1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Làm người

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi Tinhnguyen08, 01/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. KedohoixuDoai

    KedohoixuDoai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2006
    Bài viết:
    1.788
    Đã được thích:
    0
    Nhà cháu có ngu ý thế này, các nhà bác xem xét giùm thử xem có được hay không ?!!
    Trong topic này của nhà bác Tinhnguyen đều là những sưu tầm vzìa gương tốt hiện thời để soi tâm của người hành thiện. Ngày trước nhà cháu đưa cái món TU TÂM - DƯỠNG TÁNH vzô "" ở đây. Đến bi chừ xem ra hổng có phù hạp lắm. Mấy món đó thuộc dạng diễn giảng kinh sách Nhà Thích, để chung thế này có vzẻ như loãng chủ đề. Có nên chăng là ta lập riêng cho nó một chủ đề khác với đúng tên gọi của nó là TU TÂM - DƯỠNG TÁNH. Bị cái sắp tới nhơn dịp đầu Xuân, nhà cháu muốn đưa thêm phần diễn giảng nữa cho những người "hữu duyên" thời @, trước mắt là món BÁT PHÁP THẾ GIAN (món này hình như trong thuvienhoasen nhà cháu không thấy có).
    Ý các nhà bác ra răng ? Nếu đồng thuận thì ta nhờ Mod. Kun mần chuyện nầy !?!
    Được KedohoixuDoai sửa chữa / chuyển vào 02:10 ngày 02/02/2007
  2. dat_mel

    dat_mel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2005
    Bài viết:
    1.671
    Đã được thích:
    0
    Tờ tờ bác ơi. Để ra giêng đã. Để lúc đó bác hãy mần món bát phát đó. Chớ bây giờ không phù hợp. Cứ tạm thời thế này đi. Ra giêng mần là hợp nhứt
  3. KedohoixuDoai

    KedohoixuDoai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2006
    Bài viết:
    1.788
    Đã được thích:
    0
    Thì ý nhà cháu là vzậy ! Đấy là tham khảo ý các nhà bác trước để sắp xếp công vziệc mờ thui ! Chớ mờ bi chừ các nhà "bẩu nà" mần luôn thì nhà cháu cũng tịt ngóc, vì đang mù tăng tít !
    "...Say say tỉnh tỉnh thành say thật
    Tỉnh tỉnh say say tỉnh tỉnh vờ..."

  4. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Ông lão 27 năm vần đá vá đường
    Từ 27 năm nay, cụ Trần Văn Túc ở xã Phú Sơn, huyện Tân Phú, Đồng Nai, vẫn ngày ngày oằn mình vần từng cục đá để lấp ổ gà ổ trâu, cút kít đẩy từng xe cát san đường công cộng.
    Nhà trống huơ trống hoác, căn bệnh nan y rình rập quật ngã ông lão đã ở tuổi 88 bất cứ lúc nào, ấy vậy mà ông chẳng thèm bận tâm. Có ít tiền bán rẫy, ông cũng đem lo chuyện thiên hạ.
    Lời dặn dò của người cha
    Cụ Túc quê ở huyện Nga Sơn, Thanh Hóa, vùng quê xa ngái và xơ xác nghèo. Ngày cụ Túc còn nhỏ, cha cụ thường chứng kiến cảnh bà con chòm xóm trượt ngã, có khi hạt lúa chắt chiu chưa kịp về đến nhà đã đổ hết xuống mương do đường xấu, trẻ con thì té gãy chân, tay... Không thể đành lòng, ông liền dẫn con trai đi "vác tù và hàng tổng": san đường.
    Việc làm của ông đã gieo mầm nhân bản trong tâm hồn người con. Trước lúc nhắm mắt, ông cầm tay con trai: "Nhớ lời cha, sống vì mọi người". Cụ Túc khắc ghi lời trăn trối của cha. Năm 1980, gia đình cụ dắt díu nhau từ Thanh Hóa vào Đồng Nai lập nghiệp. Hai vợ chồng dãi nắng dầm mưa cặm cụi trên nương rẫy, khó nhọc co kéo mới đủ nuôi gần chục người con.
    Địa bàn từ ấp 4 đến ấp 6 - nơi gia đình cụ Túc sinh sống - nằm dưới chân đồi. Mang tên là đường liên tỉnh 138, là be 38 nhưng độc đạo nối liền xã Phú Sơn, huyện Tân Phú, Đồng Nai với huyện Đức Linh, Bình Thuận. Tuyến giao thông huyết mạch của cả ngàn hộ dân vùng kinh tế mới này chỉ là một lối mòn. Trời nắng thì bụi đất mịt mù. Trời mưa thì nhầy nhụa sình lầy nên bà con quen gọi là đường xóm Sình. Đường nhỏ, lại không có hệ thống mương thoát nên hễ cứ mưa là nước ngập lênh láng. Nước từ trên đồi cuốn theo những viên đá đủ kích cỡ, lục khục lăn xuống nằm ngổn ngang trên mặt đường lầy lội.
    Chứng kiến cảnh những chiếc xe chở nông sản của bà con chòm xóm đâm vào đá bị bể bánh, cong vành, đám trẻ thì trẹo chân, ngã dúi dụi xuống mặt đường..., cụ Túc đau lòng. Phải làm gì để bà con đỡ khổ? Lời trăn trối của cha lại vọng bên tai. Suy đi tính lại, ông lão quyết định ghé vai gánh việc thiên hạ. Vậy là ngoài thời gian lên rẫy, ông lại đi xe cát san đường...
    27 năm nay, ngày nào cụ Túc cũng cần mẫn san đường cho người dân đi lại dễ dàng.
    Do con đường khá trũng và có độ cao chẳng nhỉnh hơn con suối là bao nên hàng trăm xe cát của cụ Túc (phần lớn được đào từ vườn nhà) cứ trôi tuột đi sau mỗi đợt mưa. Mỗi lần như thế cụ trầm ngâm, tiếc của. Nhìn chồng nhọc lòng mà chẳng nên công cán gì, cụ bà góp ý: "Mưa thì mỗi năm chỉ có một mùa, người mỗi ngày đều làm. Cần mẫn quanh năm, chắc chắn phải thắng mấy tháng mùa mưa chứ". Cụ Túc như cởi tấm lòng trước lời động viên của vợ. Từ đó người ta lại thấy buổi trưa bà đem cơm ra cho ông, chiều phụ ông đẩy xe đồ nghề về.
    Vần đá vá đường
    Sau hai năm hì hục đào hết cát trong vườn nhà, lại đi về cả mấy cây số để xúc, chuyên chở rồi san san lấp lấp, nhọc công là thế mà con đường vẫn cứ truồi truội. Nhưng tất cả nào phải công dã tràng, bởi cụ Túc đã rút được một kinh nghiệm quý báu. "Phải có đá lót nền đường thì mới giữ được cát; phải nâng nó cao hơn mực nước suối. Nếu kè đá hai bên thì còn hạn chế được sự tàn phá của nước vào mùa mưa". Nhẩm trong đầu như vậy đêm hôm trước, hôm sau người ta thấy cụ Túc hăm hở trèo lên quả đồi cuối xóm.
    Cùng đôi quang gánh nhỏ, ngày ngày cụ cần mẫn lên núi tìm chọn những hòn đá to nhỏ đủ kích cỡ vốn nằm vương vãi khắp nơi, rồi vần, khuân, gánh xuống chân núi. Những hòn đá sắc lẹm và rát bỏng vì nắng ấy đã không ít lần làm chân tay cụ toạc ra, tứa máu. Ai thấy cũng ái ngại. Cụ thì cười giòn tan, nhai miếng lá cây đắp vào vết thương để cầm máu rồi tiếp tục công việc.
    Làng xóm thương, mang biếu trái chuối, củ khoai hay dăm ba nghìn, cụ để dành cho mấy đứa nhỏ trong ấp. Lăn riết, hết đá lộ thiên, cụ Túc phải trèo lên cao hơn, phát quang bụi rậm để lôi đá ra. Có lần, cụ đang phát một bụi cây để tìm đá thì bị một con rắn bù nẹt bất thần phóng ra, bổ một nhát vào bắp chân. Chất độc phát tán nhanh khiến người cụ tím tái rồi lịm dần. May nhờ có người đi rẫy phát hiện nên cõng cụ về cấp cứu kịp thời. Hôm sau, người trong xóm lại thấy cụ tập tễnh lên đồi với vết thương còn quấn băng trắng xóa.

    Dạy các cháu nhỏ bài học sống vì mọi người.
    Cần mẫn nhặt nhạnh được ít đá nào, cụ Túc lại chất lên chiếc xe cút kít rồi đẩy đi chèn ổ trâu, vá ổ gà, sau thì san mở rộng và nâng mặt đường lên một mét rưỡi so với dòng suối. Chuyện cụ Túc "cầm chân" những hạt cát cũng lạ. Ngày nắng, cụ vần các bao cát và những tảng đá hộc xếp thành hàng để chắn các khe thoát nước. Thế là mỗi khi trời mưa, đất cát theo nước từ trên núi chảy về, bị giữ lại trên mặt đường chứ không thể vượt qua đê bao mà trôi tuột xuống lòng suối. Chỉ sau vài mùa mưa, cụ đã có đủ số cát nâng mặt đường lên thêm một mét trên suốt chiều dài gần hai cây số. Cụ xoa tay hoan hỉ. "Tui còn khỏe lắm, ngày nào cũng phải đi làm chú mình ạ. Cái đoạn bê tông dài gần 50 mét này, tôi lấy 17 triệu đồng tiền bán rẫy để làm thử nghiệm đó! Trông được chứ nhỉ?"
    Hai mươi bảy năm trời đằng đẵng, ngày nắng cũng như ngày mưa, trừ những hôm nằm liệt giường, còn thì cụ Túc vẫn say mê chở cát, đá vá đường từ sớm tinh sương đến lúc nhọ mặt người. Một người dân tên Nguyễn Hữu Sơn cảm kích kể với chúng tôi: "Có hôm mới 3 giờ sáng, gió lạnh thấu xương, vậy mà tôi đã thấy cụ lụi cụi san đường để sáng ra cho đám tang có lối đi lại".
    Bây giờ thì trên con đường lồi lõm ổ gà ổ trâu, bì bõm sình lầy, mù mịt bụi bặm thuở nào, xe cộ đã bon bon chạy.
    Ước nguyện cuối đời
    Tôi theo cụ trở về căn nhà gỗ xập xệ, cột kèo mối mọt ăn lỗ chỗ, vách gỗ hở từng mảng, mạng nhện giăng khắp nơi. Trên bàn là di ảnh người vợ quá cố của cụ (mất năm 1995), bên cạnh những tấm bằng khen của UBND huyện Tân Phú.
    Dọn bữa cơm đạm bạc, cụ nhấm nháp chút xíu để chiều lòng khách chứ cũng chẳng muốn ăn. Gần hai mươi năm nay, hệ tiêu hóa của cụ đã không còn hoàn chỉnh. Hậu môn và một đoạn trực tràng của cụ đã bị cắt sau một lần hoại tử. Ngày ấy, thầy thuốc bảo giỏi lắm cụ trụ được hai năm. Vậy mà không hiểu sức lực ở đâu mà gấp mười lần thời gian ấy, cụ vẫn âm thầm xe cát, vần đá vá đường. Thương cụ già yếu, con cái cũng như bà con lối xóm ra sức can ngăn, khuyên cụ nghỉ ngơi tĩnh dưỡng nhưng cụ không chịu. Cụ cũng nhất quyết ở riêng vì sợ làm phiền con cháu. "Tôi chỉ còn một ước mơ cuối đời nữa thôi, là cố gắng chuẩn bị mọi chuyện để bê tông hóa toàn bộ con đường. Mấy đứa con tui cũng đã sẵn sàng góp tiền cho bố làm đường rồi. Làm xong chuyện ấy, tôi chết cũng cam lòng" - cụ Túc siết chặt tay tôi, tâm sự lúc chia tay.
    Thanh niên

  5. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Bệnh viện trong chùa
    TP - ?oNgười ta vào chùa để tránh những phiền lụy ở đời, chẳng màng gì những nỗi lo thế tục. Nhưng tôi vào chùa chỉ có tâm niệm chữa bệnh cứu đời, mà theo tôi đó cũng là thiện tâm của Phật?.

    Chị Dương Thị Lan sau hơn 6 tháng có thể đi lại và nói chuyện bình thường, với sư thầy Thích Đàm Dược
    Sư thầy Thích Đàm Dược đã nói với tôi như vậy trong một lần ghé thăm chùa Ngòi, ngôi chùa nằm giữa cánh đồng xã Quảng Phú (Lương Tài, Bắc Ninh). Nơi đó đang là mái nhà chở che của những mảnh đời khó khăn tìm nơi chữa bệnh và cư ngụ.
    Từ nỗi đau mình hiểu nỗi đau đời
    ?oNăm 1978, tôi bị liệt nửa người. Do uống nhiều thuốc điều trị, bệnh đã biến chứng chuyển sang chảy máu dạ dày, xoang... Đi chữa trị khắp nơi mà không khỏi, có lúc thất vọng tưởng như mình thành phế nhân.
    Nhưng may nhờ phúc nhà Phật, đến năm 1980 thì được các sư thầy chùa Ninh Cường chữa khỏi bệnh. Cũng từ đó, tôi xin các sư thầy cho mình ở lại chùa học thêm nghề bốc thuốc Nam chữa bệnh. Mãi tới năm 1986, tôi mới bắt đầu tu, quy y cửa Phật? - Sư thầy Đàm Dược nhớ lại.
    Cuộc đời sư thầy là những thước phim về hành trình cứu người gần 20 năm của mình. Từ năm 1986, thầy đã lặn lội khắp nơi đi sưu tầm bài thuốc, có khi vào tận Đà Lạt, Nha Trang tìm phương thuốc mới.
    Thầy kể: ?oTrong thời gian này tôi tìm đến với phương pháp chữa bệnh bằng Thiền học, châm cứu, diện chẩn, truyền khí thông huyệt đạo.
    Điều căn cốt của phương pháp này là hài hòa các luồng khí, các huyệt đạo trong cơ thể con người. Trước đây phương pháp này với nước ta còn mới mẻ, chỉ những thầy lang còn lưu giữ được?.
    Đến năm 2002, thầy được Hòa thượng Thích Thanh Hy ở T.Ư Hội Phật giáo cử về trông coi chùa Ngòi. Năm 1952, các sư trong chùa bị quân Pháp giết hại nên chùa cứ mãi hoang phế.
    ?oBan đầu tôi cũng chỉ được cử trông coi giúp vài tháng thôi, nhưng đã về mà chùa như vậy thì đi sao đành, nên tôi xin T.Ư Hội Phật giáo cho ở hẳn lại nơi này luôn?.
    Phải mất hơn 4 tháng sư thầy cùng các phật tử trong vùng mới đắp xong con đường đất vào chùa. Cũng hơn 2 năm xây dựng mới trùng tu lại và xây thêm 2 gian chùa mới của chùa Ngòi bây giờ.
    Cơ ngơi chùa Ngòi là hai dãy nhà ngang, một dãy để thờ Phật, dãy còn lại là phòng khám và nơi chữa bệnh cho bệnh nhân xa gần.
    Sư thầy trăn trở: ?oHuyện Lương Tài vẫn là huyện nghèo, di chứng chiến tranh như chất độc da cam, các bệnh về thần kinh vẫn còn nhiều mà các Trung tâm y tế lại xa và không đáp ứng được thường xuyên nên tôi chữa bệnh miễn phí cho người nghèo, hoàn cảnh khó khăn?.
    Thế là sư thầy đi khắp nơi trong huyện, về nhà từng người bệnh đi khám và ?oxin? cả bệnh nhân về chăm sóc chữa bệnh tại chùa. Hiện tại con số bệnh nhân chất độc da cam, mất trí, dị tật do tai nạn ở tại chùa là 50 người.
    Chủ yếu là các em nhỏ có hoàn cảnh gia đình khó khăn ở khắp các tỉnh như Bắc Ninh, Nam Định, Thanh Hóa? Nhà chùa còn thành lập ?oTrung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi? và lớp dưỡng sinh tâm thể cho những người cao tuổi có hoàn cảnh neo đơn đến sinh hoạt.
    Cho và nhận

    Sư thầy và các bệnh nhân trong chùa
    Trịnh Thị Huyên, người huyện Yên Định (Thanh Hóa) là học sinh giỏi văn nhiều năm liền của huyện và tỉnh. Bỗng dưng một chiều, Huyên thấy đau đầu khủng khiếp và ngất đi ngay trên đường đi học về.
    Khi tỉnh lại, trí nhớ của Huyên suy giảm, đọc sách cũng thấy đau đầu. Cho đến một ngày Huyên không còn nhận ra cả người nhà và phá phách lung tung, đập vỡ hết các đồ đạc trong nhà.
    Nhà Huyên chỉ còn có hai mẹ con, người mẹ là giáo viên đưa con đi khám nhưng bệnh viện tỉnh không phát hiện được bệnh. Hai mẹ con dắt díu nhau ra bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cũng chỉ nhận được câu trả lời Huyên mắc chứng bệnh tâm thần hoang tưởng, mất trí và phải điều trị lâu dài và rất tốn kém.
    Đang lúc túng quẫn cùng cực thì chị nhận được thông tin từ người bệnh cùng phòng về phòng khám chùa Ngòi. Với túi tiền lộ phí chỉ đủ bắt xe tới huyện Lương Tài, người mẹ đành thử vận may cuối cùng của mình.
    Vào chùa, hai mẹ con được ở hẳn một phòng riêng. Toàn bộ chi phí ăn uống thuốc men hoàn toàn do nhà chùa chu cấp. Nhưng quan trọng nhất là bệnh tình của Huyên có tiến triển dù chậm.
    Thầy Đàm Dược quyết định cho Huyên chữa trị theo phương pháp đặc biệt. Sau một thời gian, bệnh tình của Huyên đã thuyên giảm hẳn.
    Dương Thị Lan (Thuận Thành, Bắc Ninh) bị suy tim nặng bắt buộc phải thay van tim nhân tạo. Nhưng gia đình quá khó khăn, tiền trợ cấp xã hội cũng chỉ được 1/10 trong số 100 triệu đồng viện phí phải trả.
    Lan chỉ mới vào chùa tháng 5/2006 nhưng tình hình sức khỏe đã ổn định, có thể đi lại bình thường được?
    Gia đình ông Nguyễn Khắc Quang ở thôn Trung Bạn (thị trấn Chờ, Yên Phong, Bắc Ninh) sinh được 4 người con đều bị ảnh hưởng của chất độc da cam.
    Trong đó người con trai út bị câm, người con gái thứ ba bị suy tim nặng, còn hai anh trai đều bị mất trí. Cả bốn anh em đều được nhà chùa nhận về điều trị.
    Chị Nguyễn Thị Viện, 24 tuổi, con gái ông Quang đã điều trị hơn một năm cho biết: ?oHoàn cảnh gia đình quá khó khăn, bố mẹ đều già yếu, khả năng lao động của 4 anh em đều hạn chế.
    Bản thân tôi đã 2 lần phải mổ tim, tiền phụ cấp cho 4 anh chị em đều lo vào thuốc thang bệnh tật cho cả nhà nên được nhà chùa nuôi dưỡng là điều mong mỏi mà bấy lâu nay tôi và gia đình cũng chẳng bao giờ dám mơ tới?.
    Nhưng cũng có trường hợp người bệnh tìm đến nhà chùa vào lúc sư thầy đi vắng và người nhà đem đến trong tình trạng đã nguy kịch nên không thể làm gì hơn được.
    ?oĐó là trường hợp tôi ân hận nhất. Đôi khi chỉ vì ?okhông duyên? với nhau nên chẳng thể làm gì. Hôm đó nếu tôi chỉ về sớm hơn 1 ngày thôi thì có thể mọi chuyện đã khác? - Sự thầy Thích Đàm Dược trầm tư.
    Ước vọng tới mai hậu
    Do điều kiện chỗ ở hạn chế nên hiện tại chùa đang thực hiện chế độ luân phiên chữa bệnh. Người bệnh tìm đến đều được khám và cấp thuốc miễn phí nhưng tùy vào tình trạng bệnh mà có thể ở lại chùa một thời gian rồi về nhà chữa trị và vào chùa khám lại.
    Từ những mảnh đời khó khăn trong đời mà tiếng lành đồn xa. Thông qua Hội Chữ thập đỏ của tỉnh, bệnh nhân ở các tỉnh xa như Thái Nguyên, Nam Định, Hải Phòng, Hà Nội, Hà Tây, Thanh Hóa tìm đến chùa ngày càng nhiều...
    Theo ước tính của sư thầy con số này đã lên tới hơn 200 người, nhưng do cơ sở vật chất thiếu thốn, số giường bệnh chỉ 30 giường không thể đáp ứng hết được. Nhà chùa đang có dự định xây dựng 100 căn phòng, có thể giải quyết việc ăn ở sinh hoạt, điều trị cho khoảng 400 người.
    Về tương lai xa hơn, chùa đang hy vọng có thể xây dựng một Trung tâm chăm sóc sức khỏe miễn phí cho người bệnh nghèo đến điều trị. ?oĐó là trung tâm chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng.
    Trung tâm sẽ quan tâm đặc biệt đến những hoàn cảnh khó khăn trong xã hội như: người nhiễm HIV, người già không nơi nương tựa, trẻ bị di chứng chất độc da cam, trẻ lang thang?.
    Thông Chí - Minh Thùy / Tiền Phong
    Lương Tài: ?oBảo mẫu chùa Ngòi?
    Thứ Ba, 07/11/2006 - 2:26 PM
    Đó là cách người dân xã Quảng Phú, huyện Lương Tài, gọi sư thầy Thích Đàm Dược hiện đang trụ trì tại chùa Ngòi. Ngôi chùa tĩnh mịch nằm giữa cánh đồng, tách biệt khỏi làng xóm, ít ai ngờ đó lại là ?otổ ấm? của hơn 30 đứa trẻ nhiễm chất độc da cam. Suốt 4 năm qua, sư thầy Thích Đàm Dược âm thầm chăm sóc, chữa trị với mong muốn góp phần làm vơi đi nỗi đau đang hành hạ trong cơ thể các em.
    Năm 2002, thầy Dược về tu tại chùa Ngòi. Cùng với việc xin chính quyền tu bổ lại ngôi chùa đã đổ nát, sư thầy xin Hội chữ thập đỏ huyện Lương Tài thành lập Trung tâm bảo trợ trẻ em nhiễm chất độc da cam ngay tại chùa. Từ đó, cứ ở đâu trong huyện, tỉnh có trẻ em bị nhiễm chất độc da cam, hoàn cảnh gia đình khó khăn, thầy Dược lại đến ?oxin? về nuôi. Hiện tại, Trung tâm bảo trợ cho 50 em, trong đó 30 em ăn ở, sinh hoạt tại chùa.

    Ở Trung tâm, các em không chỉ được nuôi dưỡng mà còn được sư thầy áp dụng nhiều biện pháp điều trị. Bằng vốn thuốc đông y gia truyền, ngày ngày thầy xoa bóp, bấm huyệt, cho các em uống thuốc nam, canh dưỡng sinh với các vị thuốc bổ?

    Khi hỏi về kinh phí để nuôi các em, sư thầy cho biết: Tiền được dành dụm từ công đức của nhà chùa, tiền hỗ trợ của các nhà hảo tâm, các tổ chức từ thiện. Đồng thời, sư thầy cùng các sư trong chùa chăm sóc vườn cây ăn quả và mấy sào thuốc nam chữa bệnh cho nhiều người dân trong vùng? /.

    GĐ & XH
    http://www.bacninh.gov.vn/Story/XaHoiPhatTrien/NguoiDuongThoi/2006/11/7099.html
  6. KedohoixuDoai

    KedohoixuDoai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2006
    Bài viết:
    1.788
    Đã được thích:
    0
    Nếu như bi chừ tham khảo một loạt báo chí, rồi các phương tiện thông tin đại chúng sẽ thấy đâu đâu cũng nói về việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người; từ thiết kế tiện nghi cho nhà ở, cho công sở, phát minh ra các tiện ích trợ giúp cho con người trong cuộc sống,v.v... và v.v....
    Chỉ có rất ít các sách vở bắt đầu đề cập đến việc nâng cao chất lượng con người; tăng cường khả năng thích nghi với ngoại cảnh môi trường, luyện tập cho khả năng chịu đựng tác động của hoàn cảnh... Mặc dù những vấn đề được đề cập trong các ấn phẩm đó đã tồn tại trước đó hàng trăm, thậm chí hàng ngàn năm rồi !
    Đó chính là sự khác nhau của phương Tây hiện đại và phương Đông cổ kính ! Một đàng chỉ chăm chú vào việc làm sao cho cuộc sống của con người càng ngày càng "dễ chịu", một đàng thì từ xa xưa không ngừng nâng cao khả năng thích nghi và chịu đựng của con người với thiên nhiên và xã hội.
    Thực ra đây chả phải là nhà cháu phát hiện ra điều đó, mờ chính là sự chiêm nghiệm qua luận điểm của ông Thầy nhà cháu !
    ________________________
    Cái chuyện nhà cháu đề nghị tách riêng topic TU TÂM - DƯỠNG TÁNH xem ra chả được các nhà bác hưởng ứng lắm nhở !?!
    Được KedohoixuDoai sửa chữa / chuyển vào 15:04 ngày 02/05/2007
  7. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Có gì bác cứ tự nhiên, hi vọng mọi nguời chung tay, cùng làm cuộc sống tốt đẹp hơn.
    Hãy chủ động tự mình rèn luyện tốt, giúp nguời khác cùng tốt,...
    Kính các bác!
  8. mbvnvt88

    mbvnvt88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2007
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    0
    Xin được hưởng ứng bác KedohoixuDoai!
    Đề nghị mod Kun xem xét và thực hiện đề nghị trích dẫn ở trên!
  9. KedohoixuDoai

    KedohoixuDoai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2006
    Bài viết:
    1.788
    Đã được thích:
    0
  10. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Cần lắm - một buổi lễ tri ân

    Sau khi tri ân ba mẹ, thầy cô trên sân khấu, HS sẽ dắt tay người thân đi xuống khán đài. Trong ảnh: HS Hồng Thụy Quế Lâm cùng bà và mẹ tại lễ tri ân - Ảnh: H.Hg.
    TT - ?oCông đức sinh thành, người hỡi đừng quên. Công cha như núi Thái Sơn. Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra...? - tiếng nhạc vang lên êm đềm khiến không khí buổi lễ trưởng thành và tri ân cha mẹ, thầy cô (do Trường THPT tư thục Trương Vĩnh Ký, TP.HCM tổ chức dành cho HS khối 12, ngày 5-5) thêm phần xúc động.
    Trên sân khấu, từng HS cúi đầu chào thành kính và trao cho ba mẹ mình những bó hoa tươi thắm để tỏ lòng biết ơn công lao sinh thành, dưỡng dục.
    Nhận bó hoa từ tay con trai, chị Tuyết Phượng (phụ huynh lớp 12A9) bật khóc: ?oVậy là con đã lớn thật rồi, sắp tốt nghiệp lớp 12 rồi. Ngày xưa vì hoàn cảnh gia đình, mẹ không được học hành đến nơi đến chốn. Nuôi con ăn học được như hôm nay, mẹ vui lắm...?. Cậu con trai đã cao hơn mẹ một cái đầu, đưa tay dìu mẹ đi xuống khán đài với ánh mắt trìu mến.
    Buổi lễ như vỡ òa khi HS T.K.N. (lớp 12A18) đọc bài viết tri ân (*) của mình: ?oNgoại ơi! Đó là hai tiếng thiêng liêng mà đã hơn một năm nay tôi không được cất tiếng gọi. Từ nhỏ tôi đã là một đứa trẻ sớm xa rời vòng tay cha mẹ, tôi đã từng chứng kiến những cuộc cãi nhau không cân sức của hai đấng sinh thành...
    Mỗi lần như vậy, tôi lại sà vào lòng ngoại khóc mà hỏi: Cha mẹ con đâu sao không về thăm con??.
    Buổi lễ còn có nụ cười tươi rói của ông bố đầu tóc bạc phơ, phải rướn người lên mới sửa được cái cà vạt cho con trai vì ?onó cao quá!?. Nụ cười hạnh phúc của hai cha con (HS Như Tú và ca sĩ Đào Đức) khi cùng nhau biểu diễn trên sân khấu. Những tiếng vỗ tay rộn ràng của tất cả phụ huynh và HS khi cùng hát vang: ?oBa sẽ là cánh chim, đưa con đi thật xa. Mẹ sẽ là cành hoa, cho con cài lên ngực...?. Cần lắm, những buổi lễ tri ân cảm động như thế.
    HOÀNG HƯƠNG
    (*) 478 HS lớp 12 đều viết một bài tri ân (có thể tri ân cha, mẹ, thầy, cô, ông, bà).
    http://www3.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=199936&ChannelID=13

Chia sẻ trang này