1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Lam sao de giam bot su o nhiem moi truong?

Chủ đề trong 'Cuộc sống' bởi hip_baby_new, 30/12/2001.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hip_baby_new

    hip_baby_new Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/12/2001
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Xin chao cac ban, rat vui khi biet duoc website nay.Mong rang TTVNONLINE se phat trien phong phu hon.
    Thay cac ban ban thao rat nhieu de tai dang chu y,toi muon dua ra van de pollution de cung ban thao voi cac ban.
    Being a tree hugger, toi luon quan tam toi suc khoe cua nhung nguoi song trong thanh pho tai VN,noi co rat nhieu xe may,cars,fume tu nhung cong xuong,xa rac ruoi noi cong cong,bui ban...v.v...nen moi truong song bi o nhiem nang.
    Toi khong ro chinh phu da co bien phap gi de lam giam nhe van de nay ,nhu trong them nhieu cay ,tang cuong them nhieu tuyen xe bus cap toc,de giam bot so nguoi di xe may...
    Theo toi nghi rang moi chung ta co the make a different bang nhung su dong gop nho.
    Mong su gop y cua ban.
  2. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Ô nhiễm khí quyển - Thực trạng và giải pháp
    --------------------------------------------------------------------------------

    PTS. Trần Thanh Lâm
    Sự tồn tại của bầu khí quyển xung quanh trái đất quyết định sự sinh tồn của nhân loại, duy trì... một chế độ nhiệt có tác dụng giữ cho bề mặt quả đất tránh được những phát xạ nguy hại từ vũ trụ.
    Con người đã có nhiều hoạt động làm ô nhiễm bầu không khí như: các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải (thải vào khí quyển các loại khí độc như: sun-fua điôxit; nitơ điôxit; cacbon điôxit và hyđrô cacbon...). Bầu không khí bị nhiễm độc đã làm cho khí hậu trên trái đất bị biến đổi theo chiều hướng xấu đi, điển hình là lượng khí cacbon điôxit với trên 8,5 tỷ tấn hàng năm, tích tụ vào bầu khí quyển, gây ra hiệu ứng "nhà kính" làm nhiệt độ trái đất ngày một nóng lên. Đồng thời việc sử dụng quá mức một số hóa chất nhân tạo như: chlorofluocarbon; methyl chloroforem; methyl bromide được dùng trong lĩnh vực làm lạnh, điều hòa không khí, tạo bọt xốp, dung môi, dập cháy, son khí và hóa chất dùng trong nông nghiệp với khối lượng tiêu thụ trên toàn thế giới khoảng 1,58 triệu tấn (theo thống kê của Liên hợp quốc năm 1988). Các loại hóa chất này chủ yếu được sử dụng ở các nước công nghiệp phát triển. Đây là thủ phạm gây ra hiện tượng suy giảm tầng ô zôn và thiên tai ngày một nhiều hơn, gay gắt hơn của bão, lũ, lụt, sói, lở, sa mạc hóa, cháy rừng... Đặc biệt là hải lưu ấm En Nino xuất hiện theo chu kỳ từ 2 đến 7 năm một lần, bắt đầu vào mùa hè và kết thúc trong vòng 22 tháng; nó đã ảnh hưởng rất lớn đến thời tiết, không chỉ ở phạm vi khu vực mà trên toàn thế giới. Những biến đổi đó đang đe dọa đến sự sống còn của nhân loại.
    Ơở nước ta, nền kinh tế mới bước đầu có sự tăng trưởng, tuy công nghiệp chưa phải là phát triển, trình độ đô thị hóa còn thấp, nhưng đất nước ta đã phải trải qua ba cuộc chiến tranh kéo dài triền miên suốt 40 năm. Tình trạng chiến tranh đã kìm hãm sự phát triển và hủy diệt môi trường sống một cách khủng khiếp nhất; nhiều thế hệ nhân dân Việt Nam phải gánh chịu và khắc phục.
    Mức tăng dân số của nước ta có giảm (còn 1,8%) nhưng vẫn ở mức cao, cùng với quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa đã làm gia tăng khối lượng chất thải vào môi trường sống, làm hỏng đất, ô nhiễm nguồn nước và không khí, đặc biệt là ô nhiễm không khí cục bộ ở các khu công nghiệp và các đô thị. Bụi, khí độc hại và tiếng ồn là các yếu tố gây ô nhiễm môi trường không khí ở các khu vực này.
    Theo số liệu quan trắc và phân tích hiện trạng môi trường ở một số thành phố và khu công nghiệp đại diện cho các khu vực chủ yếu trên toàn quốc cho thấy, chỉ có những nơi xa thành phố, khu công nghiệp, xa đường giao thông nồng độ bụi trong không khí mới ở mức dưới hoặc xấp xỉ tiêu chuẩn cho phép (TCCP). Không kể các khu vực khai thác, sản xuất ngoài trời, những nơi ô nhiễm bụi nặng nhất được xếp theo thứ tự như sau: Khu nhà máy xi măng Hải Phòng; Quận Tân Bình (TP.Hồ Chí Minh); Khu công nghiệp Biên Hòa (cũ); Khu công nghiệp Bến Lức (Long An); Khu công nghiệp Thượng Đình (Hà Nội); Quận Phú Nhuận (TP.Hồ Chí Minh); Khu Mai Động (Hà Nội); Nhà máy vật liệu xây dựng Long Thọ (Huế); Khu công nghiệp Trà Nóc (Cần Thơ).
    Các loại khí độc như SO2, NO2 hiện đang đe dọa một số khu công nghiệp. Đối với 13 khu công nghiệp đã được quan trắc, có 3 khu (chiếm 13%) có nồng độ khí SO2 vượt tiêu chuẩn cho phép, đó là Khu công nghiệp Biên Hòa (cũ), gấp 3 - 4 lần TCCP; Khu nhà máy xi măng Hải Phòng, Khu công nghiệp Thượng Đình (Hà Nội). Đối với loại khí NO2, Khu công nghiệp Biên Hòa (cũ) với nồng độ trung bình là 0,177 mg/m3, gấp 1,8 lần TCCP. Quận Phú Nhuận (TP.Hồ Chí Minh), Khu công nghiệp Trà Nóc (Cần Thơ) có nồng độ khí NO2 xấp xỉ TCCP.
    Trong các thành phố và thị xã đã khảo sát thì mức ồn giao thông ở TP.Hồ Chí Minh là cao nhất, đường ô nhiễm tiếng ồn đạt tới 84,3 dBA; trung bình của 3 đường phố ở TP.Hồ Chí Minh là 80,6 dBA (vượt TCCP là 10 dBA). Trục giao thông Rạch Giá (79,9 dBA), bến xe Cần Thơ (78,4 dBA), trục thị xã Long An (76 dBA), phố Nguyễn Đức Cảnh, Hải Phòng (75,1 dBA), đường Trần Hưng Đạo, Hà Nội (72,3 dBA), trục thị xã Cà Mau (73,5 dBA)... đều là những nơi bị ô nhiễm tiếng ồn.
    Nước ta là nước nông nghiệp nhiệt đới, tuy còn sản xuất theo cách thủ công, lạc hậu nhưng sản lượng ngày một tăng. Để nâng cao năng suất mùa màng, ngoài sự tác động của nhiều yếu tố khác, yếu tố sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu là rất quan trọng, nhưng đồng thời nó cũng là nguyên nhân làm giảm số lượng nhiều loại sinh vật có ích, làm giảm tính đa dạng sinh học ảnh hưởng có hại đối với sức khỏe con người. Đồng thời hoạt động nông nghiệp nước ta còn gây ra ô nhiễm môi trường do phát thải các chất khí như CH4 từ phân hữu cơ và phân động vật, N2O và NO từ phân đạm, CO2 và các loại khí độc khác do đốt các sản phẩm sinh học, các phế thải nông nghiệp và đốt rừng làm nương rẫy v.v...
    Theo ước tính của các nhà khoa học, ở nước ta các khí "nhà kính" phát thải từ nguồn do hoạt động nông nghiệp chủ yếu là CH4 từ canh tác lúa với số lượng vào khoảng 3,5 tấn và N2O từ phân đạm với lượng khoảng 0,06 tấn. Trong tương lai nếu các hoạt động nông nghiệp vẫn duy trì ở mức trong những năm qua thì tốc độ gia tăng hàng năm của lượng phát thải CH4 và N2O sẽ vào khoảng 4 đến 6%.
    Nhìn chung, lượng khí thải gây ô nhiễm môi trường không khí ở nước ta còn thấp so với các nước công nghiệp phát triển như khí cacbon điôxit mới vào khoảng 125 triệu tấn/năm; sử dụng các hóa chất nhân tạo làm suy giảm tầng ô zôn khoảng 450 tấn/năm. Chính phủ Việt Nam đã có nhiều biện pháp, chính sách, luật pháp, chương trình và sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế nhằm hạn chế thải các loại khí độc hại, đặc biệt là khí thải cacbon điôxit vào khí quyển và loại trừ dần việc sử dụng các chất làm suy giảm tầng ô zôn hưởng ứng tích cực Công ước Viên và Nghị định thư Mông-rê-an về bảo vệ tầng ô zôn.
    Tuy vậy, tình trạng ô nhiễm không khí cục bộ ở nước ta đang trở thành vấn đề bức bách, nhất là trong giai đoạn cả nước đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa. Vì vậy, cần có những giải pháp đồng bộ nhằm hạn chế, tiến tới khắc phục tình trạng này, đó là:
    - Phải tăng cường kiểm soát và đánh giá tác hại của việc thải các chất độc hại gây ô nhiễm bầu không khí.
    - Phải có biện pháp chế ngự, tiến tới chấm dứt việc thải khói, bụi, chất độc của các ngành công nghiệp, giao thông vận tải, nông nghiệp vào môi trường. Trong những biện pháp đó, ngày nay người ta đòi hỏi phải áp dụng "công nghệ sạch" trong công nghiệp; nguyên liệu "sạch" trong công nghiệp; nguyên liệu "sạch" cho phương tiện vận tải; hạn chế việc sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học mà áp dụng các phương pháp vi sinh trong nông nghiệp...
    - Ngăn chặn nạn đốt rừng, khai thác rừng bừa bãi, xây dựng các vành đai rừng, vành đai xanh để ngăn chặn cát bay, chắn bụi.
    - Tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường.
    - Tăng cường tuyên truyền, giáo dục mọi người có ý thức hạn chế việc xả thải các chất ô nhiễm từ sinh hoạt vào bầu khí quyển.
    (Tạp chí Xây dựng số 5/1998)
  3. Metropolis2002

    Metropolis2002 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/10/2001
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0
    Theo tui thay thi van de moi truogn o dau cung la van de muon thuo nhugn doi voi Viet nam chung ta thi no hoi bi tram trong , truoc tien la van de giao thong , cho du bay gio co cac tuyen xe bus di nua chua chac gi nguoi daan chung ta chiu ung ho vi ba con chugn ta da wen muon di dau thi xach chiec xe may ra la chay lien chu ko muon phai di ra toi tram xe bus roi phai doi bus roi moi di . Thu hai la o nuoc ta cac he thong ve sinh duong pho chua cao , chua co du phuong tien hien dai de don dep duong pho , thu ba la cac chat thay cua nha may o chugn quanh thanh pho van con thay ra hang ngay ma ko xu ly duoc, cho nen van de cap bach bay gio la moi nguoi tu y thuc giu gin , roi sau do moi tinh toi bien phap lau dai .....
    Danchoisanhdieu
  4. VHL

    VHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/07/2001
    Bài viết:
    1.509
    Đã được thích:
    0
    Tất cả đều phụ thuộc vào trình độ nhận thức và tự giác của người dân.
  5. ngaruby

    ngaruby Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2002
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    ko su dung tui nilong,thay vao do la cac goi giay,day la mot trong nhung cach giam o nhiem moi truong.Thuc hien dieu nay qua rat kho nhung neu lam duoc thi se rat tuyet trong viec gam thieu su o nhiem.Theo minh la vay.Cac ban biet tui nilong kho phan huy the nao roi day.Phai mat tra nhieu nam.That te hai.Bay gio o dau nhin cung thay n ui nilong,khap noi.Minh thay o cac nuoc ho deu su dung cac tui bang giay ca.Nhuthe that la ve sinh.
  6. Guest

    Guest Guest

    Sau chuyến về VN tôi thấy vấn đè bức súc nhất ,nổi cộm nhất ở ta hiện nay đúng là vấn đề môi trường.Theo tôi phương tiện giao thông đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra nguồn ô nhiễm. Việt nam ta cũng chẳng phải là nuớc có nghành công nghiệp nặng phát triển nhưng tôi thấy là tình trạng ô nhiêm môi trường ở nước ta đã ở trong tình trạng đáng lo ngại. Hiên tại ở nước ta số lượng xe máy qua nhiều,xe ô tô thi vẫn là những loại xe thời cũ(rất gây ô nhiễm môi trường )Đồng ý là nước mình còn ngèo đường phố còn chật hẹp,cho nên tôi thấy là chúng ta nên phát triển mạng lưới GIAO THÔNG CÔNG CỘNG.Có nghĩa là ta nên phat triển mạng lưới xe Bus trong thành phố.Hiện tại có lẽ do sự phục vụ của các hãng xe xhua được tốt cho nên chưa được sự tín nhiệm của bà con nhưng cái chủ yếu vẫn là thói quen của dân mình.
    Để cứu lấy môi trường của Việtnam tôi xin các bạn hãy
    bắt đầu bằng chính mình. Sử dụng các phương tiện GTCC như thế nó dần dần sẽ tạo ra thói quen thúc đẩy sự phát triển của nền GTCC đồng thời bảo vệ lấy môi trường mà chúng ta đang sống.

    GO BUFFS

Chia sẻ trang này