1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lạm phát thời nhà Hồ là như thế nào?

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi JushinII, 20/06/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. JushinII

    JushinII Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2010
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Lạm phát thời nhà Hồ là như thế nào?

    Chào mọi người, em là một thành viên mới.
    Trước đây em từng đọc qua một số tài liệu tham khảo viết về triều đại nhà Tống bên Trung Hoa, thời ấy bên họ có phát hành tiền giấy, rồi sau này thời Nguyên, Minh, cũng có phát hành tiền giấy. Nhưng rất thường hay xảy ra tình trạng lạm phát, và triều đình cũng không thể điều tiết thị trường một cách hiệu quả được, đến nỗi người ta phải đẩy cả xe tiền đi mua đồ!.
    Sau này khi em đọc lại sử về giai đoạn nhà Hồ ở Việt Nam, thì thấy năm 1396 Hồ Quý Li có phát hành tiền giấy, vẽ hình rong, sóng, phụng, rồng...để thay thế nguồn đồng đương dần khan hiếm và một số lí do khác. Rồi ở triều đại này cũng xảy ra tệ lạm phát.
    Vậy nên em có một số câu hỏi nhỏ:
    - Việc phát hành tiền giấy có phải là nguyên nhân gây ra nan lạm phát thời ấy?
    - Nếu như phải thì việc thu hồi lại tiền giấy có thể dứt được nạn lạm phát hay không? Và nếu không phải thì nguyên nhân nào gây ra lạm phát?
    - Việc người ta làm tiền giấy giả có phải ảnh huởng rất lớn đến thị trường thời bấy giờ?
    - Tiền giấy có giá trị pháp định, nhưng tiền đồng thì đương khan hiếm, vậy có cách nào giải quyết để đem lại cho người dân đủ tiền để chi tiêu?
    Đấy là mấy câu hỏi nhỏ em cần cho bài tiểu luận, rất mong được mọi người giúp đỡ.
  2. nongdanopho

    nongdanopho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/06/2008
    Bài viết:
    172
    Đã được thích:
    0
    đấy là những vấn đề hay, có điều khoai lắm. Có lẽ ngay cả các chuyên gia lịch sử cổ trung VN hiện nay cũng muốn lí giải cặn kẽ, nhưng tư liệu lịch sử thì ko nhiều.
    với lại, giới sử gia hiện nay cũng ko chuyên về kinh tế lắm, nên cũng khó mà lí giải một cách khoa học.
  3. khucxuongto

    khucxuongto Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2008
    Bài viết:
    128
    Đã được thích:
    0
    bản chất của tiền là vật ngang giá cho mọi loại hàng hoá khác cho nên nó có giá trị tương đương với lượng hàng hoá (tài sản) mà quốc gia hay tổ chức nắm giữ.
    + việc in lượng tiền nhiều hơn lượng tài sản thực có hoặc làm ra thì sẽ dẫn đến lạm phát, tức giá trị của đồng tiền sẽ tỉ lệ nghịch với lượng tiền đưọc bơm ra.
    + ngày xứa do không có cơ chế dám sát , đánh giá mà quy ra giá trị cho chuẩn , việc in ra trên cơ sở ý trí của nhà vua hoặc đại thần bộ hộ nên càng ngày sẽ càng lạm phát là dễ hiểu
  4. taichinhvn

    taichinhvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/09/2010
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    hành động xem thường thành viên TTVN , Mod của F319 không cho đăng ký thành viên dù chúng tôi là thành viên của TTVN

    THÔNG BÁO

    Sorry, registration has been disabled by the administrator.

    LÀ XEM THƯỜNG THÀNH VIÊN CỦA TTVN

    kiện
    http://f319.com/home
    và TTVNOL
  5. bhavaghita

    bhavaghita Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/09/2010
    Bài viết:
    3.577
    Đã được thích:
    2

    bạn nói cũng có ý đúng nhưng tôi xin bổ sung thêm. Các quý tộc nhà TRần còn sót lại đã cho in tiền giả để phá hoại nhà Hồ, điều này càng làm cho tình hình của Hồ Quý Ly thêm trầm trọng, lúc này thực lực của các vương thất và các quý tộc nhà Trần vẫn còn rất lớn. lại được 1 số người dân ủng hộ, chính Nhà Minh khi vào nước ta cũng dùng chiêu "phù Trần diệt Hồ". Chính những quý tộc này đã cầu cứu nhà Minh và thậm chí còn làm gián điệp đễ quân Minh tiêu diệt nhà Hồ.
    Tôi vẫn phục nhất là nhà Mạc. họ có thể thua, có thể mất ngôi nhưng không bao giờ làm việc "cõng rắn cắn gà nhà" rước quân Minh vào chiếm đất nước, Nhà Trần trước kia cũng làm, nhà Lê thời Nguyễn Kim và Lê Trang Tông cũng làm, Lê chiêu Thống và Nguyễn Ánh cũng làm. Chỉ có 1 triều đại duy nhất không làm dù cho họ có cơ hội. Đó là nhà Mạc và người đáng được biểu dương là Mạc Ngọc Liễn. Nhà Mạc rất có nhiều người tài nhưng tiếc là lịch sử ít khi đề cập đến họ, ngoài Nguyễn Bỉnh Khiêm ra còn có rất nhiều cao thủ như: Mạc kính Điển, Nguyễn Quyện, Giáp Hải, Mạc Ngọc Liễn...
  6. bondeptrai

    bondeptrai Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    17/08/2009
    Bài viết:
    968
    Đã được thích:
    21
    Ấn tượng của em về Hồ Quý Ly là 1 tên phản nghịch, giết vua cướp ngôi. Gần đây có ai đó lăng xê ông ta lên đòi lấy tên đặt cho phố nọ phố kia dù đối với đất nước này ông ta chẳng có chút công trạng nào cả. bác nào hiểu biết cho em thêm chút thông tin về nhân vật lịch sử này
  7. bhavaghita

    bhavaghita Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/09/2010
    Bài viết:
    3.577
    Đã được thích:
    2
    Những gì Hồ Quý Ly làm với nhà Trần chỉ là bản sao của những gì Trần Thủ Độ làm với nhà Lý. còn nếu bác muốn tìm hiểu về ông ta thì hãy tìm đọc quyển sách viết về Hồ Quý Ly của 1 tác giả viết trong giai đoạn gần đây, viết tương đối đầy đủ và chính xác, rất tiếc quên mất tên tác giả rồi
  8. home124

    home124 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Bài viết:
    4.208
    Đã được thích:
    2.411
    Lạm phát chả liên quan đến tiền làm bằng cái gì, liên quan duy nhất là bao nhiêu tiền mua được cái gì.

    Thế thôi. Thời buổi nhà Hồ lên chân ướt chân ráo bập ngay vào chiến tranh, tâm lý người dân bất an, hàng hoá khan hiếm đắt đỏ là chuyện thường tình trong thời chiến và chuyển giao quyền lực.

    Kinh tế phát triển ổn định thì tỉ lệ lạm phát sẽ giảm xuống, chẳng bao giờ hết lạm phát cả.
  9. AtHere

    AtHere Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/03/2009
    Bài viết:
    273
    Đã được thích:
    2
    Cuối thời Trần, triều đình thối nát, để cho giặc Chiêm đánh vào tận kinh đô, dân chúng lầm than nên phải lật đổ là tất yếu. Có điều Hồ Quý Ly thiếu đức nên không thu phục được lòng người nên thất bại trong việc chống giặc Minh .
  10. htcuong

    htcuong Phải lấy người như anh!

    Tham gia ngày:
    13/02/2002
    Bài viết:
    6.542
    Đã được thích:
    9
    Nói thế cũng ko hoàn toàn đúng, nhà Mạc ko dẫn quân Minh vào nước chưa hẳn là vì họ ko muốn mà còn do Minh triều thực tế ko đủ thực lực nam chinh. Nhà Minh bên ngoài thì bị Mông Cổ, Nữ Chân uy hiếp, bên trong thì dân chúng nổi dạy, hoàng đế thì ở lỳ trong cấm cung, hoạn quan nắm quyền trong triều, làm gì có dã tâm cũng như khả năng mà kéo sang nước ta. Nếu như ở thời kỳ nhà Hồ, Minh triều mới lập, tướng khỏe quân tinh thì dù họ Mặc ko mời, quân Minh cũng chả tha đâu.
    Mặc Đăng Dung thần phục nhà Minh, cắt đất xưng thần, quan tước được ban cũng chỉ là một đô thống chứ cũng ko phải là quốc vương, vị thế so với các triều trước rõ ràng là kém hẳn. Con cháu họ Mặc sau này chạy lên Cao Bằng, trước dựa vào Minh triều, sau nhờ vào Thanh đình mới giữ được 1 góc, sau này họ Mạc theo Ngô Tam Quế phản Thanh, cho thấy rõ ràng vẫn nuôi mộng mượn sức người Tàu để mà giành lại nước.

Chia sẻ trang này