1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Làm sao có thể đánh giá được giầy vàng, bạc, đồng nhôm sắt hay đất sét?

Chủ đề trong 'Dancing' bởi Prebronzer, 22/07/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Prebronzer

    Prebronzer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0
    Làm sao có thể đánh giá được giầy vàng, bạc, đồng nhôm sắt hay đất sét?

    Xin tạm gọi xê ri bài này kiểu này của Prebronzer là hiểu khiêu vũ và hoàn thiện tiếng Anh ( thực ra vì tiếng Anh mình phọt phẹt, dịch không hết nghĩa).
    Ra sàn thấy, mọi người chỉ chỏ đôi này là giầy vàng đôi khi là giầy bạc ở cuộc thi này cuộc thi nọ. Ngớ ngẩn, prebronzer hỏi thế thì ai chấm và biểu điểm thế nào?
    Mọi người cười vào mũi mình và nói đúng là đồ mới học nhảy có thế mà cũng không biết! Nhưng hiềm một nỗi những người biết cũng chẳng ai dạy minh cái sự biết của họ.
    Lọ mọ trên mạng thấy có một bài hình như là điều mình đang muốn biết, post đại nếu không phải các bạn luợng thứ
    -------------------------------------------------------------------------------
    How a Dance Competition is Judged
    Since many ballroom dancers attend dance competitions, it might be useful to look at a subject of interest to both spectators and competitors: What factors does a judge weigh in assessing a couple's performance?
    The criteria that a judge might choose to consider are actually too numerous to examine individually in the brief time allotted, since at least six couples are being judged simultaneously. Therefore, the judge must rely on the impression each couple makes relative to the others. The experienced judge, having seen and studied dancing at all levels, can quickly assess these factors collectively:
    Posture - one of the most important aspects. Good posture makes you look elegant and exude confidence. It improves balance and control, and allows your partner to connect well to your body in the smooth dances. One's competition result is often directly proportional to one's postural correctness. "Persistent practice of postural principles promises perfection."
    Timing - if a couple is not dancing on time with the music, no amount of proficiency in any other aspect can overcome this. The music is boss.
    Line - by this we mean the length and stretch of the body from head to toe. Attractive and well-executed lines, either curved or straight, enhance the shapes of the figures.
    Hold - the correct and unaffected positioning of the body parts when in closed dancing position. For instance, the line of the man's arms should be unbroken from elbow to elbow. Also, there should be symmetry of the man's and woman's arms coming together to form a circle, which, although changing in size, should remain constant in shape so that the dancers remain in correct body position relative to each other. The silhouette of the couple should always be pleasing.
    Poise - in smooth dancing, the stretch of the woman's body upwards and outwards and leftwards into the man's right arm to achieve balance and connection with his frame, as well as to project outward to the audience.
    Togetherness - the melding of two people's body weights into one, so that leading and following appear effortless, and the dancers are totally in synchronization with each other.
    Musicality and Expression - the basic characterization of the dance to the particular music being played and the choreographic adherence to musical phrasings and accents; also the use of light and shade to create interest value in response to these accents and phrases. For instance, in foxtrot, the stealing of time from one step to allow another to hover; or a quick speed of turn in an otherwise slow rumba; or the snap of a head *****ddenly freeze and then melt into slowness in tango.
    Presentation - Does the couple sell their dancing to the audience? Do they dance outwardly, with enthusiasm, exuding their joy of dancing and confidence in their performance? Or do they show strain and introversion?
    Power - Energy is exciting to watch. I've noticed that, in a jive, it always seems to be the most energetic couple that wins this dance. But the energy must be controlled, not wild. For instance, powerful movement is an asset in waltz or foxtrot, but only if it is channeled into the correct swing of the body, and not just by taking big steps. The lilt of the music must be matched by the action of the body. In a waltz for instance, the dancers' body action must clearly show the influence of the one down beat and two up beats. So the release of power into the beginning of a figure must be controlled and sustained during the rise at the end of the figure.
    Foot and Leg Action - the stroking of the feet across the floor in foxtrot to achieve smoothness and softness; the deliberate lifting and placing of the feet in tango to achieve a staccato action; the correct bending and straightening of the knees in rumba to create hip motion; the extension of the ankles and the pointing of the toes of the non-supporting foot to enhance the line of figure; the sequential use of the four joints (hip, knee, ankle, and toes) to achieve fullness of action and optimal power; the bending and straightening of knees and ankles in waltz to create rise and fall; the use of inside and outside edges of feet to create style and line- all fall under this most important of categories.
    Shape - Shape is the combination of turn and sway to create a look or a position. For instance, in Paso Doble, does the man create the visual appearance of maneuvering this cape? Does the lady simulate the billowing flow of the cape through space? In foxtrot, does the man use the appropriate shape on outside partner steps to enable body contact to be maintained?
    Lead and Follow - Does the man lead with his whole body instead of just his arms? Does the lady follow effortlessly or does the man have to assist her?
    Floorcraft - This refers not only to avoiding bumping into other couples, but the ability to continue dancing without pause when boxed in. It shows the command of the couple over their choreography and the ability of the man to choose and lead figures extrinsic to their usual work when the necessity presents itself.
    Intangibles - such as how a couple "look" together, whether they "fit" emotionally, their neatness of appearance, costuming, the flow of their choreography, and basically whether they look like "dancers"; all have an affect on a judge's perception and therefore on his markings.
    Different judges have different predilections in what they want to see, and weight these factors differently. One judge, for instance, might be especially interested in technique, while another wants to be moved by musicality and expression. While both factors are obviously important and need to be considered, it can result in couples getting widely disparate markings. Couples wondering what a judge saw to give them a particularly high or low mark should know that any one of the many factors listed in this article could be responsible. The use of a heel when a toe is warranted can just as easily hurt you in a judge's eyes as a meticulous closing of feet can help. Because the judge sees each couple for only a few seconds, anything that draws the attention, either positively or negatively, could very well be the deciding factor on how you are marked.
    Competitors, please be assured that virtually no qualified adjudicator will mark you for any reason other than his or her honest evaluation of your performance. Most judges hold their own opinions highly, and try to do a conscientious job. Anyway, no one judge can make or break you. The use of panel of these experts usually insures that the end result is the correct and equitable one.
    -------------------------------------------
    Nếu đúng là cái của nợ này, thì xin bác nào ở Câu lạc bộ tiếng Anh thông thạo dịch ra tiếng ta cho thiên hạ đọc.


    Prebronzer
  2. A_cay

    A_cay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2002
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0
    À bác cho hỏi đây có phải là cộng đồng ngôn ngữ bậc cao không đấy.
    Nói chung tôi học không được nhiều như bác. Bác mà tự nhận mình là phọt phẹt thì tôi sẽ là gì nữa đây.
    Khó lắm thì bác mua chương trình dịch của mấy hãng Việt Nam . Giá cũng rẻ , đâu có 9000 VNĐ, Chắc mất độ 3 tiếng Nét của bác thôi ạ.
    Chuyện gì cũng có lí do của nó........
  3. A_cay

    A_cay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2002
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0
    Đúng là chơi khiêu vũ cổ điển chỉ có dân trí thức thật. Bác nào copy sang box CLB tiếng Anh cho chúng nó sợ đi ! Chứ ở đây thì .... sợ rồi.
    Chuyện gì cũng có lí do của nó........
  4. PantherSon

    PantherSon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/09/2001
    Bài viết:
    686
    Đã được thích:
    0
    A_cay đừng bắt người khác ăn ớt kiểu đấy, tới lúc mình bị ăn hạt tiêu mới ngẫm ra chẳng sướng gì đâu. Nếu không đọc được thì để tớ dịch lược và giải thích ra cho.
    - Trong các cuộc thi khiêu vũ, do trình độ của các đôi khá đồng đều, và cùng một lúc các trọng tài phải chấm cho nhiều đôi, (tối thiểu là 6 đôi ở vòng chung kết, bán kết là 12 đôi,...), thời gian thi đấu lại ngắn (khoảng 2 phút) thì việc phân định ngôi thứ / trình độ là điều rất khó. Các trọng tài thường cho điểm theo mức ấn tượng mà các đôi tạo ra cho mình. Đôi gây ấn tượng nhất được xếp thứ nhất (1 điểm) và cứ thế xếp, điểm càng to nghĩa là càng ít ấn tượng (đúng là "càng nhiều càng ít" :) ). Cho nên trong một vòng chung kết, tất cả các lỗi kỹ thuật sẽ bị bắt rất chặt qua phần thi individual, vì trong phần này từng đôi sẽ ra nhảy riêng một sàn, bị toàn bộ mọi người soi. Còn đến phần thi group thì cả 6 đôi đều ra, nên chấm điểm được dựa trên so sánh cả 6 đôi cùng một lúc đó.
    - Dưới đây là các tiêu chí mà các trọng tài soi "các" đôi nhảy (thứ tự biểu hiện tương đối độ quan trọng của tiêu chí)
    * Dáng thân (Posture, Line, Poise): là những tiêu chí quan trọng nhất.
    Posture: cơ thể gồm nhiều khối đầu, vai, thân trên, thân dưới, hông, chân; posture là sự dáng tương quan giữa các khối của cơ thể trong một khối hoàn chỉnh. Posture tốt nghĩa là tất cả các khối đó nối theo một đường thẳng đứng, ít lệch lạc nhất (gù lưng hoặc ưỡn bụng tức là không đạt).
    Line cũng hơi giống posture, nhưng nó còn bao hàm cả khung tay, cả đầu. Line tốt nghĩa là khung tay rộng, đầu cổ thẳng.
    Poise là dáng đứng. Trọng tâm đặt trên phần nửa trước của bàn chân. Poise tốt là Nam toàn thân hơi nghiêng về phía trước một chút, Nữ căng phần thân trên, hơi nghiêng về bên trái và ra phía ngoài, đứng chắc trong khung tay của Nam để tạo một thế cân bằng tổng thể.
    Dáng thân tốt không những biểu hiện được vẻ đẹp và sự tự tin khi nhảy, mà còn góp phần rất quan trọng trong việc giữ thăng bằng và điều tiết các bước nhảy đúng kỹ thuật. Dáng thân càng chuẩn thì biểu hiện công phu luyện tập càng cao và nói chung kết quả thi đấu càng tốt.
    * Chia nhịp (Timing): nói nôm na là nhảy đúng nhạc hay không. Đây là lỗi bị bắt nặng nhất. Ví dụ dễ hiểu: nếu nhảy Cha Cha Cha theo phong cách thi đấu quốc tế mà bước "Cha" cuối cùng lại không vào phách 1 thì rất có thể là bị đánh trượt luôn.
    * Tư thế vào đôi (Hold): khi đứng vào đôi đã khó, khi chuyển động còn khó hơn. Bất kỳ nhảy ở tư thế nào, phần khung tay của cả 2 người đều phải giữ nguyên không méo mó, và cả 2 đều phải chuyển động thoải mái. Cái này trong thi đấu rất dễ bị phát hiện, khi nhảy ballroom mà tay đưa lên hạ xuống, co duỗi ra vào, thân lúc dính lúc rời thì sẽ bị bắt lỗi. Thế còn tay cầm như thế nào cho đúng và đẹp thì phải học cụ thể, mô tả ở đây tốn chữ lắm.
    * Sự đồng điệu (Togetherness): nói nôm na là 2 người chuyển động như một, từ nhịp của bước chân cho tới chuyển động của trọng tâm cơ thể. Tệ nhất là mỗi người đi một phách, người nhanh người chậm. Còn đi sai chân thì miễn bàn :)
    * Nhạc cảm và Biểu cảm (Musicality and Expression): cái này để đưa ra đánh giá "loại đôi giày gì" ở Việt Nam như tiêu đề của topic thì xa vời quá. Cái này chỉ yêu cầu cho những đôi nhảy đỉnh cao đi thi đấu Quốc tế mà thôi. Đó là phải nghe để nhảy đúng / chẵn câu nhạc với một số điệu (đúng phách chỉ là chuyện nhỏ). Hay là không nhảy "thật đúng" nhạc mà lại sai đi, nhanh hoặc chậm một tí tẹo, để tạo ra các hiệu ứng đặc biệt đặc trưng cho từng điệu nhảy. Cái này chuyên sâu quá mất rồi :)
    * Sự trình diễn (Presentation): cái đặc biệt trong thi đấu là phải có khán giả, phải trình diễn cho khán giả xem chứ không phải là nhảy một mình. Đừng nhầm lẫn mà đưa tiêu chí này ra để đánh giá các đôi nhảy ở sàn nhé, vì nhảy cho mình với thi đấu khác nhau xa lắm. Khi thi đấu những cái cười, những ánh mắt đúng lúc cho khán giả có giá trị nhiều lắm.
    * Năng lượng (Power): ngoài yếu tố thể lực, năng lượng được đánh giá như một yếu tố kỹ thuật nhiều hơn. Năng lượng có thể có nhiều, và lúc nhảy ra cần thể hiện được những năng lượng mà mình có trong mỗi bước nhảy, nhưng không có nghĩa là "hoang dại" (dịch nguyên gốc :) ), nhảy hùng hục như kiểu nhảy Jive hay Mambo của nhiều đôi nhảy khoẻ ở Việt Nam. Đặc biệt, yếu tố năng lượng trong các điệu nhảy ballroom đi kèm và hỗ trợ cho rất nhiều kỹ thuật khác như Swing, Rise and Fall... Phải có năng lượng và phải kiểm soát được năng lượng đó. Cái này tôi cũng đã từng đề cập trong một bài viết, ở đây xin thôi vì nó cũng sâu lắm.
    * Động tác của Chân và Bàn chân (Foot and Leg Action): mỗi một điệu nhảy đều có một đặc trưng riêng, và để đạt được những đặc trưng đó cần phải có được kỹ thuật từ gốc, tức là từ bàn chân và chân. Trong các điệu nhảy ballroom, có 3 điệu có động tác chân cực khó là Tango, Foxtrot và Quickstep, còn trong nhóm Latin thì chân đi đúng kỹ thuật thì hông mới chuyển động được và chuyển động đúng. Phù........
    * Khuôn người (Shape): khuôn người có được do việc quay và nghiêng thân. Là một trong những yếu tố kỹ thuật khó tập nhất của các điệu nhảy. Đặc biệt là điệu Paso Doble, figure nào cũng phải nhảy đúng với shape của nó thì mới ra hồn, còn không thì chán lắm (thí dụ như Counter Promenade trong Paso Doble là cái tư thế mà cạnh trái Nam gần cạnh phải Nữ hơn, 2 cạnh kia tách ra thành hình chữ V, tay cầm thì cao còn tay đỡ lưng thì thấp, Nam nghiêng sang phải Nữ nghiêng trái)... Trong các điệu ballroom có nhiều figure tượng cực kỳ đơn giản mà lại được xếp lên trình độ cao vì shape khó quá :)
    * Dẫn và Theo (Lead and Follow): Nam dẫn tốt là phải bằng cả cơ thể chứ không chỉ co kéo tay thôi đâu. Nữ theo tốt là phải tự đi được khi có tín hiệu của Nam, chứ không được dựa dẫm :)
    * Thể hiện trên sàn (Floorcraft): bạn ứng xử thế nào khi đâm vào đôi khác đang nhảy? Khi đi chơi phải chú ý cái này nhé. Còn nữa, phải nhảy liên tục được hết một bài, vòng quanh các cạnh của sàn nhảy, dừng lại là mất điểm (còn khi giao tiếp thì làm người Nữ ... mất hứng :) )
    * Những yếu tố vô hình khác (Intangibles): trông đôi nhảy có đẹp đôi không, ăn vận ra sao, trông giống dancer hay giống "bổ củi" :)...
    - Các trọng tài luôn có cái nhìn khác nhau với các đôi nhảy. Người thì chú trọng kỹ thuật, người thì chú trọng vào nhạc cảm và biểu cảm. Bây giờ rời khỏi thi đấu, tôi có một lời khuyên đến những người học nhảy muốn thể hiện một chút trên sàn. Đừng nên nhảy những gì quá khó với khả năng của mình để gây ra lỗi. Bạn xem, có hàng chục "trọng tài" không nhảy mà ngồi quanh sàn. Chỉ vì muốn thể hiện bước khó, bạn mất thăng bằng, dắt nữ sai, đâm vào người khác... và vô tình một vị khán giả nhìn thấy, thì bạn chắc chẳng ăn được điểm nào. Hãy nhảy bình tình điềm đạm, thể hiện sự quan tâm của mình tới bạn nhảy, tới bài nhạc, tới mọi người xung quanh, thì bạn sẽ ăn được điểm với bạn nhảy của mình và những người hâm mộ đấy.
    To Prebronzer,
    Tôi nghĩ bài này của bạn có nhiều chi tiết cao quá. Không chỉ vì nó bằng tiếng Anh, mà ngay cả tiếng Việt vẫn có nhiều yếu tố quá xa vời. Mong rằng những bài tới của bạn được chọn lọc tốt và dễ hiểu cho phù hợp với đại chúng.
    Thân mến,
    PantherSon
    Được PantherSon sửa chữa / chuyển vào 19:40 ngày 22/07/2002
  5. Prebronzer

    Prebronzer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn Pantherson đã cam đảm và dành thời gian chuyển dịch qua tiếng Việt cho các bạn trên mạng đọc. Nhiều khi đọc bằng tiếng Tây thấy trôi hơn, chuyển ra tiếng Việt thật khó, nhưng nếu cứ mãi chỉ bằng tiếng Tây thì khiêu vũ không thành môn chơi cho mọi người. Mình post lên mạng không có ý hù doạ ai (phỏng được lợi lộc gì), vớ được thấy hay hay thì muốn mọi người cùng đọc , trí ít cũng hơn cứ nhốt trong nhà đọc một mình, cũng mất tiền vào mạng đấy, rồi lại con lưu lại v.v. và v.v
    Thực ra không còn điều gì liên quan đến khiêu vũ mà không có thể tìm thấy trên mạng ,chẳng tội gì mà nghĩ ra cả và cũng không phải ít tài liệu như nhiều bạn nghĩ. Tuy nhiên đúng là phải chọn lọc, vì mạng là của mọi người mà trình độ hiểu biết về khiêu vũ khác nhau, mặc dù ham thích và nhiệt tình thì gần như nhau. Ngay cả những gì còn chưa hiểu hay thắc mắc, prebonzonzer thường post lên mạng, thế là ta có hàng chục hàng trăm vũ sư quốc tế giải đáp và chỉ dẫn.
    Lạ thật trong các điểm đánh gía hình như chẳng có điểm nào chú trọng đến biết bao nhiêu bước nhảy, hay là PantherSon, dịch thiếu? Thế mới biết trình độ khiêu vũ ở Tây đánh gía qua nhiều tiêu trểtất cụ thể.
    Còn ở ta ra sao nhỉ ? bạn nào đã trong ban giám khảo hay nghe lỏm được cách đánh gía của họ cho bọn mình biết. Thật buồn, Tây thì biết mà ở ta lại chẳng rõ ra sao cả!
    Prebronzer
  6. PantherSon

    PantherSon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/09/2001
    Bài viết:
    686
    Đã được thích:
    0
    :) Không phải là dịch thiếu đâu. Tôi chỉ đọc qua bài của bạn một lượt rồi diễn giải lại theo cách của tôi thôi. Nếu dịch nguyên cả cái bài đó thì hoặc sẽ tù mù (nếu sát nghĩa quá), hoặc sẽ quá cao siêu và trang giang đại hải (nếu diễn giải).
    Tôi xin nói thêm về "bước nhảy" ở 2 bình diện:
    - Giao tiếp: trong giao tiếp, bước nhảy không quan trọng lắm. Nó cần thiết để cho người Nữ có thể hiểu người Nam đang muốn mình đi thế nào, vậy thôi. Vậy thì phải có sự thống nhất về kỹ thuật giữa 2 người. Còn nếu quá quan tâm đến bước nhảy thì sẽ không quan tâm được tới partner của mình, thậm chí nhảy xong cũng chẳng biết là bài nhạc gì cũng nên :) Mà điệu kiện sàn ở ta cũng chẳng cho ai biểu diễn nhiều bước đâu. Đấy là chưa kể có lúc vướng quá đột nhiên biến tấu ra mấy bước quái quỷ để chạy ra ngoài, mà nhảy xong có bảo nhảy lại lần thứ 2 chắc chịu :) Nhưng không ai bắt bẻ cả, cái chính là chơi vui từ đầu đến cuối bài nhạc thôi. Nếu ai chê những điều này là tầm thường thì là loại người thuộc bình diện thứ 2, xin xem tiếp sau đây.
    - Thi đấu: bước nhảy trong thi đấu thì có hàng bao nhiêu thứ liên quan, giấy nào mà viết cho nổi. Từ đúng nhịp cho đến đúng nhạc đã khó với chúng ta rồi, lại còn phải sắp xếp các variations để làm sao có hiệu quả cao nhất về các mặt biến hoá, lại vừa đi được xung quanh 4 cạnh sàn nhảy. Xử lý góc ra làm sao, overturn hay underturn. Ấy là chưa kể biến cố đột ngột khi đâm vào đôi khác, chỉ chậm một tích tắc đứng tần ngần là mất điểm luôn.
    Từng đấy thứ chắc mới chỉ được 1/10 những gì phải thể hiện trong thi đấu, nhưng ở Việt Nam không mấy người hiểu được, đề cập từ lúc này không phải là quá sớm sao? Kể cả những người có sách cũng vậy, sách chỉ nói những kỹ thuật cô đọng nhất làm tiêu chuẩn thôi, chứ lúc ra thi đấu những phần biểu cảm, thậm chí tiểu xảo để qua lỗi trọng tài thế nào có sách nào nói không? Tôi cho rằng nói gì cũng cần đúng lúc, đúng chỗ, đúng đối tượng. Mình biết nhiều cái cao quá nhưng cũng đừng nên nói hết, không phải là dấu nghề, mà e người nghe không hiểu bảo mình là ba hoa bốc phét :)
    Thế nhé, chúng ta cố gắng nói cho tất cả mọi người cùng hiểu.
    Thân mến,
    PantherSon
  7. Prebronzer

    Prebronzer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0
    To PantherSon
    Mình không có ý định nói bạn dịch thiếu, bạn dịch hoàn toàn không thiếu mà chỉ muốn lưu ý mọi người khiêu vũ không đơn thuần là sự nối tiếp liên tiếp của các bước nhảy!
    Nói thế nào nhỉ? Bước nhảy , prebronzer cũng ít nhiều biết nó là gì, rõ ràng chỉ là vật liệu như xi măng, vôi cát và cứ cho nó quan trọng như là cốt thép để xây dựng nên ngôi nhà khiêu vũ. Nhưng khi khi bàn về vẻ đẹp của ngôi nhà ai lại đi xem xét và khen cốt thép phải không các bạn, vẻ đẹp của khiêu vũ là sự tổng hoà của nhiều yếu tố.
    Nhân nói về bước nhảy, mình thấy nhiều bạn, với các bạn nam gặp bất cứ ai có bao nhiêu bước là tung ra hết, hình như có một số người hiểu đó là đồng nghĩa với "cao thủ" làm cho người cùng nhảy cứ rối bời không biết đằng nào mà lần cả, một số bạn nữ thì nam chưa ra tín hiệu , chưa dẫn ữâ hồn nhiên đi bước mà mình biết, nhiều khi nam cũng chẳng biết bước đó là bước gì.
    Trong khiêu vũ (trừ nhảy tự do) cần quan tâm đến người cùng nhảy( Partner), chứ không phải là "cạ" như nhiều bạn đang tìm ( hình như tìm cạ là để chuẩn bị tham gia thi đấu thì phải). Khi là Partner thì phải sự cộng tác (Partnership). Khi đã cùng nhảy với nhau, không có ai giỏi hơn ai cả!
    Nếu trong cặp, bạn để thiên hạ thấy bạn nhảy giỏi hơn thì lỗi hoàn toàn thuộc về bạn. Trong cặp nhảy,gười có trình độ thấp không thể nào theo được người có tình độ cao, nhưng người có trình độ cao hoàn toàn có nhận biết trình độ của bạn nhảy và điều chỉnh sao cho cả hai nhảy vừa thoải mái vừa vui và cảm thấy khiêu vũ là một việc đáng thưởng thức. Giải quyết được việc này rất giản đơn chỉ là nhảy với số bước vừa phải với bạn nhảy, chia xẻ diện tích sàn cho mọi người và không làm ảnh hưởng đến các cặp khác trên sàn.
    Prebronzer
  8. manhcuong

    manhcuong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/12/2001
    Bài viết:
    534
    Đã được thích:
    0
    Về các nguyên tắc giao tiếp trên sàn, mời các bạn tham khảo thêm các bài sau:
    Một số nguyên tắc căn bản nhất trên sàn giao tiếp
    http://www.ttvnonline.com/forum/topic.asp?TOPIC_ID=29402
    Một số nguyên tắc căn bản nhất trên sàn giao tiếp (Cont.)
    http://www.ttvnonline.com/forum/topic.asp?TOPIC_ID=29823
    Thân,
    DMC

Chia sẻ trang này