1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Làm sao để cắt được 1 cái chai thủy tinh các bác nhỉ?

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi kimchammong, 27/11/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. haidelft

    haidelft Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0
    Nếu mà làm nhiều thì ra hàng cắt kính. Còn muón tự thể hiện (DIY) thì cứ chọn 1 cách nào hay ở trên mà tiến hành (tôi không ủng hộ món hóa chất vì lý do an toàn). Tôi cũng có một cách là ra hiệu tạp hóa mua 1 cái dao cắt kính của TQ (khoảng 20k), vạch 1 vòng quanh chỗ cần cắt rồi gõ (bằng miếng gỗ nhỏ) vào phía trên miệng chai. Cái khó là vạch cho đều và sâu thì thuỷ tinh mới dễ đứt. Chắc cũng phải vứt đi độ 4-5 cái thì mới đẹp được.
  2. NguyenXY

    NguyenXY Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2006
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn
    Các bạn khác đã hướng dẫn bạn cách cắt chai thuỷ tinh bằng các cách đã nêu trên. Tôi sẽ trao đổi thêm với bạn một cách nữa mà tôi trước đây đã dùng và có kết quả tốt:
    - Dùng dây mai xo - loại hay dùng cho bếp điện ( 600W - 800W) vuốt thẳng một đoạn khoảng chừng 0,5 m dùng để quấn quanh chai hay lọ bạn cần cắt.
    - Đoạn dây mai xo đó sau khi quấn quanh chai cần phải làm căng để ôm khít chai: bạn nối với một đoạn dây cao su buộc hàng ( hay lò xo) rồi móc vào 2 đầu móc ( có thể là 2 đinh đóng vào một thanh gỗ ).
    - Điểm giao nhau của mai xo khi quấn quanh chai cần phải cách điện (không gây chập mạch): Bạn lấy 1 miếng MICA nhỏ và mỏng ( MICA vừa cách điện, chịu nhiệt và tách mỏng được) giắt vào điểm giao nhau đó.
    - Đoạn dây đốt ngắn trên chỉ phù hợp với điện áp thấp 12V. Nếu bạn có nguồn 12V từ biến thế ( công suất phải đủ khoẻ đốt sợi dây mai so) thì bạn chỉ cần cắm điện để cắt chai.
    + Nếu không có nguồn 12V, bạn đành phải sử dụng nguồn sinh hoạt 220V, nhưng cần phải nối tiếp với toàn bộ phần mai xo còn lại ( Phần đó cần làm giãn để tránh chập giữa các vòng mai xo và toả nhiệt). An toàn hơn là bạn nối tiếp với một cái bếp điện.
    + Sau khi cắm điện rồi bạn chỉ còn việc ngồi đợi chừng 5 đến 7 phút ( chai lọ ngoại, thuỷ tinh tốt chờ lâu hơn chai lọ nội). Bạn nghe thấy 1 tiếng tách và ngay lập tức bạn đã có đến hai sản phẩm mới: Nửa dưới chai là cái cốc hay lọ hoa, nửa trên là cái thông phong cho nến hay đèn dầu.
    + Để mài cạnh sắc phía trong và ngoài vết cắt, nên lấy 1 thỏi đá mài mịn để mài.
    Trước đây khi lọ hoa và cốc vại còn hiếm, tôi đã cắt những vỏ chai rượu đẹp làm thành bộ cốc hay lọ hoa để tặng bạn bè vừa kinh tế ( và hợp với túi tiền ngày đó) mà chẳng ?~đụng hàng?T với ai cả
    Nếu bạn áp dụng, chúc bạn thực hiện suôn sẻ.
  3. kimchammong

    kimchammong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/10/2004
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    0
    Cách này không mới nhưng thực sự chi tiết. Cảm ơn bạn rất nhiều. Chủ nhật này ở nhà tôi sẽ làm theo như bạn. Thân!
  4. vodanh06

    vodanh06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2006
    Bài viết:
    169
    Đã được thích:
    1
    Có cắt mỗi cái chai mà bác hỏi loạn cả lên, không biết bác chỉ cắt 1 cái chai, hay là cắt hàng trăm hàng ngàn cái. Nếu cắt 1 cái, thì đầu tư khác, mà cắt nhiều nhiều cái thì có cách khác rẻ hơn.
    Mấy cái trò cắt bằng axit HF (đúng là acid flohydric, chứ không phải Folic) chỉ là sách giáo khoa mô tả thôi, và chỉ dùng để 2 mục đích:
    - Ăn mòn các vật tự do, tức là các bác quẳng các vật vào acid, nó ăn đến lúc nào xong thì thôi
    - Khắc trên các bề mặt: đổ acid lên bề mặt, nó không chảy được và cứ thế ăn mon theo các hình định sẵn
    Còn cái chai của bác, thứ nhất là nó khá dày, và không phải mặt phẳng, bác bôi HF lên đó thì nó chảy đi sạch, và một lúc thì bay hơi đi mất, không có tác dụng gì.
    Em làm với acid HF 4 năm rồi, chuyên dùng để làm sạch ống thạch anh, tấm Silic ... lạ gì nó. Nó không đến nỗi cực độc như mấy bác mô tả, mà có điều nó dễ bay hơi, và cũng độc, khi làm các bác chú ý bịt mũi và đeo găng tay, acid này thường đựng trong bình chứa bằng nhựa.
    Nếu bác cắt chai chỉ 1 vài cái, thì đừng chơi acid hay mai xo cho tốn kém. BÁc ra hàng cắt kính, người ta có dao kim cương cắt phăng một cái cho bác, vừa nhanh, đẹp lại rẻ tiền: có loại dao cắt bằng tay, có loại dao cắt máy để cắt ống, tấm lớn ...
    Còn nếu bác định sản xuất kiểu thế, bác đầu tư cỡ vài trăm USD, mua bộ cưa cắt dùng lưỡi cưa phủ kim cương (loại xịn của LECO, cỡ 700-1000$/máy) quay vèo vèo, cắt cho bác ngon hơn. Nó là lưỡi cưa quay, giống như hàng sắt thép cắt ấy, nhưng lưỡi cưa có phủ kim cương và khi cắt thì rỏ thêm nước hoặc dầu vào.
    Chúc bác thành công!
  5. star_of_sky

    star_of_sky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    0
    mấy bác toàn nói chuyện đâu đâu.
    nhiều bác nói mà tôi buồn cười
    để tôi nói cho các bác nghe:
    hf chứ không phải flo mà độc nha. nhầm hợp chất sang tính chất của đơn chất ah
    dùng cắt bằng dây may xo tuy là được nhưng nguy hiểm
    nếu không cẩn thận
    còn nhu chú t ren tôi vừa trích dẫn thì tôi phải nói rằng chú dùng nó nhìu rồi mà sao chú không biết cái mù tịt gì vậy
    cắt bằng hf đối với chai thì phải có phương pháp thích hợp chú
    cứ như chú thì dải hf lên bề mặt ah.....
    cắt bằng hf như phương pháp dùng sáp nến mà bạn kia vừa đề cập đó
    khắc thêm chữ vào
    ah tôi còn thấy anh bạn mặt thộn xanh xanh chuyên nghiệp hơn chú rành nghề bên trên kia ấy nhỉ
    đúng không các bác
  6. KTY

    KTY Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2004
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    0
    HF là một trong những chất độc đó. Đặc biệt la? HF có thê? ngấm qua da va? chi? 1 lượng nho? ngấm va?o cufng gây bo?ng va? câ?n có phương pháp điê?u trị đặc biệt. HF có sau khi ngấm qua da sef pha?n ứng với canxi trong huyết thanh tạo ra CaF2 gây hô?i hộp, rối loạn trao đô?i chất va? có thê? dâfn đến tư? vong.
    Tra cứu trên wikipedia:
    Hydrogen fluoride is toxic and can be fatal if even small amounts are ingested or absorbed through the skin. HF burns require immediate treatment beginning with washing with water but specialized care is indicated. HF acid burns are not similar to those produced by hydrogen chloride (HCl), or other common acids. Onset time of symptoms of HF burns are proportional to concentration. Above 50% instantaneous effects are apparent. Between 20% and 50% clinical symptons may not appear for one to eight hours. Concentrations below 20% may not result in symptoms for 24 hours.
    Entry routes include inhalation, ingestion, skin and eyes. Aside from burns to the eyes, skin, lungs, or digestive tract, the lowering of serum calcium (hypocalcemia) is one of the most serious consequences of HF exposure. As the free fluorine ion penetrates the skin it binds serum calcium forming covalent, nearly insoluble calcium fluoride (CaF2). This has effects on nerve conduction and can lead to extreme throbbing pain, metabolic changes, and even death.
    Được KTY sửa chữa / chuyển vào 21:42 ngày 01/12/2006
  7. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Không biết có phải bác định khen em không (Vì em là thằng "mặt thộn xanh xanh mà"), nếu mà khen em thì em không dám nhận đâu, Về hoá em chỉ học xong chương trình cấp 3 thôi, lên ĐH toàn học mấy cái thế điện hoá, thế ion hoá... gì gì quên mất rồi. Mà em chưa bao giờ sờ vào HF bác ạ. Sợ lắm!
  8. star_of_sky

    star_of_sky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    0
    bác này nói lạ
    tôi dám cá với bác là nó là một axit cực yếu , bác nói nó làm bởng da thì tôi chưa nghe nói tới bao giờ
    vì tôi cũng dùng axit này mà
    ah tôi còn nói thêm một chút
    có thể anh bạn nói đúng nhưng anh bạn hơi nhầm đó là tính chất của ãit
    mà là tính chất của flo
    axit bác dung chắc hết hạn sử dụng, nó sắp chuyển hoá thành flo rồi
    bác xục cái khí của bình axit đó qua nước đảm bảo .. đùng
  9. KTY

    KTY Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2004
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    0
    Bạn có thể tra trên net rất nhiều thông tin về độc tính của HF. Ví dụ : http://www.camd.lsu.edu/msds/h/hydrofluoric_acid.htm
    Bỏng da có nhiều loại, không phải cứ cháy đen mới gọi là bỏng. Chỉ cần da bị tổn thương do nhiệt độ hoặc hóa chất đều gọi là bỏng hết. Có thể bạn đã làm việc với HF nhưng chưa đủ độ đến mức phải vào viện nên không để ý thôi.
    Trong link này http://www.camd.lsu.edu/msds/h/hydrofluoric_acid.htm#Health
    Có nói đến xử lý khi có vấn để với HF: hít vào phổi, bắn vào mắt, bỏng da.

Chia sẻ trang này