1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Làm người

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi Tinhnguyen08, 01/12/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    "Con xin lỗi mẹ" - Bài văn được điểm 9 của một học sinh lớp 6
    Cập nhật cách đây 18 phút

    Đọc sách, tôi rất thích một câu nói của nhà văn người Úc: "Không có gì là hoàn hảo, có chăng chỉ là sự đề cao mà thôi". Đúng, thử hỏi trong chúng ta có ai dám tự nói mình chưa mắc lỗi dù chỉ một lần không? Tôi cũng vậy, có lẽ tôi không thể quên lỗi lầm mình gây ra hôm đó, khiến người tôi yêu quý nhất - mẹ tôi, buồn lòng...
    Hôm ấy, đất dát vàng ánh nắng, trời mát dịu, gió khẽ hôn lên má những người đi đường. Nhưng nó sẽ là ngày tuyệt đẹp, nếu tôi không có bài kiểm tra khoa học tệ hại đến như vậy, hậu quả của việc không chịu ôn bài. Về nhà, tôi bước nhẹ lên cầu thang mà chân nặng trĩu lại. Tôi buồn và lo vô cùng, nhất là khi gặp mẹ, người tôi nói rất chắc chắn vào tối qua: "Con học bài kỹ lắm rồi". Mẹ đâu biết khi mẹ lên nhà ông bà, ba đi công tác, tôi chỉ ngồi vào bàn máy tính chứ nào có ngồi vào bàn học, bởi tôi đinh ninh rằng cô sẽ không kiểm tra, vì tôi được mười điểm bài trước, nào ngờ cô cho làm bài kiểm tra mười lăm phút. Chả lẽ bây giờ lại nói với mẹ: "Con chưa học bài hôm qua" sao? Không, nhất định không.
    Đứng trước cửa, tôi bỗng nảy ra một ý "Mình thử nói dối mẹ xem sao". Nghĩ như vậy, tôi mở cửa bước vào nhà. Mẹ tôi từ trong bếp chạy ra. Nhìn mẹ, tôi chào lí nhí "Con chào mẹ". Như đoán biết được phần nào, mẹ tôi hỏi: "Có việc gì thế con"? Tôi đưa mẹ bài kiểm tra, nói ra vẻ ấm ức: Con bị đau tay, không tập trung làm bài được nên viết không kịp?... Mẹ tôi nhìn, tôi cố tránh hướng khác. Bỗng mẹ thở dài! ?oCon thay quần áo rồi tắm rửa đi!?.
    Tôi "dạ" khẽ rồi đi nhanh vào phòng tắm và nghĩ thầm: "Ổn rồi, mọi việc thế là xong". Tôi tưởng chuyện như thế là kết thúc, nhưng tôi đã lầm. Sau ngày hôm đó, mẹ tôi cứ như người mất hồn, có lúc mẹ rửa bát chưa sạch, lại còn quên cắm nồi cơm điện. Thậm chí mẹ còn quên tắt đèn điện, điều mà lúc nào mẹ cũng nhắc tôi. Mẹ tôi ít cười và nói chuyện hơn. Đêm đêm, mẹ cứ trở mình không ngủ được. Bỗng dưng, tôi cảm thấy như mẹ đã biết tôi nói dối. Tôi hối hận khi nói dối mẹ. Nhưng tôi vẫn chưa đủ can đảm để xin lỗi mẹ. Hay nói cách khác, tôi vẫn chưa thừa nhận lỗi lầm của mình. Sáng một hôm, tôi dậy rất sớm, sớm đến nỗi ở ngoài cửa sổ sương đêm vẫn đang chảy "róc rách" trên kẽ lá. Nhìn mẹ, mẹ vẫn đang ngủ say. Nhưng tôi đoán là mẹ mới chỉ ngủ được mà thôi. Tôi nghĩ: Quyển "Truyện về con người" chưa đọc, mình đọc thử xem". Nghĩ vậy, tôi lấy cuốn sách đó và giở trang đầu ra đọc. Phải chăng ông trời đã giúp tôi lấy cuốn sách đó để đọc câu chuyện "lỗi lầm" chăng ! "...
    Khi Thượng đế tạo ra con người, Ngài đã gắn cho họ hai cái túi vô hình, một túi chứa lỗi lầm của mọi người đeo trước ngực, còn cái túi kia đeo ở sau lưng chứa lỗi lầm của mình, nên con người thường không nhìn thấy lỗi của mình". Tôi suy ngẫm: "Mình không thấy lỗi lầm của mình sao?". Tôi nghĩ rất lâu, bất chợt mẹ tôi mở mắt, đi xuống giường. Nhìn mẹ, tự nhiên tôi đi đến một quyết định: Đợi mẹ vào phòng tắm, rồi lấy một mảnh giấy nắn nót đề vài chữ. Mẹ tôi bước ra, tôi để mảnh giấy trên bàn rồi chạy ù vào phòng tắm. Tôi đánh răng rửa mặt xong, đi ra và... chuẩn bị ăn bữa sáng ngon lành do mẹ làm. Và thật lạ, mảnh giấy ghi chữ: "Con xin lỗi mẹ" đã biến đâu mất, thay vào đó là một chiếc khăn thơm tình mẹ và cốc nước cam. Tôi cười, nụ cười mãn nguyện vì mẹ đã chấp nhận lời xin lỗi của tôi.
    Đến bây giờ đã ba năm trôi qua, mảnh giấy đó vẫn nằm yên trong tủ đồ của mẹ. Tôi yêu mẹ vô cùng, và tự nhủ sẽ không bao giờ để mẹ buồn nữa. Tôi cũng rút ra được bài học quý báu: Khi bạn biết xin lỗi bố mẹ, bạn sẽ có nhiều hơn một thứ bạn vẫn đang có, đó là tình thương.
    "Từ thuở sinh ra tình mẫu tửTrao con ấm áp tựa nắng chiều".
    Trên đây là bài tập làm văn đạt điểm 9 của bạn Quách Trí Dũng, lớp 6A Trường phổ thông Amsterdam Hà Nội. Đề văn của cô giáo Châu ra như sau: "Đã có lần em mắc lỗi. Em hãy kể lại lỗi lầm đó".
    5 năm học tiểu học, học bạ của Dũng đều đạt điểm 9 - 10. Năm học 2005 - 2006 Dũng đoạt giải nhất kỳ thi học sinh giỏi quận Hoàn Kiếm. Dũng còn được Huy chương bạc của cuộc thi Toán giao lưu tuổi thơ toàn quốc lần thứ 2 năm 2006, giải nhất "Thần đồng đất Việt" của Đài truyền hình kỹ thuật số - VTC tổ chức (tháng 5/2006). Tổng kết phong trào "Người tốt việc tốt" em được Chủ tịch UBND TP Hà Nội trao bằng chứng nhận đạt danh hiệu "Người tốt việc tốt" năm 2006 cấp thành phố, và được lãnh đạo nhà trường cử dự lễ trao bằng nhân kỷ niệm ngày giải phóng thủ đô 10/10/2006.

    Bùi Đình Nguyên (ghi)

    http://www.thanhnien.com.vn/Giaoduc/2006/12/14/174109.tno
  2. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Hôm nay, tại chùa Đống Lim, Long Biên, Hà Nội
    có giỗ tổ, (Qua khu công nghiệp Ha Nel trên đường 5 mộtđoạn, rẽ phải )
    Kính mời các bác có điều kiện về Lễ Phật, Cầu nguyện quốc thái dân an, ăn chay.
  3. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Những câu chuyện làm thay đổi cuộc sống
    Bài hưởng ứng (không dự thi):
    Sự sống huyền nhiệm

    ?oTrong tay tôi đang có sự sống cần được chăm sóc?
    TT - Tôi đã nhiều lúc cảm thấy cuộc sống của mình như một án tù treo lơ lửng. Thời niên thiếu, dòng đời tôi lăn theo bánh xe đường ray của những chuyến tàu chợ, người lem luốc, áo quần rách bươm...
    Xem video clip
    Mồ côi không nơi nương tựa, đêm về tôi co ro quấn mình nơi góc hiên nhà, góc chợ; sáng dậy lại lang thang đi lượm bọc nilông. Điều khủng khiếp đã xảy ra với một cô bé còm cõi như tôi: bị một đám du thủ du thực hè nhau hãm hiếp.
    Tôi rơi vào sự bấn loạn kinh khủng. Một hôm, trời đã khuya, tôi quyết định ra nằm vắt người trên hai thanh tà vẹt, chọn một nơi thanh vắng ngoài Quảng Trị để tàu không nhận ra mà cán đi cho xong. Nhưng một ông già lượm bao cát đi ngang, đoán được ý định của tôi nên mắng: ?oĐừng có dại!?, tát tôi đau điếng rồi đưa về nhà ông, giúp tôi đi bán bánh mì. Song chỉ được 2-3 tháng, tôi phải bỏ đi vì có người chú trong nhà đè tôi làm bậy.
    Tôi tìm đường lên A Sầu (A Lưới, Thừa Thiên - Huế), lên khu đào vàng. Chủ thuê cô bé con như tôi suốt ngày ra suối đãi vàng, không cho đồng xu nào hết, chỉ cho ăn. Tôi bị tát tai như cơm bữa, đến mức tai phải của tôi bị điếc hoàn toàn. Tôi lại bị hãm hiếp bởi đám người tứ chiếng trên rừng sâu. Tôi khóc hết nước mắt và quyết tự tử lần nữa.
    Ở đường 9 có một cung đường xoáy, tôi chọn nơi đổ dốc, ngồi thu lu khuất tầm mắt tài xế. Nào ngờ tài xế phát hiện, gã đá tôi, chửi thề: ?oĐ.M, mày chết phứt chỗ khác đi, chết mà còn muốn làm ****** vạ lây à!?. Cuộc đời tôi cứ thế trôi dạt vô định. Tôi bị bán làm gái ở Vũng Tàu. Trong nỗi cay đắng, tôi lại nuôi ý định quyên sinh. Xuống biển, bơi ra xa, buông phao, nhưng rồi đội cứu hộ phát hiện kéo tôi vào bờ. Lần này tôi đâu dám nói là tự tử, sợ bị người ta đánh, chửi mình là đồ ngu.
    Sau vài lần tự tử không thành, tôi đem về nuôi một đứa bé mới một tháng tuổi, ghẻ lở khắp người. Hằng ngày tôi lượm vỏ chuối, rau khoai lang, giã nát vắt nước cho bé uống. Bằng mọi giá, tôi nghĩ còn nước còn tát cho bé. Đến giờ phút này tôi cũng không hiểu vì sao ăn uống như thế mà đứa bé vẫn lớn lên được. Cũng có lúc tôi muốn tự tử nữa, nhưng nhờ đứa bé mà tôi gọi là ?ocon?, tôi tỉnh lại. Tình thương là điều quan trọng, nếu không có sẽ rất cô đơn. Trong tay tôi đang có một sự sống cần được chăm sóc. Sự sống là điều thiêng liêng, huyền nhiệm. Tôi nhận ra chân lý đó trong những tháng ngày gian truân.
    ?oMột hào con bằng mười hào của?. Hiện nay, tôi đang chăm sóc trên hai trăm trẻ mồ côi và khuyết tật, bọn trẻ đều gọi tôi bằng ?omẹ?, vậy là tôi rất giàu rồi còn gì. Tôi nghĩ mình được ơn gọi, được trợ duyên để sống trong cuộc đời này bằng tình thương. Tôi vận động các mạnh thường quân tài trợ, nhưng không bao giờ tôi đi vay nợ, vì lỡ tôi đột ngột chết đi thì lấy ai trả nợ cho các con của tôi. Cách đây chưa lâu, tôi biết mình bị ung thư.
    Mệt mỏi vì đủ thứ tai ương đổ lên đầu, nhưng chán chường thì không. Nhiều bạn của tôi - có người làm chèo đò, có người làm vợ bé, có người vẫn còn làm gái - biết việc tôi làm hiện nay đã bảo tôi là ?oHương rồ?, ?oHương khùng?. Họ nói: ?oSao mày không trả thù đời bằng cách cặp kè với đại gia để moi tiền, để làm tan nhà nát cửa người ta cho đỡ tức??. Họ còn nói: ?oNuôi đám trẻ mồ côi chẳng khác nào dung dưỡng sự vô trách nhiệm của bọn đàn ông, chúng nó bậy bạ nên tòi ra những đứa bé vô thừa nhận?. Nhưng tôi nghĩ quá khứ là quá khứ, vướng mắc làm gì nữa.
    Tôi không nghĩ mình đang hi sinh, phải ráng làm, mà là được làm. Có những lúc bất chợt nghe ông đổ rác nào đó đến báo là trông thấy một đứa bé nằm chỏng chơ, tôi lật đật đi bế cháu về ngay. Đó là một linh hồn vô tội. Tôi nghĩ có một sự sống đang đến với cuộc đời, mình cần phải nâng niu.
    HUỲNH TIỂU HƯƠNG
    (giám đốc Trung tâm nhân đạo Quê Hương) kể
    NGUYỄN CHƯƠNG ghi
    [​IMG]
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=178947&ChannelID=194
  4. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Chân tu

    TTO - Chùa Kỳ Quang (154/4A Lê Hoàng Phái, Gò Vấp, TP.HCM) lúc này chỉ còn lại chiếc cổng tam quan. Ngôi chùa cũ nát đã phải hạ xuống từ tháng tư để làm mới lại. Nhưng đã hơn nửa năm rồi, nền đất nhỏ để dựng lại ngôi chùa nhỏ vẫn ngổn ngang gạch ngói, sắt thép.
    Hàng trăm bức tượng lớn nhỏ vẫn... tạm trú trong căn phòng chật chội và bề bộn vật dụng của cả một ngôi chùa đã có từ 50 năm nay. Chưa có được cơ ngơi khang trang để thờ cúng thì các nhà sư thanh thản khấn Phật ở trong lòng. "Chùa đáng ra phải dựng xong rồi nhưng cái gì cần trước thì phải làm trước" - đại đức Thích Quang Hạnh bảo vậy - hướng mắt về đám trẻ nhỏ vừa tan học về đang thơ thẩn trước sân chùa.
    115 trẻ nhỏ như thế đang sống ở chùa Kỳ Quang. Danh nghĩa là cơ sở từ thiện nuôi dạy thanh thiếu niên khiếm thị nhưng đã không chỉ có trẻ khiếm thị sống ở đây; trẻ bại liệt, bại não, câm điếc, trẻ sơ sinh, trẻ lành lặn bình thường bị cha mẹ bỏ rơi cũng tụ cả về nương náu cửa Phật.
    Có bà ngoại tuổi 80, sau cơn lũ miền Trung ác nghiệt đã lên tàu vào Nam, đau đớn gửi lại chùa đứa cháu tám tháng tuổi vừa mồ côi cả cha lẫn mẹ. Có cả ba anh em, cha mẹ ly tán, không người nuôi dưỡng, lại tìm thấy chỗ sum họp với nhau ở nơi này. Như thể "tiếng lành đồn xa", con số trẻ bị vứt bỏ cũng tăng lên từng tháng trước cửa chùa. Mới nhất là hai trẻ song sinh trai mỏng mảnh, non dại, quẫy đạp trong cái khăn bọc ẩm ướt, cũng vừa được gửi gắm cho các thầy theo đúng cách như thế trong một buổi chiều buồn bã...
    Chùa nghèo, cơ sở vật chất cũng nghèo, với tấm lòng của bà con phật tử gần xa thì dự định ban đầu năm 1995, các thầy cũng chỉ nghĩ sức mình nuôi được khoảng 40 trẻ khiếm thị. Nhưng bây giờ thì biết làm sao! Đủ loại khuyết tật, đủ loại lứa tuổi cũng là đủ loại nhu cầu ăn ở học hành, mối lo của các thầy, giờ có khác gì mối lo của những người mẹ đang nuôi cả đàn con mọn nheo nhóc.
    "Đáng ra chùa phải dựng trước", các sư thầy hơn ai hết hiểu chữ "đáng ra" ấy, nhưng rồi lại chính các thầy dốc lòng, dồn sức người sức của vốn đã hạn hẹp của chùa để lo trước bữa cơm cho hơn trăm miệng ăn, để lo làm thêm nhà cho hơn trăm cuộc đời bất hạnh. Còn ngôi chùa, kế hoạch sẽ là ba năm, đành phải từ từ từng bước dựng lại. Lòng Phật từ bi, cốt ở tấm lòng chứ cốt đâu ở lời tụng ca, nơi thờ phụng! Người đời tin thế khi nghĩ đến các bậc chân tu.
    Nhưng mối lo của người thoát tục cũng đâu có vì thế mà dứt đi được. Nuôi dưỡng một con người đâu chỉ là nuôi phần xác, nên chuyện học của cả trăm con người lại càng là nỗi lo trăm bề. Chùa nghèo, các thầy chỉ đủ sức mở được tại chùa năm lớp, từ lớp 1-5 mời các thầy cô giáo về dạy. Các em lớn hơn được gửi đi học ở bên ngoài; hai em câm điếc thì gửi vào Trường Hi Vọng của quận; còn ba em tuổi mẫu giáo thì các sư thầy gửi tới lớp học của các xơ bên Công giáo...
    Học ở đâu cũng là được học, nhưng nhà chùa nuôi dạy trẻ trong chùa, vậy có dạy cho trẻ giáo lý nhà Phật? Câu hỏi từng canh cánh bên lòng của người đời đã nhận được câu trả lời thật nhẹ nhõm của thầy Quang Hạnh, phó trụ trì chùa Kỳ Quang và cũng là thường trực ban điều hành cơ sở từ thiện: "Các em được dạy theo đúng chương trình của Bộ Giáo dục. Chúng tôi lấy môi trường xã hội chứ không lấy môi trường tôn giáo để dưỡng dục các em. Mình cứ sống cho thật thành tâm đi đã...".
    Vị đại đức tuổi 32, tất bật và vui vẻ, bất ngờ ngoắc một bé gái chừng hai tuổi "lại đây với cha" rồi quay sang các vị khách, mặt rạng rỡ giới thiệu: "Đây là bé Mai Kiều Hạnh. Mai và Hạnh là họ và pháp danh của thầy, còn Kiều là tên của một trong chín người mẹ đang giúp chùa nuôi dạy các trẻ. Mới bảy ngày tuổi bé đã bị bỏ lại trước cửa chùa".
    Bé Kiều Hạnh cứ bám chặt lấy tay "cha" không rời, còn sư thầy trẻ tuổi bất ngờ trở lại câu chuyện giáo dục đang nói dở dang: "Nói cho lắm mà các em không cảm nhận được đạo đức của mình thì cũng bằng thừa".
    Và người đời, lại nghĩ đến chữ chân tu...
    THÚY NGA
    http://www3.tuoitre.com.vn/Tusach/Book/ArticleView.aspx?ArticleID=177579&ChannelID=371
  5. tinhnguyen00

    tinhnguyen00 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2006
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    Cô Huỳnh Tiểu Hương và các thầy ở chùa Kỳ Quang có những tấm lòng thật đáng tôn kính
  6. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Chuyện cổ tích mang tên Nguyễn Hữu Ân


    Nguyễn Hữu Ân tận tình chăm sóc mẹ Phẳng.
    (Dân trí) - Đến khoa Nội Bệnh viện Ung bướu TPHCM hỏi Nguyễn Hữu Ân thì từ bệnh nhân đến bác sĩ ai cũng biết. Bởi ở chàng trai ấy, nỗi đau mất mẹ chưa kịp nguôi, đành gạt nước mắt để tiếp tục chăm sóc cho người mẹ nuôi mới nhận trong thời gian chăm sóc mẹ ruột.
    Sinh ra ở vùng quê nghèo Đông Hà, Quảng Trị. Lớn lên trong cảnh ly tán của gia đình. Cuộc sống nghèo khó, không đủ nuôi năm người con ăn học. Cha mẹ phải gửi các con tứ tán mỗi đứa một nơi. Riêng út Ân được cha mẹ gửi làm công quả ở chùa trên tận miệt Đơn Dương - Bảo Lộc.

    Ngày tốt nghiệp lớp 12, cũng là ngày mẹ ruột phát bệnh ung thư. Ân phải tức tốc khăn gói xuống Sài Gòn để ôn thi đại học và cũng tiện để chăm sóc mẹ. Số tiền 4 triệu mà cả nhà phải chạy đôn chạy đáo vay mượn mới hơn tháng đã hết sạch.

    Tiền chỉ để mua thuốc, nên hai mẹ con phải sống qua ngày dựa nhờ vào những chén cơm từ thiện của bệnh viện. Một buổi đi học, một buổi vào viện chăm sóc mẹ. Bằng tất cả tình thương và trách nhiệm của mình, Ân đã chăm sóc mẹ ruột bị bệnh ung thư trong Bệnh viện Ung bướu suốt mất tháng trời.

    Những ngày chăm sóc mẹ trong bệnh viện, Ân có dịp chứng kiến bao cảnh đời cơ cực, bất hạnh. Nằm chung phòng với mẹ, có một bệnh nhân mà hoàn cảnh cũng đáng thương tương tự, đó là bà Nguyễn Thị Phẳng quê ở Buôn Mê Thuột. Bà cũng bị bệnh ung thư nhưng ngặt nghèo hơn khi nằm đây đã sáu năm rồi mà chưa bao giờ thấy con cái, người nhà đến thăm hoặc chăm sóc.

    Cũng như mẹ con Ân, ngoài chế độ chữa bệnh miễn phí cho người nghèo mà bà được hưởng, hằng ngày bà cũng phải sống dựa vào những chén cơm từ thiện của bệnh viện. Cảm thông trước hoàn cảnh trớ trêu của bà Phẳng, hằng ngày bên cạnh việc chăm sóc cho mẹ, Ân còn kết hợp chăm lo cho bà Phẳng.

    Lúc đầu chỉ là những công việc phụ như mang nước, lấy cơm, nhận thuốc? sau đó em còn thay đồ, rồi giặt quần áo cho bà. Những hôm trở trời, bà Phẳng không ngủ được, Ân lại thức suốt đêm để quạt, săn sóc cho bà như con ruột.

    Chăm sóc mẹ được sáu tháng thì căn bệnh hiểm nghèo đã cướp mất mẹ của Ân. Trước lúc nhắm mắt, người đàn bà bất hạnh nhân hậu đó đã trăn trối lại cậu con trai nhỏ của mình là hãy cố gắng chăm sóc bà Phẳng, và nhận bà Phẳng làm mẹ, để khi bà có vĩnh viễn ra đi thì vẫn có một người mẹ nữa để chăm sóc, để có dịp gọi tiếng mẹ thiêng liêng như bà vẫn đang ở cạnh con như ngày nào?

    Ghi tạc lời mẹ dặn, Ân gạt nước mắt để chăm sóc cho người mẹ thứ hai của mình. Vừa học ôn thi đại học, vừa chăm sóc mẹ nuôi ở bệnh viện. Hai mẹ con cũng nương dựa vào những bữa cơm từ thiện để sống qua ngày. Yêu thương và chăm sóc như mẹ ruột của mình, Ân luôn làm tròn nhiệm vụ của người con.

    Bà Phẳng cũng coi Ân như con ruột, đứa con mà bà không sinh ra nhưng bà quý hơn cả mạng sống của mình. Bà luôn động viên Ân cố gắng học tập. Không phụ lòng mong mỏi của những người mẹ, chính năm đó (2003) Ân đã đậu vào đại học.

    Hằng ngày, sau những giờ tan học, Ân lại chạy vội vào bệnh viện để chăm sóc mẹ nuôi. Phòng bệnh của mẹ cũng là nhà trọ của Ân. Những hôm chật chội, không đủ chỗ cho bệnh nhân nằm, Ân chọn luôn nơi gầm giường trong phòng bệnh của mẹ để nằm. Vừa tiện chăm sóc mẹ, vừa là nơi học bài của Ân.

    Hiện nay, Ân đã xin được việc làm thêm. Với công việc chạy bàn cho nhà hàng, mỗi tháng được gần 300 ngàn cũng tạm đủ đóng tiền học và tằn tiện góp lại cho đủ tiền để thỉnh thoảng mẹ nuôi vô được một toa hóa trị chữa bệnh.

    Nói về ước mơ sau này, cậu sinh viên năm 4 ngành Du lịch, khoa Đông Nam Á, trường Đại học mở bán công TPHCM cho biết: ?oNếu có điều kiện sẽ vận động cùng mọi người lập ra quỹ hỗ trợ cho những bệnh nhân ung thư, nghèo khổ và đơn độc?.
    Ngô Công Quang

    [​IMG]
    http://www17.dantri.com.vn/nhipsongtre/2007/1/160758.vip
  7. tinhnguyen00

    tinhnguyen00 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2006
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    Phương pháp tích thiện (người xưa để lại)
    1.Bàn luận rõ ràng về thiện
    Nếu xét một cách tinh tường mà nói,thì thiện có chân có giả,có ngay thẳng có khuất khúc,có âm dương,có phải hay chẳng phải,có thiên lệch hay chính đáng,có đầy có vơi,có tiểu có đại,có dễ hay khó,đều cần bàn luận rõ ràng.Làm việc thiện mà không hiểu rõ đạo lý,cứ tự cho việc mình làm là hành thiện,ắt không khỏi tạo nghiệp,uổng phí mất tâm tư một cách vô ích.
    ------Thế nào là chân thiện và giả thiện?
    Xưa có một số nho sinh yết kiến Trung Phong hoà thượng(một vị cao tăng triều đại nhà Nguyên),mà hỏi: Nhà Phật bàn thiện ác báo ứng như bóng theo hình,tức làm lành gặp lành,làm ác gặp ác,nay có người nọ thiện mà con cháu không được thịnh vượng,mà kẻ kia ác thì gia đình lại phát đạt,vậy là Phật nói về việc báo ứng thực vô căn cứ sao?
    Hoà thượng nói: Người phàm tâm tính chưa được tẩy sạch,chưa được thanh tịnh ,tuệ nhãn chưa khai ,thường nhận thiện làm ác ,cho ác là thiện;người như vậy không phải là hiếm có,đã tự mình lẫn lộn phải trái cho ác là thiện ,cho thiện là ác,điên đảo đảo điên mà không hay lại còn oán trách trời cho báo ứng là sai,là không công bằng ư.Bọn nho sinh lại hỏi: Mọi người thấy thiện thì cho là thiện,thấy ác thì cho là ác,sao lại bảo là lẫn lộn đảo điên vậy?
    Hoà thượng bảo họ thử thí dụ xem sự tình thế nào là thiện thế nào là ác.Một người trong bọn nói :mắng chửi đánh đập người là ác ,tôn kính lễ phép với người là thiện.Hoà thượng nói không nhất định là như vậy.Một người khác cho là tham lam lấy bậy của người là ác,gìn giữ sự thanh bạch liêm khiết là thiện.Hoà thượng cũng bảo không nhất định là như vậy.Mọi người đều lần lượt đưa ra thí dụ về thiện và ác,nhưng Trung Phong hoà thượng đều bảo là không nhất định là như vậy.Nhân thế bọn họ đều thỉnh hoà thượng giảng giải cho.
    2.Định nghĩa chữ thiện
    Hoà thượng Trung Phong chỉ dạy rằng:Làm việc có ích lợi cho người là thiện,còn chỉ có lợi cho riêng mình là ác.Có ích lợi cho người thì dù là đánh hay mắng chửi họ cũng gọi là thiện,chỉ có ích cho riêng mình thì dù tôn kính lễ phép đối với người cũng kể là ác.Bởi vậy người làm việc thiện mà có ích lợi cho người là công,chỉ lợi cho mình là tư,công là chân,còn tư là giả
    Lại nữa làm việc thiện mà xuất phát từ tấm lòng thành là chân thiện ,còn hời hợt chiếu lệ mà làm là giả thiện.Hơn nữa hành thiện mà không nghĩ đến một sự báo đáp nào cả là chân thiện,trái lại còn hy vọng có sự đền đáp là giả thiện,đó là những điều tự mình cần khảo sát kĩ lưỡng
  8. tinhnguyen00

    tinhnguyen00 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2006
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    --------Thế nào là âm thiện,dương thiện?
    Phàm làm việc thiện mà người khác biết thì là dương thiện.Dương thiện có 2 loại,hoặc là người ta vô tình biết hoặc mình cố ý khoe ra.Theo nhân quả làm phước thì sẽ được quả báo tốt lành nhưng dương thiện là đã hưởng phúc báo qua tiếng tăm lời khen rồi.Hành thiện mà không một ai hay biết là âm đức,nhưng Phật biết các vị thánh biết,người có âm đức tự nhiên được cảm ứng quả báo.
    ------Thế nào là phải và chẳng phải ?
    Nước Lỗ xưa có luật người Lỗ nào chuộc được người bị bắt làm kẻ hầu hạ ở nước khác về thì được quan phủ thưởng tiền.Tử Cống(học trò đức Khổng Tử tên là Tứ)chuộc người về mà không nhận tiền thưởng.Đức Khổng nghe biết lấy làm buồn phiền mà bảo rằng:Tứ làm việc thất sách rồi.Ôi thánh nhân xử sự nhất cử nhất động có thể cải sửa phong tục thay đổi tập quán,làm gương mẫu cho bách tính noi theo,chẳng phải cứ nhiệm ý làm những việc thích hợp với riêng mình.Nay nước Lỗ người giàu thì ít người nghèo thì nhiều,nếu nhận thưởng cho là tham tiền là không liêm khiết còn không lãnh thưởng thì người nghèo sao có tiền tiếp tục chuộc người? Từ nay về sau chắc không ai chuộc người ở các nước chư hầu về nữa.
    Tử Lộ(tên Do,học trò đức Khổng)cứu người khỏi chết đuối,được tạ ân một con trâu, Tử Lộ nhận lãnh.Khổng Tử hay chuyện hoan hỷ bảo rằng:Từ nay về sau ở nước Lỗ sẽ có nhiều người lo cấp cứu kẻ chết đuối .Cứ lấy con mắt phàm tục mà xét thì Tử Cống không lãnh tiền thưởng là hay,Tử Lộ nhận tặng trâu là kém.Nhưng kiến giải của thánh nhân khác với người phàm nên trái lại đức Khổng lại chọn Do mà truất Tứ.Vậy nên biết người không nên chỉ nghĩ đến lợi ích trước mắt mà cần xét xem hành động đó có ảnh hưởng tệ hại gì về sau này không.Không nên bàn tới lợi ích nhất thời ở đời này mà phải nghĩ tới tương lai xa,mà cũng chẳng nên chỉ nghĩ riêng cho cá nhân mình mà phải nghĩ cho cả thiên hạ đại chúng nữa.
    Việc làm hiện nay tuy bề ngoài là thiện nhưng trong tương lai lại di hại cho người ,thì thiện mà thực chẳng phải thiện.Còn việc làm hiện thời tuy chẳng phải thiện nhưng về sau này lại có lợi ích cứu giúp người thì tuy ngày nay chẳng phải thiện mà chính thực là thiện vậy.Ở đời có nhiều sự tình tương tự,chẳng hạn như tưởng là hợp lễ nghĩa,là có trung tín,từ tâm mà thực ra lại trái lễ nghĩa,không phải trung tín hay từ tâm,đều phải quyết đoán chọn lựa kĩ càng
    ------Thế nào là thiên lệch và chính đáng?
    Xưa ông Lã Văn Ý,lúc mới từ chức tể tướng ,cáo lão về quê,dân chúng 4 phương đến nghênh đón như thái sơn bắc đẩu.Nhưng có một người làng say rượu mạ lỵ ông.Lã công điềm nhiên bất động bảo gia nhân:kẻ say chẳng chấp làm gì ,đóng cửa lại mặc kệ hắn.Qua một năm sau,người đó phạm tội bị tử hình.Lã công hay biết sự tình mới hối hận rằng : giá mà ngày ấy ta bắt hắn đưa quan nha xử phạt thì hắn có thể bị phạt một tội nhẹ mà tránh khỏi phạm trọng tội về sau.Ta lúc đó chỉ muốn giữ lòng nhân hậu tha thứ cho hắn ,không ngờ hoá ra nuôi dưỡng tính ngông cuồng của hắn để phạm tội tử hình như ngày nay vậy.Đó là một sự việc do lòng thiện hoá ra làm ác
  9. tinhnguyen00

    tinhnguyen00 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2006
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    -------Thế nào là đầy và vơi(bán và mãn)
    Kinh dịch nói việc thiện mà không tích luỹ cho nhiều không đủ để được danh thơm tiếng tốt,việc ác mà không đọng lại nhiều chẳng đủ để mang hoạ sát thân.Kinh thư có nói nhà THương tội ác quá nhiều như nước vỡ bờ vì thế mà Trụ Vương bị diệt.Việc tích thiện cũng như lưu trữ vật dụng,nếu chăm chỉ cất giữ ắt sẽ đầy kho,còn biếng nhác không chịu tích lại thi vơi chứ không đầy.Chuyện làm thiện được đầy hay vơi bán hay mãn là vậy.
    Xưa có một nữ thí chủ vào chùa lễ Phật,muốn cúng dường nhưng lại không có tiền,trong túi chỉ còn 2 đồng bèn đem cả ra để cúng .Vị trụ trì đích thân làm lễ bái sám hồi hướng cho.Sau nữ nhân đó được tuyển vào cung,tiền tài phú quý có thừa,đến chùa lễ Phật đem cả ngàn lượng bạc cúng dường.Hoà thượng trụ trì chỉ sai đồ đệ thay mình làm lễ hồi hướng mà thôi.Nữ thí chủ nọ thấy vậy liền hỏi:Trước đây tôi chỉ cúng dường có 2 đồng mà phương trượng đích thân làm lễ bái sám hồi hướng cho,nay cúng cả ngàn lượng bạc mà ngài không tự mình làm lễ là sao vậy?
    Vị hoà thượng đáp: Trước kia tiền bố thí quả thật ít ỏi nhưng xuất phát từ tấm lòng thật chân thành ,nếu bần tăng không đích thân làm lễ thì không đủ báo đáp được ân đức ấy.Nay tiền cúng dường tuy nhiều nhưng tâm bố thí thì không được chí thành như trước,nên bảo đồ đệ thay bần tăng làm lễ cũng đủ.Với lòng chí thành bố thí cúng dường chỉ 2 đồng mà việc thiện được viên mãn,còn bố thí cả ngàn lượng bạc mà lòng không được chí thiết thì công đức đó chỉ được bán phần mà thôi.
    Chung Ly Quyền chỉ dạy cho Lã Đồng Tân cách luyện đan điểm sắt thành vàng có thể đem dùng để cứu giúp người đời.Lã Đồng Tân hỏi rằng vàng đó sau có thể biến chất không?Chung Ly Quyền bảo 500 năm sau vàng đó sẽ chở về nguyên bản chất là sắt thì họ Lã nói : Như vậy sẽ gia hại cho người đời 500 năm về sau,ta chẳng học phép ấy làm gì.Chung Ly Quyền bảo:Muốn tu tiên cần tích luỹ công đức 3000 điều,nhưng chỉ 1 lời của nhà ngươi nói đó cũng đủ mãn 3000 công đức rồi.Đây lại thêm một thuyết nữa về đầy vơi hay bán mãn vậy
    Hơn nữa làm việc thiện mà tâm không hề chấp trước là mình làm thiện thì hành động thiện đó gọi là mãn.Nếu tâm còn chấp việc mình làm là thiện thì dù cả đời chăm chỉ hành động cũng chỉ là bán thiện mà thôi.Giả như mang tiền tài cứu giúp người nội tâm không nghĩ tới mình là người bố thí ,ngoài mặt không cần biết người nhận tiền là ai,ở khoảng trung gian không nghĩ tới số tài vật bố thí là bao nhiêu,đó gọi là tam luân thể không ,bố thí với tấm lòng thanh tịnh như vậy thì một đấu thóc cũng có thể trồng thành vô lượng vô biên phúc đức,dù một xu cũng có thể tiêu diệt được tội nghiệp của ngàn kiếp trước.Nếu như còn tồn tâm nghĩ tới mình là người làm thiện ,số tài vật đem bố thí và người nhận vật là ai,thì dù có vạn lượng bạc đem cho,phúc cũng không được viên mãn.Đây cũng là một thuyết nữa về thiện bán hay mãn , đầy hay vơi
    ---------Thế nào là đại và tiểu
    Xưa Vệ Trọng Đạt,một quan chức ở Hàn lâm viện bị nhiếp hồn đưa xuống âm phủ.Diêm vương sai các phán quan trình những cuốn sổ ghi việc thiện và ác ra để xét.Nếu đem so sánh thì những sổ ghi việc ác chất đầy một đống còn sổ ghi việc thiện có mỗi quyển mỏng dính.Diêm Vương cho đem lên bàn cân thì bên một cuốn sổ mỏng dính kia lại nặng hơn tất cả các cuốn ghi việc ác cộng lại.TRọng Đạt nhân thế mới hỏi : Năm nay tôi mới chưa đến 40 tuổi đời mà sao tội lỗi lai có thể nhiều đến thế? Diêm Vương bảo: Mỗi một niệm ác kể là một tội không cần đợi đến lúc có thực sự phạm phải hay không.
    Trọng Đạt lại hỏi trong cuốn sổ mỏng kia có ghi việc thiện gì vậy.Diêm Vương bảo : triều đình đã từng dự tính khởi đại công tác tu sửa cầu đá ở Tam Sơn,nhà ngươi dâng sớ can gián,sớ văn đó có ghi chép vào sổ vậy.Trọng Đạt thưa: Bản chức tuy có dâng sớ,nhưng triều đình không y theo lời tấu trình ,thì sự việc đâu có ích gì? THì Diêm Vương lại bảo cho hay là tuy triều đình không y theo lời tấu,nhưng một niệm thiện đó của nhà người là vì lợi ích của toàn dân muốn cho họ khỏi bị đi lao công vất vả,khỏi bị sưu cao thuế nặng,nếu mà lời tấu trình được triều đình y theo thì công đức nhà người thật vô cùng lớn lao.Cho nên nếu có chí nguyện làm việc lợi ích cho quốc gia thiên hạ ,cho đại chúng thì tuy việc làm đó có nhỏ mà công đức lại lớn,còn nếu chỉ nghĩ làm lợi riêng cho thân mình thì tuy có làm nhiều mà công đức lại nhỏ vậy.
    -------------Thế nào là khó và dễ ?
    Các vị tiên nho xưa có nói muốn khắc phục mình ,muốn thắng được tâm mình thì nên bắt đầu từ chỗ khó khắc phục mà khởi tâm trước.Đức Khổng Tử bàn về nhân ái cũng nói bắt đầu từ chỗ khó mà thi hành trước,tức là từ chỗ phải thắng được lòng mình vậy,bởi lẽ khó mà làm được thì dễ ắt cũng làm xong.
    Như ông họ Thư ở Giang Tây bỏ hết cả tiền lương gom góp trong 2 năm day học đem nộp quan để trừ tiền thiếu nợ giúp cho 2 vợ chồng nhà nọ được sum họp khỏi bị bắt đi làm gia nhân nhà người,còn ông họ Trương ở Hàm Đan thì bỏ cả số tiền dành dụm được trong 10 năm đem làm tiền chuộc cứu sống vợ con người;đó đều có thể gọi là chỗ khó xả bỏ mà xả bỏ được.Lại như ông già họ Cận ở Trấn GIang tuổi đã cao,không có con nối dõi,lân gia có người đem đứa con gái còn trẻ đến nạp cho lam thiếp ,nhưng ông không nhẫn tâm thu nạp mà đem hoàn trả lại.Đó là chỗ khó có thể nhẫn mà nhẫn được.Vậy nên phúc báo trời cho hưởng sẽ hậu.
    Phàm những người có tiền tài,có quyền thế mà họ muốn làm phúc thì thực là dễ ,dễ mà chẳng làm là tự huỷ hoại mình.Người nghèo hèn khốn cùng muốn làm phúc thật là khó ,khó nhưng mà làm được ,đó mới thực là đáng quý vậy
  10. tinhnguyen00

    tinhnguyen00 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2006
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    3.Tuỳ duyên hết sức tu thập thiện
    Tuỳ lúc gặp duyên lành cứu giúp người,hay tuỳ hỷ công đức mà hành thiện,nếu phân biệt ra từng loại thì rất nhiều,nhưng đại khái có 10 loại như sau:trợ giúp người cùng làm thiện,giữ lòng kính mến người,thành toàn việc thiện của người,khuyến khích người làm thiện,cứu người gặp nguy khốn,kiến thiết tu bổ có lợi ích lớn,xả tài làm phúc,gìn giữ bảo hộ chánh pháp,kính trọng tôn trưởng,thương tiếc mạng sống loài vật.
    -------------- Thế nào là trợ giúp người cùng làm thiện?
    Xưa vua Thuấn lúc chưa tức vị thấy những người đánh cá ở đầm Lôi Trạch,đều tranh chiếm chỗ nước sâu dày nhiều cá,còn người già yếu phải tìm chỗ nước nông cạn chảy xiết ít cá mà đánh,nên có lòng trắc ẩn bất nhẫn,bèn cùng tới đánh cá.Thấy người nào tranh giành chỗ thì ông im lặng không đá động gì đến tánh xấu ấy,còn thấy người nào mà có lòng nhường chỗ thì ông hết lời khen ngợi mà theo gương đó cũng nhường chỗ cho người khác.Một năm sau những người đánh cá ở chỗ nước sâu ai cũng có lòng nhường chỗ cho nhau mà không tranh giành nữa.
    Ôi vua Thuấn thực sáng suốt,há chẳng phải mất lời mà khuyên bảo giáo hoá được người sao! Tuy không dùng lời mà dùng chính bản thân mình làm gương mẫu cho người khác sửa đổi.Đây là chỗ khổ tâm và khéo dụng công của vua Thuấn vậy.
    Bọn chúng ta ở thời mạt pháp này chẳng nên thấy mình có chỗ sở trường mà khinh khi chèn ép người,chẳng nên lấy chỗ hay giỏi của mình mà đem so sánh xét người.Ẩn ác dương thiện tức là thấy người ta dở ,có lỗi lầm thì gặp riêng khuyên bảo đừng ra ngoài nói xấu làm người ta mất hết danh dự,gặp được việc làm tốt của ai thì nên ghi nhớ mà học theo đồng thời hết sức ca ngợi để mọi người cùng được biết
    ---------------Thế nào là thành toàn việc thiện của người?
    Một hòn đá trong có ngọc nếu bị ném bỏ ắt sẽ vỡ tan như hòn ngói,nhưng nếu đem mài dũa chạm trổ ắt sẽ thành khuê trượng hốt ngọc.Cho nên phàm thấy người làm việc thiện hoặc thấy ý chí và tư chất của họ có thể tiến thủ thành công thì đều nên khuyến dụ trợ giúp họ; hoặc khen ngợi khích lệ hoặc gìn giữ bảo bọc họ;hoặc biện bạch hộ cho họ hay chia xẻ cùng họ nỗi oan ức bị người ghen tị mà vu hoạ phỉ báng họ,cốt sao giúp cho họ được thành công mà thôi.
    Đại khái con người thường không ưa thích những người không giống như mình,chẳng hạn như ác không ưa thiện,tiểu nhân không thích quân tử.Người trong một xóm làng,thiện thì ít mà xấu ác thì nhiều,vì thế người thiện ở đời bị kém thế khó có thể tự lập được vững vàng. Hơn nữa nguời hào kiệt ,thông minh tài cán ,tính tình cương trực không trọng bề ngoài,không ưa tiểu tiết nên hay bị người ta hiểu lầm mà chỉ trích phê bình;vì thế cho nên việc thiện thường dễ bị hư hỏng mà người thiện thường bị nhạo báng ,cười chê,chỉ duy có người trưởng giả nhân hậu mới hiểu rõ được sự tình mà khuông phù trợ giúp cho họ được thành công.Thành toàn cho người thì công đức thực là lớn lao vô cùng.
    -------------Thế nào là khuyến khích người làm thiện
    Con người ta sinh đã sinh ra làm người,ai mà không có lương tâm.Đường đời mênh mông mù mịt rất đễ bị sa đoạ chìm đắm vì lợi danh.Đối với những người còn mải mê tham danh tham lợi tạo thành nghiệp ác ,ta nên tìm cách cảnh tỉnh họ cho thoát khỏi sự mê hoặc ,cũng giống như họ đang trải qua một giấc mộng lớn trong đêm dài mà ta giúp họ đoạn diệt ,bạt trừ hết thì ân huệ đó thật vô biên vô lượng
    Hàn Dũ đời nhà Đường có nói : uốn 3 tấc lưỡi dùng lời nói mà khuyên người làm việc thiện chỉ là phương pháp nhất thời bởi có thể nghe tai này lọt qua tai khác rồi quên đi,còn muốn có hiệu quả lâu dài đến tận trăm năm về sau thì dùng văn thư sách vở để lại mà khuyên người đời làm lành tránh ác.Tuy nhiên dùng lời nói hay sách vở khuyên người cũng giống như gặp bệnh nào thì phát thuốc trị bệnh ấy cho bệnh nhân ,kể cũng có hiệu lực nhưng còn lưu lại dấu vết,còn như dùng chính bản thân mình hành động làm mẫu mực,làm gương cho người trông thấy để họ tự nhiên tỉnh ngộ biết được lỗi lầm mà sửa đổi thì hiệu quả cũng chẳng kém mà không để lại hình tích gì;có hai phương tiện này đều chẳng thể bỏ qua.Muốn giúp người,khuyên người cần phải thông minh sáng suốt ,biết tuỳ thời,tuỳ người không để mất lời tức phí lời mình nói mà người không nghe ,cũng không để mất người,tức là gặp người có thể khuyên cải được mà mình không hành động để lỡ mất dịp làm lành,như thế là kém hiểu biết không có trí tuệ vậy.
    ------------Thế nào là cứu người nguy cấp
    Người ta ai cũng có lúc gặp phải sự tai ương hoạn nạn xảy ra.Ngẫu nhiên mà ta gặp trường hợp người bị nạn thì coi sự đau khổ của người cũng như là mình đau mà mau mau cứu giúp;hoặc dùng lời nói làm nhẹ nỗi oan ức cho họ, hoặc tìm mọi cách giúp họ khỏi sự thống khổ triền miên.Thôi Tử có nói: Làm ân không cần để ý là nhỏ hay lớn chỉ cần lúc người gặp nguy khốn mà tới giải cứu ,giúp đỡ ngay là được.Đó thực là lời nói của người có lòng nhân hậu đạo đức vậy.

Chia sẻ trang này