1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Làm người

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi Tinhnguyen08, 01/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Chia những nụ cười
    TP - Trường ĐH Hà Nội có một CLB làm từ thiện, giúp đỡ các em nhỏ bị sứt môi, hở hàm ếch được phẫu thuật có tên Sharing a smile (SAS), được đông đảo SV gọi với một cái tên trìu mến: ?oCLB cho nhau một nụ cười?.
    Hạnh phúc với 11 nụ cười

    Bốn nữ tình nguyện viên tham gia ?ophiên đấu giá? của SAS gây quỹ làm từ thiện
    Chứng kiến những em nhỏ bị sứt môi, hở hàm ếch và những giọt nước mắt của bà mẹ khi con mình không được trong diện phẫu thuật từ thiện chúng em đã suy nghĩ rất nhiều.
    Câu hỏi: ?oỞ Việt Nam các bạn không có câu lạc bộ từ thiện nào dành cho trẻ sứt môi hở hàm ếch sao? của một ******** nguyện viên nước ngoài khiến chúng em trăn trở và đi đến quyết định thành lập một câu lạc bộ từ thiện nhằm giúp các em nhỏ không may mắn được Phẫu thuật nụ cười? -Quách Ngọc Lan, Chủ tịch CLB tâm sự.
    Ngày 29/9/2005, Sharing a smile (Cho nhau một nụ cười) ra đời với sự giúp đỡ của Tổ chức Phẫu thuật nụ cười Việt Nam- Operation Smile.
    Hình ảnh nữ sinh cầm hộp tình nguyện đứng ở cổng trường hay đi đến các lớp để giới thiệu và quyên góp đã quen thuộc đối với các sinh viên trường ĐH Hà Nội.
    ?oNhìn thấy bạn nào có tiền lẻ, bọn em lại thuyết phục đưa vào hộp từ thiện. Dần thành quen, đến bây giờ, sinh viên ở trường nhìn thấy bọn em là nghĩ ngay tới đội ngũ quyên góp tiền từ thiện, vậy là SAS đã tạo dựng được tên tuổi rồi? ?" Quách Ngọc Lan kể.
    Ban đầu, SAS chỉ quyên góp trong trường ĐH Hà Nội, được thầy cô và bạn bè ủng hộ nhiều. Sang năm 2006, CLB tổ chức quyên góp ở các trường bạn, đồng thời tham gia ******** nguyện khám nha miễn phí của Tổ chức Phẫu thuật nụ cười.
    Ấn tượng nhất là hồi tháng 11/2006, được bao nhiêu tiền quyên góp SAS đổi thành tiền xu và xếp thành một mặt cười lớn ngay giữa sân trường. Một chiêu độc thu hút sinh viên, kết quả là, ai đi qua cũng phải dừng lại nhìn và gửi thêm tiền vào đó.
    Đến nay, SAS đã quyên góp và giúp được 11 em nhỏ bị sứt môi, hở hàm ếch được phẫu thuật nụ cười. Chi phí để phẫu thuật cho mỗi em nhỏ là 75 USD. Sau 1 năm phẫu thuật, tổ chức Operation Smile gửi giấy chứng nhận SAS đã quyên góp để giúp đỡ phẫu thuật nụ cười cho các em nhỏ.
    Lăn lộn kinh doanh làm từ thiện
    Đầu tháng 11 vừa qua, tổ chức từ thiện quốc tế Operation Smile và Cty Abbott đã chính thức cắt băng khánh thành trung tâm Chăm sóc Sức khỏe đa năng tại Huế, mở đầu sứ mệnh từ thiện quốc tế toàn cầu mang tên ?oHành trình nụ cười thế giới? nhân kỷ niệm 25 năm thành lập tổ chức Operation Smile. 500 trẻ em có khe hở môi và khe hở hàm ếch tại Hà Nội, Huế và TPHCM đã được phẫu thuật.
    Để có tiền làm từ thiện, thành viên của SAS đã tìm nhiều cách để kinh doanh. Ở trường hay có chương trình văn nghệ, SAS làm một gian hàng bán đồ ăn uống, quà lưu niệm, lụa Hà Đông... Trong đó có một sản phẩm đặc biệt đó là các món quà thủ công do chính các thành viên CLB sang Bát Tràng làm.
    Ngọc Lan cười hào hứng khi nói về vấn đề này: ?oCLB có một người bạn nhà ở Bát Tràng, bọn em đã nhờ bạn cho thuê ngồi nặn hình cốc, ấm, đĩa... theo ý của mình. Những hình chủ yếu là mặt cười, chữ smile (nụ cười). 40 người hì hụi, thiết kế, vẽ vẽ, tô tô cả một ngày, nhiều sản phẩm ngộ nghĩnh ra đời.
    Cho đến tận bây giờ, sinh viên trường ĐH Hà Nội và các trường xung quanh còn ấn tượng với các chương trình mà SAS tổ chức nhằm mục đích từ thiện như: Hội chợ đồ cũ, Hội chợ ?obán đấu giá bản thân? lấy tiền giúp các em.
    ?oĐi xem phim ở ngoài thì tốn tiền, mua đĩa về xem một mình thì buồn, vì thế mình đã nghĩ ra việc mở một rạp chiếu phim miễn phí ngay tại trường cho các bạn sinh viên? - Thịnh, một thành viên của SAS chia sẻ.
    Thịnh đã đề nghị với thầy hiệu trưởng xin mượn một hội trường và máy chiếu. Rạp ?oMuvilen? đã ra đời ngay sau đó. 5 giờ thứ Năm hàng tuần, nườm nượp sinh viên kéo đến kín hội trường. Mỗi buổi chiếu phim phục vụ được khoảng 90-100 người.
    Không chỉ có sinh viên trong trường mà còn có sinh viên các trường bạn. Những bộ phim ?ohot? như ?oNhà trọ kinh hoàng?, ?oNgười hùng? lượng người xem tăng đột biến, hội trường không đủ chỗ ngồi.
    ?oTrước giờ chiếu phim, CLB chiếu ca phẫu thuật cho một em bị sứt môi tên Sơn ở Đà Nẵng. Những lời nói của nữ bác sĩ, cảm nhận của cô trong quá trình phẫu thuật và sự lo lắng, bồn chồn của người mẹ khi ở phòng ngoài chờ con khiến khán giả ấn tượng.
    Và xúc động hơn là hình ảnh cô bác sĩ thông báo ca phẫu thuật đã thành công, bà mẹ ôm chầm lấy nữ bác sĩ, cả hai cùng khóc. Nhiều sinh viên ngồi trong hội trường đã không cầm được nước mắt? - Quỳnh Lan tâm sự.
    Sau mỗi buổi chiếu phim, sinh viên tìm đến với CLB chia sẻ nhiều hơn, cùng chung tay với CLB làm từ thiện mang nụ cười cho em nhỏ bị sứt môi, hở hàm ếch. Sau 6 bộ phim được trình chiếu lại, có một em nhỏ hở hàm ếch được phẫu thuật.
    Hải Yến
    http://www.tienphong.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=102712&ChannelID=4
  2. ly_tieu_long_19121985

    ly_tieu_long_19121985 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/06/2006
    Bài viết:
    773
    Đã được thích:
    0
    Làm người ?????
    Làm người chân chính khó thật , để chiến thắng được bản thân mình cần một nghị lực lớn .
    Ngọn cỏ tìm bạn bè đông đảo dưới đất , cái cây tìm sự cô đơn ở trên trời . Con người thật sự có biết được mình tìm cái gì ở cuộc đời ngắn ngủi của mỗi người .Ừ, thì cứ lý thuyết là lòng yêu thương , lòng từ bi đã nào . Hành động của chúng ta hướng tính cách , tâm trí chúng ta đến những ngả rẽ khác nhau . Không ai thỏa mãn bao giờ , ai khi đã có cái này lại muốn cái kia cao hơn . Thôi , mặc dù bản thân còn nhiều yếu hèn , ích kỷ , xấu xa nhưng chỉ muốn giữ lòng can đảm không sợ bất cứ thử thách nào , chấp nhận tất cả . Và thêm cái đức tính ham học hỏi nữa là đủ để đi qua cái kiếp người nhỏ nhoi , ngắn ngủi này .
    Vài lời trẻ con nông nổi viết trong lúc tâm trạng , các bậc cha chú đừng chấp .
  3. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    "Tôi dạy học bằng tâm thế của một người bạn"
    Lao Động số 269 Ngày 19/11/2007 Cập nhật: 9:20 PM, 18/11/2007


    (LĐ) - Sẵn sàng bỏ thu nhập 3.000USD/tháng ở Australia để sang VN làm giáo viên với mức lương chỉ hơn 400USD, cô giáo người Australia gốc Việt Susan (ảnh, hàng trước, thứ hai từ trái sang) không chỉ là giáo viên khá "quái" của học trò tại Apollo ở HN mà còn "xung phong" dạy tiếng Anh cho trẻ em lang thang.
    Sinh ra tại Bến Tre, lên 8 tuổi, Susan Cooper theo gia đình sang Australia lập nghiệp. Xây dựng tổ ấm nhỏ và có công việc ổn định tại quê người, nhưng chị vẫn khát khao trở về quê hương. Năm 2006, trong một lần về VN và biết Apollo đang tìm giáo viên, người phụ nữ nhỏ nhắn này lập tức quyết định ở lại VN, trở thành giáo viên dạy tiếng Anh. Chị chia sẻ: "Làm giáo viên giúp tôi có cơ hội gặp gỡ với nhiều học viên, để hiểu hơn về con người và tình cảm ở nơi tôi đã sinh ra".
    Susan về VN trong khi chồng và con vẫn ở Australia. Chị thuê một căn hộ nhỏ và chiếc xe máy "cà tàng", hằng ngày đến lớp. Lớp của chị đủ mọi lứa tuổi, từ học sinh cho đến cán bộ lâu năm. Quan điểm của Susan về việc dạy ngoại ngữ rất thú vị: "Học viên đến lớp đều đã qua một ngày học tập và làm việc căng thẳng.
    Vì vậy, tôi luôn gắng tạo không khí thoải mái, hội thoại và chia sẻ, chứ không phải cứ tuân theo bài giảng. Tôi muốn đến với học viên bằng tâm thế của một người bạn". Lúc đầu, học viên không mấy cảm tình với Susan vì phong cách hơi "ngang tàng" của cô. Nhưng chỉ sau vài buổi học, cô giáo đã được "chinh phục" hoàn toàn.
    Susan còn có những học trò đặc biệt và một "lớp học" nhỏ tại nhà. Học viên là những đứa trẻ bán vé số, đánh giày, bán báo. ở đầu phố, được học tiếng Anh miễn phí cho các em, rồi cô trò cùng nấu cơm ăn. "Lúc đầu các em rất ngại, nhưng sau mấy buổi thì chúng tôi trò chuyện với nhau rất nhiều. Đó là những đứa trẻ thông minh và chăm chỉ. Nếu được học hành thì chúng không hề thua kém bạn bè đồng trang lứa" - cô Susan bộc bạch.
    Dự định của Susan là hàng năm sẽ tạm xa chồng con trong ba tháng, về VN giảng dạy. "Tôi muốn cảm nhận nhịp sống của quê hương mình, muốn nhìn thấy những học trò nhỏ của mình trưởng thành như thế nào" - chị tâm sự. Tại Australia, Susan còn tham gia nhiệt tình vào Rotary Club - một tổ chức tình nguyện lớn, trong đó có hoạt động dạy tiếng Anh cho cộng đồng người Việt tại Australia.
    Cô con gái 15 tuổi của chị cũng đồng hành cùng mẹ tham gia câu lạc bộ và dự định sau khi tốt nghiệp trung học, cô dành hẳn một năm thực tế của mình để về VN hoạt động tình nguyện trước khi thi đại học

    http://www.laodong.com.vn/Home/xahoi/2007/11/64986.laodong
  4. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Ước nguyện cuối cùng của ba

    TT - "Ngày xưa ông nội đi chân đất, ba được đôi dép xịn. Đời con phải phấn đấu đi làm bằng đôi giày đen thật đẹp. Nhưng không ngờ con lại không đi, không đứng.
    Nghe đọc nội dung toàn bài:

    Con gượng dậy trong vòng tay yêu thương của gia đình. Nhưng không, con gục ngã. Lịm dần! Lịm dần! Chìm sâu vào ảo giác?" - người cha gần 60 tuổi thổn thức trên trang nhật ký (ảnh).
    Ông sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo miền Trung. Để đôi chân các con sau này khỏi lấm lem bùn đất, ông cùng vợ gồng gánh vào Sài Gòn mưu sinh. Cứ 3g sáng, ông đạp xe chở vợ ra chợ đầu mối mua cá, rồi về các chợ nhỏ ngồi bán lẻ lại từng con cho đến chiều tối. Từng ngày, từng ngày... Suốt 30 năm ròng như thế, hai vợ chồng ông đã nuôi bốn đứa con lớn lên bằng những đồng tiền lẻ đẫm mồ hôi và nồng mùi cá; chỉ mong các con ăn học thành người.
    Thế nhưng, đang học lớp 8, đứa con trai thông minh nhất nhà bắt đầu lơ là học tập. Năm lần bảy lượt cha vào trường xin cho con được đi học lại và lấy bằng tốt nghiệp cấp II. Năm lần bảy lượt cha cho con đi học nghề, mua xe, tìm việc làm cho con. Và? không nhớ hết bao lượt cha nước mắt lưng tròng chứng kiến tận mắt con tụ tập sử dụng ma túy cùng bạn bè bên bờ kênh Nhiêu Lộc. Rồi con bị nhiễm HIV. Cha lặng lẽ đưa con vào trung tâm cai nghiện ma túy ở Đắc Lắc...
    Và 20 tháng sau, cha lặng lẽ đón con về?.
    "K. thay bộ đồ sọc mới trông bảnh hơn đồng phục ở trường trại Đắc Lắc lúc mới về. Hôm nay, K. nằm đó thân dài hơn 1,7m...
    Ba không hiểu lúc này K. đang nghĩ gì. Đang lạnh hay đang nóng, cơ thể ngưng tiếp nhận thức ăn đã hơn 15 ngày rồi, sức sống đâu còn nữa, một bình ăcqui sắp hết điện, không bao lâu nữa báu thân này sẽ hòa tan vào với đất?
    Ba biết chắc sẽ có phút giây này. Ba run rẩy lục tìm mấy áo quần mà đi đâu ba mới dám mặc cho hết cho con để có cái mặc vào thế giới âm u".
    Những dòng chữ của người cha khi đối diện cái chết của con run bần bật trên giấy. Có lúc người cha ấy thảng thốt, gào lên: "K.! Dậy đi! Ba muốn nhờ con một hai việc, mày dài lưng làm biếng quá? K.! Dậy đi! Đừng giỡn nữa!". Nhưng K. đã không bao giờ còn dậy được nữa...
    "Các bậc cha mẹ ơi, hãy đừng sai lầm như tôi! Vì quá lo cơm áo gạo tiền mà quên đi nghĩa vụ trông nom con cái kỹ càng" - ông gửi những dòng nhật ký với lời nhắn chân thành.
    Và những con chữ trước mặt tôi cũng đang nhòe đi khi nhớ mãi hình ảnh người cha quáng quàng tìm mua cây viết, quyển vở cho con trước khi tẩn liệm: "Hãy để viết và vở lên ngực nó, kiếp sau nó nhớ mặt chữ mà học tốt. Đó là lần sau cùng ba làm cho con...".
    YẾN TRI
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=232048&ChannelID=7
  5. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9
    Thế các bác hay là việc từ thiện nhân đạo cho Nh hỏi vài câu này:
    Giúp người đang đói khổ bằng vật chất tiền bạc thì tốt, nhưng chả lẽ cứ giúp suốt đời sao ? Tiền muôn bạc vạn nào lấp đầy cái vũng khổ của con người ?
    Người ít Phước thì hay gặp vận khổ, thế giúp họ bằng cách nào ? Mang Phước lại cho họ ?
  6. S7_9319

    S7_9319 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/02/2006
    Bài viết:
    416
    Đã được thích:
    0
    Em thì nghĩ thế này:
    Đi làm từ thiện ko chỉ là giúp họ về vật chất mà làm từ thiện còn có tình người trong đó.Như Phật vẫn nói là tùy từng hoàn cảnh mà đưa ra phương tiện khác nhau để làm phước.Họ ko có ăn thì giúp đỡ để họ có cái ăn.Sau là dạy họ cách để họ tự kiếm sống...
    1 người bệnh khi có được sự chia sẻ động viên kịp thời họ sẽ có tinh thần để đấu tranh với bện tật>>>làm phước để bớt đi nỗi đau khổ của họ
    1 người nghèo,ko có tiền thì 1 chút ít quà tặng cũng giúp họ giảm bớt khó khăn của cuộc sống
    VÀ nếu ta chỉ cho họ cách kiếm sống bằng chính đôi tay của họ:đào tạo nghề,cho họ lời khuyên,mục đích cuộc sống thì hẳn người đó thật là cao quý và đáng trân trọng
    BácThiênNhân nghĩ rất đúng nhưng có thể chỉ đúng ở 1 khía cạnh nào đó.Vì những em nhỏ,người bệnh thì họ làm gì có sức mà lao động? Cho nên thiết nghĩ làm phước là tùy vào hoàn cảnh để đưa ra phương tiện .Họ cần gì thì mình dành tặng cái đó.

    Nếu có điều kiện xin các bác hãy quan tâm nhiều đến những người ko may mắn.Mang hạnh phúc đến cho người khác là mang đến hạnh phúc cho chính mình
  7. KedohoixuDoai

    KedohoixuDoai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2006
    Bài viết:
    1.788
    Đã được thích:
    0
    Trong kinh Đức Phật có dạy rằng đức bố thí có ba bậc : tài thí, pháp thí, vô uý thí !
    Thông thường trong thiên hạ bi chừ chủ yếu là thể hiện cái tài thí, nghĩa là giúp đỡ người khác ở phương diện vật chất. Dư trong topic nì, dững thông tin của nhà bác Tinhnguyen đa phần là dạng dư vzậy.
    Mức độ cao hơn là pháp thí, nghĩa là truyền thụ cho người dững hiểu biết và tri thức để họ có thể tự mình vượt qua khó khăn trong cuộc sống mưu sinh !
    Bậc cao nhất là vô úy thí, tức là làm sao để giúp người ta vượt qua dững khổ ải, dững nỗi sợ hãi tuyệt vọng trong cuộc đời,... và tìm được con đường Đạo của chính mình !
  8. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Làm quan thì được gì, mất gì?
    Khổng Miệt là cháu Khổng Tử, Bật Tử Tiện là học trò Khổng Tử, hai người cùng làm quan một thời .
    Khổng Tử qua chơi Khổng Miệt, hỏi rằng:"Từ khi ngươi ra làm quan được những điều gì, mất những điều gì ?"
    Khổng Miệt thưa:"Từ khi tôi ra làm quan chưa được điều gì, mà đã mất ba điều: Việc quan bận, không còn thời giờ học tập, vì thế mà học vấn không tấn tới; bổng lộc ít, không đủ chu cấp cho họ hàng, vì thế họ hàng không thân thiết; công việc nhiều, không thể đi thăm người đau, viếng người chết vì thế mà ăn ở với bầu bạn không được trọn vẹn ."
    Không Tử nghe nói, không bằng lòng .
    Sau ngài đến chơi Bật Tử Tiện, lại hỏi như hỏi Khổng Miệt .
    Bật Tử Tiện thưa : "Từ khi tôi ra làm quan chưa mất điều gì, mà đã được ba điều : Những điều trước học nay đem ra thực hành vì thế mà học càng rõ; bổng lộc dù ít bạc, cũng có thể cung cấp ít nhiều cho họ hàng vì thế mà họ hàng càng gần; việc quan tuy bận song cũng bớt được ít thời giờ đi thăm người đau, viếng người chết, vì thế mà bầu bạn càng thân ."
    Khổng Tử nghe nói, khen rằng: "Tử Tiện thực là người quân tử "
    ***
    Chúng ta chưa ... làm quan, nhưng cũng đã đi làm rồi. Vậy mà có khi chẳng giúp dc gia đình chút nào, với bạn bè, người thân ngày càng xa thêm. Đã thế, thỉnh thoảng vẫn còn ngửa tay xin tiền bố mẹ. Thật là đáng xấu hổ!
    http://www.vinguoibenh.org/?mod=detail_Menu&ID=262&Parent_ID=173
  9. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Chương trình ?oÁo ấm tặng trẻ nghèo 2007?
    Các Anh Chị và các Bạn mến,
    Tỉnh biên giới Hà Giang có điều kiện kinh tế - xã hội yếu, thu nhập bình quân đầu người thấp nhất cả nước, có tới 142/194 xã đặc biệt khó khăn thuộc diện chương trình 135 của Chính phủ. Nhiệt độ mùa đông có lúc tới 0 độ.
    Hiện nay, lũ chồng lên lũ tại Huế và các tỉnh miền Trung khiến đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trẻ em. Đặc biệt thiếu các nhu yếu phẩm như lương thực, quần áo ấm trong khi mùa Đông đang đến.
    Nhóm Công tác xã hội Alpha phát động chương trình thường niên ?oÁo ấm tặng trẻ nghèo 2007? để kêu gọi các cá nhân, tổ chức quyên góp quần áo rét trẻ em cũ, mới cho trẻ em nghèo ở Hà Giang và Huế. Qua đó, góp một phần giúp các em vượt qua mùa Đông giá rét, tiếp tục học tập.
    Thời gian quyên: từ 17/12 ?" 27/12/2007.
    Đồ quyên: Quần áo rét trẻ em cũ, mới các loại
    Hình thức quyên:
    + Có thể trực tiếp mang quần áo quyên tới những địa điểm sau:
    Số 14 Ngô Quyền, Liên hệ: Mạnh Hoàng, điện thoại: 0988 717 288
    thời gian từ: 9h ?"16h30 hàng ngày.
    + Chúng tôi có thể tới tận nơi nhận đồ quyên góp. Xin liên hệ số điện thoại 04 9164447 (gặp Ms.Phương), hoặc 0915086342 (Ms. Gấm Hương) hoặc email của Nhóm.
    Rất mong nhận được sự quan tâm.
    Trân trọng cảm ơn.
    Một vài thông tin về
    Chương trình quyên góp áo ấm tặng trẻ nghèo
    năm 2003, 2004, 2005, 2006
    Năm 2003: Nhóm đã phát động và quyên góp, tặng được khoảng 150 xuất quần áo cho khu vực chợ Cầu Mới.
    Năm 2004: Trong vòng 1 tháng quyên góp và phân loại, Nhóm tặng được khoảng 300 xuất quần áo ấm cho trẻ em và người nghèo ngụ cư khu vực Bãi giữa, Long Biên và chợ Cầu Mới.
    Năm 2005: ?oÁo ấm tặng trẻ nghèo vùng cao - Sơn Động, Bắc Giang?
    Từ tháng 11/ 2004 ?" 15/1/2005, Nhóm quyên góp được hàng nghìn chiếc quần, áo, đủ các lứa tuổi.
    Sau 2 ngày phân loại và đóng gói, Nhóm chuyển được hơn 1000 chiếc quần áo ấm (tương đương 400 xuất) đến huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang, tặng cho trẻ em nghèo và 300 chiếc quần, áo cho trẻ em và người nghèo ngụ cư khu vực Bãi giữa, Long Biên và chợ Cầu Mới.
    Năm 2006:
    Tháng 11/2005 ?" 1/2006 và Tháng 11/2006 ?" 1/2007, Nhóm quyên góp 2 đợt và chuyển hơn 7000 chiếc quần áo đồng phục và áo ấm đến Hà Giang và Huế.
    Chương trình nhận được sự phản hồi rất tốt từ các em nhỏ nhận hỗ trợ. Các cộng tác viên tại Hà Giang và Huế rất hy vọng chương trình được duy trì thường niên.
  10. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Sang Singapore chữa bệnh
    Ngày càng có nhiều người Việt Nam sang Singapore chữa bệnh. Khi gặp khó khăn, các bệnh nhân người Việt có thể tìm được sự giúp đỡ từ những người đồng hương.
    Bác Thanh ở Hà Nội bị bệnh tim mạch. Gia đình bác khá giả lại có người cháu làm đại diện một công ty lớn của Việt Nam ở Singapore. Vừa xuống máy bay, bác Thanh và bác gái đi cùng đã được người của bệnh viện ra đón. Mọi chuyện có cô gái người Việt làm ở bệnh viện giúp đỡ, người cháu khi nào xong việc thì chạy đến chỗ hai bác. Xuất viện, hai bác về nghỉ ngơi trong một căn hộ dịch vụ sang trọng ngay trung tâm thành phố.

    Wesite của Gentle Fund Organization.
    Nhưng số người may mắn như bác Thanh không nhiều. Phần đông người Việt sang Singapore chữa bệnh đi cùng một người thân biết chút tiếng Anh, hoặc không biết tiếng Anh nhưng có người quen ở Singapore. Nếu người quen của họ có thời gian đón đưa kề cận thì cũng đỡ, nhưng đối với phần lớn trường hợp, bệnh nhân và người thân đi cùng phải tự xoay xở là chính. Vì vậy, nhiều bệnh nhân vào bệnh viện ngồi chờ mãi mà các bác sĩ, y tá không biết phải giúp đỡ thế nào vì đâu biết họ đau ốm ra sao. Cũng có trường hợp bệnh nhân khám bệnh xong không biết xoay xở thế nào để về được nhà người quen vì không bắt được taxi, hoặc đưa cho người lái taxi một cái địa chỉ mà họ cũng bó tay vì viết sai tên đường hoặc chỉ đường bằng tiếng Việt.
    Rồi đến chuyện ở, chuyện ăn. Người nhà đi cùng cũng phải cần chỗ nghỉ ngơi tắm giặt và chỗ nghỉ cho bệnh nhân sau khi xuất viện. Nếu không ở được nhà người quen, tìm thuê chỗ trọ bên ngoài cũng gian nan. Đi lại trong thành phố phải dùng taxi, rất đắt đỏ. Rồi cả người bệnh lẫn người khỏe cũng cảm thấy cực hình với những bữa ăn không hợp khẩu vị, nhớ nhà, tủi thân... Muốn mua cái sim điện thoại để giữ liên lạc cũng không biết mua ở đâu, sử dụng ra sao. Trăm ngàn chuyện khó khăn..
    Số người Việt sang Singapore chữa bệnh ngày càng tăng khi các bệnh viện trong nước lúc nào cũng quá tải, thu nhập người Việt Nam ngày càng cao hơn, việc đi lại giữa hai nước cũng thuận tiện hơn, không cần visa. Một thống kê từ Bệnh viện Đại học Quốc gia (NUH) và Bệnh viện Tan Tock Seng (TTS) cho biết năm 2005, hai nơi này chữa trị cho khoảng 100 bệnh nhân Việt Nam. Trong 10 tháng đầu năm 2007, con số này là trên 1.000 bệnh nhân. Vì vậy, yêu cầu hỗ trợ bệnh nhân trở nên rất cấp bách. Các bệnh viện mở ra bộ phận hỗ trợ bệnh nhân quốc tế. Còn người Việt ở Singapore cũng tạo ra các cách thức giúp đỡ đồng hương.
    Hiện nay, ở mỗi bệnh viện Singapore đều có một trung tâm hỗ trợ bệnh nhân quốc tế. Trung tâm này, như tên gọi của nó, có chức năng làm cầu nối giữa bệnh nhân nước ngoài với bác sĩ chuyên khoa và các dịch vụ. Các nhân viên ở trung tâm có nhiệm vụ giải đáp thông tin, đưa đón bệnh nhân tại sân bay trong những trường hợp đặc biệt, phiên dịch, đăng ký nhập xuất viện, hẹn lịch khám, gia hạn visa, đặt giúp khách sạn... Mỗi trung tâm thường tuyển nhân viên từ nhiều quốc gia để tiện việc hỗ trợ bệnh nhân vốn cũng rất đa dạng về quốc tịch.

    Nguyễn Trí Khuê Phúc (phải) cùng gia đình một bệnh nhân sau khi xuất viện.
    Do bệnh nhân đến từ Việt Nam khá đông, bệnh viện nào cũng có nhân viên người Việt. Tập đoàn Chăm sóc sức khỏe quốc gia (NHG) với thành viên là 3 bệnh viện NUH, TTS và Alexandra cùng hơn 10 trung tâm y tế khác của Singapore đã thành lập chung một trung tâm kết nối bệnh nhân quốc tế có số đường dây nóng 24/24 là +65 6779 2777. Hỗ trợ cho bệnh nhân Việt ở hai bệnh viện NUH và Tan Tock Seng là bạn Nguyễn Trí Khuê Phúc, 25 tuổi, tốt nghiệp Đại học Quốc gia Singapore (NUS).
    Hiện nay, các tập đoàn y tế của Singapore như NHG, Singhealth, Parkway cũng đã mở văn phòng đại diện tại Việt Nam để thu hút bệnh nhân. Bệnh viện tư nhân nổi tiếng Raffles cũng có văn phòng tại số 197 phố Tây Sơn, Hà Nội. Các văn phòng đại diện này giúp tư vấn ban đầu cho người có nhu cầu đi chữa bệnh và kết nối với phía bệnh viện để bố trí hỗ trợ ngay khi bệnh nhân đến. Các dịch vụ tư vấn phía Việt Nam cũng như hỗ trợ tại Singapore là miễn phí.
    Tổ chức này, Gentle Fund Organization (GFO - www.gentlefund.org), do một doanh nhân Việt kiều làm chủ tịch và thành viên phần lớn là du học sinh Việt Nam tại NUS. Các sinh viên và cựu sinh viên khi có thời gian thì đến với những bệnh nhân đồng hương tại các bệnh viện. Thường thì bệnh nhân tìm được sự trợ giúp từ các chi nhánh GFO tại Việt Nam hoặc trực tiếp qua trang web. Có khi, bệnh nhân qua đến Singapore mới biết được GFO thì liên lạc. Cũng có khi các bệnh viện gọi đến GFO nhờ giúp đỡ vì nhân viên trung tâm hỗ trợ bệnh nhân của bệnh viện không lo xuể. Sự giúp đỡ này là hoàn toàn miễn phí cho bệnh nhân.
    Nhờ có mạng lưới sinh viên, có cả những người Singapore, GFO cũng giúp được chỗ ở rẻ bên ngoài cho bệnh nhân khó khăn. Mạng thông tin của sinh viên Việt Nam tại NUS là một nơi cung cấp chỗ trọ tạm thời rất hiệu quả. Chẳng hạn khi một trong số những người sống cùng một căn hộ đi vắng, hoặc về quê, căn phòng trống sẽ được rao trên mạng cho những ai có nhu cầu ở tạm với chi phí khoảng 30-40 SGD một ngày đêm (tức khoảng 350.000 - 400.000 đồng), thay vì ở những nơi tiện nghi hơn chút có giá không dưới 100 SGD.
    GFO có quan hệ chặt chẽ với 5 bệnh viện và trung tâm y khoa nổi tiếng ở Singapore, nên bệnh nhân Việt Nam đến những nơi này có thể nhận được sự quan tâm, chăm sóc và trợ giúp chuyên môn thấu đáo hơn. Nhiều bệnh nhân Việt Nam được vị bác sĩ đầu ngành ung thư, huyết học của Bệnh viện NUH, Quah Thuan Chong, chăm sóc như người thân. Ông đến với bệnh nhân Việt Nam bằng cả một tấm lòng bởi quý mến sự đùm bọc mà những người Việt dành cho nhau. Ngoài ra, GFO, là một tổ chức phi lợi nhuận, cũng kêu gọi hỗ trợ tài chính từ những mạnh thường quân cho một số trường hợp có gia cảnh thiếu thốn trong khi chi phí chữa trị quá cao. Có trường hợp, GFO viết thư cho Hội Ung thư của Singapore, và hội này đã giúp giảm một phần rất lớn chi phí cho một bệnh nhân.

    Chị Ánh giúp phiên dịch cho một bệnh nhân tại Bệnh viện Raffles.
    Bệnh nhân Việt cũng có thể tìm đến sự trợ giúp đặc biệt ở chị Nguyễn Ngọc Ánh. Không thể ở bên cạnh bệnh nhân như người nhà, nhưng sự có mặt của chị hẳn làm người bệnh yên tâm tuyệt đối. Giỏi tiếng Anh, hiểu biết rộng về y khoa, thông thạo thuật ngữ chuyên ngành, biết rõ từng bác sĩ đầu ngành ở mỗi bệnh viện, sự trợ giúp của chị gần như đảm bảo bệnh nhân có thể tìm được nơi điều trị, bác sĩ tốt nhất cũng như tư vấn giải pháp hữu hiệu nhất. Ngoài ra, chồng chị, tiến sĩ Phan Toàn Thắng, người nghiên cứu ra tế bào gốc tại Đại học Quốc gia Singapore, và hiện đang là giáo sư trợ giảng khoa phẫu thuật, trưởng phòng nghiên cứu tế bào, cũng là một người góp phần tích cực vào việc tư vấn giúp bệnh nhân của vợ.
    Hơn thế nữa, trong khi giúp đỡ, chị luôn cố tìm cách giảm những chi phí có thể tiết kiệm được cho bệnh nhân. Một chuyện đơn giản nhất là các bệnh viện thường cho bệnh nhân nhập viện ngay khi lịch hẹn khám bác sĩ hoặc làm các xét nghiệm, chụp chiếu vẫn còn xa. Tiền phòng bệnh viện mỗi ngày không dưới 200 SGD. Chị Ánh luôn cố gắng trì hoãn việc nhập viện trong các tình huống này. Thay vào đó, bệnh nhân có thể nghỉ ngơi cùng người thân tại nhà trọ với giá thấp hơn nhiều. Chị cũng là người chuyên "đóng mặt dày" (như lời chị nói), để xin bác sĩ miễn tiền khám hoặc một số các dịch vụ cho bệnh nhân.
    Bệnh nhân cần chỗ trọ chị cũng có thể tìm giúp từ người quen hay mạng sinh viên NUS. Ngoài ra, chị cũng thuê một căn nhà có mấy phòng ngủ để dành cho bệnh nhân, với đầy đủ tiện nghi sinh hoạt giúp họ có được sự thoải mái, đặc biệt là những bữa cơm Việt Nam mà thức ăn do chị Ánh mua để sẵn trong tủ lạnh. Đối với bệnh nhân có tài chính thoải mái, chị Ánh nhận của họ tiền phiên dịch, các chi phí tiền mặt mà chị phải bỏ ra khi mua sắm giúp, tiền nhà trọ. Nhưng trong không ít trường hợp, cái mà chị nhận lại từ bệnh nhân chỉ là những món quà quê và những cái xiết chặt quyến luyến lúc chia tay. Chị Ánh chia sẻ: "Nhiều người bệnh sang đây tội nghiệp lắm. Mình không giúp không được, nhưng cũng không thể giúp không cho tất cả mọi người. Cũng cần có nguồn thu để hỗ trợ cho những người quá khó khăn". Nhiều lúc bận quá, chị cũng đành phải nhờ các sinh viên đến bệnh viện với bệnh nhân.
    (Theo Thanh Niên)

Chia sẻ trang này