1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Làm người

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi Tinhnguyen08, 01/12/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Cảm ơn bác; liệt kê như trên là rất hay và đầy đủ.
  2. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Mùa xuân là tết trồng cây
    Làm cho đất nước càng ngày càng xuân!
    Mọi người hãy cùng trồng cây, hãy bảo vệ môi trường!
    Ai phá rừng?


    Rừng thượng nguồn hồ Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh) bị tàn phá nghiêm trọng.
    Nếu có điều kiện thăm Vườn quốc gia Bạch Mã ở Huế, các bạn sẽ thấy trong phòng trưng bày có một cách cửa ghi chữ ?oAi phá rừng, muốn biết bạn hãy mở cánh cửa này ra?. Khi mở cánh của ấy ra, bạn sẽ nhìn thấy một tấm gương, và câu trả lời đến với bạn, chính hình ảnh của bạn nằm trong tấm gương đó?
    Tôi có may mắn được làm việc cho WWF trong một khoảng thời gian ngắn cách đây 4 năm, và sau này, khi làm việc tại một trường đại học tôi lại có những nghiên cứu liên quan đến sinh kế của người dân vùng cao, và gần đây nhất, tôi có cơ hội đi sâu tìm hiểu đời sống của các cộng đồng nghèo ở Lào, Việt Nam và cả Campuchia nữa.

    Tôi không nghiên cứu bảo tồn phát triển rừng, nhưng những gì đập vào mắt tôi những nơi tôi đã từng đi qua khiến mình không thể làm thinh được.

    1. Kế sinh nhai

    Ý kiến của bạn về vấn đề này xin gửi đến Diễn đàn Dân trí qua địa chỉ e-mail: thaolam@dantri.com.vn.

    Có dịp gặp một ông phó chủ tịch huyện nọ, tôi được nghe ông ấy than vãn: ?oÝ thức của người dân ở đây kém lắm anh ạ, đã có nhiều hình thức tuyên truyền nhưng họ vẫn cứ vào rừng chặt củi, đốn gỗ vì thế mà rừng càng ngày càng kiệt quệ?.

    Rồi một dịp khác, khi giảng dạy cho một khoá học của các kiểm lâm về bảo tồn đa dạng sinh học tại Quảng Nam trong chương trình của WWF, các cán bộ kiểm lâm than thở: ?oLâm tặc hoành hành dữ lắm, lực lượng kiểm lâm thì mỏng không làm sao đối phó được?.

    Và một lần khác tôi đã trực tiếp nói chuyện với một ?olâm tặc? chính hiệu, ?ohắn? mới ở trong rừng 1 tuần ra để tiếp tế lương thực. ?oHắn? phàn nàn: ?oKhổ lắm anh ạ, tôi có muốn làm cái việc này đâu, nhưng không làm thì lấy gì mà ăn, lấy gì để nuôi vợ nuôi con??

    Và trong các cuộc thảo luận nhóm gần đây nhất với cộng đồng các dân tộc miền núi, những người tham gia cũng đã thú nhận là họ có phá rừng.

    Đúng vậy, không ai khác, kẻ phá rừng chính là những tên lâm tặc mà tôi đã được gặp và nói chuyện, kẻ phá rừng chính là những người dân bản địa vì kế sinh nhai. Nhưng hãy nhìn nhận lại sự việc một cách công bằng, khi tôi đặt mình vào vị trí của họ, tôi nghĩ có thể tôi cũng sẽ trở thành ?olâm tặc?.

    2. Kẻ phá rừng giấu mặt?

    Nếu có điều kiện thăm Vườn quốc gia Bạch Mã ở Huế, các bạn sẽ thấy trong phòng trưng bày có một cách cửa ghi chữ ?oAi phá rừng, muốn biết bạn hãy mở cánh cửa này ra?. Khi mở cánh của ấy ra, bạn sẽ nhìn thấy một tấm gương, và câu trả lời đến với bạn, chính hình ảnh của bạn nằm trong tấm gương đó. Một hình thức giáo dục thật thú vị!

    Tôi và có lẽ nhiều người trong các bạn cũng đã từng được ghé thăm hoặc ít ra được nhìn thấy trên truyền hình, báo chí hình ảnh các văn phòng Uỷ ban nhân dân các cấp huyện, tỉnh, thành phố với những bộ bàn ghế bằng gỗ đen bóng với giá tiền lên đến hàng trăm triệu đồng. Những món đồ gỗ được chạm khắc rồng rắn, chim phượng với đầy vẻ nghệ thuật nhưng cũng mang trong nó cảm giác lạnh lẽo đến ghê người. Và thật trớ trêu thay, trong một cuộc họp tiếp đoàn cán bộ của WWF bàn về bảo vệ đa dạng sinh học thì chính chúng tôi và những quan chức cấp cao của tỉnh nọ được ngồi trên những chiếu ghế gỗ tiền triệu đó. Trong cuộc họp, chúng tôi đã thảo luận về vấn đề ai phá rừng và làm sao để hạn chế phá rừng?

    Một lần khác được vinh dự mời về tư gia của một vị giám đốc sở nọ, ngay trước phòng khách đập vào mắt tôi là bộ đồ gỗ với tủ chè, phản ngựa, ghế giả cổ nguy nga. Ông giám đốc nọ tự hào khoe khoang về bộ sưu tập đắt tiền của mình. Còn tôi, lại một câu hỏi đặt ra: Ai phá rừng?

    Trong một lần đi nhậu với những người bạn, một người trong nhóm đã đề nghị đi ăn thịt rừng. Nhưng cả nhóm không biết tìm đâu đành phải gọi điện một anh bạn làm kiểm lâm để được chỉ dẫn. Chỉ có kiểm lâm mới biết rõ nơi nào có thịt rừng chính hiệu. Thêm một lần tự hỏi: Ai phá rừng???

    Trong một bài báo gần đây nhất của Lao Động với cái ?otít?: ?oBí thư huyện uỷ Quế Phong? là chủ nhân của ngôi nhà sàn 100 mét khối gỗ?. Bài báo đề cập ông huyện tên là Lô Chí Kiêm đang sử dụng một ngôi nhà sàn bằng gỗ mới dựng. Chưa đề cập đến chuyện ông ấy lấy tiền đâu ra để xây nhà to vậy thì riêng việc sử dụng chừng đó số gỗ cũng cho thấy là vô nhân đạo và phản cảm lắm rồi.

    3. Hệ lụy

    Hậu quả của nạn phá rừng chắc ai cũng đã biết đó là lũ quét, ngập lụt mà bằng chứng là trong năm nay, các tỉnh miền Trung xảy ra lũ lụt triền miên với sự thiệt hại về người và của vô cùng to lớn.

    Trong những cơn bão lũ đó, chúng ta cũng được nghe báo đài đưa tin về các vị lãnh đạo liên tục trực chiến để giúp dân chống chọi và khắc phục hậu quả của bão lụt. Trong những lúc đó, không biết có vị cán bộ nào ngồi chiêm ngưỡng những bộ đồ gỗ sang trọng là một niềm tự hào của công sở và tư gia của mình không? Và bây giờ, khi ông bí thư huyện uỷ Quế Phong ngồi đàm đạo trà rượu với các tâm hảo của mình ở ngôi nhà sàn lộng lẫy không biết có thương xót cho mấy chục mạng người đã ra đi trong lũ?

    Chính phủ đã có nhiều chương trình hành động và giáo dục cộng đồng để hạn chế và chấm dứt việc phá rừng, nhưng không biết Chính phủ có chương trình giáo dục cán bộ, quy chế công sở về việc không sử dụng các sản phẩm từ rừng không? Thực tế, khi đọc bài viết này hẳn các bạn có cái nhìn sâu sắc hơn về kẻ phá rừng.

    Trong tôi có một niềm mong mỏi rằng Quốc Hội sẽ thảo luận nghiên túc về vấn đề này, Chính phủ phải có hành động kịp thời về việc sử dụng các sản phẩm từ gỗ nơi các văn phòng công sở. Nếu không thì mọi hoạt động giáo dục cộng đồng và hoàn lương những ?olâm tặc? coi như vô nghĩa.

    Nguyễn Ngọc Huy
    (Tokyo - Nhật Bản)

    LTS Dân trí - Bài viết của tác giả Nguyễn Ngọc Huy đã làm cho mọi người tỉnh ra rằng hiểu biết bấy lâu nay về hai chữ ?olâm tặc? vẫn còn hồ đồ, nông cạn. Quả thật đã đến lúc phải định nghĩa lại để làm rõ nội hàm hai chữ ?olâm tặc? - đó là những kẻ phá rừng cả trực tiếp lẫn gián tiếp dù là cố ý hay vô tình, dù là lộ mặt hay ?ogiấu mặt?!

    Hằng ngày, mọi khán giả truyền hình đều thấy chướng mắt khi phải chứng kiến những cảnh quan chức cấp này cấp nọ tiếp khách với những bộ sa-lông bằng gỗ quý trông thật đồ sộ, nghễu nghện, ngồi lọt thỏm mới quá phân nửa ghế. Không biết ngồi tiếp khách như thế có nâng được giá trị của mình lên không? Có ai nhẩm tính đóng bộ sa-lông uốn éo, đồ sộ như vậy tốn hết bao nhiêu gỗ của rừng, tốn bao nhiêu tiền của dân? Và ông Bí thư Huyện ủy kia, chắc chẳng bao giờ nghĩ chính mình là? kẻ ?olâm tặc? cho dù chỉ là ?olâm tặc? gián tiếp, hay ?okẻ phá rừng giấu mặt? theo cách gọi của tác giả bài viết trên đây!

    Thiết nghĩ, cần nhắc lại những bài học mà sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nhắc nhở đối với mọi cán bộ cách mạng là: Không nên phô trương, lãng phí - Nói phải đi đôi với làm - Cán bộ phải gương mẫu trong mọi việc để nhân dân noi theo.

    Xin phép được bàn thêm: càng những việc hệ trọng, liên quan với quốc kế dân sinh như việc trồng rừng và chống phá rừng - dù trực tiếp hay gián tiếp - cán bộ cấp càng cao càng phải gương mẫu để nhân dân noi theo.

    http://www.dantri.com.vn/diendandantri/Ai-pha-rung/2007/12/209522.vip
  3. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Nguyện của mọi người (MT 813 - 18/12/2007)


    Dường như cô bạn này sinh ra để ******** nguyện, đúng như tên gọi của mình...
    14 trên tổng số 60 ứng cử viên được các đơn vị đề cử và tự ứng cử đã chính thức lọt vào danh sách của Hội đồng bình chọn. Gương mặt công dân trẻ tiêu biểu TP.HCM sẽ được công bố vào ngày 1/1/2008...
    Thời khóa biểu của Phạm Như Nguyện (sinh viên đại học KHXH&NV) - Bí thư chi đoàn KP.1, P.11, Q.8 khiến nhiều người... ?odội?: Sáng đến trường, trưa đi vận động trẻ em đến lớp học tình thương và tham gia sinh hoạt, từ chiều đến tối dạy kèm miễn phí Anh văn cho học sinh nghèo. Dường như cô bạn này sinh ra để ******** nguyện, đúng như tên gọi của mình...
    Vượt lên chính mình
    Cách đây 5 năm, như bao bạn bè trang lứa, Nguyện cũng tung tăng đến lớp và ?oquậy tá lả? với các hoạt động của trường. Thế rồi một ngày nọ, biến cố bất ngờ ập đến khiến gia đình lâm vào cảnh cùng quẫn. Ba mẹ phải bán hết ruộng vườn, dắt díu anh em Nguyện rời bỏ vùng quê nghèo, vào Sài Gòn mưu sinh.
    Sống trong căn nhà thuê tạm bợ, hằng ngày, sau giờ học, Nguyện phải làm đủ thứ công việc: Phụ bán quán cà phê, quét dọn nhà cửa, giữ trẻ... để có tiền đóng học phí. Có lẽ Nguyện sẽ không thể nào quên khoảng thời gian đầy sóng gió ấy, khi mà giấc ngủ chỉ đến với bạn vào lúc nửa đêm; khi mà bạn phải cố kiềm để không bật lên tiếng ho vì sợ chủ nhà than phiền, dù cơn cảm sốt không ngừng hành hạ; khi mà bạn phải co ro trong chiếc chăn mỏng te để vượt qua những đêm trời trở lạnh... Gia cảnh túng thiếu, nên suốt nhiều năm liền, ăn sáng đối với Nguyện là điều xa xỉ. Thế nhưng, dù khó khăn đến mấy, Nguyện cũng tự nhủ sẽ theo đuổi ước mơ chinh phục giảng đường đại học đến cùng. Và Nguyện đã làm được điều đó như thể có phép màu...
    Nguyện ******** nguyện
    Từng trải qua những khó khăn đến cùng cực nên hơn ai hết Nguyện thấu hiểu những mảnh đời bất hạnh như mình. Thấy nhiều em nhỏ trong xóm không được gia đình quan tâm nên bỏ học, chơi bời lêu lổng, Nguyện quyết kéo các em trở lại trường lớp bằng cách ?odụ khị? mấy ?onhóc? tham gia lớp học Anh văn miễn phí do mình tổ chức và đích thân đứng lớp. Nhóc nào không có tập sách, dụng cụ, ?ocô Nguyện? lẳng lặng nhịn ăn để dành tiền trang bị đồ dùng học tập cho các em. Vào giữa giờ học, ?ocô Nguyện? cũng tâm lí hết sức khi bày ra nhiều sân chơi ?obốc khói? để học trò xả stress. Và những món quà nhỏ làm phần thưởng cho những em học giỏi cũng do Nguyện tự bỏ tiền túi ra mua tặng nhằm động viên tinh thần các ?ocục cưng?...
    Ngoài thiếu nhi, bạn bè trang lứa cũng là đối tượng được Nguyện ?odòm ngó?. Để thanh niên khu phố có nơi giải trí lành mạnh, Nguyện bàn với Đoàn phường ?ođì ?" zai? sân chơi định kì hằng tuần với nhiều hình thức phong phú: Văn nghệ, diễn đàn về các vấn đề liên quan đến tuổi tím, thi vận động... Bên cạnh đó, Nguyện cũng tích cực chữa ?obệnh ngại? cho những bạn nhập cư bằng cách tổ chức chương trình vui chơi ngay tại khu nhà trọ...
    Là thành viên tích cực của phong trào ?oBữa cơm nghĩa tình?, từ nhiều năm nay, Nguyện vẫn đều đặn chăm lo việc ăn uống cho hàng chục cụ già neo đơn trên địa bàn phường. Nguyện không nhớ mình đã quyên góp, thu gom ve chai để xây dựng bao nhiêu suất học bổng cho học sinh nghèo. Chỉ biết là giúp được một bạn đến trường là niềm hạnh phúc của bạn lại nhân lên. Với những gì đã làm được, Nguyện xứng đáng được Q.8 đề cử vào danh hiệu Công dân trẻ tiêu biểu TP.HCM 2007.
    ANH TÚ
    http://muctim.com.vn/Vietnam/The-gioi-tuoi-moi-lon/Ban-trang-lua/2007/12-18/16717/

  4. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Lòng nhân từ
    Theo Hạnh Thuần (NLĐ) (19/11/07)

    ''''''''Bà con còn, tui còn...'''''''' - ông Lê Nghĩa, 70 tuổi ở huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên, xúc động kể lại chuyện người dân ngay chính trong vùng lũ đã nhường cơm sẻ áo, giúp đỡ nhau trong cơn hoạn nạn vừa qua... Tinh thần đoàn kết, tương thân tương trợ, lá lành đùm lá rách là truyền thống tốt đẹp từ ngàn xưa của người dân Việt Nam.


    Những danh nhân trên thế giới cũng luôn đề cập đến lòng tốt, từ tâm giữa con người với con người - như là một yếu tố vươn tới chân, thiện, mỹ. Theo danh họa Van Gogh: ?oKhông có nghệ thuật nào hơn lòng yêu quý con người?. Còn nữ diễn viên điện ảnh nổi tiếng đã quá cố Audrey Hepburn, khi trả lời thế nào là cái đẹp trong cuộc sống, đã khẳng định một tinh thần nhân bản không thể thiếu nơi con người: ?oVới hai bàn tay, bạn dùng một tay để tự giúp mình, bàn tay còn lại để giúp đỡ kẻ khác?. Tuy nhiên, sự tử tế, lòng thương người phải thật sự xuất phát từ trái tim, không nên mang tính đối phó, giả tạo, hùa theo đám đông. Như đại văn hào Shakespeare đã viết: ?oLòng nhân từ không có tính khiên cưỡng. Nó như mưa từ trên trời rơi xuống, tưới mát cả người cho lẫn người nhận?.

    Trong cuộc sống hằng ngày, tôi đã làm gì để thể hiện lòng tốt với những người chung quanh? Tôi đã từng cố đuổi theo một người khác, trên đường phố đông đúc, để nhắc người đó gạt chân chống xe. Điều đáng nói là, xe tôi so với xe họ có khi được so sánh với rùa và thỏ bởi độ chênh lệch phân khối. Tôi thấy vui vì họ kịp thời thực hiện lời nhắc nhở của tôi trước khi có thể gặp sự cố lúc rẽ trái.

    Nhưng đôi khi, lòng tốt của tôi trở thành vô ích khi người chủ phương tiện giao thông đó bình thản trả lời: ?oChống hư rồi!?. Còn ở khu phố nhà tôi, có một bà rất dữ dằn, sẵn sàng to tiếng chửi rủa khi đụng chuyện với hàng xóm. Nhiều khi tôi rất muốn cho mấy đứa con của bà vài chiếc bánh, cây kẹo, một món ăn nhưng cứ ngại ngần. Lỡ con bà bụng dạ bị sao đó, bà lôi tôi ra bắt đền thì thật là làm ơn mắc oán. Vậy đó, lòng nhân từ đặt không đúng chỗ đôi khi sẽ gặp nghịch cảnh hoặc tác dụng ngược dẫn đến việc dở khóc, dở cười...

    Về phần tôi, tôi cảm thấy hạnh phúc vì thỉnh thoảng vẫn bắt gặp trên đường những con người tốt bụng và thân thiện. Và tôi sẽ tiếp tục nuôi dưỡng từ tâm với người khác, theo khả năng của mình, ngày nào còn sống trên đời.

  5. muabongmay2207

    muabongmay2207 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/10/2006
    Bài viết:
    515
    Đã được thích:
    0
    mới đọc trang một mà thấy buồn quá các bác ah.
  6. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    ?oBữa cơm nhân ái? cho người già neo đơn
    22-11-2007 00:45:55 GMT +7

    Các đoàn viên tình nguyện trên đường đi giao cơm
    Hoạt động của những tình nguyện viên này không chỉ dừng lại ở thời gian ba tháng hè, mà xuyên suốt một năm. Hằng ngày họ đưa cơm đến tận nơi cho các cụ già neo đơn, không nơi nương tựa
    Đó chính là hoạt động mang tên ?oBữa cơm nhân ái?, được 50 đoàn viên phường 11, quận 8- TPHCM thực hiện bằng nỗ lực và tấm lòng chia sẻ. ?oLúc đầu chúng tôi nghĩ chỉ tổ chức được vài bữa thôi, thế mà hoạt động kéo dài được 4 năm rồi. Nếu không có tấm lòng tình nguyện của các bạn đoàn viên chắc hoạt động này khó duy trì lắm?- chị Phan Kiều Thanh Hương, Bí thư Đoàn phường 11, tâm sự.
    Tình nguyện 365 ngày
    Chị Thanh Hương cho biết, ?oBữa cơm nhân ái? được phát động vào năm 2003. Hồi đó, Đoàn phường và Hội Chữ thập đỏ phường 11 tổ chức đợt phát thuốc và nấu một bữa cơm cho những cụ già neo đơn của phường. Thấy các cụ già yếu, không người chăm sóc, lại phải lặn lội đến tận phường để nhận phần, các bạn đoàn viên ai cũng thương...
    Cô bí thư Đoàn phường đem ý tưởng của mình nói lại với các bạn đoàn viên: Từ nay, phải đến tận nhà hỏi thăm và chăm sóc cho các cụ già neo đơn! Không ngờ, tất cả đoàn viên đều ủng hộ và sẵn sàng vào cuộc. Sau đó, Thanh Hương cùng các bạn đoàn viên đến tận nơi các cụ sinh sống, để hiểu hoàn cảnh của mỗi người.
    Mỗi người một số phận nhưng họ đều có điểm chung là nghèo và không có người chăm sóc. Đó là ông Hồng ở trong một căn nhà lụp xụp, từ khi mẹ mất, chú thui thủi một mình. Là ông Tuấn bị cụt cả hai chân, muốn di chuyển phải nhờ vào hai chiếc ghế nhựa.
    Hay ông Anh bị gù, sống trong những miếng gỗ ghép tạm đặt trong một con hẻm. Là bà Lan, hơn 60 tuổi, đi bán vé số kiếm tiền nuôi người em bị bại liệt. Là bà Bi, 82 tuổi, bị bệnh nặng mà không người chăm sóc, thuốc thang...
    Hằng ngày, hơn 50 bạn đoàn viên thay phiên nhau đến nhà các cụ dọn dẹp, thăm hỏi... Một thời gian, thấy việc làm của mình mang đến niềm vui cho người neo đơn, những đoàn viên tình nguyện này đã đề xuất mở rộng hoạt động: tổ chức nấu bữa cơm nhân ái cho các cụ. Đoàn phường bắt đầu đi liên hệ các tổ chức từ thiện và vận động mạnh thường quân ủng hộ.
    Một hội viên của Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP biết chuyện, giới thiệu cho Đoàn phường đến chùa Lâm Quang (phường 14, quận 8) kêu gọi chùa ủng hộ cơm chay. Cứ 10 giờ 30, đoàn viên phường 11 lại mang hai chiếc giỏ to, trong đó xếp sẵn 12 chiếc cà mèn (cặp ***g) đến chùa nhận cơm và mang đến cho các cụ. Mỗi ngày, các bạn dành một giờ để làm công việc này...
    Lung linh tấm lòng tình nguyện
    Chị Thanh Hương vừa xếp những chiếc cà mèn vào giỏ, vừa kể: ?oKhông có phụ cấp xăng xe, không tiền lương... nhưng ai cũng nhiệt tình tham gia. Nắng mưa cũng đi, không thể để cho các cụ phải nhịn đói?.
    Bạn Như Nguyện, một đoàn viên tình nguyện của ?oBữa cơm nhân ái?, tâm sự: ?oNhiều bữa, vì đi xe đạp để đưa cơm, đến trễ, thấy các cụ vẫn ngồi chờ, tụi mình áy náy lắm. Từ đó, tụi mình phải canh giờ thật chính xác, nhận cơm sớm hơn để kịp giờ ăn cho các cụ, không để các cụ ăn cơm trễ?.
    Nhiều bạn đoàn viên, ngoài đi học còn phải đi làm như Huy Hào, Như Nguyện... Thậm chí, có bạn hoàn cảnh gia đình rất khó khăn như Châu Vy, bạn phải tạm nghỉ học để đi làm ở khu chế xuất, kiếm tiền phụ gia đình...
    Bận rộn, nhưng các bạn vẫn sắp xếp thời gian để ******** nguyện viên. Vì tất cả đều rất nhiệt tình nên chị Thanh Hương phải ?othiết kế? lịch đưa cơm thật chính xác để 50 bạn, ai cũng được tham gia. Huy Hào tâm sự: ?oĐi đưa cơm cho các cụ mệt nhưng vui vì công việc mình làm có ý nghĩa thiết thực?.
    Một thành viên khác của đội tình nguyện, bạn Lê Công Luận, cũng cho biết: ?oLúc đầu chị Hương vận động tham gia, em hơi ngại. Phần vì bận học, phần vì ngại giao tiếp. Nhưng tham gia mấy lần, em lại thấy rất vui. Có cụ đã khóc cám ơn, em rất cảm động?...
    Đi giao cơm vào những ngày nắng gắt còn đỡ, chứ vào những ngày mưa thì khá vất vả. Gặp cơn mưa bất chợt, chỉ có một chiếc áo mưa, các bạn đều sẵn sàng chịu ướt, dành áo mưa để... che cơm. Xuân Cảnh nói: ?oChịu ướt một chút, chỉ cần các cụ ăn ngon là tụi mình thấy hạnh phúc lắm rồi?.
    Những cái tên như Châu Vy, Thu Hà, Tuyết Hồng, Ngọc Hà, Quốc Việt, Thùy Trinh, Lữ Thứ... đã trở nên quen thuộc đối với những cụ già neo đơn ở đây. Bằng tấm lòng của mình, họ đã mang đến niềm vui cho những người già nghèo khổ trong suốt 365 ngày...
    Bài và ảnh: Hường Phạm
    http://www.nld.com.vn/tintuc/loi-song/208052.asp
  7. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Cụ bà 75 tuổi vẫn hăng say làm việc thiện
    Đứng ngoài trông vào, nhà cụ Phương trông giống cái kho chứa hàng hơn là nhà ở. Có nhiều bao tải lớn nhỏ, chứa đầy quần áo, giày dép, nón mũ cũ được may vá, giặt giũ sạch sẽ chuẩn bị đưa đến các buôn làng vùng sâu, vùng xa tặng cho đồng bào nghèo... Đó chính là nhà bà Đặng Thị Phương (75 tuổi) mà người dân thường gọi là: bà Phương từ thiện!
    Cụ Đặng Thị Phương, trú tại 60 đường Hàm Nghi, thuộc tổ 8, phường Duy Tân, thị xã Kon Tum, năm nay đã tròn tuổi 75. Thời niên thiếu cụ tham gia cách mạng tại huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định, từng bị địch bắt giam, tù đày.
    Năm 19 tuổi, cụ kết hôn với ông Trần Ngọc Sanh, cưới nhau xong chồng đi tập kết ra Bắc, còn cụ tìm đường lên Kon Tum lập nghiệp. Suốt những năm tháng chiến tranh, vợ chồng xa cách biền biệt không một lần được gặp nhau. Mãi đến năm 1978, hai người mới được đoàn tụ. Nhưng lúc này, tính chuyện sinh con đẻ cái thì đã quá muộn. Vợ chồng hẩm hút bên nhau được hơn hai mươi năm sau thì ông Sanh tuổi cao sức yếu qua đời...
    Từ đó đến nay, để tìm niềm vui trong cuộc sống, có bao nhiêu thời gian rảnh rỗi cụ Phương đi tới các gia đình khá giả ở thị xã Kon Tum hỏi xin áo quần, giày dép đã qua sử dụng, thuê xe thồ chở về nhà giặt giũ, chùi rửa sạch sẽ, may vá lại chỗ sờn, rách, rồi mang cho người nghèo khó...
    Chuyện cụ Phương xin đồ dùng cũ làm từ thiện chẳng mấy chốc lan truyền khắp cái thị xã miền sơn cước. Rất nhiều gia đình thiện tâm gom góp mang đến và khắp gian nhà của cụ Phương cơ man nào là quần áo, giày dép, mũ nón... ngổn ngang như một gian hàng tạp hoá ngoài chợ. Thấy cụ vất vả, chị em phụ nữ láng giềng lúc rảnh rỗi cũng đến phụ giúp một tay.
    Cụ Phương nói với chúng tôi rằng, Hội Chữ thập đỏ huyện Kon PLông vừa đưa xe ôtô đến chở 15 bao quần áo để kịp phát cho bà con nghèo vùng Đông Trường Sơn ấm lòng vui Tết. Chúng tôi nhẩm đếm, số còn lại trong nhà cũng phải vài chục bao tải nữa... toàn bộ hàng của cụ Phương sẽ được chuyển cho bà con nghèo dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa trong thời gian tới.
    Để có tiền đi làm từ thiện, cụ Phương phải sử dụng suất lương diện người có công với cách mạng của mình cùng với tiền cho thuê 2 gian nhà bà, tổng cộng mỗi tháng cũng gần 900 ngàn đồng. Số tiền này cụ đều dành đi thăm hỏi, tặng quà cho những người nghèo trong phường bị đau ốm, gặp rủi ro, hoạn nạn.
    Tháng nào cũng vậy, cứ đến ngày rằm, mồng một, cụ mua hoa quả, nhang hương ra Nghĩa trang Liệt sỹ tỉnh Kon Tum để thắp vái tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ. Cụ Phương tâm sự: "Tui còn sống ngày nào, còn bao nhiêu sức lực tui sẽ dành hết cho đồng bào nghèo"
    P.Em
    http://ca.cand.com.vn/vi-vn/thoisuxahoi/tintucsukien/2008/1/120921.cand


  8. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Ông già 73 tuổi tham gia ''Tình nguyện xanh''

    Ông Tư sửa xe đạp gây quỹ giúp người nghèo. Ảnh: Tuổi Trẻ
    Hơn 10 năm qua, dù nắng hay mưa, ở góc đường khu cư xá Tân Cảng, quận Bình Thạnh, TP HCM, ông Tư vẫn cặm cụi bơm, sửa xe lấy tiền giúp bà con nghèo.
    Ông Đào Văn Tư, 73 tuổi ở quận Bình Thạnh nhiều lần có mặt trong những đội quân tình nguyện khắc phục hậu quả bão lũ giúp bà con miền Trung, Cần Giờ...
    Ông Tư đã tự đến Thành đoàn TP HCM đăng ký tham gia chiến dịch tình nguyện Mùa hè xanh. Ban đầu được phân công tại mặt trận thành phố, chiến sĩ Tư nói: ?oCác cậu bố trí cho tôi đi nơi xa nhất để giúp bà con nghèo?.
    Năm ngoái ông khoác ba lô cùng sinh viên ĐH Mở lên tận Đắc Nông. Đặt chân đến buôn làng, ông phát hiện nguồn nước các hộ dân dù được lấy lên từ giếng nhưng vẫn có mùi tanh; nhiều giếng trong buôn đều không xây thành nên nước thải có thể chảy ngược xuống giếng. Ông đề xuất công trình xây giếng. Giếng của ông thiết kế vừa có thành đặt cần quay, vừa có sàn rửa tiện lợi cho bà con. Gần một tháng chiến dịch, ông cùng các chiến sĩ đã xây được bảy giếng.
    Mùa hè xanh năm nay, ông lại có mặt trong đoàn quân của Học viện Hành chính quốc gia cơ sở TP HCM về tuốt miệt Giồng Riềng (Kiên Giang) để cùng xây cầu, đắp đường cho bà con. Hành trang ông mang theo còn có bốn chiếc xe đạp do ông tự lắp ráp để tặng học sinh nghèo và thùng tiền đựng số tiền công sửa xe của ông trong hơn hai tháng ròng rã. Khui thùng tiền, gom lại được hơn 2,4 triệu đồng làm chi phí khoan giếng.
    Năm 1994 về hưu, năm 1995 ông Tư sắm sửa đồ nghề ra đầu ngõ sửa xe đạp. Hơn 10 năm trời, dù nắng hay mưa, ở góc đường khu cư xá Tân Cảng, quận Bình Thạnh, TP HCM có một ông lão tóc muối tiêu ngày ngày cặm cụi bơm, sửa xe.
    Chỗ ông ngồi bao giờ cũng có một thùng nhỏ với dòng chữ: "Sửa xe ủng hộ người nghèo". Tiền sửa xe ông đều bỏ vào thùng. Ông tâm sự: ?oMình còn sức sửa xe, một ngày kiếm được dăm ba ký gạo là đã giúp được một gia đình chống chọi với cái đói?.
    Trong căn nhà tập thể tuềnh toàng, ông trầm ngâm: ?oTôi đã từng sống trong cảnh khổ mới hiểu cái nghèo?. Rồi ông kể chuyện đời mình, sinh ra trong gia đình khá giả nhưng ông đã phải mưu sinh bán kem, lạc rang... trên đường phố Hà Nội nhiều năm. Đấy là quãng đời khi ông bỏ làng ra đi lúc mới chín tuổi vì mẹ mất, bố ông bị Tây bắt đi tù, hai anh trai đi thoát ly tham gia cách mạng. Năm 1954, thủ đô giải phóng, ông Tư vào làm tạp vụ ở ĐH Nông nghiệp.
    Từng nếm trải những thăng trầm cuộc đời, ông Tư muốn chia sẻ những vất vả với người nghèo. Và mỗi lần thùng đựng tiền công sửa xe của ông được khoảng hai, ba triệu ông lại đạp xe đến những nơi còn khó khăn để chia sẻ với người nghèo.
    (Theo Tuổi Trẻ)
  9. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Chữ T
    TTO - Hồi còn nhỏ, thầy cầm tay con nắn nót một chữ T. Thầy bảo đó là dáng mẹ đang gánh nước - đôi gánh nước đã cùng con vào đời!
    Rồi lớn lên, con biết nhiều hơn những chữ T xinh xắn. Nhưng chính những chữ T mà thầy dạy ngày trước mới là cái mà con lưu giữ suốt cuộc đời?
    Thầy dạy con chữ T của lòng Tận Tụy, của những đêm thầy thức thật khuya bên giáo án, bên những bài kiểm tra của lũ trò nét chữ còn ngờ nghệch, chỉ mong ngày mai có thể giảng giải đầy đủ những lỗi sai của tụi nó?
    Thầy cho con chữ T của Trí Tuệ, của những kiến thức tuyệt vời mà thầy đã miệt mài giảng dạy. Thầy không quá cao siêu, thầy chả là bác học, càng không phải vĩ nhân, nhưng thầy đã cho tụi con một nền tảng cần thiết, rồi từ đó chúng con thỏa mình bay đi ngàn phương?
    Thầy cho chữ T của Trí Tuệ, nhưng hơn thế nữa, thầy còn tặng tụi con chữ T của cái Tâm - chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài. Chữ Tâm để tụi con khắc cốt cách làm người, đạo đức của một con người? Chữ Tâm của sự hy sinh cao cả, của cống hiến, và của cách đối xử giữa người và người với nhau?
    Rồi khi con trưởng thành, quay về thăm thầy, thầy dạy thêm cho con chữ Tiền, của thế nào là sạch, là nhơ. Của cái mình đáng nhận và cái mình không thể nào nhận.
    Thầy chỉ cho con thấy chữ Tình - không phải là cầm tay con viết như ngày xưa nữa. Thầy muốn con va vấp để con biết Tình người quan trọng như thế nào. Thầy muốn con đau vì Tình yêu để con biết quí trọng cảm xúc chính bản thân mình?
    Và cứ thế, từ chữ T ngày nào thầy viết bằng phấn trắng trên bảng đen, đến những chữ T của hôm nay - khi mà thầy phải dùng cả cuộc đời mình để tóm lại cho con một bài học, thầy vẫn miệt mài truyền dạy cho con điều hay lẽ phải?
    Người ta ví sự miệt mài ấy như con đò chở khách qua sông. Người ta ?ođếm? sự hy sinh nghề nghiệp ấy bằng bụi phấn. Còn con, con nhớ về Thầy - về chữ T của những chữ T ấy - đơn giản vì nó không viết bằng phấn trắng, cũng không khắc vào bia đá trăm năm, mà chỉ vì nó đã nằm sâu trong tim con, rồi theo hoài, theo mãi, Thầy ơi?
    LÊ PHAN
  10. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Nơi không có Tết
    Cập nhật lúc 22h40" , ngày 31/01/2008
    http://www.vnmedia.vn/NewsDetail.asp?Catid=18&NewsId=118512

    Bà Nguyễn Thị Đức- 55 năm ngủ vỉa hè bên cháu Điều Văn Thiện (5 tuổi) cũng chào đời ở vỉa hè đường Nguyễn Thị Diệu

    Khuya. Sài Gòn hơi lạnh. Tiếng ho khục khặc cất lên ở phía vỉa hè trên đường Nguyễn Thị Diệu (quận 3 - TPHCM). Nơi đó, người đàn ông 54 tuổi Đoàn Văn Long nằm co ro vật vã với căn bệnh... Cái Tết đã cận kề
    23 giờ, những cánh cửa sắt trên đường Nguyễn Thị Diệu (quận 3 - TPHCM) sập xuống, hàng chục người vô gia cư rón rén mở giường xếp, trải ni lông ngả lưng dọc các hiên nhà. ?o55 cái Tết tôi nằm vỉa hè rồi chú ơi?- bà Nguyễn Thị Đức (68 tuổi) vừa nói vừa xoa mông thằng cháu nội 5 tuổi - thành viên bé nhất chào đời trên vỉa hè này.
    30 người chen chúc một... vỉa hè
    ?oTrời tạnh bọn tôi ngủ nằm, trời mưa thì ngủ đứng?- bà Nguyễn Thị Đức vuốt mái tóc bạc nhớ đến cảnh chạy mưa mấy tháng trước: Đêm nào đang ngủ mà nghe lộp bộp trên mặt là bà con gọi nhau vào mái hiên đứng, hết mưa lại ra nằm. Nhưng mưa Sài Gòn thì ?ochập giựt?, vào - ra riết mỏi chân nên nhiều người đứng nép vào cửa sắt nhà người ta để ngủ. Con trai bà Đức góp chuyện: ?oBé Thơm, con của bà Hương, bị ho lao rồi chết vì lạnh, vì mưa cách đây hai tháng chứ mấy?...
    1 giờ sáng, cuộc chuyện trò giữa tôi với mẹ con bà Đức làm mọi người ?ohàng xóm? thức giấc. Bà Đức giới thiệu: ?oỞ đây có 7 hộ, hơn 30 nhân khẩu, lúc trước đều tá túc tạm trong chợ Đũi, giờ chợ giải tỏa nên đồ đạc cũng bị ?ođuổi? ra vỉa hè?. 2 giờ sáng, hơn 10 người lục đục đi ngủ trở lại để lấy sức ngày mai đẩy xe khoai lang hấp đi bán. Chỉ còn vài người ngồi tỉ tê cùng tôi những chuyện buồn dài tập trong đời vỉa hè của họ. Đó là chuyện ngủ rong, nghe lời bạn bè xấu đi bán ?ochất trắng? rồi bị tù 8 năm của anh Dũng. Chuyện thường xuyên ngủ nướng ở hiên nhà nên bị chủ nhà mắng chửi thậm tệ của chị Lấm. Rồi chuyện để đồ đạc, quần áo lung tung bị thu gom nên hết đồ mặc... Những câu chuyện cứ thế kéo dài gần hết đêm rồi kết thúc bằng giọt nước trên khóe mắt cụ Đức.
    Đợi giao thừa và... rác
    Dưới hiên nhà số 197 Phạm Ngũ Lão, quận 1, ông Bùi Cành Ngọc, (81 tuổi) tranh thủ rít một hơi thuốc lào dài trước chuyến nhặt rác đêm. Bên cạnh ông là người vợ và đứa con ?olúc biết lúc không? do bị ảnh hưởng chất độc da cam. ?oTối là lúc người ta quét rác, mình lượm bao nilông, chai nhựa, đồ phế thải. Càng gần Tết rác càng nhiều, phải bám vỉa hè để kiếm sống, cực lắm nhưng phải cố để kiếm chút tiền làm mâm cơm cúng ông bà tổ tiên lúc giao thừa?- ông Ngọc rầu rỉ. Một đêm lượm ve chai, cả nhà ông Ngọc kiếm được 50.000-70.000 đồng. Mấy đêm nay ?ocông suất? lượm ve chai của ông kém hẳn vì vết thương ở đầu (do chiến tranh) cứ gặp lạnh là nhói đau đến ù tai.

    Ông Bùi Cành Ngọc cùng vợ và con nằm trên vỉa hè đường Phạm Ngũ Lão (quận 1) chờ rác hằng đêm

    Ông Ngọc nhớ lại đêm giao thừa năm ngoái, vợ ông đem mớ bánh kẹo mua được từ tiền bán ve chai ra chia cho ông và con - món quà nhỏ nhoi của cả gia đình trong khoảnh khắc thiêng liêng của đêm giao thừa. Bên kia đường là một quán rượu sang trọng, khách Tây nườm nượp ghé vào. Ông cười tủi: ?oNgười Tây vui Tết ta, còn mình nằm co ro trên vỉa hè để chờ... rác?. Chưa kịp kể hết câu chuyện, ông Ngọc bỗng giật thót mình khi chiếc cửa sắt phía sau lưng kéo lên. Vợ ông vội vàng túm tấm ni lông, mền gối, nhường cửa cho chủ nhà bước ra dạo phố.
    Về đêm, trên các trục đường trung tâm TP rực đèn hoa, dòng người tấp nập đi mua sắm chuẩn bị tiễn ông Táo về trời, báo hiệu cái Tết đã sát sau lưng. Tôi cũng ở trong dòng người ấy nhưng cảm thấy lạnh trong lòng khi nhìn cảnh những con người đang co ro trên các vỉa hè. Hàng trăm em bé cù bất cù bơ trong đêm giữa lòng TP... Đời họ sao buồn quá. Nhìn lên trời, chị Trương Thị Bông (cư ngụ ở vỉa hè đường Nguyễn Thái Học, Q.1) chắp tay: ?oMong chồng con ở quê nhà được sum vầy trong 3 ngày Tết?. Còn bà Đức thì khao khát: ?oMột túp lều chui ra chui vào cho ấm lòng?. ?oNhiều năm rồi tôi không dám mơ đến Tết. Chỉ mong những ngày cuối năm còn lại kiếm thêm chút tiền để chạy thuốc cho căn bệnh ngặt nghèo thôi...!?. Tiếng ho khô rát của ông Đoàn Văn Long lại vang lên giữa đêm khuya.
    Áo mới

    Ông Lê Văn Chúc khoe chiếc áo mặc Tết mới lượm được

    ?oChiếc áo này tôi để dành mặc Tết đây?- ông Lê Văn Chúc (52 tuổi- quê Bến Tre) lấy từ thành ghế xích lô ra một chiếc áo khoe với tôi. ?oHôm trước tôi thấy một gia đình thả từ trên gác xuống bịch đồ cũ, khi nhặt lên tôi chấm được cái này còn lành lặn nên để dành mặc Tết. Mười năm nay tôi chưa may một bộ đồ nào?.
    Ông Chúc cho hay vừa ra bưu điện Cô Giang gửi ba trăm ngàn đồng về quê tại thị xã Bến Tre. Nơi đó, vợ con ông phải chịu cảnh xa ông đã 18 năm. ?oMình phải ráng tiện tặn để dành niềm vui Tết cho vợ con?- nói xong ông nhắm mắt cố tìm giấc ngủ trên chiếc xích lô dưới gầm cầu Ông Lãnh.

    (Như Phú - Người lao động)

Chia sẻ trang này