1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Làm sao cho Nha Trang-Khánh Hòa không chảy máu chất xám???

Chủ đề trong 'Nha Trang' bởi tuanmapnt, 04/04/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tranvietanhtuan

    tranvietanhtuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/09/2005
    Bài viết:
    1.404
    Đã được thích:
    0
    Còn nhắc đến lương là còn...nghèo lâu
  2. saoviet412

    saoviet412 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    1.129
    Đã được thích:
    0
    Hì!Cái topic này đụng đến chỗ ngứa của em từ hai ngày nay nhưng chả biết phải nói sao.Bác chủ nói đến chuyện "đời là thế", em còn biết chi để nói mặc dù trong lòng cũng lắm chuyện ọc ạch.
    Thì cũng lại cái chuyện "cơm, áo, gạo, tiền", cãi nhau có mà đến cả đời.Còn góp ý để xây dựng quê hương thì được mấy người yêu, và đã yêu thì chắc gì đã được yêu lại, mà như tình yêu, phải yêu có phương pháp.Thấy bác chủ chỉ nhắc đến đồng $, em là em cũng thấy khó chịu lắm mặc dù em không có tiền.Em không có ý trách gì bác vì nếu đặt vào hoàn cảnh của bác, có khi em cũng như bác.Mà như thế không hẳn là không yêu quê hương.
    Lại nói đến quê hương? Quê hương là gì nhỉ? Quê hương là chùm khế ngọt? Mà theo bác là chua lòm? Khi em ở Nha Trang thì quê em là Diên Khánh, khi em đi tỉnh khác thì quê em là Nha Trang _Khánh Hòa, khi em đi nước khác thì quê em lại là Việt Nam.Ấy nhưng lại không thể hiểu theo cái nghĩa đen ấy được.Tại TP Nha Trang này, có một người sẵn sàng cống hiến và đã cống hiến cả cuộc đời của mình cho TP Nha Trang và cho Việt Nam.Người em muốn nói đến là bác sĩ A.Yersin, thế thì quê hương của ông ta ở đâu? Và tại sao và làm thế nào ông đã cống hiến cho mảnh đất này?
    Nói người rồi lại nghĩ đến mình, bôn ba nhiều nơi rồi âm thầm về lại Nha Trang, yêu quê hương chăng, cuộc sống bộn bề biết bao chuyện lo toan, lắm lúc đời nó kéo mình đi tận đẩu tận đâu, thậm chí chẳng nhớ mình là ai nữa ấy chứ!
    Em không phải làm chính trị nên cũng chẳng kêu gọi các bác làm sao để cho chất xám không chảy nữa.Nhưng theo em thì chảy đâu thì chảy, cứ chảy trên sàng xuống dưới nia là được.Đừng hoài phí nó mà cống hiến cho đời, cho người thì chả chảy đi đâu mất cả.
    Nói chuyện rồi lại nhớ đến thơ, bài thơ "tiếng hát con tàu" của Chế Lan Viên trong một lá thư mẹ tôi viết cho khi đang học tại TPHCM, có đoạn sau:
    "Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ
    Nơi nào qua, lòng lại chẳng yêu thương ?
    Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
    Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn! "
    Rồi: "Nơi máu rỏ tâm hồn ta thấm đất
    Nay rạt rào đã chín trái đầu xuân."
    và: "Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
    Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương."
    Chuyện của cuộc chiến tranh thần thánh của Việt Nam đánh đổ ách đô hộ của thực dân Pháp nhưng tại sao lại không thể đúng trong thời nay.Có cần "thắp lên một tí lửa " cho thế hệ trẻ hay không?
    Cảm nhận cá nhân thôi, bản thân em còn phấn đấu nhiều để có được mức lương như của bác chủ topic.Nhưng nói suông cũng chả có ích gì, bác nào nghe được thì nghe .Em xin kết bằng mấy câu thơ cuối trong truyện Kiều:
    "Ngẫm hay muôn sự tại trời,
    Trời kia đã bắt làm người có thân.
    Bắt phong trần phải phong trần,
    Cho thanh cao mới được phần thanh cao.
    Có đâu thiên vị người nào,
    Chữ tài chữ mệnh dồi dào cả hai,
    Có tài mà cậy chi tài,
    Chữ tài liền với chữ tai một vần.
    Đã mang lấy nghiệp vào thân,
    Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa.
    Thiện căn ở tại lòng ta,
    Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.
    Lời quê chắp nhặt dông dài,
    Mua vui cũng được một vài trống canh."
  3. nhatrangmuathu

    nhatrangmuathu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2005
    Bài viết:
    2.468
    Đã được thích:
    0
    Nếu cứ nói về lương thì còn phải bàn dài dài.
    Như tui đây đâu cần nghĩ ngợi về lương - lậu, tiền bạc làm chi cho nhức đầu. Lương chỉ giúp cho ta ăn nhậu hư người thôi (nhất là khi gia nhập đối với NTC)
    Cứ nêu cao lý tưởng đã ăn vào trong máu, trong xương từ nhỏ:
    LÀM VIỆC VÌ LÝ TƯỞNG TIẾN LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI​
  4. LionessNT

    LionessNT Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/11/2007
    Bài viết:
    865
    Đã được thích:
    0
    Thảo nào bác Mèo cứ... béo phây phây!
    Tôi thấy, có người NT đem chất xám đi nơi khác đầu tư thì cũng có người từ nơi khác đến NT đầu tư chất xám. Chất xám muốn chảy đi đâu thì chảy, miễn đúng nơi đúng chỗ.
    Lương 12tr/tháng mà chi phí tới 10tr/tháng thì có hơn gì lương 3tr mà chi phí 2tr đâu nhỉ? Khối anh thấy kiếm tiền dễ quá bèn tiêu xài cho xả láng cuộc đời lúc về già lại vác bị gậy đó thôi.
  5. motthoang_hn02

    motthoang_hn02 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2005
    Bài viết:
    12.948
    Đã được thích:
    1
    Úi xời chất xám trôi đi thì coá chất xám khác chảy về chứ, quy luật tuần hoàn mờ bởi các kụ đã nói : Hiền tài là nguyên khí của quốc gia
    Bít đâu coá ngày lào í, miềng cũng.............chảy vào NTC
  6. comondos

    comondos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/10/2004
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    0
    Tui đọc mấy dòng chữ của mấy pác NTC mà tức oái máu.
    @NTMT: làm việc vì lý tưởng tiến lên Chủ Nghĩa xã hội: Hơ hơ bác có hiểu Chủ Nghĩa xã hội là gì ko? Bác nói nghe đao to búa lớn quá nhưng câu này danh cho bác Nông ** nói thì hay hơn nhe, pác nói coi chừng...bóc lịch đấy.
    @motthoang_hn2: Qui luật gì kì zị: chất xám trôi đi thì chất xám khác chảy về chứ: chắc mấy người làm việc ở nhà nước sau đó ra ngoài làm rồi một thời gian rồi quay lại làm nhà nước chắc, hay là cứ thế hệ này qua thế hệ khác ngừơi tài cứ ra ngoài làm việc. Còn hiền tài là nguyên khí của quốc gia thì đừng có mơ ở đất nước này nhé.Bác người tài mà bản lý lịch ko "sạch sẽ" thì đừng hòng mà lên chức ở các cơ quan nhà nước, công quyền.
    -Thực ra Nha Trang chỉ có bé xíu chủ yếu dựa vào du lịch mà phát triển (40%GDP cả tỉnh dựa vào du lịch), nhưng doanh nghiệp du lịch to to cỡ 2 hoặc 3 chớ mấy vậy thì làm gì có cạnh tranh về dịch vụ,,mà ko cạnh tranh về dịch vụ thì đâu cần con người, mà ko cần thì đâu cần đãi ngộ nhiều ---> lương bèo bọt
    - Chất xám chỉ tập trung những nơi cạnh tranh, được sử dụng đúng, được tôn trọng, được phát triển và mọi thứ đều phải pro và clear các pác ạ.
    Tui cũng đang làm việc tại SG và điều hành 2 cty cùng 1 lúc, lương của tui bi giờ khoảng 20chai/tháng.Nói chung muốn làm việc thì phải dứt khóat là ở SG (ít nhất là tại thời điểm này)
  7. motthoang_hn02

    motthoang_hn02 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2005
    Bài viết:
    12.948
    Đã được thích:
    1
    Nhà bác chưa hiểu í của iem
    í của iem là nếu 1 người tài giỏi của NT mà đi nơi khác (vì dụ ra lập nghiệp hẳn ở miền Bắc hoặc ra nước ngoài ) thì sẽ có 1 người nào đó cũng giỏi trong lĩnh vực nào đó rùi vô NT tạo dựng sự nghiệp, làm giàu cho chính họ - cho nơi mà họ chọn làm điểm dừng chân ấy (điều đó hông là quy luật sao? )
    Mà hông chỉ ở NT mà tất cả các tỉnh - thành phố khác có lẽ cũng như vậy, đó là sự luân chuyển chất xám
  8. minhuVH

    minhuVH Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2007
    Bài viết:
    2.378
    Đã được thích:
    0
    Ít nữa chắc phải ôm sách vở tầm Pác ni học Đạo đây
    Ý tưởng táo bạo, những cái mới mẻ hay những gì tương tự thế thì cứ phải là người làm to hay nổi tiếng mới được nói ra hay sao ? Tư tưởng ????????????
    Đã hôk thông cái ý người ta rồi còn đưa ra mà luận bàn.
    "Còn hiền tài là nguyên khí của quốc gia thì đừng có mơ ở đất nước này " . Vậy chính sách chiêu hiền đãi sĩ của Đất nước đang để làm gì ?
    Bác người tài mà bản lý lịch ko "sạch sẽ" thì đừng hòng mà lên chức ở các cơ quan nhà nước, công quyền : Ha ha . Sạch sẽ này là sạch sẽ thế nào ? Vơ sạch vét sẽ à ? Quản lý sạch sẽ ư ? vậy đã không khui ra bao nhiêu là vụ bẩn thỉu mà có nhiều quan chức dính vào
    Lương 20chai/tháng nhưng đời sống thế nào ? Và đã chi bao nhiêu để có 20 chai đó ? có ung dung tự tại như như bao người trong đó cả thằng tui chỉ hơn 1 chai /tháng
  9. nuquainhatrang

    nuquainhatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2005
    Bài viết:
    1.596
    Đã được thích:
    0
    Sáng nay ngồi điền hồ sơ xin việc cho ông anh để đem lên chính quyền ký. Thấy cái tờ Sơ yếu lý lịch mà quải như ăn ngải.
    I. Quan hệ gia đình:
    _ Họ tên cha mẹ.
    _ Sinh quán trú quán.
    _ Trước Cách Mạng, sau Cách mạng trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, làm gì cho địch? (Chức vụ, cấp bậc, sắc lính, ở đâu?)
    _ Làm gì cho Cách Mạng? Chức vụ, nơi công tác
    II. Quan hệ xã hội:
    Nói rõ bản thân từ nhỏ đến nay thường quan hệ bạn bè thân thiết nhất là ai? Những người này trước đây và trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, làm gì cho địch, làm gì cho Cách mạng? Hiện nay người đó ở đâu? làm gì? Ai biết?
    III. Lịch sử bản thân.
    _ Trước Cách Mạng tháng 8/1945 làm gì? ở đâu? Từ 1945 - 1954? Từ 1955 - 1975 làm gì cho địch, chức vụ, cấp bậc, sắc lính? Làm gì cho CM, chức vụ, cấp bậc nơi công tác? Ai biết việc này? Người đó hiện ở đâu?
    _ Tham gia các Đảng phái ********* gì? Ai cầm đầu? Có bao nhiêu đảng viên? Ghi rõ từng người, nơi làm việc??
    IV. Quá trình tham gia Cách Mạng:
    _ đã học tập các lớp huấn luyện nào của nguỵ quyền SG? Thời gian bao lâu? Trường nào? Nội dung gì?.....
    VIII. Tự nhận xét:
    _ Qua quá trình làm việc cho chính quyền SG có những ưu khuyết điểm gì?
    _ Quá trình tham gia CM có những ưu điểm gì?
    ...............................
    Em còn nhớ tờ sơ yếu lý lịch này có từ lâu lắm rồi. Vậy mà giờ đây, năm 2008, gia nhập WTO, mở cửa......... vẫn còn dùng lại mẫu này. Còn nhìn về quá khứ là còn "chảy máu"......Còn dùng những từ ngữ "chuyên môn" này là còn "mất xám"
  10. saoviet412

    saoviet412 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    1.129
    Đã được thích:
    0
    Nghe các bác bàn luận, topic này ngày càng sôi nổi.Sôi nổi vì nó đang là vấn đề nổi cộm thuộc bậc nhất hiện nay khi biết bao nhiêu cuộc khủng hoảng và nguy cơ đang đến trên đà phát triển hiện nay. Bài trước đã viết dài, nghĩ bài này viết vừa phải để dành bài sau.Em chỉ xin đưa vài lời tham gia.
    Bản thân mình chưa làm được gì nhưng em cũng mong các bác nói đi rồi hãy nghĩ lại, chỉ thấy cái mất mà chưa thấy cái được thì bức xúc cũng chỉ là chuyện thường tình ở đời.
    Chảy máu chất xám, Việt Nam cũng đang đau đầu đến chuyện đãi ngộ nhân tài, nhưng ngẫm đi nghĩ lại, hàng hoá -sức lao động không là một loại hàng hoá tầm thường nhưng cũng sẽ trao đổi giá trị lẫn nhau (theo bác motthoang_hn thì chảy đi rồi chảy lại) giữa các vùng miền và các quốc gia, không nên câu nệ quá chuyện này.Có thể đọc thêm ở đây và suy ngẫm : http://vietnamnet.vn/giaoduc/2005/07/471885/ . Tuy nhiên cần cân nhắc giữa cái được và cái mất, chúng ta chưa hiền đãi được nhân tài: http://www.vnn.vn/giaoduc/2005/07/467749/
    "Nếu nhìn vấn đề ở góc độ lịch sử, những cái đang trở thành nhược điểm của người Việt Nam hiện nay chủ yếu được hình thành trong thế kỷ 20.
    Một thế kỷ đầy biến động, chúng ta kế thừa một thứ chủ nghĩa phong kiến để chống chủ nghĩa thực dân và đế quốc, và quy luật chiến tranh đè bẹp, lấn át mọi quy luật kinh tế xã hội. Ở miền Bắc hình thành cơ chế bao cấp . Nhưng bao cấp, nhất là bao cấp kéo dài sau năm 1975 lại làm nảy sinh hai đứa con tệ hại là thói đạo đức giả và thói vô trách nhiệm.
    Báo "Ong đất" của Bungari nhìn lại thời kỳ này của chính họ, đã tổng kết nên 6 nghịch lý mà ta có thể tham khảo :
    - Ai cũng có việc làm nhưng không ai làm việc.
    - Ai cũng không làm việc nhưng ai cũng có lương.
    - Ai cũng có lương nhưng không ai đủ sống.
    - Ai cũng không đủ sống nhưng ai cũng sống.
    - Ai cũng sống nhưng không ai hài lòng.
    - Ai cũng không hài lòng nhưng ai cũng giơ tay "đồng ý".
    Bây giờ cơ chế thị trường lại sinh ra hai đứa con là nóng ruột kiếm tiền và cắm đầu hưởng thụ.
    Mọi nhược điểm chỉ phát huy tác dụng trong môi trường của bốn thói xấu này." (Theo Wattpad)
    Liên Xô cũ đã có một thời gian huy hoàng nhưng rồi được thay thế bởi nước Nga tư bản, tuy nhiên vị tổng thống thành công nhất của nước Nga hiện nay, V.Putin đã nói một câu: "Những ai không nhớ về thời kỳ Xô viết thì không có trái tim, còn những ai không tận dụng vận hội mới thì không có trí óc.".
    Đúng vậy, chúng ta không thể trách cứ quá khứ vì chắc chắn rằng không bao giờ nó thay đổi được.Điều cần phải làm là hãy nhìn tới tương lai, tuy đường đi có nhiều chông gai, khó khăn, nhưng nếu có định hướng tốt, mà chúng ta đã định hướng rồi, lý tưởng tốt, có ý chí,có phương pháp thì vấn đề là thời gian mà thôi.Còn chủ quan duy ý chí thì sẽ không bao giờ đi đúng đường và sẽ sai lệch, càng ngày càng xa mục tiêu chung của xã hội.
    Tôi xin tạm kết bằng đoạn điệp khúc của bài hát "Khát vọng tuổi trẻ" của NS.Vũ Hoàng:
    "Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta, mà cần hỏi ta đã làm gì cho tổ quốc hôm nay."

Chia sẻ trang này