiền vận động được từ các tổ chức, các đoàn thể, các nhà hảo tâm, bệnh viện đã chia suất ăn tình thương cho bệnh nhân nghèo đang điều trị tại bệnh viện theo hình thức 2 bữa ăn trưa và tối, 8.000 đồng/bệnh nhân/ngày. Tùy theo nhu cầu và bệnh lý của người bệnh, bữa ăn được chuyển linh động bằng cơm, sữa hoặc cháo. Đối với những bệnh nhân là người dân tộc, bệnh nhân cơ nhỡ không có thẻ người nghèo, bệnh viện cũng xem xét để hỗ trợ bệnh nhân. Từ ngày bếp ăn tình thương đi vào hoạt động đến nay, trung bình một ngày bệnh viện phát từ 15 - 20 suất ăn cho người bệnh, những người già neo đơn, bệnh nhân cơ nhỡ không có người chăm sóc, bệnh viện còn cử y tá, điều dưỡng mang suất ăn tới tận giường cho bệnh nhân. Với số lượng bệnh nhân nghèo chiếm từ 1/3 đến 1/4 bệnh nhân nằm viện, Ban giám đốc BVĐK Đặng Thùy Trâm đã hết sức cố gắng ?oco kéo? để duy trì được các suất ăn tình thương hằng ngày cho bệnh nhân nghèo. Như lời tâm sự của BS. Tân với chúng tôi trước khi chia tay: ?oĐược vinh dự mang tên người anh hùng liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm, chúng tôi vô cùng vinh dự nhưng cũng thấy trách nhiệm của mình lớn lao, nặng nề hơn. Bà con cả nước đã dành rất nhiều tình cảm với người dân Đức Phổ, với bệnh viện. Chúng tôi sẽ nỗ lực hết mình để làm tốt nhiệm vụ, đồng thời san sẻ tấm lòng nhân ái của các tổ chức, cá nhân đến với các bệnh nhân nghèo, giúp họ vơi đi nỗi đau bệnh tật?.
    Nguyễn Việt

    Ngày 25/08/2007

    Nguồn: Báo Sức khỏe và Đời sống

  10. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Tiểu đội nhí vượt nghèo
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=221228&ChannelID=7
    TT - Khi là cây bút, tập sách, lúc là chiếc đài mini, đôi dép, bộ quần... để giúp những bạn nhà nghèo bớt phần khó khăn.
    Tiền mua những vật dụng này lại là tiền tiết kiệm ăn sáng của các em nhỏ trong nhóm vượt nghèo Trường THCS Tri Phương (xã Tri Phương, huyện Tiên Du, Bắc Ninh).
    Hai năm trước, bạn Nguyễn Đình Hà thấy trong lớp mình còn nhiều bạn có hoàn cảnh khó khăn. Các bạn ấy đến lớp với cái bụng đói meo.
    "Nhìn những bước đi và vẻ mặt mệt vì đói của các bạn là em biết" - Hà chia sẻ. Từ đó Hà đưa ra ý tưởng thành lập nhóm vượt nghèo và được thầy cô và các bạn trong lớp ủng hộ. Nhóm gồm 13 bạn nhỏ trong lớp 6C Trường THCS Tri Phương do Hà làm đội trưởng.
    Một nghìn đồng - vạn niềm vui
    Ngay khi ra đời, nhóm lập ra một quĩ riêng để hoạt động. "Mỗi sáng chia sẻ 1 nghìn đồng để góp vào quĩ là niềm vui của bọn em" - Hà khẳng định. Hà tiết lộ thêm "bạn nào cũng sẵn sàng chia sẻ tiền ăn sáng của mình, có nhiều bạn chỉ ăn có 500 đồng xôi, còn lại góp tất vào quĩ?.
    Ngoài việc tiết kiệm tiền ăn sáng, nhóm vượt nghèo còn vận động các bạn trong trường cùng góp một chút tiền ăn sáng vào quĩ. Để cho quĩ nhiều hơn, các bạn trong nhóm vượt nghèo không ngại vất vả thường xuyên đi làm vệ sinh thôn xóm để lấy tiền hoạt động.
    Đi cả buổi được 10.000 đồng, nhóm cho vào quĩ. Hà bảo: "Quĩ nhiều thì chúng em giúp được nhiều bạn hơn". Mỗi tuần nhóm vượt nghèo giúp một bạn gặp hoàn cảnh khó khăn ở trong trường mình học. Trong năm học, nhóm thường hoạt động vào thứ sáu. Còn vào hè, nhóm hoạt động vào thứ hai và thứ sáu hằng tuần.
    "Giúp các bạn của mình vượt nghèo là điều kiện để bọn em có thêm nghị lực học tốt hơn"
    Hai năm qua, 13 bạn nhỏ trong nhóm vượt nghèo đã trở thành người bạn thân thương với những gia đình nghèo ở xã Tri Phương. Nhóm vượt nghèo thường xuyên giúp 20 bạn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
    Bạn Nguyễn Đình Huynh, học lớp 6C Trường THCS Tri Phương, có hoàn cảnh khó khăn. Bố mất sớm, mẹ làm nghề gánh gạch thuê, gia tài có con bò là trị giá nhất. Ba mẹ con bạn Huynh phải sống trong căn nhà ngói ba gian lụp xụp, dột nát. Cuộc sống thiếu ăn từng ngày nên nhà Huynh không có tiền để lợp lại căn nhà, phải sống trong cảnh cứ mưa là dột đã nhiều năm.
    Thế là nhóm vượt nghèo đến giúp đỡ nhà bạn Huynh tiền để mua ngói lợp lại căn nhà và tặng bạn Huynh chiếc đài mini. "Nhà em không có tiền mua tivi, chiếc đài là món quà quí, là người bạn nhỏ của em" - bạn Huynh tâm sự. Ngoài ra, nhóm vượt nghèo còn giúp Huynh giày dép, quần áo mặc đi học.
    Tiếp sức đến trường
    Bạn Nguyễn Đình Nam, lớp 6C (Trường THCS Tri Phương), nhà nghèo, sức học kém, không có tiền để đi học thêm nên các bạn trong nhóm vượt nghèo đã phân công nhau đến giúp Nam học tập.
    Mỗi buổi, nhóm cử một bạn đến giúp Nam học 2 tiếng. Các bạn giảng xong rồi cho Nam làm bài tập. Không hiểu thì giảng lại. Sau một thời gian Nam học tiến bộ hẳn. Vào đầu năm học Nam không có sách giáo khoa, nhóm vượt nghèo lại mua tặng Nam sách giáo khoa, bút, dép để đến trường.
    Không những giúp đỡ các bạn trong lớp, nhóm vượt nghèo của Hà còn giúp những anh chị học ở khóa trên. Nguyễn Thị Dung, học lớp 9 (Trường THCS Tri Phương), nhà nghèo, thiếu ăn.
    Nhóm vượt nghèo đến giúp chị Dung làm những việc như quét nhà, nấu cơm, cho các con vật ăn. Nhất là khi mùa vụ, các em trong nhóm lại đến giúp nhà chị Dung gặt lúa. "Bạn gái thì cầm liềm cắt, bạn trai ôm lúa lên bờ. Mỗi bạn một việc nhằm san sẻ sự vất vả cho nhà chị Dung" - Hà kể lại.
    Đặc biệt, các bạn trong nhóm vượt nghèo còn cõng bạn Nguyễn Công Đoàn đi học. Đoàn bị liệt hai chân không tự đi lại được, sinh hoạt khó khăn. Hình ảnh những cậu bé cõng nhau đến trường khiến nhiều người xúc động.
    Cô Nhung, mẹ Đoàn, sụt sịt: "Tôi rất cảm động bởi việc làm của các em trong nhóm vượt nghèo. Các em không chỉ giúp Đoàn vui vẻ, bớt mặc cảm, mà đã giúp nhiều bạn nhà nghèo về vật chất và tinh thần".
    13 bạn nhỏ trong nhóm vượt nghèo không phải bạn nào cũng có cuộc sống sung túc. Các em còn là những học sinh khá, giỏi của Trường THCS Tri Phương. Hiện tại, các em nhỏ trong nhóm vượt nghèo đang đi quyên góp sách cũ để đến đầu năm học tặng những bạn không có sách đến trường.
    QUẢNG DÂN

Chia sẻ trang này