1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Làm người

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi Tinhnguyen08, 01/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    Thật sự mà nói, những bài của tinhnguyen00 hết sức bổ ích và sâu sắc, đúng đắn về vấn đề Thiện và Hành Thiện! Cảm ơn tinhnguyen00 nhiều rất nhiều nhé!
  2. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Người mẹ của hơn 200 đứa trẻ
    Thùy Trang

    ?oMẹ cả? - nhà sư Minh Tú bên nôi một trong những đứa con - Ảnh: T.T
    Những ai đã biết đến ngôi chùa Đức Sơn ở Huế hẳn phải cảm phục về cuộc đời nhà sư Minh Tú. Hơn hai trăm đứa trẻ nơi đây gọi sư bằng một cái tên kính trọng mà cũng hết sức thân thương: "Mẹ cả". Người mẹ ấy đã gắn bó với ngôi chùa này hơn 31 năm và cũng là người phụ nữ đã khởi xướng cho việc thành lập một đại gia đình đặc biệt dưới mái chùa này.
    Chùa Đức Sơn nguyên ở Khe Tre, huyện miền núi Nam Đông, nhưng chiến tranh đã tàn phá nó. Những tăng ni phật tử may mắn thoát chết đã về đây và xây dựng nên ngôi chùa như ngày hôm nay. Đã 21 năm qua, ngôi chùa của các sư nữ chưa bao giờ vắng bóng trẻ thơ mà ngược lại, ngày một đông vui hơn. Tiếng trẻ con bi bô tập nói, tiếng đọc bài... làm cho ngôi chùa bình dị tràn đầy hạnh phúc.
    Mẹ cả Minh Tú nhẹ nhàng bảo: "Các con ngoan nào!". Mấy đứa trẻ im lặng, không khóc nhè nữa. Rồi mẹ quay sang bảo bé Hương: "Con trông em cẩn thận nhé, nhớ cho em ăn cháo đó". Rời mắt khỏi đứa trẻ này thì mẹ lại quay sang chăm sóc đứa trẻ khác. Bàn tay mẹ nhẹ nhàng mà ấm áp tình người đã làm dịu lại cơn thiếu sữa của những em bé chỉ vài tháng tuổi.
    Mẹ cả cho biết: "Đứa con đầu tiên của nhà chùa này là bé Thủy Chung. Hồi mới nhặt được nó mới mấy ngày tuổi, thế mà bây giờ đã sang cái tuổi hai mốt. Thời đó đói kém lại bão lụt triền miên, nhà chùa cũng chỉ nhận nuôi một vài cháu không cha mẹ thôi, nhưng dần dần các số phận đã gặp nhau ở đây, cùng đùm bọc và sống với nhau dưới mái ấm gia đình này". Nói rồi mẹ quay đi, giọt nước mắt lăn dài trên đôi gò má mà không muốn cho những đứa con của mình nhìn thấy. Không biết mẹ khóc cho những ngày tháng vất vả đã qua hay những lo toan sắp tới.
    Ngôi chùa này hiện có 204 đứa trẻ, đủ mọi độ tuổi, mọi hoàn cảnh và số phận. Nhưng chúng biết yêu thương nhau như anh em ruột thịt. Người lớn nhất cũng đã 27 tuổi. Những đứa con ấy không phải là máu thịt ruột rà chi của mẹ nhưng là tất cả tình yêu từ cuộc sống mà mẹ tìm thấy được. Cũng đã có 70 em ra hòa nhập cộng đồng và có công ăn việc làm ổn định. Nhưng những người con ấy vẫn không quên quay về đây những dịp lễ tết để giúp mẹ trông nom, giảng dạy cho các em đi sau như ngày xưa họ từng được học từ mẹ. Họ cũng mang về những nỗi lo, những khó khăn hay hạnh phúc trong cuộc sống để chia sẻ với mẹ. 21 năm gắn liền với cô nhi viện, sư Minh Tú cũng đã cùng các sư nữ khác luôn đi làm từ thiện, giúp các em ở những xã khó khăn. Đặc biệt như các trường mẫu giáo xã Hương Long, Hương Vân, Hương Hồ, Bình Điền, Bình Chánh...
    Mẹ cả bảo: "Mấy em ở đây cũng là con người, chúng phải được ăn, được mặc, được học hành để có chữ nghĩa như những đứa trẻ khác. Và chúng cũng cần tình thương và sự chăm sóc của những người mẹ nơi đây". Bữa cơm chiều, bao giờ mẹ cũng đợi các con ăn xong rồi mới ăn. Đứa nào ăn ít cũng bị mẹ la. Nhìn những đứa con do chính bàn tay mình chăm sóc mỗi ngày một lớn lên, lòng mẹ luôn cảm thấy lâng lâng niềm hạnh phúc.
    Vết nhăn bắt đầu xuất hiện trên trán mẹ, khi mà mỗi ngày nỗi lo toan vất vả càng chồng chất lên nhiều hơn. Đôi mắt mẹ hướng ra phía trước cổng chùa, nơi ấy nhà chùa đã nhặt bao nhiêu là đứa con. Chúng lớn lên không biết mặt cha mẹ mình là ai vì chúng bị bỏ rơi từ khi lọt lòng. Mẹ cả đã làm rung động biết bao trái tim con người khi kể về tình yêu dưới mái ấm ngôi chùa này. Mẹ cũng chính là một trong "10 người phụ nữ Việt Nam tiêu biểu năm 2006" và đã được ************* trao tặng bằng khen.
    T.T

    [​IMG]
    http://www.thanhnien.com.vn/Doisong/2007/1/10/177580.tno
  3. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    ?oĐáp đền tiếp nối? mùa Giáng sinh
    TT - Mùa Giáng sinh 2006, Đài truyền hình CNN thực hiện chuyên đề về cái chết thương tâm của một người đàn ông tên James Kim.
    Gia đình ông Kim - hai vợ chồng và hai con - kẹt trong trận bão tuyết hai tuần liền ở Oregon. Sau vài ngày ngồi trong xe chờ cứu hộ mà không thấy, người chồng quyết định ra khỏi xe, đi bộ tìm đến thị trấn gần đó nhờ trợ giúp. Đi được hơn 20km thì ông gục chết vì lạnh. Vợ và hai con ông cuối cùng may mắn được cứu sống.
    Mẹ và con làm việc thiện

    Kristina Ashley và cậu con trai Aaron
    Kristina Ashley và cậu con trai Aaron xem chương trình của Oprah Winfrey và thấy nữ hoàng truyền hình này trao tặng 1.000 USD cho mỗi khán giả có mặt theo thông điệp ?oPay it forward?.
    Hai mẹ con quyết định gom góp tiền làm từ thiện không cần được đền đáp lại. Họ đã nhờ bạn bè quyên góp mỗi người 10 USD từ tất cả người quen của họ với mục tiêu kiếm được 1.000 USD tặng cho Hội những người vô gia cư ?oHaven of Rest? tại Battle Creek (Mỹ) trong mùa Giáng sinh 2006.
    Kristina Ashley kể: ?oChúng tôi còn nhận được tấm séc của một người lính tại Iraq, điều này thật đặc biệt?.
    Tính đến 19-12, bà đã email tới 300 người để vận động ?ođáp đền tiếp nối? này.
    TR.N. (Theo News 3)

    Tôi chú ý nhiều câu chuyện liên quan đến tai nạn này. Người phát hiện chiếc xe của gia đình ông Kim và cứu được người vợ và hai con nhỏ là một phi công không rõ danh tánh. Người này tự lái chiếc máy bay cá nhân đi vòng quanh vùng rừng núi bị bão tuyết để tìm những người không may bị kẹt giữa đường.
    Có một người khác, tên Daryl, cũng từng bị kẹt trong bão tuyết suốt 14 ngày, sống sót nhờ ngồi trong xe giữ ấm và may mắn tìm được nguồn nước uống cầm hơi.
    Daryl được một người dân trong vùng núi có bão tuyết cứu thoát. Người này tên Jim, có con trai chết vì tai nạn xe cách đây vài năm.
    Jim cùng bốn người bạn khác chạy xe trượt tuyết trong vùng để tìm Daryl. Gặp Daryl, Jim nói: ?oTrên suốt đoạn đường, con trai tôi như ngồi sau lưng tôi và nói: Cha ơi, cứ đi tiếp đi, rồi cha sẽ tìm được người ấy?.
    Daryl nhập viện rồi ra viện chỉ một ngày sau đó. Và anh lập tức lên đường tìm kiếm ông Kim khi nghe đài báo tin về vụ mất tích.
    Daryl kể lại trong chương trình Larry King: ?oTôi sẽ không đi vào chi tiết. Nhưng quả thật (vụ mất tích này) có nhiều điểm tương tự (với hoàn cảnh của tôi). Tôi thấy mình phải đi đến đó (khu vực Kim mất tích) để có thể giúp gì được không!?.
    Câu chuyện của Daryl nhắc nhớ câu chuyện ?ođáp đền tiếp nối? (*) được thể hiện trong tiểu thuyết Pay it forward của nhà văn Catherine Ryan Hyde và dựng thành phim cùng tên (tại VN tựa phim là Đáp đền tiếp nối).
    Bà Catherine cùng bạn bè đã lập nên Tổ chức Pay it forward (www.payitforwardfoundation.org) để biến ý tưởng cao đẹp này thành một phong trào xã hội. Những câu chuyện ?ođáp đền tiếp nối? ngoài đời thật luôn hay hơn trên phim.
    CAM LY
    ______________
    (*) Thông điệp ?oĐáp đền tiếp nối?: Nếu ai đó làm một điều tốt cho bạn mà bạn không đền đáp được cho người đó, bạn chỉ cần làm điều tốt cho ba người khác. Ngày hôm sau, ba người này mỗi người lại làm điều tốt cho ba người khác nữa. Rồi ngày kế tiếp, từng người trong số những người này tiếp tục làm điều tốt cho ba người khác nữa... Trong vòng hai tuần, sẽ có hơn 4,7 triệu người được đón nhận và làm việc thiện, khiến thế giới trở nên đẹp đẽ hơn.
    [​IMG]
  4. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Một người Việt có công lớn trong việc lập lại hoà bình ở Nepal
    Cập nhật lúc 11h35" , ngày 25/12/2006


    Thầy Huyền Diệu.

    Câu chuyện về thầy Huyền Diệu, một nhà tu hành người Việt có công lớn trong việc lập lại hoà bình ở Nepal.
    Đọc bản tin về hiệp ước hoà bình giữa phe du kích quân Maoist và chính phủ Nepal vừa ký kết, chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài 10 năm, giết hại 13.000 người, và mở ra một thời đại mới cho đất nước nhỏ bé dưới chân dãy Himalaya, tôi bồi hồi nhớ lại cả quá trình kiên trì vận động hoà bình của thầy Huyền Diệu, mà mình được theo dõi sát sao và đóng góp một phần nhỏ bé? từ xa.
    Tết an bình trong thời loạn lạc
    Tháng 3 năm 2004, vợ chồng tôi ở trong chùa Việt Nam Phật Quốc tự, ngôi chùa quốc tế đầu tiên do thầy Huyền Diệu - nhà tu hành người Việt Nam sáng lập tại thánh địa Lumbini, nơi Đức Phật Thích Ca giáng trần. Trong hơn một tháng trời ở đó, tuy còn xa những nơi có chiến trận, chúng tôi cũng cảm nhận rõ ràng không khí chiến tranh. Đường điện thoại thường xuyên bị cắt đứt, những cuộc cấm vận thường xuyên khiến giao thông ngừng trệ. Hôm rời Lumbini trở về Việt Nam, chúng tôi phải đi xe lôi khoảng 25km ra sân bay địa phương, rồi từ đó đáp máy bay lên thủ đô Kathmandu, để từ Kathmandu bay về Thái Lan. Trên đường đi, chúng tôi gặp những chiếc xe tải bị đốt cháy đen vì đã dám vi phạm lệnh cấm vận của phe du kích.
    Thực ra từ hơn 10 năm trước, sau cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài trong thời gian đầu của chế độ quân chủ lập hiến Nepal, đặc biệt là việc nhóm Maoist ly khai khỏi Đảng Cộng sản Nepal và phát động chiến tranh du kích nhằm lật đổ vương quyền, thầy Huyền Diệu đã cảnh báo với nhà vua và các chính đảng về nguy cơ một cuộc nội chiến kéo dài, cần phải chặn đứng ngay bằng thương thuyết hoà giải, nhưng không mấy ai tin lời thầy.
    Phần lớn chính khách coi nhóm Maoist chỉ là lũ phiến quân nhỏ bé có thể dễ dàng dẹp tan bằng vũ lực. Thực tế đã chứng minh lời thầy. Quân du kích đã ngày càng mạnh mẽ, kiểm soát nhiều vùng rừng núi, bao vây và cắt liên lạc giữa các thành phố, tấn công quân đội và các đồn cảnh sát. Một số cuộc đàm phán chỉ đem lại ngừng bắn tạm thời ngắn hạn và sau mỗi lần thì quy mô và tính chất khốc liệt của cuộc chiến càng tăng lên.
    Chính trong những ngày căng thẳng ấy, thầy Huyền Diệu đã trao đổi với tôi mà thầy coi như một người bạn và một số đệ tử của thầy, về kế hoạch vận động hoà bình cho Nepal. Là người được cả chính giới lẫn dân chúng Nepal tôn kính vì công lao mở đầu việc khôi phục thánh địa Lumbini (từ chỗ hoang vu điêu tàn, nay Lumbini đã thành di sản văn hoá thế giới với một hệ thống chùa và tu viện quốc tế hoành tráng - thầy giữ vai trò Chủ tịch Liên đoàn Phật giáo quốc tế ở đó), vì những nghĩa cử đối với dân trong vùng (thầy đã xây dựng cây cầu Tình thương Việt Nam qua dòng sông oan nghiệt từng cướp đi nhiều mạng sống trong mùa mưa lũ), vì công cuộc bảo vệ đàn chim hạc và môi sinh Lumbini? Thầy có lòng tin ở "sự nhiệm màu" của thiện tâm, và sức mạnh tâm linh của Thánh địa Lumbini, của tinh thần đại từ đại bi mà Đức Thích Ca rao truyền.
    Ngày 12/6/2004, nhân ngày lễ Phật đản, thầy gửi lá thư ngỏ cho nhà vua, thủ tướng và tất cả các đảng phái chính trị Nepal, mời các bên tới Việt Nam Phật Quốc tự ở Lumbini để gặp gỡ bàn về một giải pháp cho hoà bình. Thầy đề nghị các vị chính khách tới sống một tuần trong chùa, cầu nguyện và thiền định để tâm lắng dịu trước khi bàn cãi. Bức thư được công bố trong buổi họp báo ở thủ đô Kathmandu, tại Câu lạc bộ Nhà báo, với sự có mặt của đại diện nhiều đảng phái, đã như hồi chuông đầu tiên thức tỉnh lòng hoà hiếu giữa ngọn lửa căm thù và đối kháng.
    Báo chí Kathmadu đưa tin về sự kiện này với hàng tít lớn: "Nhà sư Việt Nam kêu gọi cầu nguyện cho hoà bình Nepal", "Giải pháp hoà bình của nhà sư: thiền định ở Lumbini"... Kết quả là một số chính đảng đã bí mật sắp xếp cho cuộc gặp gỡ ở Lumbini. Tiếc thay, cuộc gặp đã không diễn ra do thiếu sự tế nhị và kín đáo cần thiết.
    Cuộc nội chiến tiếp tục leo thang và rộ lên vào cuối năm 2004. Mọi người chờ đợi có cuộc ngừng bắn vào dịp lễ Dasain (lễ mừng Năm Mới của Nepal, vào khoảng tháng 2 Tây lịch), nhưng cho đến lúc ấy vẫn không có dấu hiệu gì khả quan. Các bạn người Nepal của thầy, trong đó có một số lãnh tụ chính đảng, yêu cầu thầy lên tiếng. Họ hứa sẽ tổ chức một cuộc họp ở Kathmandu để thầy đưa ra lời kêu gọi ngừng bắn.
    Cuộc họp ở Trung tâm văn hoá Kathmandu diễn ra rất thuận lợi. Tuy không tin tưởng vào thiện chí của phe Maoist, Chính phủ cuối cùng cũng đồng ý với thầy sẽ không đơn phương nổ súng trong dịp 9 ngày lễ Năm Mới mà chỉ bắn trả khi bị tấn công. Sau dịp lễ, một số người Nepal tìm đến cảm ơn thầy vì sau gần mười năm loạn lạc, đây là lần đầu tiên họ được về ăn tết ở quê nhà trong vùng Maoist kiểm soát.
    Cùng lúc ấy, một hội nghị quốc tế lớn được dự kiến diễn ra từ ngày 30 tháng 11 đến 3 tháng 12 năm 2004 tại Lumbini dưới sự bảo trợ của Chính phủ Nepal, Quỹ Uỷ thác Phát triển Lumbini và nhiều tổ chức quốc tế khác. Mục tiêu của hội nghị, với sự tham dự của các lãnh tụ chính trị Nepal và nhiều đoàn đại biểu Phật giáo các nước, là nhằm củng cố nền ngoại giao của Nepal, tìm kiếm sự trợ giúp mạnh mẽ hơn của cộng đồng thế giới cho đất nước nhỏ bé và nghèo nàn này. Rất nhiều nỗ lực đã được bỏ ra để chuẩn bị hội nghị, nhưng điều tiên quyết là hội nghị phải tránh được sự phá hoại của phe Maoist.
    Các nhà tổ chức hội nghị và các chính khách một lần nữa thỉnh cầu thầy Huyền Diệu đích thân gặp quân du kích để yêu cầu họ ngừng chiến trong thời gian diễn ra hội nghị, ít ra là tại quận Rupandehi - quận sở tại của Thánh địa Lumbini.
    Thầy Huyền Diệu đã nhận lời. Nhưng thầy không biết làm sao tiếp xúc với các lãnh tụ phe Maoist vốn không ra mặt. Thầy quyết định lập tức bay lên thủ đô Kathmandu để nhờ báo giới chuyển thông điệp của mình tới phe Maoist. Thầy tin rằng đó là con đường ngắn nhất để giải quyết vấn đề.
    Trong cuộc họp báo kéo dài một giờ rưỡi, thầy nói rõ mình không phải là đại diện của chính quyền, mà cất tiếng nói của riêng mình, vì danh dự của đất nước Nepal và tương lai của dân tộc này. Thầy long trọng nhờ báo chí gửi tới lời yêu cầu ngừng các vụ nổ bom và đình công trong vùng Rupandehi.
    Và như một phép lạ, chỉ 4 giờ sau cuộc họp báo, qua sóng FM radio và các hãng thông tấn, mọi người được biết các lãnh tụ Maoist đã bãi bỏ lệnh tổng đình công 3 ngày ở Rupandehi.
    (Hoàng Hưng - Lao Động)

    [​IMG]
  5. KedohoixuDoai

    KedohoixuDoai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2006
    Bài viết:
    1.788
    Đã được thích:
    0
    Bạn thân mến!
    Rất tiếc bài viết của bạn có thể có nội dung chưa phù hợp hoặc vượt ra ngoài nội qui của TTVNOnline. Nếu không có sự vi phạm, bài viết của bạn sẽ được hiển thị trở lại trong một thời gian ngắn.
    Mong bạn thông cảm và tiếp tục đóng góp xây dựng và phát triển TTVNOnline.
    Ban Quản trị TTVNOnline!​
    Nhà cháu đã đọc báo Lao động bài của Nhà báo Hoàng Hưng viết về thầy chùa Huyền Diệu ở Lam-tì-ni bên Nepal trong vai trò "sứ giả hòa bình" ở cuộc nội chiến bản địa. Vzô topic LÀM NGƯỜI đây thấy nhà bác Tinhnguyen sờ-ken lại. Định có "mấy nhời bình loạn" lại thấy "Ban Quản trị TTVNOnline" đã có cái "thông báo" trên nầy !
    Vậy tiện đây cho nhà cháu xin hỏi mấy nhời (nhẽ ra là phải sang topic Sờ-pam) :
    - Mod. Kun. đã biết và xử lý vziệc nầy ra sao ?
    - Nếu chưa thì có phải có người mạo danh "Ban Quản trị TTVNOnline" ở đây không ?
    - Cái gọi là "có thể có nội dung chưa phù hợp hoặc vượt ra ngoài nội qui của TTVNOnline" đã đúng hay chưa ?
    - Có phải Nội qui của TTVNOL còn "khắc nghiệt" hơn cả kiểm duyệt của Ban Tư tưởng VH T.Ư. đối với Báo Lao động hay không ?
    - Nếu không có người mạo danh thì Ban Quản trị TTVNOnline có phải đang lấn sân của Mod. hay không ?
    Xin nói rõ rằng trong dư luận của giới Phật giáo nói riêng và công luận thông tin đại chúng nói chung về việc làm "sứ giả hòa bình" ở Nepal của Thầy chùa Huyền Diệu là vinh hạnh cho người Việt nói chung và giới Phật giáo VN nói riêng.
    Nhà cháu xin nhắc lại là việc làm "sứ giả hòa bình" ở Nepal mà không đề cập đến cá nhân con người của thầy chùa ấy.
    Được KedohoixuDoai sửa chữa / chuyển vào 16:23 ngày 18/01/2007
  6. dat_mel

    dat_mel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2005
    Bài viết:
    1.671
    Đã được thích:
    0
    Nhà bác Đoài cho biết rõ hơn thông tin về cái này ở đâu đấy ạ? Nhà cháu chưa thấy. Ở hộp thư riêng hay ở đâu. Tìm mỏi mắt mà không thấy. Nhà cháu phải chắc cơ sở mới bình loạn được
  7. KedohoixuDoai

    KedohoixuDoai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2006
    Bài viết:
    1.788
    Đã được thích:
    0
  8. dat_mel

    dat_mel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2005
    Bài viết:
    1.671
    Đã được thích:
    0
    Bạn thân mến!
    Rất tiếc bài viết của bạn có thể có nội dung chưa phù hợp hoặc vượt ra ngoài nội qui của TTVNOnline. Nếu không có sự vi phạm, bài viết của bạn sẽ được hiển thị trở lại trong một thời gian ngắn.
    Mong bạn thông cảm và tiếp tục đóng góp xây dựng và phát triển TTVNOnline.
    Ban Quản trị TTVNOnline!​
    Hơ hơ hơ. Tưởng bác đoài hù dọa. Ai dè thử qót 1 cái cũgn thấy y hệt. Bác nào không tin cứ pót thử bài của bác tinh nguyen sẽ thấy.
  9. geotimes2005

    geotimes2005 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/07/2006
    Bài viết:
    1.096
    Đã được thích:
    0
    chia buồn cùng nhà bác tinhnguyen, híc
  10. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Vào những dịp như lễ Phật Thành Đạo, Phật Đản, Vu Lan...
    cũng cần có thật nhiều hoạt động vì cộng đồng.
    Rời khỏi nhà đêm Giáng sinh


    Kathy Phạm đang kiểm tra mắt và dạy các em nhỏ về cách giữ gìn mắt.
    Đã từ lâu, với Kathy Phạm và Đỗ Trang Thanh An - hai cô gái đang sống tại Mỹ và Anh, Noel không dừng lại là một kỳ nghỉ lễ để vui chơi bên bạn bè, người thân. Rời khỏi ngôi nhà với cây thông lấp lánh và bữa tối ấm cúng, họ lên đường làm công tác xã hội.
    Kathy Phạm - Về quê làm từ thiện
    Sinh ra tại New Orleans, lớn lên tại California (Mỹ), Kathy Phạm làm mọi người ngạc nhiên với vốn tiếng Việt lưu loát của mình, dù cho đến bây giờ tất cả những điều mà Kathy nhớ về Việt Nam chỉ là những ký ức nhạt nhòa ở lần về thăm quê hương duy nhất cách đây 11 năm.
    Kathy được bầu là Phó chủ tịch Hội học sinh sinh viên ĐH Georgia Tech từ năm 2004. Cô bé SV năm 3 ngành khoa học máy tính từng đoạt danh hiệu Á hậu 2 và Hoa hậu Cộng đồng (Miss Community Service) tại cuộc thi Hoa hậu châu Á Atlanta 2006 (Miss Asian Atlanta). Kathy cũng tham gia nhiều nhóm công tác xã hội như Children''s Miracle Network, Sheltering Arms, Unite for Sight...
    Vừa đến Ấn Độ cùng một đoàn bác sĩ để giúp các bệnh nhân bị cườm mắt, trở về Mỹ, Kathy bắt tay ngay vào việc tổ chức buổi tiệc từ thiện Lá lành đùm lá rách. Đây là chương trình được học sinh sinh viên Georgia tổ chức từ năm 1985 (mỗi năm 1 lần) để gây quỹ giúp trẻ em nghèo.
    Nói về lễ Giáng sinh năm nay, Kathy hào hứng khoe: ?oNoel này tôi sẽ về quê nội ở Bến Tre và mang theo tất cả số tiền thu được từ bữa tiệc Lá lành đùm lá rách để giúp người nghèo và đồng bào bị lũ lụt?. Kathy sẽ đến các huyện vùng sâu vùng xa để tặng quà Giáng sinh, bánh kẹo, quần áo, gạo, thuốc men...
    Đã nộp đơn vào chương trình tiến sĩ của ngành khoa học máy tính, nhưng cô gái 21 tuổi này cũng đang hoàn tất một số môn của khóa học Pre-Medicine, vì ước mơ của Kathy là trở thành bác sĩ để có cơ hội đóng góp nhiều hơn cho các hoạt động tình nguyện.
    Đỗ Trang Thanh An - Noel là mùa bận rộn

    Thanh An (ngồi) là người Việt duy nhất trong ê-kíp tổ chức buổi tiệc Giáng sinh của trường.
    Thành lập vào năm 2005 bởi cô bé 17 tuổi Đỗ Trang Thanh An - Học sinh Trường Trung học Albion (Anh), Why Not hiện là một trong số ít những nhóm tình nguyện viên tại TPHCM có nhiều hoạt động hiệu quả. Cô bé cựu học sinh Trường Phổ thông năng khiếu này cũng là thành viên chính thức của Tổ chức tình nguyện Save the Children, Save the Amazon Forest...
    Mất 3 tháng để tìm được công việc tiếp tân kiêm... rửa chén tại một nhà hàng, tuần rồi, An quyết định xin nghỉ để phụ giúp tổ chức một chương trình hòa nhạc mừng Noel của nhóm Save the Children tại Greenwich và tham gia làm... người soát vé cho buổi biểu diễn này.
    Lịch học khá căng thẳng, nhưng cô bé không vắng mặt trong bất kỳ chương trình tình nguyện nào của du học sinh Việt Nam. An kể về lần vận động quyên góp giúp gia đình SV Vũ Quang Hoàng Tú (mất vì tai nạn tàu điện ngầm ở London) đưa thi thể anh về nước: ?oHôm đó có cả học sinh người Nigeria, Cameroon, Trung Quốc, Nhật Bản tham gia. Lúc em chuẩn bị về, một cô người Iran chạy theo và bảo: Cô mới mượn được 10 bảng, cho cô góp vào với nhé! Lúc đó, em chỉ muốn làm gì đó để thể hiện rằng em cảm kích tấm lòng của mọi người?.
    Noel này là mùa bận rộn của An. Vừa làm thêm, An vừa thực hiện một bảng hướng dẫn dành cho học sinh mới, tổ chức một buổi tiệc Giáng sinh cho trường, và chuẩn bị ?ochạy nước rút? cho kỳ thi tháng 1. An cho biết: ?oWhy Not năm 2007 phải nỗ lực nhiều hơn năm 2006?. Hiện nhóm đang ráo riết triển khai chương trình thăm các mái ấm tình thương vào mùa Giáng sinh này.
    Theo Tú Ngân
    Thanh Niên

Chia sẻ trang này