1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Làm sao có việc ngay sau khi ra trường luôn là mối bận tâm của mỗi sinh viên. Những điều dưới đây hy

Chủ đề trong 'Đại học Đà Nẵng (DNU)' bởi VinaRobot, 19/07/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. VinaRobot

    VinaRobot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2003
    Bài viết:
    684
    Đã được thích:
    0
    Làm sao có việc ngay sau khi ra trường luôn là mối bận tâm của mỗi sinh viên. Những điều dưới đây hy vọng sẽ giúp bạn

    Làm sao có việc ngay sau khi ra trường luôn là mối bận tâm của mỗi sinh viên. Những điều dưới đây hy vọng sẽ giúp bạn được phần nào.

    Bước 1: Xác định được cơ hội việc làm. Bạn có thể tìm địa chỉ tuyển trên báo chí, đài truyền hình, các trung tâm giới thiệu việc làm. Ngày hội việc làm hay trong quan hệ cá nhân, cơ quan bạn thực tập.

    Bước 2: Phân tích công việc xem có phù hợp với mình không. Đọc kỹ mọi chi tiết về vị trí công việc hoặc hỏi người có kinh nghiệm. Cần phải tìm hiểu về cơ quan tuyển dụng trên niên giám điện thoại hoặc tổng đài 1080, nhưng tốt nhất là catalô của chính họ.

    Bước 3: Phân tích bản thân mình xem có phù hợp với công việc không. Tìm hiểu xem kiến thức, sở thích, tính cách, các điểm mạnh yếu, có đáp ứng được công việc không. Phải hết sức khách quan ở khâu này.

    Bước 4: Làm hồ sơ xin việc.

    Luôn phải dự trữ nhiều bộ hồ sơ khi cần xin việc tại các cơ quan khác nhau. Trên máy lưu mỗi hồ sơ vào một file riêng để dễ tìm, dễ nhớ.

    Hồ sơ thường gồm một đơn xin việc, một bản tóm tắt lý lịch, bản sao các văn bằng, thư đề nghị, giấy khen, ảnh, (nếu có yêu cầu).

    Đơn xin việc phải đánh máy (Ms. word), dùng kiểu chữ thống nhất trên A4, nội dung ngắn gọn, nêu lý do nộp đơn; mục tiêu tìm việc; tình trạng hiện tại của bản thân; sự quan tâm đến vị trí dự tuyển; mong muốn có cơ hội gặp gỡ và trao đổi với công ty. Nhớ ghi địa chỉ liên hệ.

    Về lý lịch bạn nên tự viết hơn là mua sẵn. Vì có những công ty ít quan tâm đến thành phần gia đình bạn mà quan tâm đến việc bạn đem lại quyền lợi gì cho họ.

    Bước 5: Gửi hồ sơ xin việc

    Ghim toàn bộ hồ sơ bỏ trong bao cỡ A4, dán cẩn thận và ghi chính xác địa chỉ của mình. Nếu ở gần, bạn nên tự mang đến nộp, ở xa dùng thư bảo đảm.

    Sau khi gửi, gọi điện tới nơi tuyển dụng xem hồ sơ của mình đã tới chưa. Kiểm tra, nếu bị thất lạc chuẩn bị ngay hồ sơ khác để khỏi mất cơ hội.

    Bước 6: Nếu được gọi phỏng vấn, bạn nên có các bước chuẩn bị sau:

    - Xem lịch phỏng vấn hoặc gọi điện xác nhận.

    - Phải biết mình gặp ai (tên chức vụ của họ).

    - Tốt nhất, từ hôm trước nên ghé qua địa chỉ tuyển dụng để hôm sau khỏi phải tìm.

    - Quan tâm đến tác phong, trang phục sạch sẽ gọn gàng (nên dùng thời trang công sở).

    - Đọc kỹ hồ sơ xin việc, các văn bằng, thư giới thiệu. Dự kiến câu hỏi và trả lời, chuẩn bị cho những tình huống bất ngờ có thể gặp. Nên "thực tập" trước với các bạn.

    - Để đối phó với những tình huống không dự kiến, phải bình tĩnh, nhanh nhẹn. Ví dụ: nếu người phỏng vấn hỏi về nhược điểm của bạn, bạn nên trả lời những nhược điểm nhỏ, ít ảnh hưởng đến công việc. Nếu được hỏi về mức lương thì bạn nên đưa ra một khoảng nào đó phù hợp.

    Bước 7: Tham dự phỏng vấn

    Đến sớm 20 phút để đề phòng những tình huống bắt trắc. Nếu phải chờ, nên tìm chỗ ngồi dễ nghe gọi tên, không nên uống nhiều nước hoặc nói chuyện quá ồn, tránh nghe điện thoại di động.

    Để tạo ấn tượng ban đầu, bạn nên bắt tay, lễ độ... Chỉ ngồi khi được mời. Ngồi ngay ngắn, mắt không nhìn đồng hồ hoặc nhìn láo liên. Bình tĩnh; không trả lời hấp tấp hoặc làm ra vẻ hài hước; không tỏ ra tự kiêu và dùng tiếng lóng. Có thể hỏi lại những câu hỏi không hiểu, luôn kiểm soát để tránh trả lời mâu thuẫn. Khi có cả nhóm người phỏng vấn, nói để mọi người đủ nghe, mắt nhìn vào người đặt câu hỏi.

    Nên nhớ rằng, hình ảnh luôn được coi trọng là có trình độ, trung thực, tự tin, có trách nhiệm, năng động, yêu công việc.

    Bước 8: Sau phỏng vấn:

    Viết thư cảm ơn về buổi phỏng vấn. Có thể gọi điện hỏi kết quả, thể hiện nhiệt tình và nhắc lại tên mình.

    Nếu nhận được thư chấp nhận thì gọi điện hoặc trực tiếp đến cảm ơn.

    Nếu nhận được thư báo không trúng tuyển: bạn vẫn nên viết thư cảm ơn và mong muốn có cơ hội lần sau.

    [Điều bạn luôn ghi nhớ là hãy luôn tự khẳng định "tôi có thể làm được


    Được VinaRobot sửa chữa / chuyển vào 21:30 ngày 19/07/2003
  2. VinaRobot

    VinaRobot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2003
    Bài viết:
    684
    Đã được thích:
    0
    Để có thể thành công trong một cuộc phỏng vấn, được tuyển dụng vào một doanh nghiệp, bạn cần phải biết những điều có thể làm và không nên làm trước và trong cuộc phỏng vấn. Sau đây là một số gợi ý của các chuyên gia tư vấn nhân sự về vấn đề này
    Những điều nên và không nên làm trước và trong cuộc phỏng vấn
    Để có thể thành công trong một cuộc phỏng vấn, được tuyển dụng vào một doanh nghiệp, bạn cần phải biết những điều có thể làm và không nên làm trước và trong cuộc phỏng vấn. Sau đây là một số gợi ý của các chuyên gia tư vấn nhân sự về vấn đề này.
    Nên :
    - Thử đi đến nơi mình sẽ được phỏng vấn trước để chắc chắn bạn biết nơi đó là đâu và phải mất bao lâu để đi đến đó.
    - Nghiên cứu để biết loại phỏng vấn bạn sẽ trải qua và tập dượt trước cuộc phỏng vấn.- Mặc trang phục thích hợp cho công việc, ngành bạn xin được tuyển dụng.
    - Nên đến nơi phỏng vấn 10 phút trước khi cuộc phỏng vấn bắt đầu vì không người tuyển dụng nào chấp nhận ứng viên đến trễ. Nếu bạn đến trễ, hãy điện thoại báo trước.
    - Chào người thư ký hay phụ tá với vẻ lịch sự và tôn trọng. Chính điều này sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt đẹp đầu tiên.
    - Nếu được cấp một mẫu đơn xin việc, bạn phải đảm bảo điền các thông tin một cách hoàn chỉnh, gọn gàng và chính xác.
    - Chào người phỏng vấn bằng chức danh và họ của người phỏng vấn (đối với công ty nước ngoài) nếu bạn chắc chắn phát âm đúng. Nếu không chắc, nên hỏi người tiếp tân cách phát âm cho đúng.
    - Đứng đợi cho tới khi được yêu cầu ngồi vào ghế. Nên ngồi thẳng và luôn ?ocảnh giác? trước những câu hỏi đặt ra trong mọi thời điểm.- Luôn nhìn vào ánh mắt và ?ogiao tiếp bằng mắt? với người phỏng vấn.
    - Bày tỏ sự nhiệt thành với vị trí và công ty mình đang xin việc.
    - Nói lớn, mạnh mẽ vì như thế bạn có thể cho người phỏng vấn thấy sự tự tin của bạn.
    - Đảm bảo đưa thông tin về những ưu điểm của bạn một cách thành thật và đúng sự thực. Nhấn mạnh kết quả đã đạt được của bạn.
    - Cho người phỏng vấn thấy những nghiên cứu, hiểu biết của bạn về công ty và ngành khi trả lời các câu hỏi có liên quan.
    - Tỏ rõ quyết tâm của bạn khi được tiếp nhận công việc. Chứng tỏ cho họ thấy những điều bạn có thể làm cho công ty hơn là những điều công ty có thể làm cho bạn. Nên kết thúc cuộc phỏng vấn bằng cách cho người phỏng vấn thấy ý bạn muốn được công ty tuyển dụng và hỏi họ về những bước tiếp theo trong cuộc phỏng vấn.
    - Hỏi xin danh thiếp của người phỏng vấn. Nên ghi chú những điểm cần thiết trong cuộc phỏng vấn, gửi thư cảm ơn trong vòng 24 giờ sau cuộc phỏng vấn.
    Không nên:
    - Học thuộc lòng hoặc tập dượt trả lời quá nhiều trước khi diễn ra cuộc phỏng vấn.
    - Dựa quá nhiều vào lý lịch và đơn xin việc để ?oquảng cáo? thay cho bạn. Không cần biết bạn thích hợp tới mức nào với công việc, hãy nên tự quảng cáo mình với người phỏng vấn.
    - Hút thuốc trong khi phỏng vấn ngay cả khi người phỏng vấn bạn hút và mời bạn một điếu thuốc. Tránh việc đến cuộc phỏng vấn mà không đánh răng kỹ hay làm sạch miệng bằng nước súc miệng hay dùng hương bạc hà làm thơm miệng.
    - Không nên ?ohung hăng? quá, nhất là các hành động, lời nói như thể bạn sẵn sàng làm bất cứ việc gì hoặc quá cần việc.
    - Nói những điềâu tiêu cực về chính bạn cũng như những người cùng làm việc với bạn trước đây hoặc những ông chủ trước đây của bạn. Không nên nói dối và trả lời ?ocó? hay ?okhông? mà cần phải giải thích, tuy nhiên không nên trả lời quá nhiều cho một câu hỏi.
    - Kể những vấn đề cá nhân hay gia đình.
    - Giữ điện thoại di động ở trạng thái hoạt động, cũng như trả lời điện thoại khi phỏng vấn.
    - Đề cập đến các vấn đề lương bổng và các chế độ chính sách khác trừ phi người phỏng vấn đưa ra đề nghị
    Trong tim anh luôn mãi có hình bóng em
  3. VinaRobot

    VinaRobot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2003
    Bài viết:
    684
    Đã được thích:
    0
    Những lời khuyên hữu ích khi phỏng vấn
    Trước tiên bạn hãy chuẩn bị hồ sơ thật kỹ trong đó quan trọng nhất là đơn xin việc và bản tóm tắt lý lịch (Résumé hay Curriculum Vitae) của bạn. Ðơn cần trình bày gọn, súc tích và trang trọng ( tốt nhất nên đánh máy), liệt kê đầy đủ những gì cần thiết nhưng tránh đi vào kể lể "thành tích" dài dòng.
    Một số công ty, nhất là các công ty của Mỹ và Tây Âu, thường ưa thích việc tuyển người thông qua sự giới thiệu của các nhân viên khác trong công ty. Sự giới thiệu này phần nào tạo sự tin tưởng ban đầu của người tuyển dụng đối với bạn, và bạn cũng được đánh giá như một ứng viên tốt. Do vậy, bạn hãy tận dụng lợi thế này khi có thể được .
    Thông thường, bạn phải trải qua nhiều vòng sơ tuyển. ở các vòng này, bạn được kiểm tra trình độ ngoại ngữ (chủ yếu là khả năng giao tiếp đàm thoại) và các kỹ năng cần thiết cho công tác sau này. Bài kiểm tra kỹ năng (thường là bài viết) sẽ chú trọng đến kỹ năng phân tích và tổng hợp nếu như bạn dự tuyển vào chức vụ quản lý.
    Cuối cùng, vòng kiểm tra khó khăn nhất và cũng mang tính quyết định nhất đến sự thành bại của quá trình xin việc, đó là cuộc phỏng vấn trực tiếp của Ban giám đốc với bạn (hoặc giám đốc của phòng ban cần tuyển). Bạn cần chuẩn bị tinh thần tốt cho cuộc phỏng vấn này.
    Trước hết, bạn cần nắm một số thông tin có liên quan đến công ty và công việc tương lai của bạn. Các công ty thường có các tài liệu giới thiệu về những hoạt động hoặc về cơ cấu tổ chức của mình. Ðây có thể coi là nguồn thông tin rất hữu ích cho bạn. Ngoài ra, thông qua bạn bè, người quen, bạn cũng có thể biết thêm những thông tin cần thiết khác. Sự chuẩn bị cũng cần được thể hiện qua cả vẻ bên ngoài lẫn tác phong của bạn: trang phục dể coi nhưng không quá xuề xòa: đến hẹn đúng giờ, tối kỵ đến trễ vì bất cứ lý do gì. . .
    Khi bắt đầu vào cuộc phỏng vấn, bạn có thể tạo cho mình sự tự tin bằng cách chủ động chào hỏi, hoặc nói vài câu xã giao. . . Khi được yêu cầu giới thiệu về bản thân, bạn cần trình bày tóm tắt tránh liệt kê lại nguyên văn nội dung của đơn xin việc hay bản tóm tắt lý lịch. Nói chung, thái độ đúng đắn khi trả lời nên là tự tin, trung thực và đúng mực. Sự "khoe khoang" quá mức về bản thân bạn có thể bị đánh giá là ba hoa, thiếu khiêm tốn.
    Khi gặp phải một câu hỏi mà bạn không hiểu rõ, hãy mạnh dạn yêu cầu người phỏng vấn nhắc lại, đừng cố gắng đoán mò để rồi trả lời sai, khiến bạn có thể bị đánh giá thấp. Thông thường, người phỏng vấn sẽ diễn đạt câu hỏi theo cách dể hiểu nhất để bạn có thể trả lời.
    Nếu bạn đã từng đi làm, bạn sẽ được hỏi nhiều về kinh nghiệm công tác của bạn: lý do khiến bạn thôi làm tại đơn vị cũ: bạn mong đợi điều gì ở đơn vị mới..., bạn cần dự liệu trước cho mình nhiều câu hỏi giả định mà người ta có thể hỏi, để khi đối diện với nó bạn không bị động, bất ngờ. Kiểu như các câu hỏi khá bất ngờ như "bạn hãy kể lại một kinh nghiệm công tác mà bạn tự hào nhất", hoặc "Hãy kể lại một kinh nghiệm chứng tỏ bạn có khả năng giải quyết công việc một cách độc lập", hay "Bạn giải quyết một công việc trên quan điểm lợi ích như thế nào?" và "Khi giám đốc ra quyết định sai, bạn sẽ hành xử ra sao?". v.v .
    Nếu bạn mới tốt nghiệp và chưa đi làm, thậm chí nếu bạn là sinh viên năm cuối đại học, đừng quá lo lắng, vì bạn có nhiều cơ may xin được một chỗ làm tốt. Nhiều công ty xin tuyển dụng nhân viên từ các trường đại học, cao đẳng (dĩ nhiên bạn cần có một bản thành tích tốt trong học tập). Những ứng viên được tuyển dạng này thường sẽ được đào tạo công việc một cách bài bản ở trong nước hay nước ngoài.
    Bạn cần tập trung cao độ và tỏ ra tự tin trong buổi phỏng vấn. Hãy luôn luôn tâm niệm rằng một câu trả lời không tốt hay bất cứ một sơ xuất nhỏ nào cũng có thể làm cho cơ may của bạn đi mất. Khi trả lời câu hỏi, nên hướng thẳng vào người phỏng vấn, thỉnh thoảng có thể diễn tả với một nụ cười. Biểu thị sự lơ đãng có thể bị hiểu là thái độ coi thường. Cũng vậy, cũng không nên cúi gằm mặt trả lời, vì bạn có thể bị đánh giá là thiếu trung thực. Nên trả lời thẳng vào nội dung câu hỏi, tránh kể lể khiến bạn nhiều khi bị lúng túng, mà người nghe cũng phải bực mình

    Trong tim anh luôn mãi có hình bóng em
  4. VinaRobot

    VinaRobot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2003
    Bài viết:
    684
    Đã được thích:
    0
    CÁC NGUYÊN TẮC CỦA NGƯỜI XIN VIỆC
    1. Sử dụng công thức ?ohành động? = kết qủa
    Lẽ dĩ nhiên, nội dung một bản lý lịch là vô cùng quan trọng. Cho nên những thông tin cụ thể về năng lực , thành tích và kinh nghiệm đã qua sẽ làm sẽ làm nhà tuyển dụng lưu ý đến bạn. Một bản lý lịch đẹp đẽ nhưng không có thông tin cụ thể sẽ không giúp bạn được mời phỏng vấn
    2. Trình bày rõ ràng
    Cách trình bày cũng có tầm quan trọng không kém. Nên trình bày như thế nào cho bắt mắt người đọc. Hãy cẩn thận khi canh lề và cách dòng, chừa nhiều chổ trống và nhấn mạnh những ưu điểm của mình bằng cách in nghiêng, gạch dưới hoặc in đậm. Khi cần thiết, hãy đánh số các đề mục rõ ràng. Cũng nên dùng máy tính và máy in laser để có bản in đẹp hơn, chuyên nghiệp hơn đồng thời cũng nên dùng loại giấy dày, tốt.
    3. Ngắn gọn, cô đọng
    Nhà tuyển dụng sẽ đọc lướt qua lý lịch của bạn và trong 30 giây sẽ quyết định xem bạn có phải là người thích hợp hay không. Do đó cần phải viết ngắn gọn. Những người đã đi làm nhiều nơi thưòng có bản lý lịch rất dài, nhưng chỉ nên tập trung vào thời gian gần nhất hoặc những kinh nghiệm, kỹ năng nào có liên quan trực tiếp đến công việc mình đang muốn xin. Tập trung vào những chi tiết quan trọng, tránh cho nhà tuyển dụng phải đọc những thông tin không cần thiết.
    4...................

    Mong các bạn góp ý bổ sung thêm-cảm ơn nhiều
    Trong tim anh luôn mãi có hình bóng em
  5. vinasat

    vinasat Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/04/2002
    Bài viết:
    490
    Đã được thích:
    0
    Cho mình hỏi chút, VinaRobot làm ở công ty nào vậy? Hay là vẫn còn học trong trường?
  6. VinaRobot

    VinaRobot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2003
    Bài viết:
    684
    Đã được thích:
    0
    Xin thưa với bác Vinasat là em còn đi học ạ-mà hình như bác đã đi làm rồi thì phải-bác thông cảm vì đã "múa rìu qua mắt thợ" nha-Chắc là bác có nhiều kinh nghiệm trong chuyện này-xin bác chỉ giáo thêm ạ
    Trong tim anh luôn mãi có hình bóng em
  7. VinaRobot

    VinaRobot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2003
    Bài viết:
    684
    Đã được thích:
    0
    4. Nhằm đúng mục tiêu xin việc
    Nhà tuyển dụng muốn biết cụ thể bạn sẽ làm được gì cho công ty của họ. Những bản lý lịch mơ hồ, chung chung, cố gắng bao gồm nhiều khả năng làm việc sẽ ít được lưu ý. Hãy nhắm đúng mục tiêu khi viết lý lịch xin việc. Mặc dù bạn có khả năng làm nhiều việc khác nhau, nhưng đối với mỗi loại công việc nên viết một lý lịch khác nhau, trong đó chỉ nêu những thông tin cần thiết cho loại công việc này. Như vậy sẽ tránh được xu hướng nhồi nhét qua nhiều thông tin không liên quan vào trong bản lý lịch. Nhà tuyển dụng chỉ quan tâm đến những điều cụ thể có liên quan đến công việc họ đang cần tuyển người.
    5.Tóm tắt các khả năng
    Đây là phần quan trọng nhất của bản lý lịch. Phần này minh hoạ một cách rõ ràng và thuyết phục những ưu điểm của bạn trong vòng 5 đến 6 câu. Rất ít người xin việc có phần viết này, nhưng theo lời nhà tuyển dụng thì đây là cách hay nhất để được chú ý nhanh nhất.
    6. Tường trình các thành tích.
    Nhà tuyển dụng muốn có những bằng chứng cho thấy bạn có thể làm được những công việc họ cần. Hãy dẫn chứng kết quả công việc của bạn trước đây cho thấy bạn đã làm lợi cho người chủ cũ của bạn như thế nào. Hãy đưa vào lý lịch những bằng chứng về năng suất công việc của bạn bằng cách nêu lên những sự tiết kiệm chi phí hay thời gian và nêu rõ các sáng kiến, các thay đổi cho thấy chính bạn đã tạo ra những kết quả mong muốn.
    7.......
    Trong tim anh luôn mãi có hình bóng em
  8. VinaRobot

    VinaRobot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2003
    Bài viết:
    684
    Đã được thích:
    0
    8. Dùng những động từ mạnh.
    Những động từ mang ý nghĩa mạnh: astablished, analyzed, implement, created, streamlined, organize - góp phần gây ấn tượng cho người đọc. Hãy mở đầu câu bằng một động từ mạnh.
    9. Kiểm tra lỗi chính tả.
    Những người làm công tác tuyển dụng phải đọc rất nhiều hồ sơ xin việc mỗi ngày và họ rất ghét những lỗi chính tả hay lỗi đánh máy. Nhiều người thừa nhận rằng họ bỏ qua một hồ sơ nếu thấy một lỗi chính tả, theo họ lỗi chính tả và đánh máy thể hiện chất lượng làm việc kém của người đi xin việc.
    Do đó bạn nên đọc lại bản lý lịch của mình trước khi nộp. Sự hoàn thiện sẽ tạo cho bạn một lợi thế cạnh tranh. Đừng tin vào chức năng sửa lỗi chính tả của các phần mềm soạn thảo văn bản. Hãy đọc lại trước khi gửi đi.

    10. không cung cấp thông tin cá nhân hoặc tên người giới thiệu.
    Ngày nay, người viết lý lịch không cần cung cấp thông tin về tình trạng hôn nhân, giới tính hoặc các thông số khác về sức khoẻ. Các công ty cũng không yêu cầu người xin việc phải cung cấp. Và đương nhiên, người tuyển dụng biết rằng bạn sẽ cung cấp tên người giới thiệu khi có yêu cầu, cho nên không cần ghi câu ? reference available upon request ? ở cuối bản lý lịch.
    11. Kiểm tra lần cuối.
    Trước khi nộp hãy kiểm tra bằng cách trả lời trả lời những câu hỏi sau : lý lịch này có thông báo rõ ràng và nhanh chóng cho người tuyển dụng biết rằng bạn có khả năng làm công việc họ cần không ? Lý lịch có nêu bật điểm mạnh của bạn không ? Các thông tin trên lý lịch có hỗ trợ cho công việc của bạn muốn xin không ? Có nên bỏ bớt thông tin nào không? Lý lịch có nêu rõ với người tuyển dụng các kỹ năng của bạn không?
    Hãy cân nhắc kỹ lưỡng để có thể chắc chắn rằng bản lý lịch này phản ánh đầy đủ các kỹ năng của bạn theo cách phù hợp nhất. --sưu tầm--
    Zô Zô Zô--ÀLê ALế ÀLê
  9. VinaRobot

    VinaRobot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2003
    Bài viết:
    684
    Đã được thích:
    0
    Theo các chuyên viên tư vấn nhân sự, để chuẩn bị cho quá trình đi tìm việc, các ứng viên không chỉ chuẩn vị đầy đủ những giấy tờ, hồ sơ mà họ còn cần phải có những bước chuẩn bị chi tiết mang tính kế koạch lâu dài. Sau đây là năm nguyên tắc cơ bản nhất giúp bạn có thể thành công trong quá trình tìm việc hiện nay.

    1. Sẵn sàng nỗ lực

    Điều này rất cần cho bất kỳ ai đang tiến hành một cuộc tìm kiếm việc làm. Không có con đường tắt mặc dù nhiều phương tiện có thể làm cho quá trình tìm việc của bạn trở nên dễ dàng hơn và nhanh chóng hơn. Chìa khóa thành công cho bất kỳ người xin việc nào là bạn phải luôn có mục tiêu: một công việc có thể nuôi sống ta cả đời. Theo các chuyên gia, người tìm việc có thể đổi việc năm lần trong thời gian lao động của mình. Nếu bạn đã qua một lần xin việc, thì lần xin việc thứ hai sẽ dễ dàng hơn nếu bạn hiểu đúng quá trình xin việc trong lần thứ nhất.
    2.....--st---
    Zô Zô Zô--ÀLê ALế ÀLê
  10. vinasat

    vinasat Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/04/2002
    Bài viết:
    490
    Đã được thích:
    0
    Không dám, vậy là quá đầy đủ rồi, hoan nghênh bạn. Mình làm ở Đội kỹ thuật máy bay, sân bay Đn, Văn phòng VietNam Airlines khu vực miền Trung. Giờ đang học tiếp ngoài HN.

Chia sẻ trang này