1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Làm ơn cho em hỏi về khối lượng và trọng lượng

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi beginner, 30/03/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. beginner

    beginner Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/07/2002
    Bài viết:
    1.072
    Đã được thích:
    0
    Làm ơn cho em hỏi về khối lượng và trọng lượng

    Các bác giúp em với:
    1. Định nghĩa thế nào là khối lượng, thế nào là trọng lượng? Khối lượng và trọng lượng khác nhau ở điểm nào?
    2. Ví dụ nói: khối lượng riêng của bê tông là 2.5tấn/m3 thì trọng lượng riêng của nó là bao nhiêu tấn/m3

    Cảm ơn nhiều!
  2. yellow_zerg

    yellow_zerg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/10/2004
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    1.Khối lượng là 1 đại lượng vật lý (1 trong 7 đại lượng căn bản : Khối lượng(kg) , Chiều dài(m), Thời gian(s) , Nhiệt độ(K) , Ampere(Cường độ dòng điện) , Candela(Cường độ sáng) , và Mol ) . Tất cả những đại lượng còn lại đều được "thành lập" từ 6 đại lượng này (ví dụ : N = kg*m/s^2)
    Người ta không định nghĩa khối lượng(vì nó là "căn bản").Người ta chỉ so sánh khối lượng của 1 vật với 1 vật làm "mẫu" được coi là 1kg (hiện được trưng bày tại Viện bảo tàng Đo lường ở Pháp ) . Cũng như vậy , người ta không có định nghĩa cụ thể cho thời gian (s) . Người ta chỉ nói : 1s = khoảng thời gian ánh sáng đi được 1/3*10^8 m .
    Trọng lượng là lực hút của Trái đất tác dụng lên 1 vật( tạm hiểu thế , vì chúng ta đang ở trên Trái đất) . Lực này có những tính chất :
    a) Điểm đặt tài trọng tâm của vật đó
    b) Có hường thẳng đứng hướng xuống dưới
    c) Có độ lớn P = mg , trong đó m là khối lượng của vật , đơn vị đo là N(Newton)
    (chú ý : g có thể thay đổi tuỳ theo vi trí đo trên Trái đất . Thông thường , khi làm toán , g được lấy = 9,81 m/s^2 . Trong 1 phạm vi hẹp , ví dụ phòng thí nghiệm , hay 1 quốc gia , g được coi là không đổi)
    Ở những điểm khác nhau trên Trái đất , g thay đổi . Trên các hành tinh khác nhau , g cũng thay đổi . Ví dụ , trên Mặt trăng , g(mặt trăng) = g(Trái đất)/6 .Vì sao lại vậy ? Là vì , trọng lượng = lực hút giữa 1 vật và hành tinh . Theo Newton , lực này chính là lực hấp dẫn , có giá trị là :
    P = F = GMm/R^2
    G : hằng số vũ trụ , không đổi
    M : khối lưọng hành tinh
    m : khối lượng vật
    R : bán kinh hành tinh
    P = GMm/R^2 = mg --> g = GM/R^2 , rõ ràng giá trị này thay đổi theo từng hành tinh
    Khối lượng và trọng lượng khác nhau ở điểm nào?
    Rất nhiêù . Căn bản nhất là :
    1. Đơn vị đo : khối lượng là kg , trọng lượng là N
    2. Khối lượng là 1 tính chất của vật . Trọng lượng thì không
    Còn rất nhiều nữa . Tóm lại là : đó là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau (anh nhớ câu hỏi này có trong sách giáo khoa Vật lý lớp 7 , chú biết lên Net rồi mà bỏ quên SGK à )
    2. Ví dụ nói: khối lượng riêng của bê tông là 2.5tấn/m3 thì trọng lượng riêng của nó là bao nhiêu tấn/m3 ?
    Còn tuỳ . Ở trái đất thì 2500kg/m3 x 9,81 m/s2 = ..... (N)
    Ở hành tinh khác thì khác
  3. bien_pp

    bien_pp Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    184
    Đã được thích:
    0
    khối lượng là đại lượng vật lý đặc trưng cho mưc độ quán tính hoặc mức độ hấp dẫn của vật. Sau anhxtanh thống nhất lại là mức độ quán tính và mức độ hấp dẫn của vật.
    - Trọng lực là lực hấp dẫn của trái đất lên vật.
    - Trọng lượng là lực vật tác dụng lên giá đỡ hoặc dây treo.
    Trong trường hợp vật đứng yên với trái đất thì trọng lượng bằng trọng lực và ở cấp 2 không phân biệt hai khái niệm này
    Khối lượng riêng và trọng lượng riêng ở cấp hai liên hệ theo công thức sau
    d = 10 . D (chẳng qua lấy g = 10m/s2 )
    đơn vị trọng lượng riêng . N/ m^3
  4. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Chậc, vẫn phải đính chính chút.
    Cái R đâu phải bán kính hành tinh mà là khoảng cách giữa 2 vật thể đấy chứ. Trong trường hợp thông thường thì mới coi nó gần đúng bằng bán kính hành tinh, chính vì thế mà sức hút ở độ cao càng lớn sẽ càng giảm (do R tính từ tâm Trái Đất đến trọng tâm của vật kia)
    Trọng lượng không phải là không phải một tính chất của vật mà chỉ là một tính chất tương đối. Từ "trọng lượng của vật" có nghĩa là độ lớn của hấp dẫn Trái Đất tác dụng lên vật đó khi nó được đặt trên mặt đất (nghĩa chính xác), còn ở các độ cao khác nhau, thậm chí là rất xa thì khái niệm này trở nên vô nghĩa vì không thể lấy khối lượng nhân với gia tốc trọng trường được. Việc áp dựng phổ biến công thức P=mg là do trên TĐ thì các vật đều có khối lượng rất nhỏ so với TĐ và khoảng cách của chúng so với mặt Đất là quá nhỏ so với bán kính TĐ nên có thể tạm bỏ qua. Còn trong lí thuyết hấp dẫn thì không có một vật nào được ưu tiên cả, do đó ngay cả khái niệm gia tốc trọng trường cũng có thể oi là vô nghĩa với trường hợp tổng quát!
  5. beginner

    beginner Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/07/2002
    Bài viết:
    1.072
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn mọi người nhiều nha. Vậy là khối lượng của 1 vật ở trên trái đất là 1kg thì lên mặt trăng cũng là 1kg. Còn khi mà mang vác vật này trên mặt trăng thì sẽ nhẹ hơn khi mang vác nó trên trái đất. :D

Chia sẻ trang này