1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Làm ơn cho mình hỏi vài sách hay về Khổng Tử và Thiền Học

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi Suongroi, 10/01/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Suongroi

    Suongroi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2003
    Bài viết:
    160
    Đã được thích:
    0
    Làm ơn cho mình hỏi vài sách hay về Khổng Tử và Thiền Học

    Mình đang muốn tìm đọc mà phân vân chưa biết nên mua cuốn nào vì có quá nhiều sách , vậy mong bạn nào có đọc qua thì chỉ giúp những cuốn hay . Cám ơn rất nhiều
  2. doi_la_vay

    doi_la_vay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2004
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Bạn nên nói rõ sách về đạo nho hay sách về cuộc đời tư tưởng Khổng Tử ? Thiền trong đạo nào , hay trong yoga , khí công..? Sách thì nhiều lắm
    Bạn đọc thử cuốn Đạo làm người của Hà Thuyên biên soạn xem.
  3. Suongroi

    Suongroi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2003
    Bài viết:
    160
    Đã được thích:
    0
    Sách về Khổng Tử là sách nào cũng được , nhưng cách họ kể chuyện dễ hiểu và hấp dẫn một chút , nói chung các bài giảng của ổng và các câu chuyện về ổng .
    Thiền - ý mình muốn hỏi sách về Zen , mọi thứ liên quan , cái gì mà có " Ngộ " ấy
    Nói chung sách nào cũng được , nhưng chứa nhiều thông tin , nói chung là nhiều người cho là hay ấy
    cám ơn nhiều lắm
  4. doi_la_vay

    doi_la_vay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2004
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Rất tiếc là sách mà nhiều người thích cũng chưa chắc chắn là sách hay,vì sách hay thì không hề dễ hiểu. Các bậc thầy ngày xưa thường nói sâu xa khó hiểu cốt để học trò động não,bí quyết của cái học là ở chỗ ấy .Chứ không phải thầy không biết cách nói dễ hiểu hấp dẫn.
    Bây giờ một số dịch giả biên soạn lại sách xưa thường cố giải thích cụ thể theo ý mình , nên mới không nắm được cái thâm ý của người xưa là thế.
    Theo tôi bạn thích đạo Khổng thì nên đọc thêm cả sách Mạnh Tử , Trang Tử ,...
    Còn tìm hiểu về thiền trong đạo Phât ? sao không nói rõ như vậy. Bạn mua thử cuốn Nguồn thiền trung hoa xem,cuốn này hợp với fan chuyện tranh .Nhưng không giống đô rê môn đâu nhé.Đọc xong mà ngộ ra cái gì đó thì lên chùa hỏi mượn sách các sư thầy.Ví dụ hai cuốn Giáo trình thực tập thiền quán và Năm ấm là gì , đều của thầy Chơn Quang.Sách này hay và không có bán bên ngoài
  5. dreamweaver

    dreamweaver Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/03/2002
    Bài viết:
    265
    Đã được thích:
    0
    Bạn vào trang thuvienhoasen.org thử xem .
    Mình có ebook " Hành trình về Phương Đông " cuốn đầu tiên bằng English , bạn thích thì gửi cho ( dù rằng thấy hơi nhảm )
  6. caterpilla

    caterpilla Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2003
    Bài viết:
    322
    Đã được thích:
    0
    Cuốn na?y ko có tí la?o dính tới Khô?ng Khâu ca? , chă?ng có gi? ngo?ai chuyện tu sif Ấn độ nuôi va?i con ma biết đan áo cho khách . Nếu muốn ti?m hiê?u vê? Khô?ng tư? có thê? đọc Nho giáo toa?n tập cu?a tác gia? Trâ?n trọng Kim , nhiê?u hơn nưfa thi? có Khô?ng tư? Luận ngưf , Tứ thư Nguf kinh ( ba?n dịch cu?a Viện Hán nôm la? hay nhất ) ...
    HIện nay ơ? ngo?ai có bộ Thiê?n luận cu?a Daisetzteiaro Suzuki , THiê?n lâm vi tiếu & vô lượng thiê?n cu?a cư sif Nhất tâm ( có nhiê?u truyện vê? Thiê?n ) ...
  7. caterpilla

    caterpilla Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2003
    Bài viết:
    322
    Đã được thích:
    0
    Copy không rof nguô?n :
    Khổng Tử và Sách Lược Nhân Trị
    (Trích từ Triết Lý Quốc Trị Ðông Phương của Dương Thành Lợi xuất bản vào năm 1996. Phần đăng tải được thâu ngắn và không bao gồm các tài liệu dẫn chứng.)
    Ðối diện với tình trạng loạn ly do chiến tranh triền miên, tấm lòng nhân ái thương dân của Khổng Tử khiến ông phải gầy dựng sách lược quốc trị cấp tiến với mục đích cải tạo xã hội nhằm đạt được quốc thái dân an. Theo Khổng Tử, ''nhân đạo chính vi đại'' (đạo người thì chính trị là lớn); vì vậy cho nên chính trường trở thành nơi bậc quân tử áp dụng phương pháp canh tân con người và xã hội theo Khổng giáo để an định quốc gia. Mặc dầu là thời thế loạn lạc không cho người yêu nước nhiều cơ hội an dân định quốc nhưng bậc quân tử vẫn phải cố gắng hành động, thay vì ngồi chờ đợi thời cơ đến tay rồi mới làm; người quân tử biết không thể làm được mà vẫn cứ làm. Chỉ khi loạn lạc mới cần đến sự hy sinh bởi vì khi thiên hạ đã đạt được đạo (an bình) rồi thì bậc quân tử đâu còn cần nỗ lực cải cách (định quốc) làm gì.
    ''Cái nhanh thành hiệu của đạo người là việc chính trị, cái nhanh thành hiệu của đạo đất là sự nẩy nở cây cối. Ấy là việc chính trị cũng như cây lau cây sậy vậy.'' Theo sách lược nhân trị thì hai yếu tố nhân ái và tôn kính là nền tảng của chính trị. Khổng Tử trưởng thành trong xã hội phong kiến (quốc gia hoàn toàn bị các ông hoàng chi phối), và có lẽ vì vậy mà ông không thoát kh''i chiều hướng tôn quân đương thời. Bởi vì xã hội phong kiến chấp nhận tình trạng một người (lãnh tụ) có thể nắm trọn vận mạng quốc gia cho nên Khổng Tử chú trọng vào việc ''trồng người'' và sách lược quốc trị của ông nhắm vào việc đào tạo ''con người chính trị'' hơn là xây dựng ''hệ thống chính trị'' (nhưng ngay cả khi chú trọng vào cơ chế chính trị như nhiều triết gia Tây phương từng cổ xúy, quốc gia vẫn phải tốn rất nhiều công sức để tiêu diệt xu hướng tập trung quyền hành trong tay cá nhân lãnh đạo).
    Như đã bàn ở phần trên, Khổng Tử quan tâm đến việc hướng dẫn giai cấp lãnh đạo quốc gia tu thân để biết thương dân và trị nước một cách anh minh. Muốn được quốc thái dân an, lãnh tụ quốc gia phải thi hành đạo Nhân, luôn luôn tu thân và xử sự như bậc quân tử. Khi tham chánh, nhà lãnh đạo trước hết phải có ''chính danh.''
    Chủ nghĩa Chính Danh là chánh lộ của sách lược Nhân Trị. Vào thời đại đen tối của Khổng Tử, người dân Trung Hoa đã phải chịu đựng quá nhiều đau khổ bởi loại [bất-] chính trị tàn bạo được bọc bởi lớp bình phong đạo đức giả với cảnh bạo quân được ca ngợi như minh quân, nhà nước phi nhân được tôn xưng là chính quyền. Khổng Tử đưa ra thuyết Chính Danh với hoài bão cải chánh lại tất cả các tiêu chuẩn tốt xấu nhằm hướng dẫn thành phần tham chánh chấm dứt việc sử dụng chính từ hay mỹ ngữ để ngụy biện cho các hành động bất chính.
    Lãnh tụ quốc gia phải ''xưng danh đúng với phận (với nghĩa), và khi đã xưng (danh) thì phải làm đúng theo như vậy.'' Sau khi đã minh định chính danh thì hành động của lãnh tụ quốc gia phải phản ảnh đúng tinh thần chính danh tiên định, hay các lời tuyên bố ban đầu. ''Nói một đường mà làm một nẻo'' là đi sai với chính danh và có thể làm tiêu tan chính danh; do đó bậc quân tử cẩn thận cân nhắc từng lời trong việc xưng danh định phận và cố gắng hành động đúng với chính danh tiên định.
    Nhà lãnh đạo phải có chính danh thì mới kêu gọi được sự đáp ứng của mọi người; nếu không có chính danh hay đánh mất đi chính danh vì các hành động sai trái thì khó mà được lòng dân. Khi có chính danh thì mới đạt được ''ngôn thuận'' để hành sự, khi không có chính danh thì ngôn từ chỉ là lời ngụy biện không thể tâm phục nhân dân. ''Danh không chính thì nói không xuôi, nói không xuôi thì việc không thành.''
    Học giả Hồ Thích tin tưởng rằng chủ nghĩa chính danh là ''điểm quan trọng nhất trong triết học họ Khổng'' và suy luận rằng ''chủ nghĩa chính danh của Khổng Tử chỉ muốn ngụ ý phải trái, phân biệt thiện ác, khiến cho mọi người khi thấy ''tên'' (danh) thiện tự nhiên sinh lòng yêu thích, thấy ''tên'' (danh) ác tự nhiên ghét bỏ.'' Lý luận này tương đối chính xác bởi vì phù hợp với chủ trương ''chính giả chính giã'' (chấp chánh hay việc chính trị thì phải minh chánh, ngay thẳng) của Khổng Tử. Quân tử phải biết phân biệt phải trái khi định danh hay xưng danh. Kẻ xấu không thể được gọi là người tốt, và bạo quân không thể được tôn trọng như minh quân bởi vì làm như vậy không khác gì ngụy biện làm ố danh, tức là ''danh bất chính.''
    Khi quản thống chính sự, nhà trị quốc phải cẩn thận lo trước tính sau, biết dùng người tài giỏi đúng theo sở trường riêng của họ, bỏ qua các lỗi lầm sơ sót nhưng không đáng kể chứ không phải chỉ đòi hỏi những người hoàn bị trước khi giao trách nhiệm. Nhà trị quốc phải định tâm để chế ngự lòng ham muốn thành công nhanh, lòng tham lợi nhỏ bởi vì lòng ham muốn thành công mau sẽ đem đến thất bại, và lòng tham lợi nh'' sẽ khiến đại sự không thành. Nghệ thuật dùng người của bậc quân tử còn đòi h''i lãnh đạo quốc gia phải thận trọng suy xét khả năng tài đức của quần thần và b'' qua sự dèm pha hay lời ca tụng của kẻ khác. ''Nhân dân ghét người nào thì ta phải xét; nhân dân mến người nào thì ta cũng phải xét,'' chớ dựa vào sự ghét hay lời khen ngợi của họ mà cho một cá nhân là kém tài hay có đức độ cao bởi vì hiền nhân nhiều khi bị hiểu lầm hoặc thường bị kẻ ác dèm pha.
    ''''Tử Lộ hỏi: ''Thầy sai khiến ba quân thì chọn ai giúp?''
    Khổng Tử trả lời: ''Kẻ bắt hổ, lội qua sông lớn, chết không tiếc thân thì ta không chọn theo giúp. Ta chọn người biết đắn đo dè dặt, thích dùng mưu cơ để đạt thành công.''''
    Lãnh tụ có tài đức thì quốc gia mới được hùng cường, nhân dân mới được ấm no. Tương tự như triết gia Hy Lạp cùng thời là Aristotle hay chính trị gia Burke sau này (Burke xướng ra chủ nghĩa Bảo Thủ ở Âu Châu với ý tưởng chính kinh nghiệm quý báu được tích trữ đã giúp cho nhân loại gầy dựng nên một tổ chức xã hội phức tạp và hoàn mỹ), Khổng Tử đánh giá kinh nghiệm lịch sử rất cao. Theo ông, các thành đạt của tiền nhân trong quá khứ cho nhân loại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu. Giới hậu sinh phải nghiên cứu kỹ lưỡng hầu rút tỉa kinh nghiệm để áp dụng một cách uyển chuyển trong xã hội đương thời. Do đó trong lãnh vực quốc trị, thuật trị nước của cổ nhân phải được tôn trọng bởi vì thế hệ hậu sinh có thể rút tỉa được từ đó nhiều bài học quý giá.
    Theo Khổng Tử, trật tự quốc gia đòi h''i toàn thể nhân dân đặt thiên tử vào vai trò lãnh đạo tối cao. Nhu cầu đoàn kết quốc gia để tránh thảm trạng chư hầu thôn tính lẫn nhau đem đến vô vàn đau khổ cho nhân dân khiến Khổng Tử chủ trương tôn quân một cách tuyệt đối - thần phục Chu triều. Giống như Machiavelli ở Tây phương - người đưa ra sách lược Ông Hoàng với các thủ đoạn chính trị quỷ quyệt nhằm giúp nhà cầm quyền đạt được mục tiêu thống nhất Y¨ quốc bằng hành động cụ thể - để hy vọng đạt được quốc thái dân an, Khổng Tử trao trọn quyền hành quốc gia vào trong tay của lãnh tụ (tôn quân quyền); nhưng khác với Machiavelli, ông trao quyền này cho một bậc quân tử thấu hiểu được nghệ thuật nhân trị. Ông Hoàng của Machiavelli là một nhân vật nham hiểm, nhà lãnh đạo của Khổng Tử là bậc anh minh có tài trị nước, có đạo đức, biết tôn trọng lời hứa, biết dùng hiền sĩ, thương dân, can đảm, khiêm tốn, là một thánh nhân không hơn không kém.
    Chính trị là làm mọi việc cho minh chánh, lấy minh chánh mà trị người thì ai dám không minh chánh? Làm vua thì phải ra làm vua tức là vua phải xử sự như nhà lãnh đạo quốc gia (quân quân, thần thần). Khi vua, quan, dân không làm tròn trách nhiệm của mình thì quốc gia sẽ bị đại loạn. Khi giới lãnh đạo kém anh minh, quần thần sẽ trở nên quan liêu, bòn rút của dân khiến xã hội trở nên bất an; nhân dân sẽ bị lầm than và bất phục chính quyền khiến quốc gia trở nên xáo trộn. Ðối với thần dân mà dùng công minh để trị thì hiếm ai có thể bất nghĩa với mình; nhưng nếu bất chính với họ thì không thể bắt buộc họ trung chính với mình. Nếu nhà lãnh đạo anh minh thì không ra lệnh người ta cũng làm, nhưng nếu không anh minh thì dẫu có ra lệnh thì cũng không ai theo.
    ''Vua đối xử với thần đúng lễ, thần đối xử với vua thì giữ lòng trung.'' Khi vua xử sự đúng đạo lý, quan tướng phải trung thành với vua, và nhân dân phải thần phục vua. Trong gia đình thì con cái phải nghe lời cha mẹ, khi ra đường thì dân phải tôn trọng phép nước. Vua nhận lãnh quyền lãnh đạo đất nước từ trời (vua là thiên tử hay con trời) cho nên thần dân phải tuân phục vua. Tuy vậy vua cũng không thể ỷ thế thiên tử mà làm điều thất đức bởi vì trời không thân riêng ai mà chỉ giúp người có đức; lòng dân cũng không tầm thường cho nên họ chỉ mến ơn lành. Các hành động lương thiện mặc dầu không giống nhau nhưng sẽ đưa đến bình trị; các hành vi tàn ác mặc dầu không giống nhau nhưng đều khiến loạn quốc.
    Trời chỉ giúp cho bậc quân tử có tài đức trị quốc. Thiên mệnh không phải trời trao cho ai thì nhất định là người ấy sẽ giữ được mãi mãi; ai làm điều đạo đức thì giữ được thiên mệnh, còn ai tác quái gây ra tang thương cho dân thì sẽ mất vương quyền. Kẻ vô tài vô đức không thể trường tồn trong vai trò lãnh đạo vì không làm đúng ý trời. Nhưng làm sao biết được ý trời? Y¨ trời là ý dân cho nên muốn làm vừa ý trời thì phải quản trị quốc sự theo chiều hướng an dân. Vua thay trời hành đạo nhưng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước quốc dân nếu làm phật ý trời, tức là ý dân.
    Trời thương dân cho nên dân muốn việc gì trời cũng theo. Vì thế cho nên muốn biết ý trời thì phải tìm hiểu ý của dân vì cái sáng suốt của trời là cái sáng suốt của dân, sự quang minh về việc thiện tránh ác của trời là sự quang minh về việc thiện tránh ác của dân, trời và dân trên dưới thông đạt với nhau; do đó lãnh tụ quốc gia (được xem như là phụ mẫu của dân) phải biết tôn trọng ý dân, tức ý trời.
    Nhà trị quốc phải cố gắng bình định đất nước để cho nhân dân được an cư lạc nghiệp nhằm góp phần xây dựng quốc gia phú cường. Trong một đất nước thái hòa, vua và dân tôn trọng lẫn nhau thì dân lấy vua làm tâm, vua lấy dân làm thân thể; tâm mà trung chính thì thân thể thư thái, tâm mà nghiêm túc thì dung mạo cung kính; tâm thích cái gì thì thân thể yên vui cái đó; vua thích việc gì thì dân mến chuộng việc đó; vua sống nhờ dân mà mất cũng vì dân. Vua với dân trên thân dưới như tay chân với ruột lòng, dưới thân trên như con nh'' đối với mẹ; trên dưới thân nhau như thế cho nên trên có lệnh thì dưới theo, trên thi thố điều gì thì dưới tuân hành; dân mến đức của người trên, kẻ gần thì vui lòng mà phục tùng, người xa thì đến quy phục, đó mới là thế chính trị tài gi''i đúng mức.
    Khi nhà trị quốc tài đức quản thống quốc sự một cách anh minh công bằng thì dân sẽ học theo gương sáng của người ấy. Người trên thích điều nhân thì người dưới tranh nhau làm điều nhân; vì thế, lãnh tụ quốc gia phải quang minh, lập chính đạo để dạy dân biết tôn trọng điều nhân, yêu dân như con, và được như vậy thì dân sẽ hết sức làm điều thiện để người trên hài lòng. Người lãnh đạo tự giữ chính đạo thì không ra lệnh mà dân cũng làm theo; nhưng nếu bất chính thì, dẫu có ra lệnh, dân cũng không tuân theo. Chính sách quốc gia không những phải công bằng, có lợi cho dân mà còn cần phải giản dị để dân không bị phiền hà, quan tướng không lợi dụng vào sự thiếu minh bạch để bòn rút của dân; do đó người lãnh đạo quốc gia nên luôn luôn kính cẩn chăm lo quốc sự một cách bình dị và đơn giản, và nếu muốn khiến dân làm việc gì thì phải làm trước, bắt dân khó nhọc việc gì thì phải chịu khó nhọc trước. ''Làm sao để dân trung kính và làm lành?.. Giữ tư cách nghiêm chỉnh thì (dân) tất kính phục, hiếu từ thì (dân) tất trung thành, dùng hiền nhân, giáo dục kẻ vô năng thì (dân) tất làm lành.''
    Nếu nhà trị quốc có tà ý, ban hành chính sách hà khắc, không biết thương dân thì nhân dân tất loạn. Dân chúng sẽ xa lìa quốc gia nếu điều kiện cho phép để chạy trốn các chính sách hà khắc. Sách Lễ Ký ở phiên Ðàn Cung Hạ II có ghi là khi thầy trò Khổng Tử đi ngang qua núi Thái Sơn thì gặp một người đàn bà đang khóc lóc thảm thiết bên mộ con. Họ đến h''i lý do tại sao bà ta khóc thì được cho biết là bà khóc cho con, chồng và cha chồng đã bị cọp núi Thái Sơn bắt ăn thịt. Khổng Tử bèn h''i tại sao gia đình không dọn đi nơi khác thì được bà thố lộ là: ''Ở đây không có hà chính'' (hà chính: sách lược quốc trị hà khắc). Khổng Tử quay sang học trò và nói: ''Hà chính mãnh ư hổ giã'' (sách lược quốc trị hà khắc còn ghê gớm hơn cọp).
    Khổng Tử không chú trọng nhiều về chiều hướng pháp chế. Ông suy luận rằng chủ trương pháp chế chỉ là hạ sách để trị quốc. Quốc gia không thể không có luật pháp và hình phạt, nhưng bậc lãnh đạo trước hết phải áp dụng phương pháp nhân trị để quản thống quốc sự thì mới mong đạt được an bang tế thế. Theo ông, việc sử dụng luật pháp để trị quốc chỉ có thể làm dân sợ nhưng không thể khiến họ kính nể mà tuân phục một cách tự nhiên; ngược lại, nếu sử dụng nhân đức để trị nước thì sẽ được dân nể phục mà theo. Việc chính trị mà dùng đến hình pháp thì dân có thể tránh được tội nhưng không tự cảm thấy hổ thẹn (để sửa mình tu thân), nhưng nếu biết dùng đến đức mà dạy dân, dùng lễ mà trị dân thì dân không những tự biết sỉ nhục mà còn cố làm điều tốt. ''Muốn cai trị dân thì cần gì dùng đến cách sát nhân? Nếu tự chuộng thiện thì dân sẽ trở nên thiện.'' Nếu người cầm quyền không tham dục thì, dẫu có thưởng, dân cũng không trộm cắp.
    Về lãnh vực dân sinh, nhà trị quốc phải luôn luôn lưu tâm hai vấn đề quan trọng: (i) giúp cho dân giàu; và (ii) khi dân giàu thì phải giáo dục dân về đạo đức lễ nghĩa. Khi mà dân ít thì rán làm cho dân số tăng lên nhưng lúc đã có nhiều dân thì phải giúp cho dân giàu bởi vì có thực mới vực được đạo; và khi dân đã no ấm thì phải dạy cho dân luân thường đạo lý. ''Nếu không dạy dân mà đem ra giết thì điều ác đó gọi là ngược, nếu không chăm sóc nhắc nhở mà bắt dân phải thành nhân thì điều ác đó gọi là bạo.'' Dân mà không giàu thì quốc gia không hùng cường; dân mà không biết luân lý lễ nghĩa thì quốc gia tất loạn.
    Chính sách quốc gia phải chú trọng ba lãnh vực: (i) lo cho dân no ấm; (ii) xây dựng lực lượng quốc phòng vững mạnh; và (iii) làm cho dân tin tưởng nơi chính quyền. Khi lo cho dân ấm no thì phải chủ trương lo cho đồng đều để tránh cảnh có người quá nghèo và kẻ giàu xụ. ''Nếu được đồng đều thì không có sự nghèo, đã hòa thuận là không có ít người, đã an thì không có sự khuynh nguy.''
  8. caterpilla

    caterpilla Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2003
    Bài viết:
    322
    Đã được thích:
    0
    Tuy phải lo cho dân ấm no, chính sách quốc gia phải đặt mục tiêu ''tạo niềm tin nơi dân'' trên hết, trên cả việc quốc phòng và sự no ấm của dân. Khi dân đã tin tưởng vào chính quyền thì đó là sức mạnh vô biên giúp cho việc xây dựng quốc gia thành công tương đối dễ dàng; nhưng khi dân không tin vào chính quyền thì dẫu có được no ấm thì họ cũng không phục nhà lãnh đạo, và sức mạnh muôn binh cũng không khiến họ sợ. Nếu tiềm lực quốc gia không cho phép chính quyền thực hiện cả ba mục tiêu trên thì phải b'' việc quốc phòng để lo cho dân no ấm và''tạo niềm tin nơi dân;'' và nếu cần thì b'' luôn cả mục tiêu lo cho dân no ấm để giữ vững niềm tin của dân bởi vì ''bỏ'' ăn thì chết nhưng xưa nay người ta vẫn chết (có ăn no thì cũng phải chết khi về già), nhưng nếu dân mà không tin thì (chính quyền) không sao đứng vững được''.
    Vũ trụ chính trị của Khổng Tử xoay quanh nhà lãnh đạo tài đức biết tu thân, thương dân, và hiểu cả cái đạo của trời đất để biết khi tiến, khi thủ, khi lùi. Nhưng trong xã hội thực tế của nhân loại khó kiếm ra được mẫu người quân tử như vậy. Thực tế cho thấy người cầm quyền dẫu có anh minh bao nhiêu, nếu không bị kiểm soát, dễ sa ngã vào hắc lộ lạm quyền. Khác với triết gia Hy Lạp cùng thời là Plato vốn đã nghĩ tới lưỡi gươm luật pháp kiềm chế lãnh tụ bất tài, Khổng Tử không đưa ra phương pháp kiểm soát quyền lực lãnh tụ mà chỉ mong muốn lãnh tụ quốc gia phải quản thống quốc sự theo ý dân và làm vua thì phải ra làm vua (quân quân, thần thần). ''Trời thương dân cho nên dân muốn việc gì trời cũng theo;'' vì vậy, ''vua sống nhờ dân mà mất cũng vì dân.''
    Nếu vua vô đạo đức mà không bị luật pháp kiềm chế thì dân có quyền nổi dậy làm cách mạng để lật đổ hay không? Khổng Tử không bàn về vấn đề này rõ ràng. Nhưng có một điều chắn chắn là ông chủ trương tôn vương (tái lập Chu triều mặc dầu Chu vương thực vô tài bất lực trong việc quản trị quốc sự); tuy vậy, vào thời điểm của Khổng Tử, nếu các chư hầu đều thực lòng tôn Chu thì ai cũng lo bình trị trong phạm vi tiểu quốc của họ theo sự sắp xếp từ trước của nhà Chu mà không gây chiến nhằm tranh giành thêm đất đai. Theo Khổng Tử, chủ trương tôn quân sẽ giúp an gia định quốc và nhân dân có thể tránh được được cảnh chiến tranh tương tàn. Nhân loại phải đợi đến sự chào đời của Mạnh Tử với chủ trương Dân Vi Quý thì câu hỏi nêu trên mới được trả lời minh bạch.
    ........ Dương Thành Lợi: Triết Lý Quốc Trị Ðông Phương, tr. 1-46
  9. caterpilla

    caterpilla Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2003
    Bài viết:
    322
    Đã được thích:
    0
    Mặc du? không thuộc Nho nhưng nhân tiện qua?ng cáo cho thâ?n tượng cái .
    Tuân Tử và Hàn Phi
    (Trích từ Triết Lý Quốc Trị Ðông Phương của Dương Thành Lợi xuất bản vào năm 1996. Phần đăng tải được thâu ngắn và không bao gồm các tài liệu dẫn chứng.)
    Tuân Tử và Sách Lược Lễ Trị
    Tuân Tử quan niệm rằng kẻ sĩ phải hành đạo để phát huy tinh thần Khổng giáo, và phương pháp hành đạo tốt nhất là đóng góp tích cực vào quốc sự. Việc chính trị cũng như vạn sự đều phải được đặt căn bản trên nhân nghĩa. ''Sức người không bằng trâu, chạy không lại ngựa, nhưng tại sao trâu ngựa đều được loài người sử dụng? Bởi vì nhân loại biết đoàn kết (hợp quần). Nhân loại lấy gì để đoàn kết? Lấy phận trên dưới. Nếu quy định trên dưới thì làm sao mà có nhân? Lấy nghĩa (để có nhân). Lấy nghĩa để quy định trên dưới thì hòa, hòa thì hợp làm một, hợp làm một thì có nhiều sức, có nhiều sức thì mạnh, mạnh thì thắng được muôn vật. '' Xã hội hợp quần của nhân loại nếu không có tôn ti trật tự thì sinh ra loạn. Quy củ tôn ti trật tự trong xã hội giúp cho nhân loại tránh được thảm trạng tranh đoạt vốn sẽ đưa đến cảnh loạn lạc; và khi có quy củ trên dưới thì quân vương chính là tâm điểm then chốt nắm giữ quyền cai trị đất nước.
    Tuân Tử quan niệm rằng trung tâm quyền lực chính trị trong quốc gia nằm trong tay của nhà lãnh đạo; vì thế cho nên lãnh tụ quốc gia phải tu thân theo khuôn mẫu nhân nghĩa để khéo léo đoàn kết (hợp quần) nhân dân. Nhiệm vụ của lãnh tụ rất quan trọng vì ''quân giả là cái nguồn của dân, nguồn trong thì nước trong, nguồn đục thì nước đục. Cho nên người có đất nước, không biết yêu dân, không biết làm lợi cho dân mà chỉ biết cầu phúc cá nhân là không thể được ''.
    Vai trò quan trọng của lãnh tụ đòi hỏi lãnh tụ phải sống hết lòng nhân nghĩa với dân thì mới được dân yêu quý; và nếu làm được như vậy thì không ai có thể lật đổ lãnh tụ. ''Cai trị thiên hạ thì có gì hay bằng (cách sử dụng) lòng thiện của bậc lãnh đạo? Vì thế trí lực của bậc ấy đủ bình định thiên hạ, tiếng đức của bậc ấy đủ cảm hóa thiên hạ... Cho nên khi bậc (này) nắm quyền lãnh đạo thì trăm họ quý như trời, thân thiện như cha mẹ, có thể liều chết vì bậc ấy mà vẫn vui lòng. '' Nếu lãnh tụ quốc gia thi hành nhân nghĩa thì kẻ sĩ và đại phu không làm việc dâm đãng, quan thần không có hành động khinh nhờn và lười biếng, dân chúng không có những tục lệ quỷ quái, không trộm cướp, không phạm pháp.
    Lãnh tụ phải có đạo đức và dùng lễ trị thì mới có thể quản thống quốc sự hữu hiệu; chỉ loại tiểu nhân mới lấy sức mạnh bạo lực để khống chế nhân dân. Sức mạnh phải để đức sai khiến; sức mạnh trăm họ nhờ đức của lãnh tụ mà thành công, sự đoàn kết của trăm họ nhờ đức của lãnh tụ mà thuận hòa, tài sản của trăm họ nhờ đức của lãnh tụ mới tụ hội, thế lực của trăm họ nhờ đức của lãnh tụ mới bình yên, cái thọ của trăm họ nhờ đức của lãnh tụ mới trường tồn. Lãnh tụ quốc gia được ví như là thuyền và nhân dân được ví như là nước. Nước có thể nâng thuyền nhưng cũng có thể đánh đắm thuyền; do đó lãnh tụ quốc gia phải trọng lễ và tôn kính hiền nhân nếu muốn bình yên, phải biết mến hiền nhân và trọng dụng người tài giỏi nếu muốn lập công danh.
    Vai trò của lễ vô cùng quan trọng trong quốc gia. Tuân Tử suy luận rằng đối với việc nước, lễ như cán cân và quả cân đối với sự nặng nhẹ, như dây và mực đối với đường thẳng đường cong; do đó người mà không có lễ thì không sinh, việc mà không có lễ thì không nên, quốc gia mà không có lễ thì không yên. Lễ là cực điểm của việc trị và sự biện biệt, là nguyên do giúp cho quốc gia hùng cường, là đạo của sự uy hành, là căn bản của công danh. Bậc vương, bậc công theo lễ mà đạt được thiên hạ, nhưng nếu không theo lễ thì hỏng quốc gia. Dẫu có áo giáp bền, ngọn giáo nhọn cũng không đủ để thắng trận, thành cao hào sâu cũng không đủ để vững bền, lệnh rất nghiêm minh cũng không đủ để giữ uy. Nhưng nếu dùng lễ thì việc gì cũng xong, không dùng lễ thì việc gì cũng phải bỏ.
    Lễ là đại phận của điển pháp, kỷ cương của quần loại cho nên kẻ sĩ phải học lễ. Học lễ đòi hỏi kẻ sĩ của Tuân Tử phải hành lễ với mọi người. Ðạo Khổng Mạnh quy định ba (3) gốc rễ của lễ là thờ trời đất, tôn tổ tiên, trọng vua và thầy,Ạ Tuân Tử khuếch trương rộng hơn và khuyên kẻ sĩ đối với quý nhân thì kính, bô lão thì hiếu thảo, người lớn thì thuận, ấu nhi thì rộng rãi, kẻ nghèo khó thì ban phát ân huệ. Quân tử phải dùng lễ để đối đãi người sống cũng như kẻ đã khuất mới trọn đạo làm người. Lễ phải nghiêm về việc trị, sự sinh, sự tử bởi sinh là khởi đầu của nhân loại, tử là điểm cuối cùng của nhân loại.
    ''Bậc thánh vương ở trên lấy đức mà quy thứ bậc, lượng định tài năng mà cho làm quan, việc gì cũng trọng dụng dân gánh vác, ai làm được việc nào thì cho làm việc ấy. Người nào không thể lấy cái nghĩa để chế cái lợi, không thể kiềm chế ác tính của mình thì đuổi về làm dân. '' Lãnh đạo quốc gia phải biết chia sẻ chính sự với nhân dân tùy theo đạo đức và khả năng của dân. Sự góp mặt của dân vào chính sự càng làm sáng tỏ cái đức và tài dùng người của lãnh tụ quốc gia.
    Tuân Tử khuyên lãnh tụ quốc gia nên ''dùng kẻ hiền thì không phải cất nhắc lên theo thứ tự: bỏ người dở thì bỏ ngay lập tức, trừ ác nhân thì không phải đợi dạy bảo rồi mới trừ; theo đạo trung dung thì dân không đợi có chính trị rồi mới hóa, phận chưa định thì phải lập tức quy định trên dưới. Con cháu bậc vương, công, sĩ, đại phu mà không theo lễ nghĩa thì đuổi cho đi làm thường dân; con cháu thường dân mà tích cực học hỏi, có hạnh kiểm ngay chính, theo lễ nghĩa thì ban làm khanh, tướng, sĩ, đại phu. (Nếu làm) như vậy thì kẻ gian ngôn, gian thuyết, gian sự, gian năng đều trốn tránh. Phải đặt quan dạy dỗ thiện hóa kẻ phản trắc. Dùng sự ban thưởng để khuyến khích, lấy hình phạt để trừng trị... Ðại phận về việc chính thính là dùng lễ mà đãi người lấy điều thiện mà đến, dùng hình phạt kẻ lấy điều bất thiện mà đến. Dùng hai điều này phân biệt thì hiền nhân và kẻ bất tiếu không lẫn, việc phải việc trái không loạn. Kẻ hiền và kẻ bất tiếu không lẫn thì người anh kiệt sẽ đến, việc phải việc trái không loạn thì quốc gia được bình trị. ''
    Tuân Tử không chú trọng về pháp trị. Như đã bàn ở trên, ông chủ trương dùng nhân nghĩa và lễ nhạc làm căn bản cho sách lược quốc trị; và theo ông, phương pháp này có thể giúp cho quốc thái dân an. Tuy vậy, Tuân Tử không xem thường pháp luật vì pháp luật là cái gốc của nhân loại được dùng để ngăn cấm điều bạo ngược, bỏ điều ác, và răn đe những việc chưa xảy ra. Tuân Tử lưu ý giới lãnh đạo nên thận trọng khi sử dụng luật pháp bởi vì ''dùng hình pháp mà đáng tội thì có uy, mà không đáng tội thì người dưới khinh thường; ban thưởng tước lộc mà đáng cho kẻ hiền tài thì quý, mà không đáng thì không quý. Ðời xưa dùng hình pháp không quá tội, ban thưởng tước lộc không vượt tài đức cho nên có khi giết cha mà dùng con làm tôi, giết anh mà dùng em làm tôi. Người thiện kẻ ác phải biết phân biệt, ai nấy đều lấy lòng trung thành mà thông đạt, không bị khuất trệ. Ấy là để khuyên người làm thiện và răn đe kẻ không làm thiện, hình phạt thì giảm bớt mà uy quyền hành pháp tuôn như nước chảy, chính lệnh phân minh thì việc hóa đổi như thần .''
    Khi bàn về kinh nghiệm xưa, Tuân Tử đưa ra ý niệm Pháp Hậu Vương (học hỏi chính sự từ các vị vua cận đại [hậu vương], thay vì gương vua xưa [tiên vương]) với chủ trương là ''muốn xem nghìn năm trước thì xem mấy ngày nay; muốn biết ức vạn thì xem một hai .'' Khi bàn luận về chính sự, lãnh tụ quốc gia không nên bình luận mông lung, đi quá các sự kiện đương thời, mổ xẻ quá khứ lâu hơn ba đời (Tam đại) bởi vì khó ai nắm vững hết các hoàn cảnh chủ quan và khách quan của thời thượng cổ để hiểu cặn kẽ hành động của tiên vương. Theo Tuân Tử, kinh nghiệm lịch sử cận đại quan trọng hơn kinh nghiệm quá khứ lâu đời (quá ba đời Tam đại).
    Xã hội con người có ba thành phần lãnh đạo: (i) quân vương; (ii) bá chủ; và (iii) hạng làm vong quốc (mất nước). Quân vương thì kêu gọi cả nước làm việc lễ nghĩa, tuyệt đối không làm điều bất nghĩa dẫu có thể nắm giữ được thiên hạ; nhờ nghĩa trị mà trong nước kẻ dưới dựa vào nghĩa để tuyệt đối tin tưởng và trông cậy vào người trên. Bá chủ thì lấy chữ tín làm đầu, không lừa dối dân, không để lợi lộc làm mờ mắt mà bỏ lời hứa, hành sự thì suy xét cẩn thận; nhờ tín trị mà trên dưới một lòng tin nhau.
    Hạng làm vong quốc chỉ nghĩ đến cái lợi và kêu gọi cả nước nhắm vào lợi mà làm, xem thường tín nghĩa, thèm thuồng tài sản của người khác khiến người trên kẻ dưới lừa dối lẫn nhau, âm mưu gạt gẫm lẫn nhau cho nên có ngày nước sẽ bị mất vào tay ngoại nhân. Tựu trung, quân vương dùng nghĩa để trị nước, bá chủ dùng tín để trị nước, còn hạng làm vong quốc thì chỉ biết bám lấy lợi lộc, gian mưu. Lãnh tụ anh minh sẽ biết chọn lựa phương hướng quản thống quốc sự một cách hoàn hảo.
    Vai trò quan trọng của lãnh tụ quốc gia đòi hỏi nhân dân và trung thần phải tôn kính người lãnh đạo. Dân và thần quan phải làm đẹp (ca tụng) cho lãnh tụ vì đó là làm đẹp cái gốc của thiên hạ, làm yên cho lãnh tụ vì đó là làm yên cái gốc của thiên hạ, tôn quý lãnh tụ vì đó là tôn quý cái gốc của thiên hạ. Nhưng không phải vì vậy mà nhân dân hay quần thần phải mù quáng phục tùng hạng người làm vong quốc ngu dốt, tàn ác, vô nhân nghĩa. Tuân Tử cũng như Mạnh Tử đều chủ trương quý dân cho nên ông bàn là ''Trời sinh ra dân không phải là vì vua. (Nhưng) trời lập vua lên là vì dân .'' Và nếu vua không hành sự vì dân, không lo cho dân được ấm no hạnh phúc thì vua hành sự trái với ý trời cho nên có thể bị thay thế. Ðối với Tuân Tử, giết một ông vua tàn bạo của quốc gia cũng tương tự như giết một kẻ độc ác.
    Mặc dầu quan niệm rằng con người vốn có ác tính bẩm sinh, Tuân Tử vẫn chủ trương dùng lễ nghĩa - thay vì pháp luật - để giáo hóa họ. Ông suy luận rằng ''hình pháp là cái gốc của thiên hạ, ngăn cấm điều bạo ngược, ghét bỏ điều ác, là để răn những điều chưa xảy ra. '' Ạ Nhưng ông lại tiếp tục nói ''đời xưa dùng hình pháp không quá cái tội, ban thưởng tước lộc không vượt qua cái đức.. Người thiện kẻ ác phân biệt, ai nấy đều lấy cái trung thành mà thông đạt. Ấy là để khuyên kẻ làm thiện và răn đe kẻ làm ác, hình phạt thì giảm bớt mà cái uy quyền thi hành ra như nước chảy, chính lệnh rất phân minh, mà việc cải hóa như thần. ''
    Như đã bàn trong những phần trên, Tuân Tử không xem trọng sách lược pháp trị mà ngược lại rất trọng lễ; nhưng sự cách biệt giữa lễẠ với pháp luật thì rất khiêm nhường và đôi lúc lại không rõ ràng. Chính sự cách biệt thiếu rõ ràng giữa lễ với pháp luật và quan niệm về ác tính bẩm sinh của Tuân Tử đã mở đường cho đệ tử Hàn Phi đưa ra chủ trương pháp chế nhằm kiềm hãm ác tính của con người. Sách lược quốc trị dùng nhân nghĩa của Khổng giáo bị Tuân Tử biến hóa và Hàn Phi bóp méo thành sách lược pháp chế nhằm bảo vệ chính thể quân chủ chuyên chế.

    Thời Ðại Mới với Nhiều Thay Ðổi
    Cần Ðến Quan Niệm Quốc Trị Mới
    Thời Xuân Thu qua đi nhưng thời Chiến Quốc (479-221 tr.T.L.) lại đến vì nội chiến Trung quốc vẫn không chấm dứt. Ngũ Bá (Tề Hoàn Công, Sở Trang Công, Tần Mục Công, Tấn Văn Công, và Tống Tương Công) tiếp tục dùng bạo lực để thôn tính lẫn nhau; dần dần Ngũ Bá hóa thành thất hùng: Tần, Sở, Yên, Tề, Triệu, Hàn và Ngụy. Năm 221 tr.T.L., Tần Vương Chính chinh phục được sáu tiểu quốc gia kia và tấm bình phong Chu triều để thành lập chế độ quân chủ chuyên chế. Vương Chính lên ngôi Hoàng Ðế với danh hiệu Thủy Hoàng, và bắt đầu chuyển hoán xã hội Trung Hoa.
    Trước khi thống nhất thiên hạ, Tần Vương Chính có nhu cầu tập trung sức mạnh quốc phòng để tiêu diệt các đối thủ chính trị (thống nhất chính trị) cũng như các tư tưởng đối chọi (thống nhất văn hóa) cho nên cần đến một sách lược quốc trị khác với đường lối nhân trị của Khổng Tử hay vô trị của Lão Tử. Hai nhân vật đã cống hiến tư tưởng quốc trị mới cho họ Tần là Lý Tư và Hàn Phi - cả hai đều là học trò của nhà Khổng học Tuân Tử.
    Lý Tư là một chính trị gia đa mưu túc trí và có thực tài do đó được Tần Thủy Hoàng cất nhắc lên làm Thừa Tướng. Vốn đã hấp thụ quan niệm ác tính bẩm sinh của thầy Tuân Tử cho nên Lý Tư chủ trương sử dụng luật pháp khắt khe để khống chế nhân dân. Khi chính sách quốc trị hà khắc của nhà Tần bị lớp trí thức theo Khổng, Lão đương thời phê phán thì Lý Tư khuyên Tần Thủy Hoàng đốt hết cổ thư trừ các sách thuốc, trồng trọt và bói để ''chính, giáo hợp nhất ''. Những kẻ bất tuân mệnh lệnh đốt sách lại còn tiếp tục nguyền rủa chế độ nhà Tần thì bị xử tử; khoảng 460 Nho gia đã mất mạng trong vụ này.
    Lý Tư theo học đạo của Khổng Tử nhưng lại trở thành một tiểu nhân với nhiều dã tâm và rất ác độc. Chính tay Lý Tư đã bức tử người bạn đồng môn Hàn Phi vì ganh tài. Khi Tần Thủy Hoàng qua đời năm 210 tr.T.L. thì Thừa Tướng Lý Tư kết bè đảng với hoạn quan Triệu Cao giả mạo di chúc hoàng thượng nhằm hại chết Thái Tử Phù Tô và Ðiềm Mộng để sau đó lập Thứ Tử Hồ Lợi lên ngôi. Hồ Lợi xưng danh Nhị Thế khi lên ngai vàng và đã áp dụng hình pháp để tàn sát nhiều vương tử cũng như đại thần. ''Gieo gió thì gặt bão ''. Vì hiềm khích với Triệu Cao, Lý Tư bị họ Triệu vu oan; nghe theo lời dèm pha của Triệu Cao, Nhị Thế xử tử vị thừa tướng từng có công đưa ông lên ngôi.
    Lý Tư là người trực tiếp tham chánh cho nên ông rất nổi tiếng trong lãnh vực hành pháp vào thời Tần Thủy Hoàng. Còn Hàn Phi có lẽ vì bị bức tử quá sớm cho nên danh tiếng của ông gắn liền với triết lý pháp gia, thay vì chính trị pháp gia. Hàn Phi là người đã hệ thống hóa sách lược áp dụng pháp thuật vào việc trị quốc.
    . . . . . . . . . .

  10. caterpilla

    caterpilla Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2003
    Bài viết:
    322
    Đã được thích:
    0
    Hàn Phi và Chủ Trương Pháp Chế
    Thời đại của Hàn Phi là thời đại Trung Hoa sắp được thống nhất dưới sự quản trị của một chính quyền trung ương (chính quyền Tần Thủy Hoàng sau này). Tiểu vương của các nước Thất Hùng có nhu cầu tập trung sức mạnh quốc gia để đạt được mục tiêu quân sự duy nhất đó là tiêu diệt các tiểu quốc đối nghịch hầu lên ngôi hoàng đế thiên hạ. Do nhu cầu tập trung quyền hành vào tay vua cho nên vấn đề lãnh đạo quốc gia càng trở nên phức tạp hơn và cần đến sách lược quốc trị thực tế, khác với sách lược quốc trị lý tưởng của Khổng, Lão.
    Quan niệm pháp chế ra đời trong hoàn cảnh này và đáp ứng được nhu cầu tập trung sức mạnh quốc gia nhằm thỏa mãn các mục tiêu quốc phòng. Chủ trương pháp chế của những triết gia Ðông phương như Hàn Phi thực sự không có tinh thần của học thuyết pháp trị Tây phương (the rule of law). Sách lược pháp chế thực sự chỉ là phương pháp hành chánh mới lạ, khoa học hơn và phản ảnh tư tưởng quốc trị chú trọng vào luật pháp để khống chế nhân dân; vua vẫn ngồi trên luật pháp và áp dụng luật pháp tùy sở thích cá nhân mà không lo ngại về hậu quả.
    Trước thời Hàn Phi, Trung Hoa có ba chủ trương quốc trị phổ thông được đề xướng bởi nhiều chính trị gia và triết gia trong đó có Quản Trọng, Thương Ưởng,Ạ Thận Ðáo,Ạ và Doãn Văn. Chủ trương thứ nhất suy luận rằng sức mạnh quân sự là yếu tố quyết định trong lãnh vực chính trị. Chủ trương thứ hai cho là nghệ thuật xử thế và dùng người mới thực sự là yếu tố căn bản trong việc quản thống quốc sự. Và chủ trương thứ ba chú trọng vào việc áp dụng luật pháp để an trị nhân dân và bình định thiên hạ. Hàn Phi quan niệm là cả ba yếu tố nghệ thuật xử thế và dùng người, sức mạnh quân sự, và luật pháp đều cần thiết trong việc quản thống quốc sự. Theo ông, nhân tính của con người hoàn toàn bất thiệnẠ cho nên chính quyền phải áp dụng pháp thuật một cách nghiêm mật và khắt khe để an định quốc gia.
    ''Vị vua anh minh áp dụng luật pháp như trời và dùng người như là thánh nhân. Như trời, vua không làm gì quấy, và như thánh nhân, vua không gặp khó khăn nào cả. Sức mạnh của vua khiến (thiên hạ) phục tùng các mệnh lệnh nghiêm khắc, và không có gì dám chống lại... Chỉ có lúc này thì luật pháp của vua mới được áp dụng một cách đồng lòng. ''
    Vua phải biết áp dụng pháp luật một cách công bình và vô tư như trời. ''Vua không làm gì quấy. '' Song song, vua cũng phải biết hành động như thánh nhân trong việc dùng hiền nhân. Dùng người mà người không biết là mình được dùng như thế nào; đó chính là nghệ thuật dùng người của thánh nhân. Sức mạnh của vua sẽ bảo đảm là không ai dám bất tuân mệnh lệnh nghiêm khắc của vua; những người làm trái mệnh lệnh - ngoại trừ vua - đều bị xử phạt theo hình pháp.
    Hàn Phi định nghĩa ''Luật pháp là những hiến lệnh soạn ra dành riêng ở quan phủ, hình phạt ắt phải tùy lòng người: thưởng dành riêng cho ai tôn trọng luật pháp và phạt thì áp dụng đối với kẻ trái lệnh. '' Ông nhấn mạnh vai trò quan trọng của luật pháp trong thiên Hiển Học như sau:
    ''Bậc thánh trị nước, không đợi cho mọi người làm điều thiện theo ý mình mà chỉ làm cách nào cho mọi người không làm được điều trái ngược. Ðợi cho mọi người làm điều thiện theo ý mình thì trong phạm vi của mình không có đến số mười người. Dùng cách nào để cho người ta không thể làm điều phi phạm thì toàn quốc có thể như nhau. Kẻ trị nước thì dùng số đông mà bỏ số ít cho nên không chú ý vào đức mà chí chú ý vào luật pháp. Ôi! Nếu phải đợi gỗ thẳng mới làm tên bắn thì trăm đời chưa có tên, nếu phải đợi có gỗ tròn thì mới làm bánh xe thì trăm đời chưa có bánh xe vậy. Mũi tên tự nó thẳng, bánh xe tự nó tròn thì trăm đời chưa có một. Thế mà trên đời vẫn có kẻ cưỡi xe, bắn chim, đó là vì đã áp dụng khoa uốn tròn, phép (ép) thẳng vậy. Nay tuy không đợi uốn, ép mà có tên thẳng, có bánh xe tròn, nhưng người thợ khéo vẫn không làm quý. Tại sao? Vì không phải chỉ có một người biết cưỡi xe và cũng không phải bắn tên ra chỉ có một phát. Không đợi thưởng phạt mà người dân tự làm thiện, bậc minh chủ không lấy làm quý. Tại sao? Vì phép nước thì không thể bỏ mà kẻ bị trị không phải một người vậy. ''
    Trong mô hình pháp chế của Hàn Phi, vai trò của quốc gia vốn biểu hiện qua vị thế của nhà vua được tôn trọng tuyệt đối. Thiên hạ tôn vua vì cái thế làm vua khi vua có tư cách tương đối - chứ không phải siêu phàm - và biết sử dụng pháp thuật để nắm quyền quốc trị. Cá nhân và gia đình trở thành vô nghĩa khi so sánh với quốc gia; nhân dân phải hy sinh cho quốc gia mà không thể phàn nàn hay phản kháng. Ðạo đức trở thành vô nghĩa và những đức tính nào bất lợi cho nhà vua - lãnh tụ quốc gia - đều bị ngăn cấm bất kể là lễ nghĩa Khổng Mạnh hay tư cách Lão Mặc. Thần dân phải tuyệt đối tôn quân bất kể là nhà vua bạo ngược hay vô tài thiếu đức.
    ''Lợi cho dân không gì bằng quốc gia được thịnh trị, muốn trị thì phải lập vua, lập vua thì phải tôn pháp luật, tôn pháp luật thì phải trừ gian, trừ gian thì phải dùng nghiêm hình, vậy dùng hình để trừ tội rồi khỏi phải dùng đến hình nữa. ''
    Theo Hàn Phi thì quốc gia bị xáo loạn một phần vì thiếu hình pháp và một phần vì giới quân tử miệng thì nói lễ nghĩa mà tay thì chỉ lo thủ lợi riêng tư. Loại quân tử bề ngoài này khi cầm quân thì đốc thúc nhân dân chém giết cho tư lợi của họ, và khi thất thủ thì về hưu hủ hỉ với vợ con để chờ thời; họ không biết làm gì có lợi cho nhân dân khiến nhân dân không nhất lòng trung thành với chính quyền. Vì vậy cho nên lãnh tụ chỉ cần đến luật pháp chứ không phải có đạo đức quân tử hay khả năng đặc biệt để quản trị quốc sự. (Khi cần đến những hành động đạo đức thì lãnh tụ với nghệ thuật dùng người có thể chỉ định những cá nhân đạo đức thay vua thi hành việc đạo đức.)
    ''Bỏ luật pháp để dùng tâm trị thì vua Nghiêu cũng không thể trị được một nước. Bỏ thước vuông thước tròn để dùng ý đo bừa bãi thì Hề Trọng cũng không thể làm thành một bánh xe.. Nếu khiến một nhà lãnh đạo bậc trung giữ pháp thuật, hay là một người thợ vụng giữ thước quy củ, xích, thốn thì vạn sự không sai hỏng. Nếu nhà vua có thể bỏ được những gì mà người hiền và khéo cũng không thể làm được, và giữ cái mà kẻ trung bình và vụng về không hề sai hỏng trong vạn sự, thì nhân lực được tận dụng mà công danh cũng lập được vậy.
    ''Cho nên khi lập ra cạm bẫy không phải dùng để phòng bị loài chuột mà chỉ để cho kẻ yếu kém có cách chế phục được hổ dữ vậy. Lập ra luật pháp cũng không phải để tránh người Tăng sử mà chỉ để cho bậc vua chúa tầm thường có thể ngăn chận bọn đạo chích vậy. ''
    Việc quốc trị là nỗ lực quản thống quốc sự cũng như minh trị nhân dân. Xã hội của con người chỉ có một số nhà đại hiền thực sự như Khổng Tử, nhưng đại đa số chỉ là thường dân với ác tính bẩm sinh hay giả quân tử. Cái đạo của Khổng Tử thật tuyệt vời nhưng không có bao nhiêu người theo học, và số người thấu đạt được Khổng học lại còn hiếm hơn nữa. Vì thế nhà vua cần áp dụng pháp thuật một cách nghiêm ngặt mới mong bình định được quốc gia và giữ vững ngai vàng.
    ''Trong khi quản trị quốc sự, thượng nhân không tin cậy là con người tự hành sự tốt, mà nêu rõ là họ không thể làm việc sai quấy. Trong biên thùy quốc gia không có quá mười người hành sự tốt; tuy vậy, nếu biết nêu rõ là con người không thể làm việc sai quấy, thì cả quốc gia sẽ được thái hòa. Lãnh tụ đất nước phải biết nhắm vào đa số và quên đi vài cá nhân (hành sự tốt), và vì vậy không cần đến đạo đức mà chỉ cần đến luật pháp. ''
    Chủ trương pháp chế của Hàn Phi bao gồm bốn nguyên tắc: (i) Luật pháp phải hợp với thời thế; (ii) Luật pháp phải được ghi chép rõ ràng và công bố minh bạch; (iii) Luật pháp phải được áp dụng một cách công bằng; và (iv) Vấn đề thưởng phạt rất quan trọng cho nên phải được quy định rõ ràng. Con người thực tế của Hàn Phi đã có những quan sát về tình trạng quốc gia Trung Hoa như sau:
    ''(Trong thời thượng cổ) người thì ít mà vật chất thì nhiều, và vì vậy nhân loại không tranh cãi với nhau. Nhưng bây giờ nhân loại không còn nghĩ một gia đình với năm con là nhiều, và mỗi đứa con lại có năm con, trước khi ông qua đời thì đã có đến 25 cháu. Kết quả là nhiều người mà ít vật chất cung ứng, và một người phải làm nhiều để đổi lấy miếng ăn ít ỏi. Vì vậy nhân loại sinh ra tranh cãi. ''
    Ðối diện với thực trạng của Trung Hoa vào thời đó, Hàn Phi đoạn tuyệt với chủ trương tái lập chính sách quốc trị thời thượng của Nghiêu, Thuấn. Ông phê phán là Khổng Tử và Mặc Tử chưa từng biết Nghiêu, Thuấn như thế nào mà cứ cho là học thuyết của mình đúng theo đường lối của Nghiêu, Thuấn. ''Không tham nhiệm (chứng cớ) mà quả quyết chắc chắn đúng (với sách lược của Nghiêu, Thuấn) là ngu dốt; không thể quả quyết chắc chắn đúng mà lại cứ theo là giả dối. Cho nên cứ lấy lời người trước mà đoán định Nghiêu, Thuấn thì nếu không ngu dốt cũng là giả dối. '' Theo Hàn Phi, không những chúng ta khó đoán được phương pháp cai trị của cổ nhân mà dẫu có biết được thì phương pháp cai trị đất nước của cổ nhân cũng không còn hợp với thời thế mới. ''Việc tùy thuộc theo thời, và các chuẩn bị tùy thuộc theo việc, '' chứ không phải chỉ biết bám vào một công thức duy nhất. Thời đại mới có những vấn đề mới cần phải được giải quyết bằng phương pháp mới cho nên luật pháp phải phản ảnh các yếu tố quốc gia thực tại. ''Thời đổi mà pháp không đổi thì loạn.. Cho nên thánh nhân trị dân tùy thời mà đổi pháp. ''
    ''Cho nên phép trị dân không cố định, chỉ dùng luật pháp để trị mà thôi. Mà luật pháp biến chuyển theo được với thời đại thì thiên hạ trị. Pháp trị dân được thích nghi với hoàn cảnh xã hội thì nó sẽ có công hiệu.. Thời thế thay đổi mà phép trị dân không thay đổi thì loạn. ''
    Hàn Phi chủ trương là luật pháp phải được ghi chép rõ ràng và công bố minh bạch. Trước khi có quan niệm pháp chế thì các chính quyền Trung Hoa cổ đại chủ trương giữ kín luật pháp vì suy luận rằng ''dân biết có pháp luật thì không sợ người trên, lại đều có lòng cạnh tranh (cho nên) lấy sự trưng ra sách vở mà cầu may để thành, thì không thể trị được. '' Chính Khổng Tử cũng không chấp nhận việc minh bạch hóa luật pháp; khi hay tin nước Tấn khắc hình thư của Phạm Tuyên trên đỉnh đồng năm 513 tr.T.L., ngài bày tỏ là: ''Nước Tấn suy vong ư! Làm mất chế độ vậy.. Dân biết có hình đỉnh thế thì làm sao tôn trọng giai cấp quý tộc? và giai cấp quý tộc còn giữ được nghề gì cho mình? '' Trái ngược với các tư tưởng cổ hủ, Hàn Phi và những triết gia pháp chế chủ trương rằng luật pháp cần được ghi chép rõ ràng và thông báo cho toàn thể nhân dân được biết.
    ''Pháp luật (nên) được ghi chép rõ trong sách vở, bày ra nơi quan phủ và phổ biến ra trong bá tánh. ''
    Nhờ sự minh bạch của luật pháp, nhân dân có thể biết được trách nhiệm và quyền lợi của họ một cách chính xác. Một chức quan giảng giải luật pháp cũng được tạo ra trong cơ chế chính quyền với nhiệm vụ phân tích luật pháp đúng đắn cho nhân dân khi họ có điều thắc mắc. Những lời giải thích này được ghi chép lại, đóng dấu và ký tên để nhân dân có cơ sở rõ ràng khi sinh hoạt cũng như phòng hờ sự trốn tránh trách nhiệm của người phân tích pháp lý; nếu họ giải thích luật lệ sai trái thì họ sẽ bị trừng trị.
    Khi luật pháp đã được ban hành thì lãnh tụ quốc gia phải thi hành luật pháp một cách nghiêm khắc. Theo Hàn Phi, các chủ trương quốc trị chỉ dùng nhân nghĩa với hy vọng là nhân dân sẽ xử sự nhân nghĩa mà không cần đến pháp luật là những chủ trương lý tưởng thiếu thực tế. Nhân loại vốn có ác tính bẩm sinh cho nên việc dùng nhân nghĩa để quản thống quốc sự sẽ dẫn đến đại loạn. ''Cho nên người có lòng nhân mà ở ngôi cao thì kẻ dưới phóng túng mà phạm điều cấm, rồi lại mong người trên tha thứ; người tàn bạo mà ở ngôi cao thì pháp lệnh sai trái (thì) dân oán mà sinh lòng làm loạn; vì vậy mới nói là kẻ nhân và kẻ bạo tàn đều là hạng người mất nước. ''

Chia sẻ trang này