1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Làm phim 3D !?

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi thanh786, 21/02/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. thanh786

    thanh786 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/10/2005
    Bài viết:
    806
    Đã được thích:
    0
    Làm phim 3D !?

    Ta biết phim thực chất là chiếu liên tiếp các ảnh ở tốc độ 24hình/s.
    Ta có thể tạo ra cảnh 3 chiều bằng cách như sau có được không:
    Dùng một máy quay có hai ống quay A và B( như hai con mắt),quay các sự vật. Máy quay được thiết kế sao cho việc lưu hình diễn ra như sau:
    Lưu theo thứ tự xen kẻ : Cứ lưu 1 ảnh của ống A thì quay sang lưu 1 ảnh của ống B và liên tiếp như vậy với tốc độ đủ cao . Kết quả ta được một đoạn phim mà các hình ảnh là sự xen kẻ của hai ống quay A và B. Bây giờ ta chiếu nó lên màn hình vi tính hay TV chẳng hạn ta sẻ được một đoạn phim 3D. Các bác thấy thế nào ?
  2. dcl202

    dcl202 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2005
    Bài viết:
    150
    Đã được thích:
    0
    Không thể làm như vậy được, bạn sẽ chỉ xem được những hình ảnh động nhòe nhoẹt và rung đến chóng mặt mà thôi. Bởi vì hiển nhiên hình ảnh của các camera A và B sẽ khác nhau đôi chút, khi xen kẽ chiếu các hình ảnh đó với tần suất cao (vài chục hình/giây) thì ai cũng phải hoa mắt. Vấn đề ở chỗ: phải làm sao cho mắt trái chỉ thấy hình ảnh của camera A (cũng phải đặt bên trái khi quay) và mắt phải chỉ thấy hình ảnh của camera B (đặt bên phải camera A). Đây cũng chính là kỹ thuật tạo ảnh tĩnh 3D. Để làm như vậy, có một số cách như sau:
    1.  Đeo kính lọc màu: trước đây, người ta làm phim đơn sắc rồi nhuộm màu và in chồng lên nhau, ảnh của camera A nhuộm đỏ còn B thì nhuộm xanh dương. Như vậy, mỗi ảnh khi chiếu lên sẽ thấy  đồng thời 2 hình hơi lệch nhau chút ít (tùy thuộc vào khoảng cách giữa 2 camera và giữa chúng với vật được ghi hình). Nếu không đeo kính thì ta chẳng thấy nổi gì, nhưng nếu đeo kính vào thì sẽ thấy nổi. Kính này là loại có mắt bên trái màu đỏ, bên phải xanh dương, vì thế, mắt trái chỉ thấy ảnh do camera A ghi và được nhuộm đỏ, còn mắt phải chỉ thấy ảnh do camera B ghi và được nhuộm xanh. Xem vài phút thì do cơ chế tự điều tiết sắc độ của mắt mà ta không còn cảm thấy phim có màu sắc do nhuộm nữa, cứ y như xem đen-trắng vậy. Thực tế, ta có cảm giác chỉ xem thấy hình ảnh phẳng nhưng bong ra khỏi màn hình nền một khoảng chứ không phải là 3D thực sự. Rõ ràng là phương pháp này có quá nhiều hạn chế.
    2.  Đeo kính phân cực ánh sáng: tại một số trung tâm giải trí, phương pháp này tạo được những hiệu quả phải nói là khủng khiếp thực sự. Họ dùng màn hình kiểu máy chiếu hắt chứ không phải màn vải thông thường, lần lượt chiếu các hình ảnh cho từng mắt xem. Do tính chất phân cực của ánh sáng khi đi qua màn hình đặc biệt này mà chúng sẽ bị phân cực ngang hoặc dọc, ví dụ cứ một ảnh của camera A được phân cực ngang thì lại đến 1 ảnh của camera B được phân cực dọc. Kính lọc cho người xem đeo cũng được phủ các lớp lọc phân cực (mà bạn thấy các màn hình tinh thể lỏng đều dùng) khiến cho mắt trái chỉ thấy ánh sáng phân cực ngang tức là ảnh của camera A và mắt phải chỉ thấy anh phân cực dọc của camera B. Các đoạn phim xem bằng công nghệ này có đầy đủ màu sắc và nổi thực sự, vô cùng ấn tượng.
    3. Một loại kính mà gần đây mới xuất hiện, tôi không rõ tên chính xác là gì, hoạt động thế này: mỗi mắt kính là một màn hình LCD độc lập, cung cấp cho ta hình ảnh của từng máy camera. Loại kính này đầu tiên áp dụng cho các giả lập hiện thực ảo phục vụ huấn luyện phi công, sau đó là thiết kế đồ họa 3D và bây giờ bắt đầu ứng dụng cho game. Chắc chắn là hiệu quả của công nghệ này thì miễn chê, chỉ có điều là nó khá cô lập kiểu như ta nghe nhạc bằng headphone, có thể ít thông dụng cho trình chiếu rộng rãi như phim hoặc TV.

Chia sẻ trang này