1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Làm người

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi Tinhnguyen08, 01/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Giảng đường của "Lọ Lem"
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=221766&ChannelID=7
    TT - Có đêm, cô bé ngủ gục bên đống cá cơm. Trong cái lạnh tái người của nước đá ướp, trong cái mùi tanh nồng của cá sống, cô bé chập chờn mơ mình trở thành một sinh viên...
    Ba mẹ làm nghề thương hồ, mang theo bốn đứa con ngược xuôi trên dòng sông Vàm Cỏ. Năm lên 6, Nguyễn Thị Bảo Trân được ba mẹ gửi cho người mợ ở Cần Đước, Long An để tiện đến trường. Đời ba mẹ và các chị biết chữ đủ đọc tên mình và nhận biết mặt các loại tiền, ba mẹ cũng chỉ hi vọng Trân học được chừng ấy.
    Đường đến trường
    Mỗi ngày Trân lội bộ 14km để đến trường. Tối, cô bé chong đèn học bài. Vậy mà năm nào Trân cũng là một trong những học sinh giỏi nhất lớp.
    Còn nhớ cuối năm lớp 4, mợ quyết định: "Từ năm sau Trân không được đến trường nữa! Dù sao con cũng đọc chữ rành, làm toán cộng trừ nhân chia giỏi rồi. Các chị con cũng chỉ học tới lớp 2 thôi". Cô bé mím môi lại, gật đầu. Tối đó, Trân mới dám khóc một mình. Không dám đòi hỏi thêm. Nhà mợ nghèo và đông con. Chỉ còn le lói tia hi vọng: ba mẹ đi ghe về sẽ tiếp tục cho đến trường. Hai năm sau đó, Trân ở nhà phụ mợ nấu cơm, chăm em và chờ?
    Ba mẹ về. Ước mơ đến trường mới vỡ tan khi ba mẹ quyết định đưa Trân và em lên thành phố mưu sinh. Một chị thì có chồng lúc 16 tuổi. Một chị cũng đi làm mướn. Bốn người còn lại thuê một căn nhà trọ nhỏ xíu ở Bến Chương Dương. Lúc ấy, ba đang thất nghiệp.
    12 tuổi, Trân theo mẹ ra chợ cá Cầu Ông Lãnh. Công việc của cô bé này là ngồi cắt đầu cá cơm (loại cá nhỏ chưa bằng ngón tay út) ròng rã 18 giờ/ngày đêm. Hằng đêm cứ từ 0 giờ, Trân cúi đầu làm cho đến 6g chiều hôm sau. Với mỗi ký cá Trân được trả công 1.500 đồng. Ngày nào giỏi lắm Trân làm được 20 kg. Thế nhưng, để nhận được những đồng tiền ấy, mấy ngón tay bị lở loét hết. Trong cái lạnh tái người của nước đá ướp, trong cái mùi tanh nồng của cá sống, cô bé vẫn chập chờn mơ mình trở thành một sinh viên.
    Duyên may mỉm cười khi một người bạn cùng cảnh ngộ giới thiệu Trân học lớp Anh văn miễn phí tại Mái ấm Tre Xanh (đường Calmette, Q.1, TP.HCM). Vậy là, những lúc ngồi trước đống cá ngổn ngang, Trân lẩm nhẩm học bài. Mỗi chiều, vừa buông những con cá xuống là cô ù chạy về nhà, tắm rửa và đến lớp. Sau khi học được một tháng rưỡi, Trân thi kiểm tra đạt điểm cao nhất lớp và được nhận học bổng học Anh văn ở trung tâm ngoại ngữ. Hơn một năm sau, Trân thi đạt chứng chỉ B. Thấy cô bé siêng năng, ham học, chị Nguyễn Thị Bạch Phát, chủ nhiệm mái ấm, còn gửi Trân học văn hóa tiếp tục ở Trường Ánh Sáng. Sau đó là Trung tâm Giáo dục thường xuyên Q.3.
    Cứ đêm làm ngày học, vậy mà Trân "nhảy" hai năm học ba lớp.
    Ươm ước mơ trong hẻm tối
    Khi Trân đang học lớp 8 thì chợ Cầu Muối cũng bị giải tỏa. Những người dân tha hương sống nhờ chợ như gia đình Trân cũng tan tác. Mẹ theo chợ đầu mối về Thủ Đức sinh sống.
    Trân thuê một căn nhà trọ, xin làm bưng bê trong một nhà hàng để có tiền đi học tiếp. Năm Trân học lớp 12 cũng là năm gian nan nhất. Thời gian này cô phải học hai buổi/ngày nên không thể làm ở nhà hàng. Cô quyết định học đến cùng. Buổi tối, Trân đi dạy kèm Anh văn với thu nhập 500.000 đồng/tháng. Số tiền này chỉ đủ đóng tiền nhà trọ. Cũng may, em gái Trân xin được việc làm, phụ chị tiền ăn. Cứ sáng nhịn đói đi học. Tối đi dạy kèm.
    Khi các sĩ tử cả nước nô nức đổ về thành phố để luyện thi, Trân cũng lặng lẽ tự ôn luyện trong căn phòng trọ ở Q.4. Căn phòng trọ tối om om cuối con hẻm hun hút hai người tránh nhau không lọt. Căn phòng có món tài sản vô giá là cái thùng xốp đựng trái cây được Trân dùng làm bàn học trong nhiều năm nay.
    Vậy mà Trân cũng đỗ. Cầm giấy báo trúng tuyển cao đẳng trong tay, sau nỗi hạnh phúc chảy nước mắt là gánh nặng lo âu. Trân quyết định chọn học ngành điện tử - viễn thông, hệ cao đẳng của Trường đại học Văn Hiến. Tuy nhiên, khoản học phí 4,4 triệu đồng/năm quá lớn với đôi vai nhỏ bé. Chưa kể hàng trăm chi phí khác suốt ba năm học.
    Trân đã vượt bao chặng đường gai góc để đến trước cánh cổng của ước mơ. Nhưng, nếu không có tiền, cánh cổng ấy có khép lại cùng sự vỡ tan giấc mơ giảng đường của "cô bé Lọ Lem"?!
    YẾN TRINH
  2. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Bà Thu Nga nhận đỡ đầu cho một sinh viên nghèo học hết đại học
    Lao Động số 218 Ngày 20/09/2007 Cập nhật: 8:58 AM, 20/09/2007


    (LĐ) - Chiều 18.9, tại VPĐD Báo Lao Động ở Cần Thơ, Quỹ TLV Lao Động cùng LĐLĐ tỉnh Bến Tre, thay mặt bà Nguyễn Thị Thu Nga - một "Mạnh Thường Quân" ở thị xã Vị Thanh, Hậu Giang - trao tặng em Trần Thị Chanh - ngụ ấp 5, xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú, Bến Tre 1,5 triệu đồng để em đóng học phí nhập học (ảnh).
    Em Chanh nguyên là học sinh Trường THPT Giao Thạnh (từng được Báo Lao Động hỗ trợ chỗ trọ miễn phí trong kỳ thi đại học vừa qua) thi đậu vào ngành công nghệ thông tin - Trường ĐH Cần Thơ. Xét hoàn cảnh của em, nhà trường đã miễn 1/2 học phí, nhưng do gia đình em Chanh quá nghèo, nên cha mẹ em không đủ tiền đóng 1/2 học phí còn lại cho em. Ngoài việc hỗ trợ trước mắt 1,5 triệu đồng, bà Nga sẽ tài trợ cho em Chanh mỗi tháng 500.000đ cho đến hết đại học.
    C.Thành
    http://www.laodong.com.vn/Home/tamlongvang/2007/9/56076.laodong
  3. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Gieo mầm xanh tin học
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=222605&ChannelID=7
    TT - "Họ là những mảnh đời bất hạnh hơn chúng ta, họ muốn hòa nhập vào cuộc sống hiện đại, họ muốn biết thế nào là mouse, keyboard, monitor..., muốn tiếp thu thêm kiến thức...
    Cái nghèo, cái khó đã ngăn cách họ... Chính vì những lý do đó thành viên của Tin Học Xanh trăn trở nhiều đêm ngày".
    Những lời ngỏ chân thành trên đã thay lời bảy thành viên thành lập nhóm công tác xã hội Tin Học Xanh (THX) giới thiệu về nhóm. Quen biết nhau trên một diễn đàn tin học, họ đã đến với nhau vì cùng một tấm lòng chung: mang công nghệ thông tin đến với những người có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là các em nhỏ.
    Nơi hội ngộ những tấm lòng
    Thùy Trâm, là một trong những thành viên đầu tiên, nói: "Trước đây anh Đắc Lý - thành viên lớn tuổi nhất trong THX - đã từng làm một mình nhưng gặp rất nhiều khó khăn. Trong một lần giao lưu offline giữa các anh em trên diễn đàn tin học, anh Lý đã giới thiệu về công việc của mình, nhóm bàn luận rất sôi nổi về chương trình của anh Đắc Lý, càng nói càng hăng và càng thấy hay, kết quả là THX đã ra đời với tâm huyết chung của bảy thành viên". Website www.tinhocxanh.org cũng nhanh chóng được xây dựng nhằm thông tin về những kế hoạch, chương trình hoạt động của nhóm.
    Mới chỉ hơn một tuổi nhưng THX đã lập được những chiến công rất ấn tượng: hai bộ máy đầu tiên tặng hai bạn học sinh nghèo ở TP.HCM và Bình Dương; năm bộ máy cho giáo xứ An Bình, Gò Quao, Kiên Giang; năm bộ cho Trường Bình Minh ở Ayunpa, Gia Lai; năm bộ cho Trường Vị Nhân, Buôn Ma Thuột; năm bộ cho giáo xứ Mằng Lăng, Phú Yên; năm bộ cho giáo xứ Sông Cầu, Phú Yên. Máy tính THX ra đời khá công phu và thường mất nhiều thời gian. Trước tiên là sưu tầm linh kiện, nếu lên diễn đàn tin học www.ddth.com, đâu đó bạn sẽ thấy những lời nhắn kiểu như "ai có linh kiện máy tính hư cũ hãy cho THX"...
    Nhờ những lời kêu gọi đó, khá nhiều linh kiện cần thiết đã được các thành viên trên diễn đàn mang tặng. Thùy Trâm cho biết: "Khi các công ty có thanh lý máy tính thì mình sẽ đến mua hoặc vận động họ tài trợ cho chương trình. Khi đã đủ linh kiện, Trâm sẽ lên diễn đàn kêu gọi các bạn đến kiểm tra, lắp ráp và cài đặt máy. Cấu hình máy tuy không cao nhưng chạy phải ổn định, vì mình không thể tặng người ta một chiếc máy chưa hoàn thiện!". Không những vậy, khâu lựa chọn phần mềm cài đặt vào máy tính cũng rất công phu vì vừa phải đảm bảo chạy tốt trên máy cấu hình thấp, vừa phải phù hợp với người sử dụng.
    Ở đâu cần, ở đó có THX!
    Những nơi khó khăn đang cần máy tính có thể liên hệ với nhóm THX để được trợ giúp. Bạn đọc gần xa có tấm lòng hãy tặng các linh kiện máy vi tính cũ, hỏng nhưng có thể sửa được cho THX (có thể chủ động mang đến hoặc THX sẽ cử người đến nhận). Địa chỉ liên hệ: THX, 402 Cao Thắng (nối dài), Q.10, TP.HCM hoặc có thể liên lạc với các thành viên THX tại www.ddth.com.
    Một thành viên trên diễn đàn tin học đã nhận xét: "Chương trình của các bạn thật cảm động!". Không cảm động sao được khi họ đã làm việc với tất cả trái tim nhân ái của mình. Họ cũng như bao người khác, cũng hối hả, đua chen với công việc và cuộc sống thời hội nhập: "Cả bảy thành viên đều làm trong lĩnh vực IT và đều giữ những vị trí quan trọng trong công ty. Bốn thành viên đã có gia đình và con cái, công việc rất bận rộn", nhưng họ vẫn cố gắng dành thời gian cho những công tác xã hội thầm lặng và vô giá này.
    Thùy Trâm tâm sự: "Trong những chuyến đi tặng máy tính, tất cả chi phí đi lại, ăn ở đều do các thành viên của nhóm tự bỏ tiền túi ra lo liệu. Có những chuyến đi không kịp thở, thời gian đi về hơn 20 tiếng mà mới chiều thứ sáu đi, tối chủ nhật phải về đến nơi để kịp thứ hai còn đi làm. Rồi có những lúc đến nơi trao tặng, lắp ráp xong nhưng máy không hoạt động vì có linh kiện đã hỏng do bị xóc trong quá trình vận chuyển. Ai cũng thất vọng, đành phải đem về nhà sửa lại, rất mất thời gian".
    Vinh Thắng, một thành viên khác, tâm sự: "Nhìn các em nhỏ người dân tộc thích thú và ngạc nhiên, tôi hiểu được cảm giác sung sướng đó vì thật ra đối với những bạn nhỏ ấy, máy vi tính là những thứ hiện hữu trên tivi và qua lời người lớn kể. THX đã mang đến cho những bạn nhỏ sự háo hức và say mê khám phá cái mới".
    ĐỨC THIỆN
  4. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Cộng đồng ảo - hoạt động thật
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=222907&ChannelID=7
    TT - Những năm gần đây tại VN người ta bắt đầu thấy xuất hiện rầm rộ sự "giao du" của giới trẻ trên mạng Internet, phát triển thành những nhóm cộng đồng, từ đó bước ra cuộc sống thật, làm thật nhiều những việc có giá trị thật.
    >> Bài 1: Bắt mạch nhu cầu mới
    Người ta gọi đó là "cộng đồng ảo", nhưng thật ra những điều mà hàng triệu người trẻ này chia sẻ không hề ảo. Đó là những câu chuyện về số phận không may, những câu chuyện tình người, những hình ảnh kém may mắn trên khắp đất nước mà hàng ngàn người dang tay chia sẻ.
    Nghe đọc nội dung toàn bài:
    Từ online đến offline
    Đến nay, mạng Trí tuệ Việt Nam online vẫn là nơi thu hút hàng triệu thành viên, đông đảo nhất là người trẻ. Rồi hàng loạt diễn đàn trên mạng: web nói chuyện tin học (diendantinhoc), điện ảnh (movieboom), cơ điện lạnh (hvacr), marketing (openshare), hàng trăm diễn đàn, trang web hoạt động xã hội... là những vấn đề thời sự nóng bỏng được bình luận. Những ý tưởng mới phát kiến. Những chương trình, dự án mở ra.
    Như "Nụ cười đêm trăng 2007" của nhóm Những Người Bạn trên saigonvechai.com đã mang nụ cười rạng ngời cho 500 trẻ mồ côi, khuyết tật diễn ra ở Đầm Sen? Nhóm này còn xắn tay cùng nhiều nhóm khác: Đoàn thanh niên Trường Saigon Tech, diễn đàn Hoa thủy tinh, nhóm thiện nguyện Diêu Bông, câu lạc bộ môtô, Saigon CD, Honda67, Vespa... làm chương trình ca nhạc mà ca sĩ và ban nhạc là những nhóm công tác xã hội. Toàn bộ số tiền thu được mua quần áo và quà năm học mới cho trẻ khó khăn.
    Thành đoàn TP.HCM từng thu hút thanh niên bằng những buổi nói chuyện tại Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM. Trong khi đó, một website chuyên về điện ảnh có tên là "movieboom.com" được thành lập hơn năm năm qua đến nay là "xã hội ảo" về điện ảnh. Hàng ngàn thành viên trí thức trẻ yêu thích điện ảnh đã xem đây là mái nhà chung để chia sẻ cuộc sống thông qua đam mê điện ảnh. Họ còn offline, sống như anh em bằng cách mở chuỗi quán cà phê "Ya!" và tham gia viết sách trong tủ sách điện ảnh của đạo diễn Việt Linh.
    Cùng một con đường
    Lang thang blog, gặp nhau và lập nhóm. Chi hội từ thiện Minh Tâm (thuộc Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo TP.HCM) ban đầu chỉ khoảng chục thành viên, đến nay có hoạt động đã qui tụ hàng trăm người.
    Anh Đỗ Quang Thuần - trưởng nhóm - cho biết: "Dần dần hoạt động nhóm đi vào chuyên nghiệp, chia thành từng nhóm nhỏ hơn để chuyên sâu". Đủ mọi lứa tuổi, đủ ngành nghề mà điểm chung duy nhất là tấm lòng dành cho những cảnh đời bất hạnh. Những chuyến công tác xã hội xa, khi thì khám bệnh cho người dân nghèo tại một huyện miền núi Tây nguyên, lúc lại lo đêm trung thu cho trẻ nghèo, hay chiếc chăn ấm cho bà con khi mùa đông về...
    Vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ mới đây khi thông tin, hình ảnh được đưa lên blog, các thành viên và không ít mạnh thường quân của chi hội đã vận động được trên 40 triệu đồng trong vòng chưa đầy hai ngày.
    QUỐC LINH
    Câu hỏi đặt ra: vì sao thế giới mạng hấp dẫn được những con người dù bận trăm công nghìn việc ngoài cuộc sống vẫn online trên mạng và offline ngoài đời?
    Nguyễn Hoàng Cúc, 25 tuổi, nhân viên một công ty nước ngoài, thành viên của "hoathuytinh forum", lý giải: "Tôi tham gia vì thấy các chương trình mà nhóm đưa ra rất hứng thú. Trẻ ai mà chả muốn có nhiều bạn bè, lại cùng làm chung những việc có ý nghĩa thì còn gì bằng".
    Anh Dũng Trần, người cựu cán bộ Đoàn của Sở Địa chính nhà đất TP.HCM, chủ nhiệm nhóm "Những Người Bạn", nói: "Xây dựng, tập hợp thanh niên, đặc biệt thanh niên nhiều thành phần là khơi đúng điều họ đang cần, giao việc cho mỗi người để họ cùng tham gia, góp sức, bởi người trẻ luôn muốn thể hiện, chứng tỏ năng lực của mình. Và quan trọng là không rập khuôn mà phải thay đổi, sáng tạo liên tục cách làm".
    Đây là nhóm tích hợp năm, bảy nhóm khác cũng trên mạng với ý nghĩa người góp công sức, người góp tài chính làm nên những chương trình có ý nghĩa trong công tác từ thiện xã hội. Từ 20 thành viên cách nay ba năm, nay nhóm đã có trên 700 người từ doanh nhân, sinh viên đến giảng viên...
    Mới đây nhất, khi thảm họa nhịp dẫn cầu Cần Thơ nổ ra, sau những bàng hoàng ở khắp cộng đồng mạng, thì những chương trình hành động bắt đầu xuất hiện. "Vì bạn có bàn tay ấm", lời mở màn trên một blog kéo theo một dự án. Blog Tèo, Đức đen thui, Vine gặp nhau và nhanh chóng đưa ra một trang web nhằm lưu lại toàn bộ thông tin về thảm họa cầu Cần Thơ.
    "Bung" - nick của một trong những người chủ trì, hiện là một nhà báo - cho hay gần như ngay lập tức anh nhận được sự ủng hộ của những thành viên khác. Chương trình đêm tưởng niệm, quyên góp và chia sẻ đến thân nhân những nạn nhân vụ cầu Cần Thơ thì phân nửa người đến là những blogger.
    Công nghệ có khả năng làm thay đổi các cách thức sống. Do đó, nó làm thay đổi các phương thức tập hợp thanh niên. Nếu các tổ chức Đoàn, Hội không theo những cách tiếp cận mới - những "phân khúc mới - thì sẽ trả khả năng tập hợp về cho thanh niên giỏi công nghệ và có tầm nhìn mới hơn.
    ĐẶNG TƯƠI
  5. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Những nghịch lý của cuộc sống
    Chúng ta có ít nhưng xài nhiều, chúng ta mua nhiều nhưng sử dụng ít.
    Chúng ta có nhà rộng với mái ấm hẹp; có tiện nghi nhưng ít thời gian.
    Chúng ta có nhiều bằng cấp nhưng lại có ít tri thức.
    Chúng ta có nhiều kiến thức nhưng lại thiếu sự suy xét.
    Chúng ta làm ra những thứ lớn hơn nhưng chưa chắc chất lượng hơn.
    Chúng ta làm giàu tài sản nhưng lại làm nghèo giá trị bản thân.
    Chúng ta nói quá nhiều, thương yêu quá ít và thường hay ghét người.
    Chúng ta kéo dài tuổi thọ nhưng không sống đúng ý nghĩa đích thực của cuộc sống.
    Chúng ta chinh phục không gian vũ trụ nhưng lại bỏ trống không gian tâm hồn.
    Chúng ta cố làm sạch không khí nhưng lại làm vẫn đục tâm hồn.
    Chúng ta biết đường đến mặt trăng nhưng lại quên đường đến nhà người hàng xóm.
    Chúng ta xây nhà cao hơn nhưng lại hạ thấp tâm tính; xây đường rộng hơn nhưng lại thu hẹp tầm nhìn.
    Chúng ta uống quá nhiều, hút quá nhiều, xài tiền không toán tinh, cười quá ít, lái xe quá nhanh, hay cáu giận; thức khuya để rồi uể oải dậy sớm; đọc quá ít và coi TV quá nhiều.
    Chúng ta được học cách phải tiến nhanh về phía trước mà chưa học cách chờ đợi.
    Chúng ta được dạy cách kiếm sống chứ không phải cách sống.
    Đây là thời đại của thức ăn nhanh và tiêu hoá chậm; của những con người to hơn nhưng nhân cách nhỏ hơn; tài sản rất sâu nhưng tình thương lại cạn.
    Đây là thời đại công nghệ có thể đem những điều này đến với bạn, thời đại mà bạn có thể đọc hoặc dễ dàng vứt nó đi.
    Hãy nhớ, dành nhiều thời gian hơn cho những người yêu thương bởi vì không chắc rằng họ sẽ ở bên bạn mãi mãi.
    Hãy nhớ, nói một lời dịu dàng đối với những người kính trọng bạn bởi vì con người nhỏ bé đó một ngày nào đó sẽ lớn, lớn hơn cả bạn.
    Hãy nhớ, ôm thật chặt người ngồi kế bên bởi vì đó chính là kho báu duy nhất của con tim và nó không tốn một xu.
    Hãy nhớ, một nụ hôn hay một cái ôm từ sâu thẵm con tim có thể sẽ chữa lành những vết thương.
    Hãy dành thời gian để yêu thương, để nói chuyện và để chia sẻ những điều quý giá trong tâm hồn bạn.
    Bạn nên nhớ ý nghĩa của cuộc sống không được tính bằng độ dài thời gian, nó chỉ có nghĩa trong khoảnh khắc bạn từ bỏ nó.
  6. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Sinh viên chống chọi qua mùa đói


    Bên cạnh việc học, việc ?oăn? của sinh viên cũng không kém phần nan giải. (Ảnh mang tính chất minh hoạ).
    (Dân trí) - ?oĐi học về, qua mấy hàng bánh ngô, bánh khoai mà em ?ođiếc? hết cả mũi. Thèm mà không dám ăn, một chiếc 2.000 đồng chứ có ít ỏi gì? - Quốc Hiệu, ĐH KHTN thòm thèm.
    Mùa đông bắt đầu đến, với những sinh viên sống xa nhà đó là đó là mùa đói, lúc nào cũng thèm ăn? Để vẫn đảm bảo được việc học của mình, họ phải chống chọi qua mùa đói bằng mọi cách.

    Mùa đói

    Trời chưa lạnh mà phòng trọ gồm 5 người của Ngọc, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn trên đường Khương Trung (Thanh Xuân, Hà Nội) đã thấp thỏm lo cho mùa đói. Mùa đông ăn ngon miệng, ai cũng ăn nhiều gần rưỡi, thậm chí gấp đôi. Chiến dịch của phòng Ngọc là tăng cường mua gạo, còn thức ăn thì giảm đến mức thấp nhất có thể.

    ?oNgày thường, bữa ăn còn có hoa lá cành chứ mùa đông thì chỉ cần đủ cơm, có thêm tý lạc rang, nước nắm là? chén ngon lành lắm rồi? - Ngọc cho biết. Tuy nhiên giá gạo cứ tăng vùn vụn, cân gạo xi dẻo rẻ nhất cũng gần 7.000 đồng nên để ?ono bụng? cũng đã khó, vì chỉ một lúc? lại đói.

    Sinh viên nấu ăn còn có cơm? nguội để chống đói chứ với sinh viên ăn cơm bụi lại là cả một vấn đề. Diện, ĐN Ngoại thương lo lắng: ?oMấy hôm nay em bắt đầu ăn nhiều lên rồi. Suất cơm của em cũng đã tăng thêm 1.000 đồng. Cứ nghĩ đến trời lạnh mà lo. Em cũng đã xin bố trợ cấp thêm một ít tiền ăn cho mùa đông, nhưng e rằng số tiền đó cũng chỉ kịp chạy theo tăng giá chứ không giải quyết được khâu đói?.

    Với mức trợ cấp của gia đình như bình thường, sinh viên chật vật hơn nhiều trong mùa đông, nhất là khi mọi thứ đều đua nhau tăng giá.

    Chống chọi với ?ocơn bĩ cực?

    Mỳ ăn liền trở thành bản tình ca thân quen ?ophòng đói? của sinh viên khi mùa đông về. Cứ tối đến, nhất là ở trong ký túc xá chỉ cần một người đi pha mỳ là cả phòng rậm rịch: ?oCắm nước tao với?. Nhưng đến thời điểm này, mỳ ăn liền cũng bị nhiều sinh viên ?otẩy chay? vì? giá không chịu dừng.

    Một gói mỳ Hảo Hảo, mua lẻ cũng đã lên đến 1.700 đồng, các loại mỳ ?othập cẩm? khác cũng đều tăng đến mức chóng mặt. ?oHồi trước, đói mới ăn mỳ tôm chứ bây giờ có mỳ tôm mà ăn là cũng thuộc hàng ?ođại gia?? - một cậu sinh viên phòng 114, ký túc xá Mễ Trì hóm hỉnh.

    Biện pháp được nhiều sinh viên dùng đến là cầu cứu ?othầy u? tăng thêm khoản tiền ăn. Nhiều ông bố bà mẹ còn chuẩn bị đồ ăn cho con như lạc rang, ruốc bông? để con có thêm đồ ăn. Thế mới diễn ra cảnh, vào mùa đông ở căng tin, hay quán cơm bụi sinh viên chỉ mua cơm chay, vì ở phòng đã có sẵn đồ ăn.

    Nhưng không phải gia đình nào cũng đủ điều kiện có thêm nguồn hỗ trợ cho con. Nguyễn Thắng, ĐH Giao thông Vận tải bùi ngùi: ?oCả ba chị em trong nhà đều đi học là bố mẹ đã cố gắng lắm, mình đâu dám xin thêm gì nữa vì chỉ làm bố mẹ thêm lo?.

    Mai, HV Ngân hàng còn cho biết những cách chống đói của sinh viên mà không khỏi xót xa: ?oCứ sáng ngủ dậy là cả phòng mình nhắc nhau uống nước đến no bụng, cách này được nhiều bạn dùng lắm. Còn nữa, ngoài giờ học ra là đắp chăn nằm ngủ cho quên cơn đói?.

    Quả thật, bên cạnh việc học, việc ?oăn? của sinh viên cũng không kém phần nan giải và trở thành nỗi lo thường trực của nhiều bạn. Mùa đông về, nhiều cô cậu sinh viên lại nghêu ngao hát: ?oLàm sao qua được mùa đông??

    Hoài Nam
    http://www1.dantri.com.vn/nhipsongtre/2007/10/202432.vip

  7. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    Những bài viết của Tinhnguyen rất có ích và rất thiết thực! Cảm ơn Tinhnguyen rất nhiều!
  8. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Ông lão từ tâm
    Tại tổ thuốc nam ấp Thạnh Hiệp xã An Thạnh Thuỷ thuộc Chi hội đông y xã An Thạnh Thủy huyện Chợ Gạo có rất đông người phát tâm làm công hỏa, chặt cây thuốc cứu chữa bệnh cho mọi người. Trong đó, ông Lê Hồng Thế 69 tuổi ngụ ấp Phong Thuận, xã Tân Mỹ Chánh, Thành phố Mỹ Tho là một trong những người không cần một chế độ thù lao, mà chỉ cần một bữa cơm chay với một tấm lòng thanh thản không vụ lợi không toan tính thiệt hơn với cuộc đời.
    Tổ thuốc nam ấp Thạnh Hiệp nằm trong khuôn viên chùa xã An Thạnh Thuỷ do Đại Đức Thích Thiện Lâm Nguyễn Văn Thêm thành lập năm 1993. Với vốn kiến thức về thuốc nam, thầy Thêm điều trị bệnh miễn phí cho người dân trong vùng. Năm 1994, chị Lê Thị Mỹ Hạnh ngụ Thành phố Mỹ Tho, con gái của ông Thế bị bệnh phụ nữ nghe thầy Thêm mát tay nên tìm đến để điều trị. Trong lần đầu tiên gặp thầy Thêm, được thầy điều trị bệnh tận tình, chị Mỹ Hạnh con gái ông Thế rất cảm phục, về nhà nói với ông Thế có một người thầy thuốc như vậy. Ông Thế đến tận nơi để tìm hiểu và thấy tấm lòng của thầy Thêm đối với bệnh nhân, ông quyết tâm làm phụ tá không lương cho thầy Thêm từ năm 1994 đến nay.
    Hơn 13 năm làm phụ tá tại Tổ thuốc nam, ông Thế đã để lại ấn tượng đẹp trong lòng những đồng nghiệp và bệnh nhân. Tất cả những người làm công hoả tại Tổ thuốc nam đều kính trọng ông như là bố trong đại gia đình. Công việc hằng ngày của ông là khi lương y bắt mạch cho bệnh nhân, ông có nhiệm vụ ghi những gì lương y chẩn đoán vào số lưu bệnh để tiện theo dõi và ghi toa thuốc đem đến cho khâu bốc thuốc. Việc của ông tuy đơn giản nhưng bắt đầu từ 07 giờ sáng và kết thúc vào 03 đến 04 giờ chiều. 13 năm qua đoạn đường từ nhà ở ấp Phong Thuận xã Tân Mỹ Chánh đến Tổ thuốc nam Thạnh Hiệp dài hơn 15 cây số được ông chinh phục bằng chiếc xe đạp mà theo ông nó là con ngựa sắt đồng hành cùng ông trong nhiều năm qua. Khi đồng hồ điểm 05 giờ 30 là ông bắt đầu hành trình. Đến 07 giờ ông có mặt Tổ thuốc nam chuẩn bị bắt đầu công việc thường nhật của mình. Đầu năm 2007, ông bước sang tuổi 69, con cháu của ông thấy ông không còn mạnh khoẻ như trước để có thể cưỡi ngựa sắt, nên mua cho ông chiếc xe đạp điện để ông có thể tiếp tục công việc từ tâm của mình.
    Tiếp xúc với những người làm công hoả tại Tổ thuốc nam được biết ông bị bệnh tiểu đường và chứng cao huyết áp đã hơn 10 năm. Hiện tại ông đang điều trị bệnh bằng Đông và Tây y kết hợp. Mặc dù trong người có chứng bệnh cao huyết áp nhưng ông vẫn chạy xe đạp hơn 15 cây số để đi làm công việc không lương của mình. Được hỏi về căn bệnh của mình, ông vui vẻ cho biết, công việc tại Tổ thuốc nam không có gì cực cả, chỉ có đường đi làm hơi xa nhưng không sao chỉ cần mình có lòng, nếu huyết áp lên thất thường thì dừng xe bên vệ đường ngồi nghỉ, chừng nào khỏe thì tiếp tục đi.
    13 năm qua, ông không trực tiếp điều trị bệnh cho bệnh nhân nhưng nghĩa cử của ông đã để lại cho chúng ta một niềm tin vào người thầy thuốc lương y như từ mẫu.
    THANH THÚY
    http://www.tiengiang.gov.vn/xemtin.asp?idcha=1002&cap=3&id=3484
  9. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Cánh thuyền nhân đạo trên dòng Lô Giang
    Cập nhật lúc 17h01" , ngày 07/11/2007

    (VnMedia) - Cứ mỗi mùa lũ sông Lô hiền hoà lại trở nên hung dữ. Dòng nước đỏ ngầu, cuồn cuộn chảy cướp đi bao sinh mạng. Trước những nỗi đau như vậy, những người dân vạn chài ven sông Lô với tấm lòng nhân hậu đã tập hợp thành một nhóm cứu hộ, cứu nạn trên sông và người đặt viên gạch đầu tiên xây dựng đội cứu hộ chữ thập đỏ sông Lô là "người hùng sông nước" Nguyễn Văn Tỵ.
    Những "Cá kình" sông Lô

    Sông Lô những ngày này nước đang lên do ảnh hưởng của đợt áp thấp nhiệt đới. Theo chân "người hùng sông nước", đội trưởng Đội cấp cứu Chữ thập đỏ Sông Lô (Đội CCCTĐSL) Nguyễn Văn Tỵ, chúng tôi đến nhà một số đội viên của đội.Ông Trần Xuân Vĩnh, tuy đã 77 tuổi nhưng nước da hồng hào, tráng kiện lắm (ông từng là bộ đội đặc công nước ở chiến trường miền tây Nam bộ những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước) kể cho chúng tôi nghe chuyện vớt xác hai cháu bé xấu số bị chết đuối trên sông Phó Đáy năm 2004. Mắt ông ngấn lệ: Thương lắmcác chú ạ. Hai cháu là con của một gia đình công nhân công ty chè Tân Trào, rõ ngoan và học giỏi vậy mà sông nước đã cướp đi mạng sống của các cháu. Ông Vịnh lặng người đi vì xúc động. Chúng tôi hỏi trong quãng đời làm công tác cứu hộ, cứu nạn của mình ông đã cứu và vớt được bao nhiêu nguời?. ?oChẳng nhớ được đâu, cứ thấy ai gặp nạn là ra tay cứu giúp bất kể ngày đêm, mưa hay nắng. Mà kể cũng lạ, mình thì yêu sông nước lắm, ngày nào cũng phải vài lần ra sông bơi, đấy là vào mùa hè, chứ còn mùa đôngnhớ sông lại tản bộ ra đứng trên bờ ngắm con nuớc. Dòng sông Lô này mình hiểu nó lắm, từng luồng lạch, từng vực xoáy đều thuộc như lòng bàn tay vậy. Mùa đông, sông lô mảnh dẻ như sợi chỉ, nhưng mùa lũ sông Lô hung dữ lắm. Biết là công việc vất vả và đầy nguy hiểm nhưng người lính già Trần Xuân Vĩnh vẫn âm thầm, lặng lẽ sải cánh tay nhân ái của mình cứu vớt những con người gặp nạn trên sông trở về với cuộc sống. Còn với những sinh linh xấu số, cũng đôi bàn tay này khâm liệm chu toàn để họ bình yên trong giấc ngủ ngàn thu. Không nói về mình nhiều, ông chỉ khiêm tốn rằng: cái nghĩa cái tình ở đời nó quý như chính mạng sống của mỗi người chú ạ. Ở đời tôi luôn tâm niệm ba điều quý giá: Tình yêu thương con người, đức tin vào cuộc sống và sự chân thành, cứ làm việc tốt rồi sẽ gặp những điều tốt lành.

    Chia tay ông, chúng tôi đến nhà ông Đào Văn Thắng, 55 tuổi. Người dân xóm chài cũng như những người trên bờ ai nấy đều khâm phục tài bơi lội của ông Thắng. Cánh tay rắn giỏi của ông Thắng nhiều lần chiến thắng dòng nước hung dữ, đưa những người gặp nạn trở về với cuộc sống. Cứ đâu có người gặp nạn là ông lại cùng các đội viên trong đội tới cứu giúp. Gần 16 năm gắn bó với đội, ông Thắng là một trong số ba người đầu tiên sáng lập Đội cứu hộ Chữ thập đỏ sông Lô. Tận tâm với công việc, gây dựng phát triển đội, ông cùng các đội viên của mình lăn lộn khắp các sông, hồ xứ Tuyên, dạy bơi, cứu hộ, cứu nạn, vớt xác nạn nhân tai nạn sông nước. Có những vụ khó khăn như vụ hai dì cháu ở xã Xuân Vân ra tắm sông rồi chết đuối, ông và anh em trong đội phải mất 9 ngày, đêm tìm kiếm suốt gần 40 km dọc sông Lô mới vớt được thi thể hai người. Cứ mỗi lần tìm kiếm xác các nạn nhân là những lần quặn đau. Chính vì thế chủ trương của đội là phải "phổ cập" bơi lội mới giúp người dân tránh được những tai nạn về sông nước, đặc biệt là các cháu thanh, thiếu niên. Nhiệt tình với công việc nhân đạo, ngoài thời gian đi cứu hộ, cứu nạn người đội viên Đào Văn Thắng lại tất bật với nghề bốc vác ngay tại bến sông này. Đây là nghề nuôi sống gia đình ông trong những tháng ngày qua. Từ chỗ chạy ăn từng bữa, với sự lao động cật lực, ông đã tích cóp được tiền nuôi con ăn học và còn mua được đất làm nhà. Năm 2003, ông Thắng đã xây được ngôi nhà khang trang hai tầng trị giá 70 triệu đồng. Ông cho hay: tất cả là nhờ sự năng động của người đội trưởng Nguyễn Văn Tỵ đấy, ngoài thời gian tham gia công việc của đội, bác ấy đã tổ chức sắp xếp, liên hệ với các chủ hàng cho anh em nhận bốc vác tại bến sông này để có thêm thu nhập, lại vừa có điều kiện thường trực ứng cứu kịp thời những tai nạn sảy ra trên sông nước.

    Sông Lô mùa nước dữ


    Cũng như ông Đào Văn Thắng, ông Hà Văn Bình 59 tuổi, người xóm Làng Mít xã Trung Môn huyện Yên Sơn, ngày ngày vẫn đạp xe vượt bảy cây số ra bến sông Lô này vừa làm nghề bốc vác kiếm sốngvừa trực chiến cùng Đội cấp cứu Chữ thập đỏ sông Lô, ông cũng là sáng lập viên của đội từ thời còn trứng nước.Mười mấy năm nay ông lênh đênh trên sông nước mỗi mùa nước lũ cứu giúp những người gặp nạn như một phần tất yếu trong cuộc sống của ông vậy.

    Người thầy dạy bơi cho cả vùng

    Trò chuyện với ông Nguyễn Văn Tỵ,Đội trưởng Đội cấp cứu Chữ thập đỏ Sông Lô (CCCTĐSL), ông cho biết: Các thành viên trong đội luôn tâm niệm cứu hộ, cứu nạn là việc làm cần thiết và quan trọng. Nhưng để giảm thiểu số tai nạn do sông nước không gì bằng phải "xã hội hoá" giáo dục về sông nước. Vì vậy, các thành viên trong đội đã tích cực dạy bơi cho mọi người, nhất là tầng lớp thanh niên, thiếu niên, nhi đồng. Trang bị cho các cháu kiến thức về bơi lội, tự biết cách bảo vệ mình và giúp người khác khi gặp tai nạn sông nước. Việc làm của ông và các thành viên trong đội không những được cộng đồng ủng hộ mà còn được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh như cấp kinh phí mua sắm thiết bị cứu nạn như: ô tô, ca nô, xuồng máy, dụng cụ bơi lặn, đồ dùng giảng dạy... Những năm trước Tuyên Quang vào mùa lũ không năm nào không xảy ra vài trường hợp tai nạn chết người do sông nước. Nhưng vài năm trở lại đây đã không còn nhiều người tai nạn như trước nữa bởi thầy Nguyễn Văn Tỵ và Đội đã hầu như "phổ cập" về bơi lội cho con em các dân tộc ở tất cả các huyện, thị xã trong tỉnh. Nhất là những vùng sâu, vùng xa nơi thường xuyên xảy ra lũ quét, lũ ống đã được Thầy Tỵ và đội (CCCTĐSL) đặc biệt quan tâm và giảng dạy nhiệt tình. Hiện tất cả 6 huyện, thị xã của tỉnh Tuyên Quang đều có hội chữ thập đỏ và nhiều đội cứu hộ, cứu nạn với hàng nghìn hội viên thuộc mọi tầng lớp. Dạy học bơi là việc làm thường xuyên, nhưng theo ông Tỵ là phải dạy có trọng điểm, ông đặc biệt chú ý vào lớp trẻ. Bởi ông nhận thấy đây là đội ngũ kế cận nhiệt tình và cơ bản họ có sức khoẻ, tiếp thu nhanh. Khi có thiên tai đội ngũ này sẽ là đội quân đắc lực trong việc tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn. Tầm nhìn xa hơn nữa chính là phổ biến, dạy bơi, công tác cứu hộ, cứu nạn cho các lực vũ trang, dân quân tự vệtrong tỉnh, các cán bộ sở, ngành, xí nghiệp? đây là lực lượng ứng trực mỗi khi có thiên tai xảy ra họ vừa có thể ứng trực cơ quan mình, vừa là lực lượng nòng cốt trong công tác tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn khắc phục hậu quả thiên tai. Hiện tất cả các cơ quan, đơn vị trong tỉnh đều đã có đội ngũ này. Nhiều huyện thường bị lũ như Yên Sơn, Sơn Dương, Chiêm Hoá, các xã ven sông Lô, sông Phó Đáy, sông Gâm đều có đội cấp cứu chữ thập đỏ hoạt động có hiệu quả.
    Cùng ông Tỵ đi dạo trên bờ sông Lô, dòng Lô mùa nước đang cuồn cuộn chảy, ông bảo "đội cứu hộ sông Lô lại sắp vất vả rồi". Những hiệp sỹ sông Lô lại chuẩn bị bước vào chiến dịch mới.
    N.Hiếu - T.Giang

    http://vnmedia.vn/newsdetail.asp?NewsId=108755&CatId=18
  10. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Nỗi khắc khoải của thầy giáo già nhất Việt Nam


    Thầy giáo Bùi Văn Huyền và cuốn ?oDự biên chữ viết Việt Nam?.
    (Dân trí) - 89 tuổi mà vẫn còn đứng lớp, trong người lại mang căn bệnh ung thư nhưng suốt 33 năm qua, thầy giáo Bùi Văn Huyền vẫn cặm cụi với việc dạy từ thiện. Giờ, mắt thầy đã mờ, chân tay thầy đều đã run lắm rồi mỗi khi tô từng con chữ dạy cho trẻ. Dù vậy, trong lòng thầy vẫn thấp thỏm một nỗi chờ đợi không nguôi...
    Thầy giáo Bùi Văn Huyền đến nay đã dạy được hơn 1.000 trẻ em và không thu bất kỳ một đồng học phí nào. Người ta biết nhiều đến thầy với các tên gọi như ?ongười đưa đò không công ở chân núi Tản?, ?oÔng đồ xứ Đoài?... Thầy Huyền còn là một nhân vật được đưa vào trong sách giáo khoa Giáo dục công dân lớp 7.
    ?oTôi tiền của không có để làm từ thiện thì tôi làm từ thiện bằng việc dạy học vậy. Tôi dạy học không lấy tiền cho trẻ em nghèo từ năm 1974. Ban đầu là trẻ bình thường, rồi có trẻ bị tật nguyền. Lúc đầu là một vài cháu, sau đông dần...?. Sự nghiệp dạy học từ thiện của thầy Huyền được bắt đầu như vậy.
    Lớp học mở ngay trong căn nhà 4 gian vách đất nhỏ bé nằm giữa một khu vườn tốt tươi. Chiếc bảng tự tạo được đóng trên tường hơn 30 năm qua đã ken dầy đặc bụi phấn, bàn ghế học sinh làm bằng những chiếc đòn kê và lũ học trò tập viết bằng những chiếc bút có ngòi như hình cái lá tre lách cách bên những lọ mực tím. Dụng cụ giảng dạy của ông cũng chỉ là cái thước kẻ làm bằng tre mà ở nơi tay cầm, thời gian đã gọt cho nó thành nhẵn bóng. Học trò mù chữ được ông dạy chữ và toán .
    Thôn Thái Bình, xã Đồng Thái, huyện Ba Vì, Hà Tây có một ?o?ngôi trường? đặc biệt như vậy nên kể từ năm 1999, Đồng Thái đã không còn trẻ thất học.
    Nhân kỷ niệm 25 ngày Nhà giáo Việt Nam, thầy giáo Bùi Văn Huyền có vinh dự được góp mặt cùng 104 thầy, cô giáo đại diện cho các thế hệ nhà giáo tiêu biểu diện kiến ************* ***************** chiều 19/11.
    Nhỏ bé và xanh xao trong bộ veston đã sờn bạc, trong đôi mắt đã gần loà của người thầy giáo già này vẫn ánh lên một niềm hy vọng. Chúng tôi đã nhìn thấy suốt từ lúc bắt đầu lên xe ô tô và suốt quãng đường từ cổng Bộ GD-ĐT đến Phủ Chủ tịch, đôi bàn tay gầy guộc của ông luôn giữ chặt một cuốn sách mỏng giống như một bản tiểu luận thực tập của sinh viên. Ông đã nâng niu nó như vậy vì để dành trân trọng tặng ************* trong vài phút tới.
    Trong quãng thời gian ngắn ngủi trên đường đi này, chúng tôi cũng đã ?okhám phá? được cuốn sách mỏng ấy. Đó là cuốn ?oDự biên chữ viết Việt Nam?. Đây là một tài liệu do ông tự mày mò nghiên cứu và hoàn thành vào năm 1996 để dâng mừng Đại hội Đảng VIII.
    Cuốn sách được viết lên từ kinh nghiệm dạy học tiểu học và thầy Huyền đã dành rất nhiều tâm huyết và công sức vào ?ocông trình? này. ?oDự biên chữ viết Việt Nam? được viết đi viết lại tới 3 lần. Cuốn tài liệu này đã nêu lên 10 điểm hạn chế của chữ Quốc ngữ như cách gieo vần, ghép từ.
    Theo ?oDự biên chữ viết Việt Nam?, bảng chữ cái tiếng Việt sẽ có 30 chữ, gồm 12 nguyên âm, 18 phụ âm đơn, 8 phụ âm ghép và 5 dấu giọng. Công trình của thầy đã thống kê các cách ghép chữ. Những chữ nào có thể ghép được với nhau, chữ nào không.
    ?oDự biên chữ viết Việt Nam? đã được Ban Khoa giáo khi ấy đánh giá là một công trình khoa học. Cũng ngay trong năm 1996, Bộ GD-ĐT cho xe về tận làng đón thầy xuống về Hà Nội để dự Hội thảo ?oĐại biểu tiêu biểu toàn quốc các thế hệ nhà giáo Việt Nam?.
    Năm 2001, bà Đặng Huỳnh Mai - Thứ trưởng Bộ GD-ĐT lúc đó sau khi đọc xong công trình của thầy đã đích thân thăm và đón thầy đi Hà Nội nhận Huy chương vì sự nghiệp khuyến học.
    Nhưng sau tất cả những ồn ào như vậy, cuốn sách gần như bị chìm vào lãng quên và chỉ để lại những nỗi buồn vời vợi cho người thầy giáo già. 7 năm đã qua đi trong khắc khoải và chờ đợi. Thứ trưởng Đặng Huỳnh Mai giờ đã nghỉ hưu nhưng bút tích của bà Mai trên cuốn sách này vẫn còn làm thầy Bùi Văn Huyền day dứt không nguôi: ?oTài liệu thì quý đấy nhưng chúng ta đã trên con đường mòn rồi thì cứ đi đã!?
    Bao giờ thì ?ocon đường mòn? này đến đích? Không biết thầy Huyền có còn đợi được không?
    ************* ***************** đã nhận cuốn sách đó và cho biết sẽ giao lại cho Bộ GD-ĐT.
    Thầy Bùi Văn Huyền thực sự đã vừa trải qua những ngày 20/11 tràn ngập hoa và có lẽ chưa 20/11 nào thầy vui như năm nay, dù khi rời Phủ Chủ tịch, trong lòng của người thầy giáo già nhất Việt Nam này vẫn còn nhiều lắm những nỗi niềm khắc khoải...
    Mai Minh

    http://www1.dantri.com.vn/giaoduc-khuyenhoc/2007/11/206621.vip

Chia sẻ trang này