1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Làm người

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi Tinhnguyen08, 01/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Một học sinh 14 tuổi tiết kiệm tiền ăn sáng để làm từ thiện



    (Dân trí) - Để giúp một em bé mồ côi cả cha lẫn mẹ có thêm tiền mua sữa, bé Trần Yến Ngọc đã tiết kiệm tiền ăn sáng hàng ngày của mình để gửi tặng em.
    Khi nhận được lá thư của bé Trần Yến Ngọc, học sinh lớp 8A trường THCS Đoàn Kết, 27 Chùa Vua, Phố Huế, Hà Nội chúng tôi đã rất xúc động trước tình cảm của cháu.

    Hành động thiết thực của bé Ngọc như một tấm gương sáng về lòng nhân hậu của tuổi thơ, sự chia sẻ - sót thương của một tâm hồn trong sáng với những cảnh đời bất hạnh.

    Chúng tôi xin được trích một phần lá thư của cháu:

    ?oCháu là độc giả thường xuyên của báo Dân trí, ngày 17/11/2007 cháu đọc được bài báo ?oHai đứa trẻ thơ mồ côi cả cha lần mẹ?, cháu đã khóc rất nhiều vì thương hai em bé Khang, Thùy.

    Kính thưa tòa soạn, năm nay cháu 14 tuổi cháu cũng có một em nhưng em cháu còn bé lắm, cũng chạc tuổi em Dự Thùy. Mẹ cháu làm việc cho doanh nghiệp Nhật Bản nên mẹ cháu bận lắm. Mẹ cháu phải dậy từ lúc 5h30 để kịp đón xe đến công ty, để lo cho chị em cháu được no ấm, được cắp sách đến trường. Em cháu mỗi khi khát sữa, nhớ mẹ lại khóc rất tội nghiệp, nhưng dù sao chị em cháu còn có mẹ, buổi tối được đón mẹ đi làm về, được cơm no áo ấm. Em cháu tuy không được gần mẹ hàng ngày nhưng vẫn có sữa để uống những lúc đói lòng.

    Đọc bài báo về hai em, cháu rất thương em Khang, Thùy các em mất bố mẹ phải sống cuộc sống rất nghèo khổ. Cháu muốn được gửi tiền ăn sáng hàng ngày mẹ cho, góp tiền mua sữa cho bé Thùy. Cháu đã xin mẹ và được mẹ nhiệt tình ủng hộ. Với số tiền ăn sáng của cháu là 300.000đ cộng với tiền mẹ cho em Thùy mỗi tháng 500.000đ, cháu muốn báo Dân trí cho cháu xin địa chỉ chính xác của hai em để hàng tháng cháu có thể gửi tiền mua sữa đến tay hai em ấy.

    Cháu chân thành cảm ơn các cô chú của tòa soạn báo Dân trí đã đem mọi người đến gần nhau hơn, cháu chúc các cô chú vui vẻ và hạnh phúc?.

    Yến Ngọc thân mến! đây là địa chỉ của hai em Khang và Thùy, từ nay cháu có thể gửi tiền trực tiếp về địa chỉ này cho hai em thông qua ông Ngoại của các em: Ông Phan Minh - thôn Phú Hữu 2, xã Ân Tường Tây, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định.

    Thay mặt gia đình em Dự Thùy, Ban quản lý Quỹ Nhân Ái báo điện tử Dân trí gửi đến cháu và gia đình lời cảm ơn sâu sắc! Chúc cháu sang năm mới có nhiều niềm vui, mạnh khỏe và học tập tốt! Chúc gia đình cháu một năm mới An Khang - Thịnh Vượng.

  2. KedohoixuDoai

    KedohoixuDoai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2006
    Bài viết:
    1.788
    Đã được thích:
    0
    Cái nì mang sang đây mới đúng vị !
  3. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Chánh nghiệp
    (Trích Tứ thánh đế: TT TCQ)
    Những gì gọi là Chánh Nghiệp?
    Chánh Nghiệp là học tập siêng năng, chăm chỉ, nghiêm túc để sau nầy mình có khả năng làm điều thiện. Đó là lý do chúng ta thấy tại sao những đứa trẻ lúc nhỏ không làm được đồng nào, nhưng chỉ có siêng năng học tập cũng được mọi người thương mến, được đầu tư được cung cấp. Bởi vì nó làm đúng Chánh Nghiệp. Đây là điều rất là lạ.
    Cũng giống như Tăng Ni sinh đi tu rồi cũng chưa làm điều gì có lợi cho Phật Pháp nhưng chỉ cần học tập nghiêm túc siêng năng chuyên cần cũng khiến Phật tử thương mến, Thầy Tổ thương mến để đầu tư cho ăn học. Bởi vì đó là Chánh Nghiệp. Chúng ta nhớ điều đó! Nhưng quan trọng đối với người học, phải học với tâm vị tha có lý tưởng. Còn nếu người nào lúc học để sau nầy lớn lên làm ông cha người ta để được giàu sang quuyền quý, thì đó là bắt đầu có tà niệm, tà tư duy, thì sau nầy sẽ đổ vỡ.
    Một Chánh Nghiệp khác nữa là rèn luyện cơ thể cũng là Chánh Nghiệp. Bởi vì sao? Bởi vì có sức khoẻ mới làm được mọi điều trên đời này. Và dù cho một người giỏi cách mấy mà nếu bệnh hoạn liên miên thì cũng không làm được điều gì hết. Do đó rèn luyện cơ thể để có sức khoẻ làm được điều tốt cũng là chnáh nghiệp. Vì vậy một người để tử Phật phải siêng năng rèn luyện cơ thể. Rèn luyện cơ thể theo một cách thức nào đó khôn khéo để vừa thích hợp với thời gian, để vừa thích hợp với cơ thể của mình, cơ địa của mình.
    Ví dụ người nào có thể tập môn thể thao nặng cứ tập. Còn những người yếu chỉ đứng tập những thế khí công phất thủ nhẹ nhàng, thậm chí có người yếu quá chỉ nằm tập những thế nằm thôi cũng chấp nhận luôn. Nhưng phải biết rèn luyện cơ thể. Còn người chây lười không rèn cơ thể cũng không phải là Chánh Nghiệp, để ý như vậy còn hưởng thụ là tà nghiệp rồi.
    Do đó chúng ta thấy trong Phật pháp, bên Trung Hoa những ngôi chùa Thiếu Lâm có môn khí công để dạy cho Tăng Ni rèn luyện sức khoẻ. Đi ngược thêm về lịch sữ, Đức Phật của chúng ta lúc còn là Thái Tử cũng là một người cực kỳ giỏi võ. Ngài được rèn luyện trong hoàg cung về môn Yoga khí công rất là giỏi. Chúng ta nghe những câu chuyện Ngài thi đấu luôn luôn chiếm giải nhất và cũng chính nhờ sức khoẻ đó. Sau nầy đi xuất gia Ngài đã chống chọi được biết bao lam sơn chướng khí những vất vã trên đường tu để thành tựu được Thiền định.
    Rồi một điều nữa, chu toàn bổn phận cũng là Chánh Nghiệp. Chúng ta sống trên đời này luôn luôn có những bổn phận đối với gia đình và xã hội, với đất nước, đó là điều bắt buộc.
    Ví dụ một người nào đó lỡ làm Cha làm Mẹ phải có bổn phận nuôi con. Bổn phận là cái gì bắt buộc khác với việc làm thiện nguyện, tự giác. Còn bổn phận không làm là mang tội. Như người còn trong gia đình có bổn phận phải hiếu kính với cha mẹ, nếu không hiếu kính bị phê bình liền, như cha mẹ phải lo cho con. Một công dân đối với đất nước, phải xây dựng bảo vệ đất nước đó là bổn phận bắt buộc và khi mình chu toàn bổn phận đó cũng gọi là Chánh Nghiệp.
    Do vì đâu mình phải có bổn phận? Đó là do nghiệp của quá khứ. Cái nghiệp của chúng ta đối với luân hồi, đối với thế gian không thoát ra được và phải trả hết nợ mới tu hành giải thoát được. Đó là nguyên tắc không tránh đâu được hết. Ví dụ như quý Thầy Cô đi tu cũng phải làm tròn bổn phận của mình, đó cũng là Chánh Nghiệp.
    Chánh Nghiệp chúng ta đã nói đó là Chánh Nghiệp của con người. Con người khi mất được sinh lên cõi Trời làm một vị Thiên tử thì họ có Chánh Nghiệp riêng. Còn người tu đắc đạo là vị Bồ tát cũng có Chánh Nghiệp riêng...Chánh Nghiệp còn mênh mông vô tận, rất thú vị rất độc đáo mà chúng ta không đủ trí tuệ để hiểu hết, chúng ta chỉ nói sơ sơ thôi!
    Chư Thiên thì có hai hạng: một hạng là do thiện nghiệp đơn thuần, tức là người sống tốt hay làm điều lành giúp người, giúp đời thì chết lên cõi Trời, là hạng thứ nhất, hạng nầy thường được hưởng phước hết rồi rớt xuống làm người lại.
    Còn hạng thứ hai là vừa làm phước vừa có tu tập Thiền định. Có nhiếp tâm vào định thì hạng Chư Thiên này thành Bồ tát rồi. Nên chúng ta nói Chư Thiên có hai hạng chứ không phải một hạng. Nên mỗi khi chúng ta khấn cầu Chư Thiên thì đó là thứ hai, đó là hàng Bồ tát. Cũng là các vị trên cõi Trời nhưng có tu hành hướng về sự giải thoát giác ngộ, tâm linh rất là cao, tâm từ bi lớn, đó là những vị Bồ tát đều ở cõi Trời. Chúng ta nhớ có hai hạng Chư Thiên chứ không phải một, chứ nghe nói Chư Thiên tử mà coi thường là không được, nhiều khi đó là các vị Bồ tát.
    Trên cõi Trời cũng có tu tập cũng có thuyềt giảng như chúng ta ở đây, không có khác gì hết. Có điều là những khoá tu đó nghiêm túc hơn, hùng vĩ hơn, nguyên tắc hơn, nề nếp hơn ? còn khi thuyết giảng thì hấp dẫn hơn vô cùng. Vì sinh hoạt của Chư Thiên khác cõi người nên chúng ta không có bàn sâu.
    Còn Chánh Nghiệp của Bồ tát nữa gọi là hạnh nguyện của Bồ tát nên ở đây còn cao siêu hơn nữa. Bồ tát như kinh Kim Cang gọi chung là những vị có nhiều phước tu tập gọi là hữu tình trí giác là Bồ tát. Hữu tình tức là chúng sinh như chúng ta vậy nhưng có trí giác, nhưng sự thật những vị đó có phước rất là lớn gọi là Bồ tát.
    Còn định nghĩa hẳn những vị đại Bồ tát là những vị Thánh đầy lòng từ bi sẳn lòng cứu độ chúng sinh mà hạnh nguyện như Phật: như Bồ tát Quán Âm, Bồ tát Văn Thù ? hạnh nguyện của các vị đó chúng ta bàn không hết nổi, vô cùng vô tận, chúng ta không có trí tuệ để hiểu hết.
    Giờ chúng ta nói những vị Bồ tát vừa hơn một chút, là những vị vừa tu vừa học vừa độ chúng sinh để tích luỹ công đức cho đến vô tận vô biên cho đến thành Phật. Mà các vị Bồ tát đặc biệt là không bao giờ tính thời gian, chúng ta hãy nhớ điều này! Một vị Bồ tát trí tuệ không bao giờ quy định thời gian để cho mình thành Phật, đối với các vị không tính thời gian mà chỉ làm sao là làm lợi ích được cho chúng sinh thôi. Thời gian đối với các vị vô nghĩa, hãy nhớ điều đó!
    Cho nên khi chúng ta tu tập mà đòi hỏi phải ngay trong đời này đắc đạo là chúng ta không có trí tuệ của Bồ tát. Vì sao? Vì có một số thầy đưa ra phương pháp giảng dạy đã hứa hẹn với đệ tử là nếu tu theo ta thì thì một kiếp nầy đắc đạo thành Phật. Thì chúng tôi xin nói tất cả những lời hứa đó là ? không đúng không đúng! Tại vì sao? Tại vì đạo không có thời gian, chỉ sợ sai hay đúng thôi, nhớ điều đó, các vị Bồ tát đều như vậy.
    Trong các việc Bồ tát độ chúng sinh thường các vị không ra mặt, mà chỉ âm thầm gia hộ để giúp chúng ta gặp cơ hội nầy, gặp vị thầy kia, gặp một vị Thiện hữu nọ, để chúng ta làm được điều lành, học được điều hay. Chúng ta phải nhớ điều này! Tại sao phải nhớ điều này là để chúng ta tránh những đồng bóng sai lầm. Ví dụ nghe đồn ở kia có cái xác do Bồ tát Quán âm nhập chúng ta hãy đến đó mà cầu khẩn, lạy lục mà hỏi quá khứ vị lai, nghe những lời dạy đạo, chữa bệnh. Chúng ta kết luận tức khắc là tà, là sai, không bao giờ có chyện đó. Bởi vì các vị đại Bồ tát hầu hết đều giấu mặt.
    Ví dụ chúng ta đi tu học nhiều năm mà lòng không yên không biết đâu là con đường đúng. Mới khấn Bồ tát Quán âm: ?o Xin Bồ tát gia hộ cho con được gặp đúng minh sư thiện hữu Chánh pháp ? thì Bồ tát quán âm sẽ không ra mặt dắt tay chỉ mà khiến bỗng nhiên, mình đi trên đường gặp người cũng đi chùa, mình đi theo đến đó. Không thấy Bồ tát đâu hết chỉ người với người, ngấm ngầm bí mật đưa chúng ta đến chỗ chúng ta mong muốn. Chúng ta phải hiểu như vậy. Cho nên gặp ai cứ la làng lên đây là Chánh đạo đây là Chánh pháp thì chúng ta phải dè dặt liền. Bồ tát luôn luôn giấu mặt, đó là hạnh nguyện của Bồ tát, nhớ như vậy.
    Chúng ta đã nói qua phần Chánh Nghiệp là những gì chúng ta phải làm phước trong cuộc đời này để đưa chúng sinh đến giác ngộ. Chúng ta cũng nói một vài điều, nhiều khi chúng ta coi thường. Ví dụ như học tập cũng là Chánh Nghiệp, rèn luyện cơ thể là Chánh Nghiệp, mỗi ngày phải luyện tập. Chúng ta cũng giới thiệu sơ sơ về Chánh Nghiệp cùa Chư Thiên, chư Bồ tát.

Chia sẻ trang này