1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

làm sao để luyện phát âm

Chủ đề trong 'Anh (English Club)' bởi dacnhiem_kudo, 14/11/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. babegirl20

    babegirl20 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/06/2004
    Bài viết:
    977
    Đã được thích:
    0
    Babe thường nói chuyện với các bạn của mình 3 năm nay(toàn là người mỹ, đang học đại học)nên tiếng anh của babe phần nào nói theo tiếng mỹ là nhiều, cái câu trả lời "I am good" babe nghe họ nói quá thường xuyên khi được hỏi "How are you" đặc biệt mỗi lần gặp là họ "whats up" liền.
  2. vitamin3010

    vitamin3010 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    4.919
    Đã được thích:
    1
    Còn embé giờ ước ao nói trôi chảy đã, còn vụ reduce hay không thì fải dần dẫn. Trước hết mong nói lưu loát. Mbé bị nhiễm hơi hơi accent của người Fin mặc dù dân Fin nói tiếng Anh cực tốt. Cũng may là chương trình TV bên này toàn tiếng Anh với phụ đề tiếng Fin (trừ một số chương trình như thời sự trong nước). News thì chỉ có BBC ko có CNN. Mbé chơi với 1 bạn người half American, half Fin, 1bạn half Fin , half Portugese, cũng cải thiện được đôi chút. Nhưng mà vẫn chuối cả nải
  3. near_new_yen

    near_new_yen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/08/2004
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    Mấy ngày hôm nay, khi xem phim mình để ý tìm lỗi ngữ pháp trong fim mình có nhận xét sau:
    Lỗi ngữ pháp xảy ra vì:
    - Các câu trong fim thường không có auxiliary verbs. (70%)
    - Vì muốn nói -diễn đạt ý- cho nhanh nên sử dụng cấu trúc rút ngắn không đúng với ngữ pháp được dạy trong sách vỡ. (10%)
    - Vì muốn nói -diễn đạt ý- cho nhanh nên sử dụng từ sai từ such as not, no.. làm lung tung.(10%)
    - Lượt bỏ luôn những verb quan trong. Nhưng lại phù hợp với spoken enghish. (5%)
    - Orther (5%)
    Lỗi sẽ càng nhiều khi đó là fim action, hay là lỗi sẽ xãy ra do tụi bụi đời, du côn đường phố nói (trong phim.) . Phim có tính cách giáo dục dành cho thiếu nhi và các phim tài liệu hầu như không tìm thấy lỗi.
    Cách nói của E làm người việt crazy because cách hình thức nói của họ không được sử dụng trong tiếng việt. Khi nói người mỹ tìm những cách nào đó mà nói sao cho càng nhanh càng tốt. Bởi vậy ban đầu nghe thì khó chịu nhưng nghe riết thì thấy nó hợp lý. Nếu bạn nắm rõ lý thuyết của pronunciation thì dễ dàng chấp nhận mấy cái vụ lượt bỏ hơn.
    Cáii vụ khi nói lượt bỏ auxiliary verbs là hợp lý!
    Vì dụ như câu lúc trước: How are you doing? / Hao ơ yơ dú-ìng?/
    Giả sử bạn nói câu này trong 2 giây. Thì thời gian bạn dùng để phát âm âm ơ là 2/10 giây, âm hao khoản 8/10 giây, âm dú-ìng khoản 1 giây.
    Giả sử bạn nói nhanh hơn, bạn nói câu này trong vòng 1 giây=> thời gian để phát âm ơ là 2/20 giây. Lúc này âm ơ hầu như không còn nữa, còn chăn chỉ là cái ngắt hơi. Tại sao không bỏ luôn cho khỏe?!?
    Như mình có nói lúc trướccác từ như: does, are, is ,be, on. of, at etc. in usually untress. Vì là untress nên khi nói mình nói nó rất nhẹ, khi nói nhanh thì hầu như không nghe luôn, chỉ nghe 1 cái nghĩ hơi.
    Ví dụ:
    I am a student. I''m from Vietnam. I am learning Enghish at LA University. (1)
    Khi nói bạn chỉ cần nói là sao mà ngươi nghe nghe thật rõ cái chữ sau:
    I student. I''m Vietnam. I learning English LA University.(2)
    Còn các từ am, a, from, am, at là không thật sự cần thiết.
    Giả sử bạn chỉ nghe các từ trong câu (2), nhưng bạn có thể đoán được ý nghĩa của nó như bạn đọc whole sentence(1).
    Vì vậy khi nói người nói dành phần lớn thời gian để nói những từ quan trọng. Từ không quan trọng dành thời gian rất nhỏ vì có nói nó thật rõ ràng hay thật nhanh thì cũng chẳng làm người nghe hiều rõ thêm về câu đó.
    I am a student. (Giả sử thời gian nói là 2 giây. Thời gian dành cho I : 7/10 s; student: 1s; am+ a: 3/8 s.)
    I am learning Enghish at LA University. (Giả sử thời gian nói nguyên câu là 3s. Thời gian dành cho I: 5/10 giây; learning English: 1+2/10s; LA University: 1+ 2/10s; am: 1/10s). Thông thường như câu này người ta sẽ I am--> I''m, dành 5/10s cho I''m===> bạn chỉ nói câu này trong 2+9/10s==> tiết kiệm được 1/10s.
    Cách phân chia trên không phải là exactly mà chỉ đưa ra số liệu cụ thể nhằm giúp bạn hiểu rõ thêm về cách phân phối thời gian khi nói 1 câu.
    Nhìn chung để nói cho nhanh, người mỹ người ta bỏ luôn auxiliary verbs (không phải lúc nào cũng bỏ, bỏ hay không là tùy ý thích của người nói). Không thấy trường hợp bỏ prepositions. Khi nói tới preposition họ pause 1 chút rồi nhảy sang từ kế tiếp hoặc tao ra 1 âm rất nhẹ mất khoản 1/10 giây.
    Lý thuyết quan trọng là trong câu stress từ quan trọng. Nếu bạn nghĩ là preposition quan trọng thì bạn có thể stress nó. Thậm chí làm nó thành từ đưọc stress mạnh nhất trong câu.
    For example,
    \\\\\\\from
    I went the store. (Nhằm nhấn mạnh form the store, chứ không phải to the store.)
    Học là a, an usually untress, như vì mục đích nào đó ta có thể stress nó.
    A: I just bought a book.
    B: How many?
    A
    \\\\\\\\\\\\\\\a
    I just bought book.
    Ta nhấn mạnh a nhất để focus vào cái bạn cho là quan trong. a lúc này được nói very strongly, clearly, slowly.(strongly, clearly, slowly chứ không phải là loudly). Nói như tiếng việt là nói nó ở giọng cao (giống như hát ở nốt cao vậy), không phải là nói cho lớn ra.
    Nhiều lúc, họ lượt bỏ luôn verb quan trong. Như : Are you OK? Họ chỉ thường hỏi: You OK?
    \\\o-kế?
    Du (Vì là câu hỏi nên phải lên giọng ở cuối câu)
    Cái này trong spoken E thì rất nó tự nhiên. Nói thêm thằng Are vào làm chi cho mất thời giờ. Chỉ cần you OK và cái lên giọng là người nghe hiểu đó là câu hỏi rồi.
  4. silentsoul

    silentsoul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/02/2003
    Bài viết:
    246
    Đã được thích:
    0
  5. near_new_yen

    near_new_yen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/08/2004
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    Sorry vì bài viết trước, mình viết là các auxiliary verbs có thể bị lượt bỏ nếu người nói muốn. Cái đó là sai. Vì không suy nghĩ kỹ nên đưa đến kết luận vôi vàng. Chỉ có be ở progessive có thể bị lượt bỏ nếu người nói muốn thôi.
    Các auxiliary verbs thì thường là untress thôi (khi là negative thì stress). Các auxiliary verb khi muốn nói nhanh thì họ đưa về contractions.
    Trong formal speech thì không có hiện tượng lượt bỏ các auxiliary verb.
    Nói tóm lại là cách nói trong tiếng anh là jump từ từ quan trọng đến từ quan trọng. Đối với những từ không quan trọng họ dùng schwa. Bằng cách này thì tốc độ nói mới nhanh được.
    For example,
    He is a student. (từ quan trọng: he, student). Khi nói ngưòi nói dành phần lờn thời gian để phát âm he, và student. Hay nói cách khác là họ jump từ he sang student.
    He isn''t a student. (Từ quan trong: he, isn''t, student) Khi nói họ jump từ he sang isn''t, make a very soft sound ơ then jump sang student.
    Khi bạn nghe news on TV or radio, người đọc rất chậm chãi, rõ ràng. Bạn nghe kỹ thì họ vẫn dùng nguyên tác là dành lớn thời gian để cho những từ quan trọng và dành một thời gian rất nhỏ cho những từ không qua trọng.
    Còn cái số liệu người more than 12 or 13 years old không thể có accent như những native speakers là số liệu mình lấy trong sách và qua kinh nghiệm mình thấy là đúng. Mình gặp vài ngưòi đến mỹ khoàn từ 15, 16 và nay hiện đang học high school. Accent của họ cũng giống như học sinh học anh văn ở Vn vậy. Còn người lớn hơn đã tốt nghiệp UC or something (nói chung là người có đi học,) thì không thấy có hiện tượng giống native speaker.
    Các bạn có bao giờ Nguyễn Cao Kỳ Duyên nói E chưa? Mình thấy giọng very nice, rất giống native! Cô ta đến mỹ khoản 12 hay 13. But có một lần cô ta nói chuyện bằng với một người Mỹ trên băng. khi so sánh giọng của KD và người mỹ kia thì giọng của KD còn chát lắm. Chỉ được 8/10 so với người kia thôi.
  6. babegirl20

    babegirl20 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/06/2004
    Bài viết:
    977
    Đã được thích:
    0
    Bạn new_near_yen này nghiên cứu những cái về English rất hay,sau này bạn có thể là researcher hoặc nhà ngôn ngữ học là tốt lắm.
  7. silentsoul

    silentsoul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/02/2003
    Bài viết:
    246
    Đã được thích:
    0
  8. R_Zoro

    R_Zoro Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/11/2004
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Thấy mọi người góp ý hào hứng quá, mình cũng muốn đóng góp vài ý kiến của mình về cách luyện phát âm đây:
    1/ Nghe nhạc: không biết các bạn nghĩ sao? nhưng cách này hiệu quả với mình! Khi nghe các ca khúc tiếng Anh mình hay lẩm nhẩm hát theo, thú thật là chẳng hề biết lyrics đâu, nghe nó phát âm thế nào thì phát âm lại thế ấy . Có điều là khi nghe nhiều thì mình cũng nhận ra được lời bài hát là như thế nào, rồi tìm lyrics của bài hát đó, match xem có giống không. Cứ như vậy riết, vừa giải trí (nghe nhạc) mà mà mình còn học được cách phát âm nữa, phát âm cũng không tồi (thề là không phải khoe khoang đâu.)
    2/ Bạn muốn phát âm theo đúng accent của người dân bản địa? Theo mình là không thể, trừ phi bạn là dân bản địa, sinh ra và lớn lên ở đó thôi! Cậu mình ngày xưa qua cư trú ở Australia từ lúc 4 tuổi (hồi đó là vượt biên đó ), vậy mà cho đến giờ cậu vẫn nói là không thể phát âm chuẩn được "như Aussie". Nói vậy cũng thấy là không phải cứ luyện với giáo viên bản ngữ thì sẽ nói được như người bản xứ đâu, lầm to. Theo mình thì chỉ cần nói sao cho người ta hiểu là được.
    3/ Người Việt khi nói tiếng Anh, phần lớn không phát âm những âm nhấn, và âm đuôi: không nói quá đâu: 10 đứa bạn của mình khi nói chữ please thì đến 7 đứa là phát âm thành "pli" rồi <--- nghe là biết ngay Vietnamese, âm đuôi "se" của người ta đâu mất rồi? Nói vậy nên nếu muốn phát âm tiếng Anh chuẩn, theo mình nhất thiết phải học qua các ký tự phiên âm ---> tra tự điển, phát âm theo đúng ký tự phiên âm trong đó (phải ký tự phiên âm không nhỉ ??? mí cái loằng ngoằng pronunciation trong Oxford Dic. đó mà). Mấy cái này thì mấy anh "Boat People" hơn đứt dân Việt Nam mình các bạn ạ, chúng nó phát âm đầy đủ đâu ra đó.
    4/ chữ "B" và chữ "P" : bạn thử đọc chữ "b" xem sao? Người ta không phát âm chữ "b" như cách người Việt mình phát âm chữ "b" theo tiếng Việt đâu, mà chữ "b" sẽ được phát âm sang thành "p" đó. Tricky ey? Vậy còn chữ "P" thì phát âm làm sao? Xin thưa luôn là phần lớn dân Việt mình phát âm không được chữ "p" cho chuẩn xác, đọc theo kiểu "p" tiếng Việt luôn!!!. Mình phãi practice dữ lắm mới sửa được cái thói quen phát âm giống tiếng Việt đó. Hix cái này thì một lần nữa các ông "Boat People" nó hơn mình rùi (hình như là tiếng Anh nó na ná tiếng Việt như bạn nào nói đó, thành ra dân ta cứ vô tư nói tiếng Anh như tiếng Việt luôn, thành ra nói sai đó mè).
    5/ Tập cho mình thói quen nói chậm! Đừng có "chưa học bò đã lo học chạy" Ngay dân native speaker nhiều người nói rất chậm, rất dễ nghe, suy cho cùng thì ngôn ngữ là công cụ để giao tiếp, nói sao cho người ta hiểu là được. Có một người bạn Kiwi của mình từng nói, vấn đề của người ngoại quốc khi nói tiếng Anh là: họ nói quá nhanh, chữ nọ xọ chữ kia, khó nghe lắm. Thử nói thật chậm đi, this works!
    6/ Không có gì quan trọng hơn việc học Vocabulary, và Gramma. Slang (tiếng lóng) và Speaking-English ư? Có bạn cho nó là quan trọng. Vậy coi phim nhiều thì... chắc là sẽ nói giỏi vì học được tiếng địa phương, cách nói của native? Theo mình là rắt sai lầm! một ông Pom (Bristish đó mè) khi nói chuyện với một ông Irish (cái này là người Ireland), hai người cùng nói tiếng Anh, nhưng không ai hiểu ai cả. Tương tự như vậy, người Kiwi (New Zealand) nói chuyện với American cũng bở cả hơi tai. Lý do là có nhiều từ trong hội thoại người xứ này hiểu khác, mà người xứ khác lại hiểu khác! hoặc cùng một cách nói, nhưng nếu ngữ pháp khác nhau thì 2 bên sẽ hiểu khác nhau (cái này hơi hiếm, không biết ai có thể kiếm được ví dụ không nhỉ?). Suy cho cùng, nói theo kiểu gọi là "truyền thống" thì chắc sẽ ít bị hiểu lầm hơn. Khi mình nói chuyện với người ta thì mình cũng đâu có đá động tới "Sup?" (What ''s up?), hay là "Algud" (all good) rồi "Watcha doin?" (What r u doing?) đâu, hiểu nhau là được.
    Nói dài dòng quá không biết có đi lạc đề không nữa, nhưng bấy nhiêu đó là những kinh nghiệm của mình khi học ngoại ngữ đấy. Chúc bạn nói giỏi tiếng Anh. Thân.
  9. fun_lover

    fun_lover Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/11/2002
    Bài viết:
    1.502
    Đã được thích:
    0
    Cái topic này rất hay, nhưng mọi ngưòi lạc đề nhiều quá. Tác giả hỏi làm thế nào để fát âm, thì những bài cuối toàn nói vè ngữ fáp. Theo tui nói theo fim là cực hay, bởi những người đóng fim thường là dân bản địa hoặc nói cũng trôi chảy. Còn ngữ fáp trong fim thì rõ là cắt đi nhiều rồi, bởi đó là văn nói, ko fải văn viết. Miễn là diễn đạt sao cho người nghe hiểu là được. Người Việt mình nói chuyện với nhau cũng có bao h để ý là mày nói thiếu vị ngữ, hay thiếu giới từ hay thiếu tính từ chỉ trạng thái gì đó đâu. Miễn là chúng là hiểu. Còn âm điệu thì đứng là cần đc người bản địa chỉnh và luyện theo fim cũng là cái hay. Tôi thường xuyên xem fim để học nghe hiểu nội dung(ko cần nghe rõ từng chữ) là đạt yêu cầu nhiều công ty tuyển dụng rồi. Còn nếu bạn học để thi cử thì ko nên bởi cách học của tôi chỉ fục vụ cho giao tiếp thôi .
  10. near_new_yen

    near_new_yen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/08/2004
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    Mình chằng qua là thằng điếc không sợ súng nên viết bậy bạ thôi. Chẳng qua tuần này là Thanksgiving nên không phải đi học 1 số lớp và đang bị bệnh nên phải uống thuốc nên không lái xe được. Ở nhà buồn quá mướn mấy cuốn phim coi. Uống thuốc vào ngủ được thì ngủ, không ngủ được thì coi phim. Coi có mấy cuốn phim mà dám làm ra cái mục phát hiện lỗi trong phim. Nói thật ra từ trước đến nay khi coi TV chẳng bao giờ Near chú ý lắng nghe để tìm xem nó có lỗi gì không. Nghe==>hiểu=> chẳng quan tâm đến nó nói cái chỉ, chẳng buồn đặc câu hỏi là Did they use the correct tenses, the correct prepositions or something? Mấy ngày hôm nay để ý thì phát có nhiều serious mistakes, phần lớn là do verbs gây ra. Còn các lỗi về trật tự từ hay là cái gì gì thì chắc không phát hiện đưọc! Vì có sai thì nghe riết quen tai rồi, sai cũng thành đúng.
    Bây giờ nói tiếp về cách phát âm.
    Giả sự bạn có mẫu đối thoại sau:
    A: How are you, today?
    B: Pretty good!
    Nếu là reading test thì khi có câu hỏi là: Hôm nay người A feel ra sao? Cái này thì đễ, ai cũng trả lời được.
    Nhưng nếu là listening test thì khác. Khi này có sự xuất hiện của intonation thì không phải lúc nào Pretty good là Pretty good.
    Pretty là pretty good khi người B nói với giọng như sau:
    \\\\\\gúd (1)
    Pretty
    Nhưng nếu người B nói với giọng:
    Pretty g
    \\\\\\\u (2)
    \\\\\\\\ụ
    \\\\\\\\\d
    Khi này thì pretty good lại mang cái nghĩa của the opposite of pretty good.
    Ở (1) thì ngưòi nói phát âm good với a little bit lên giọng. Ngắn dứt khoát.
    Ở (2) thì người nói với giọng ủ rủ, và đi xuống. Khi phát âm chữ good như 1 tiếng thở dài.
    Nếu thời gian nói chữ good ở 1 là 3/4 s thì thời gian nói chữ good ở 2 khoản 1+ 1/2 s.
    Theo mình nhận thấy thì khi phát âm chữ good ở 1, Mình có xu hướng hít vào và nín thở khi phát âm chữ good. Còn ở 2 thì luôn thở ra, nói cách khác thở ra và phát âm chữ good cùng một lúc, như là thở dài mà than thân vậy.
    Như vậy, cùng là pretty good nhưng với intonation khác nhau thì có thể mang meaning khác khau.

Chia sẻ trang này