1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Làm sao để cách điệu chiếc áo cưới?

Chủ đề trong '1987-1989 Sài Gòn' bởi carabviet, 01/06/2017.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. carabviet

    carabviet Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/11/2016
    Bài viết:
    352
    Đã được thích:
    0
    Áo cưới được chia làm 5 phần: dáng áo, ống tay, thân trên, đường viền cổ và đuôi áo. Một chiếc áo cưới đẹp khi 5 phần gắn kết hài hòa với nhau, và hài hòa với chính thân hình người mặc. Cô dâu nào cũng mong muốn chiếc áo cưới của mình độc nhất, lạ nhất, và xinh tươi nhất. Một trong những giải pháp tốt là “cách điệu” từ một chiếc váy cưới bình thường.

    [​IMG]

    Làm sao để cách điệu chiếc áo cưới?

    Bài viết này chia sẻ với bạn những phần căn bản của một chiếc áo cưới, để từ đó bạn “cách điệu” cho nó một cách khoa học và phù hợp nhất cho chiếc váy xinh đẹp của mình.
    PHẦN 1: DÁNG ÁO

    Có nhiệm vụ ôm lấy những đường cong trên cơ thể bạn. Một dáng áo cưới tốt sẽ giúp bạn che đi những khuyết điểm và làm nổi bật những nét tuyệt mỷ của thân hình.

    Dáng tròn: ôm sát người với đường eo cong, dẫn tới một phần chân váy xòe rộng (như kiểu đầm dạ tiệc của công chúa trong truyện cổ tích).

    Dáng chữ A: có đường nối từ vai xuống chân áo, tạo thành hình chữ A.

    Dáng váy eo chít ngang ngực: đường eo cao (ngay dưới chân ngực), rồi tới phần chân váy mảnh, độ xéo vừa phải và không bó sát thân người.

    Dáng chẽn: gần giống với form chữ A, nhưng bó sát các đường cong cơ thể, khá khó tính, chỉ thích hợp với những người có thân hình chuẩn.

    Nhà hàng tiệc cưới quận 2

    Dáng đuôi cá: phần trên trên giống dạng chẽn, rồi xòe rộng từ đầu gối kéo dài ra sau như đuôi cá.

    Có thể bắt gặp đây đó những dáng áo cưới không định hình một form cụ thể như những liệt kê ở trên. Lúc đó áo cưới không chỉ dừng lại ở “cách điệu” mà trở thành “phá cách”.

    PHẦN 2: ỐNG TAY ÁO

    Ống tay kiểu T-shirt: hình dáng giống tên gọi, lửng, dài tối đa khoảng ¼ chiều dài cánh tay, giống tay áo thun mà bạn thường mặc. Kiểu áo cưới này thích hợp với những cô dâu muốn che đi một phần cánh tay nhưng không muốn phủ kín tất cả.

    Tay hến: ngắn hơn kiểu T-shirt, nhưng lại tròn và bồng bềnh, nên trông có vẻ lộ tay nhiều hơn. Nếu bạn tự tin vào làn da mịn màng, thon thả của mình thì đây là một gợi ý tốt.

    Tay chớm vai: ngắn hơn tay hến. Kiểu này tay áo chỉ vửa chớm ra ngoài bờ vai một chút. Thoải mái cho người mặc nhưng vẫn tạo cảm giác kín đáo. Có khá nhiều cô dâu chuộng kiểu áo cưới này khi làm lễ trong nhà thờ, vừa đảm bảo lề luật nơi tôn nghiêm, vừa thoải mái, ung dung.

    Tay dài: không thể nào cổ điển hơn nếu bạn chọn cánh tay này. Có thể kéo dài tới tận cổ tay hoặc khuỷu tay.

    Áo dây: độ rộng của hai dây (hoặc một dây) có thể khác nhau tùy kiểu thiết kế của váy. Thích hợp cho những cô dâu có cánh tay đẹp, mịn và muốn mình mong manh hơn trong ngày cưới.

    Áo không tay: rất phổ biến. Thật sự theo quan sát của tôi, áo không tay rất tiện lợi, thanh mảnh và đầy nữ tính, nhưng bạn phải thận trọng khi chọn nó vì 3 nhược điểm sau (1) Có khi không phù hợp nếu bạn làm đám cưới trong nhà thờ (2) Nếu bạn không có vòng 1 thon, căng tròn, xương cổ và xương ngực nhỏ thì đôi khi kiểu áo không tay có thể làm nổi lên những khuyết điểm này (3) Nguy cơ gặp “tai nạn” cao hơn so với những kiểu tay áo trên.

Chia sẻ trang này