1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Làm ơn cho mình hỏi vài sách hay về Khổng Tử và Thiền Học

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi Suongroi, 10/01/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. caterpilla

    caterpilla Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2003
    Bài viết:
    322
    Đã được thích:
    0

    Nhà vua không thể vì đạo đức hay lời năn nỉ hoặc thân thế của kẻ phạm pháp mà nương tay hay thay đổi luật pháp; nếu vua có những hành động thiên vị như thế thì khó mà có thể khiến nhân dân tin tưởng vào pháp luật hiện hành. Ngoại trừ vua và kẻ nối nghiệp ngai vàng, bất cứ ai phạm luật cũng phải chịu hình pháp kể cả bậc khanh tướng, đại phu. Bị ảnh hưởng của Mặc Tử,Ạ Hàn Phi bình đẳng hóa thành phần quý tộc với giai cấp thường dân trong mô hình pháp chế của ông. Người tuân hành pháp luật thì được trọng thưởng, còn kẻ làm trái luật - trừ vua ra - thì bị cực hình bất kể giai cấp cao thấp. Chính nhờ sự thi hành luật pháp gắt gao mà lãnh tụ có thể kiểm soát (khống chế) được toàn thể nhân dân bất kể là dân số của quốc gia ít hay nhiều. Trong xã hội pháp chế, yếu tố quan trọng có thể giữ vững chính quyền là khả năng thưởng phạt. Khi lãnh tụ quốc gia nắm được quyền thưởng phạt thì có thể ''không làm gì, nhưng không có gì không được làm ''. Trách nhiệm lãnh đạo giảm bớt rất nhiều (như chủ trương vô vi ''không làm mà không có việc gì không thành '' của Lão giáo) sau khi chế độ pháp chế được thành lập.
    ''Tương tự như mặt trời và mặt trăng chiếu sáng, bốn mùa thay đổi, mây tỏa, và gió thổi, lãnh tụ cũng như vậy không cản trở trí óc với kiến thức, hay với sự ích kỷ. Lãnh tụ nhờ vào luật pháp để quản trị quốc sự tốt đẹp hay (giải quyết) xáo loạn; dùng thưởng phạt để thẩm định phải quấy; và nặng hay nhẹ tùy thuộc vào cán cân. ''
    Hàn Phi mệnh danh khả năng thưởng phạt là ''hai (2) quai của lãnh tụ ''. Hiệu lực của khả năng thưởng phạt đến từ ác tính bẩm sinh của nhân loại: Tính bẩm sinh của nhân loại không tốt đẹp lại chỉ muốn kiếm lợi lộc và tránh tổn hại. (Tư tưởng của Hàn Phi phản ảnh rõ nét quan niệm của thầy Tuân Tử - ác tính bẩm sinh - nhưng lại chú trọng vào luật pháp để chế ngự ác tính thay vì đạo đức để giáo hóa ác tính như Tuân Tử chủ trương.)
    ''Khi cai trị thiên hạ, vua phải hành động theo tính bẩm sinh của nhân loại. Tính bẩm sinh của nhân loại bao gồm cảm giác thích và ghét, vì vậy nên tưởng thưởng và hình phạt có hiệu lực. Khi tưởng thưởng và hình phạt có hiệu lực thì cấm lệnh và pháp lệnh có thể được thiết lập, và phương pháp quốc trị được hoàn thành trọn vẹn. ''
    Hàn Phi quan niệm rằng nhà vua dùng luật pháp để quản trị nhân dân nhưng muốn cho việc quản thống quốc sự được hữu hiệu thì nhà vua còn phải trông cậy đến sự giúp đỡ của quan tướng. Khi nhà vua biết học hỏi và áp dụng thuật dùng người do Hàn Phi đề nghị thì vua có thể không cần làm mà cũng có thể an bang tế thế (vô vi nhi trị). Thuật khác với pháp luật ở chỗ là thuật không có minh bạch và không được công bố rõ ràng như pháp luật bởi vì chỉ có vua mới sử dụng đến thuật để cai quản quan tướng.
    Thuật dùng người của Hàn Phi đòi hỏi lãnh tụ quốc gia phải quy định hay pháp hóa nhiệm vụ của quan tướng rõ ràng và sau đó giao trách nhiệm hành pháp cho nhân vật có khả năng tương xứng. Quan tướng phải có trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ được giao phó, và lãnh tụ quốc gia không cần lưu tâm đến phương pháp hành động của họ ngoại trừ việc cho người dò xét hành vi của họ (để đề phòng họ phản bội). Cứu cánh quan trọng hơn phương tiện, và quan tướng phải biết tìm mọi phương tiện để đạt cho được cứu cánh. Khi quan tướng hoàn thành nhiệm vụ thì được trọng thưởng, nhưng nếu thất bại thì phải chịu hình phạt. Với phương pháp dùng người này, nhà vua có thể loại trừ thành phần bất tài; và chỉ những người có khả năng mới dám nhận lãnh trách nhiệm quản trị quốc sự.
    ''Khi quần thần thỉnh cầu,vua trao việc tương xứng theo những gì quần thần thỉnh cầu, nhưng bắt buộc quần thần chịu hoàn toàn trách nhiệm hoàn thành công việc một cách tương xứng. Khi sự thành công tương xứng công việc, và công việc tương xứng lời thỉnh cầu của quần thần, quần thần được tưởng thưởng. Nếu sự thành công không tương xứng công việc, hay công việc không tương xứng lời thỉnh cầu của quần thần, quần thần bị trừng phạt. ''
    Nhà vua phải đề phòng năm điều kỵ bao gồm: (i) quan tướng phản bội; (ii) quan tướng nắm trọn tài lợi; (iii) quan tướng tự ý hạ lệnh bất kể đến uy quyền của nhà vua; (iv) quan tướng liên kết tạo phản; và (v) quan tướng tổ chức lực lượng riêng. Nhà vua không thể để bị rơi vào vòng kiểm soát của quan tướng hay để bị đầu độc bởi những lời xiểm nịnh. Khi cầm quyền quản thống quốc sự, chiêu bài của vua là ''không tin bất cứ ai để mất nước; '' do đó vua phải luôn luôn dò xét kẻ dưới để họ lo lắng sinh nghi và sợ hãi mà không dám có gian ý.
    ''Cho nên nói là làm vua thì phải bỏ lòng ham thích, lòng căm ghét đi thì kẻ dưới không biết được ý vua (để xiểm nịnh); kẻ dưới không biết được ý vua thì vua không bị che lấp. ''
    Hàn Phi tin rằng quần thần vốn có ác tính bẩm sinh cho nên ai cũng ham muốn ngai vàng và luôn luôn mong chờ cơ hội để giết vua đoạt ngôi. Ông khuyên nhà vua phải đề phòng quần thần đừng để họ vượt ra khỏi chu vi quyền hạn do vua quy định bởi vì quyền lợi của vua không bao giờ giống như quyền lợi của quần thần.
    ''Ông vua nào biết rằng cái lợi của vua và tôi thần khác nhau thì làm vương, ông vua nào cho là cái lợi của vua và tôi thần chung nhau thì tất bị cướp ngôi, ông vua nào cho bề tôi cộng sự với mình thì tất bị sát hại. ''

    Hàn Phi khuyên nhà vua nên bắt chước việc Hàn Chiêu Hầu giết quan lo về vương mão để răn đe bề tôi. Khi Hàn Chiêu Hầu say rượu ngủ quên, quan điển quan (lo vương mão) sợ vua nhiễm lạnh cho nên lấy vương bào đắp cho vua. Khi tỉnh dậy, vua liền khiển trách quan điển y (lo vương bào) vì không chu toàn nhiệm vụ, và ra lệnh giết quan điển quan vì dám vượt qua chức phận lo vương mão của hắn. Hàn Chiêu Hầu phải làm như để răn đe quần thần khiến họ không dám tự ý vượt quá quyền hạn được vua giao.
    Hàn Phi tin tưởng rằng với luật pháp nghiêm minh và kỹ thuật dùng người của ông, nhà vua có thể quản trị nhân dân và quản thống quốc sự hữu hiệu, tốt đẹp mà không sợ bị kẻ dưới phản bội. Khi nhà vua biết áp dụng sách lược pháp chế của ông thì nhà vua có thể không cần làm mà cũng an định được quốc dân (vô vi nhi trị).
    .......... Dương Thành Lợi: Triết Lý Quốc Trị Ðông Phương,tr.101-157
  2. buddha__vn

    buddha__vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2003
    Bài viết:
    236
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn!
    Mình không hiểu động cơ tìm hiểu về Thiền của bạn là gì, mà bạn lại đi lựa chọn sách viết về Thiền theo tiếu chuẩn nhiều người cho là hay???????????
    Mình chỉ có một gợi ý là trước khi đọc những sách về Thiền, bạn nên nghiên cứu "Kinh Thủ Lăng Nghiêm". Chỉ khi nào hiểu được ý nghĩa của thuật ngữ "Cái biết" trong Kinh Thủ Lăng nghiêm, thì khi đó mới nên tìm hiểu về Thiền.
  3. Suongroi

    Suongroi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2003
    Bài viết:
    160
    Đã được thích:
    0
    Không tìm sách nhiều người cho là hay thì tìm sách nhiều người cho là dở hay sao bạn ? Nhưng qua cách bạn giới thiệu thì mình tin cuốn Kinh Thủ Lăng Nghiêm gì đó là hay , và mình sẽ tìm đọc .
    Còn động cơ mình tìm hiểu thiền là khi đọc một bài viết , mình thấy người ta có nhắc đến câu " hoát nhiên đốn ngộ " , nên mình muốn tìm hiểu nghĩa của nó là gì , nhưng mà hình như không thiền vẫn có thể " ngộ " được , nên đúng là mình đang rất quan tâm đến " Cái biết " trước , rồi " thiền " sau ..
    Cám ơn bạn .
  4. ngophuclong

    ngophuclong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/10/2003
    Bài viết:
    100
    Đã được thích:
    0
    Muốn hiểu về Khổng tử thì theo tôi không cuốn nào hay bằng cuốn Luận ngữ...còn Thiền học thì bạn cứ thử đọc cuốn Tâm kinh của Osho viết., hoặc Thiền luận của Suzuki...!
    Mấy thứ triết học phương Đông thì nhiều khi bạn phải hiểu rằng như Nguyễn Duy Cần đã nói, những kiến thức tự bản thân đã rất khó hiểu lại được viết theo lối gợi mở là chính . Vì vậy bạn chỉ có thể hiểu được nó, khi chính bản thân phải tự trải nghiệm một cách lắng đọng, thì những thứ bạn đọc nó sẽ vang dội trong tâm tư và bạn sẽ hiểu nó một cách linh hoạt hơn.
  5. ngophuclong

    ngophuclong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/10/2003
    Bài viết:
    100
    Đã được thích:
    0
    Nếu vì muốn biết trước, rồi thiền sau để hiểu rõ hơn thì bạn đã nhầm ngay từ cái nhìn ban đầu thì ....nghiệp sẽ lẩn quẩn mà thôi. !...chi bằng bạn cứ thiền và thực hành ngay những điều mà đức Khổng đã giảng dạy như hiếu với cha mẹ,...để xem bản thân mình sẽ tiến bộ thế nào sẽ rõ ngay, sau đó, đọc sách bạn sẽ càng hiểu rõ hơn mà thôi.!...đó cũng chính là tinh thần của câu "hoát nhiên đốn ngộ" ???
  6. Suongroi

    Suongroi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2003
    Bài viết:
    160
    Đã được thích:
    0
    Híc , không biết thiền nó cao siêu cỡ nào mà khi mình hỏi ai về thiền họ cũng tỏ thái độ dò hỏi rất chi khinh mạn , nào là động cơ tìm hiểu thiền là gì , đọc thiền để làm gì ... cứ làm như mình tìm đọc để khoe mẽ vậy . Thực ra thiền có khó đến mức không thể với tới không , hay là những điều giản dị dễ hiểu từ chính cuộc đời thường ? nếu cứ nhìn nhận như vậy thì có đọc sách nhiều cũng chả sở đắc được bao nhiêu
  7. dreamweaver

    dreamweaver Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/03/2002
    Bài viết:
    265
    Đã được thích:
    0
    Vào thientongvietnam.info phan Kinh Sach và thuvienhoasen.org phần ***** Thiền là bạn biết thiền là kí rì .
    Đặc biệt là phần của hoà thượng Duy Lực .
  8. caterpilla

    caterpilla Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2003
    Bài viết:
    322
    Đã được thích:
    0
    Lafo tư? nói " Đạo kha? đạo vi thươ?ng đạo " .
    Đạo ma? dâng được , thi? ai chă?ng dâng nó cho vua mi?nh . Đạo ma? tiến được , thi? ai ma? chă?ng tiến nó cho cha mẹ mi?nh . Đạo ma? ba?o ngươ?i được , thi? ai ma? chă?ng ba?o anh em mi?nh .
    Thiê?n cufng vậy .
  9. doi_la_vay

    doi_la_vay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2004
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Cũng có trường hợp chưa tu mà cũng ngộ nhưng hiếm lắm . Như trường hợp bồ tát thị hiện , hay như Lục tổ Huệ Năng.Một số người nhờ phước lớn , không cần tu nhiều mà vẫn nhập định được , thậm chí là nhập sơ thiền , nhị thiền.Nhưng người như vậy cũng ít.Còn bình thường thì cứ từ từ thôi , quan trọng là thực hiện theo Bát Chánh Đạo,làm nhiều chánh nghiệp vào để tạo phước.Không phải cứ đọc kinh sách nhiều là ngộ.
    Còn nếu có người hỏi bạn động cơ tìm hiểu thiền cũng có lí do.Người học thiền, kể cả thiền của ngoại đạo có thể mắc vào động cơ sau : một là tò mò , nghe người ta nói thiền cao siêu cũng muốn thử xem nó thế nào . Hai là học thiền để đạt tới khả năng hơn người như trí tuệ sức khoẻ hay thần thông...Gặp người tinh người ta biết ngay không cần hỏi.Nên có người hỏi bạn chỉ cười là được rồi.Nếu thật tâm muốn học Phật pháp thì thế nào cũng được độ
  10. qwertzy

    qwertzy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/10/2004
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    Thủ Lăng Nghiêm là bộ kinh vô cùng sâu sắc và then chốt, vì nó có tư tưởng thượng thừa liễu nghĩa, chứng được kinh này tức là đã vượt qua được cái nhị nguyên của nhiều kinh sách khác. Nay có cô em muốn tìm đọc, tui thật lòng khuyên bảo.
    Không phải chỉ có một con đường đưa ta đến giác ngộ, và mỗi con đường dẫn đến đó theo 1 cách khác nhau. Thiền Tông dẫn đến hoát nhiên đốn ngộ (hay hoát nhiên đại ngộ), tức là đạt được bổn tâm một cách bất ngờ. Thiền sư rất nổi tiếng BANKEI, người đã viết Tâm Bất Sanh, là một ví dụ điển hình.

Chia sẻ trang này