1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Làm sao để Sài Gòn hết "ăn xin"?

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi thanhnhutdang, 13/07/2012.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vuhuynh

    vuhuynh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/10/2004
    Bài viết:
    761
    Đã được thích:
    72
    Xin trích lại 2 ví dụ của tôi ở post trước:

    VD1 : Một người vì khát đi xin 1 miếng nước có được định nghĩa là ăn xin hay không?
    VD2 : Một người ăn mặc rách rưới chỉ "ngồi chơi" với cái nón để ngửa ở trước mặt có phải là ăn xin không?

    Nếu những người này tự dưng lọt vào đối tượng của QĐ 9055 thì là sao?

    Qua đó cho thấy, đối tượng chịu ảnh hưởng của QĐ 9055 là người dân nói chung chứ không riêng gì những người mặc nhiên được coi là ăn xin (theo định nghĩa phổ biến) của Bách khoa toàn thư. Và có chăng, nếu Đà Nẵng định áp dụng Bách khoa toàn thư tiếng Việt để định nghĩa người ăn xin, mời bác Thanh nêu chi tiết trong các Qđ liên quan, đằng này, tuyệt nhiên không.

    Bạn được coi (tự nhận) là người thông thạo các thông lệ pháp lý ở phạm vi văn bản dưới luật, vậy bạn hiểu thế nào là đối tượng của một điều luật, văn bản dưới luật, mà, như bài quote trên, lại đi thừa nhận một văn bản B1 (định nghĩa hành vi) là ám chỉ/chỉ tới một đối tượng cụ thể nào đó mà lại không đưa ra định nghĩa, chỉ dẫn định nghĩa ?

    - Đà Nẵng có quyền ra các văn bản quy phạm pháp luật, không ai phản đối. Nhưng Đà Nẵng không có quyền ra một văn bản thiếu căn cứ và thiếu tính quy phạm pháp luật.
  2. ULIULI

    ULIULI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/05/2007
    Bài viết:
    3.674
    Đã được thích:
    13
    Bạn trả lời không trúng vào câu hỏi của tôi. Hai ví dụ 1 và 2 của bạn là nói về hậu quả của việc không có định nghĩa "ăn xin". Việc này coi như là thiếu sót khi làm luật đi.

    Cái tôi đang hỏi bạn là liệu với đa số những người đúng là ăn xin thì quyền lợi và nhân phẩm của họ có bị ảnh hưởng không? Nếu không nghĩa là chỉ có vài phần trăm bị nhầm kia là bị ảnh hưởng. Và một cái luật mà còn thiếu sót vì thiếu định nghĩa thì không thể gọi là vứt đi hoặc vô giá trị được, nó có thể được bổ sung, sửa chữa.
  3. vuhuynh

    vuhuynh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/10/2004
    Bài viết:
    761
    Đã được thích:
    72
    Tôi không cần phải trả lời cái đỏ đỏ của bạn, cái mà tôi nói tới là bản thân QĐ 9055 nó thực sự như thế nào. Việc cái đỏ đỏ của Uli nếu được giải quyết rốt ráo, dẫn tới tốt xấu đến đâu, tôi không quan tâm. Tôi quan tâm tới việc một văn bản quy phạm pháp luật có "chuẩn xác" hay không, và người dân ở bất cứ địa phương nào cũng xứng đáng được pháp luật đối xử công bằng và "chuẩn xác".

    Trước hết, tôi là người như bạn nói, thượng tôn pháp luật, cái tôi yêu cầu đầu tiên với một điều luật/văn bản dưới luật/sắc lệnh là phải công bằng và tôn trọng luật pháp của nước CHXHCN Việt Nam. Nếu bạn muốn tiếp tục thảo luận thì hãy thừa nhận sự thiếu sót này trong QĐ 9055 của Đà Nẵng, rồi ta mới bàn tiếp việc nó sẽ dẫn tới đâu.
  4. ULIULI

    ULIULI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/05/2007
    Bài viết:
    3.674
    Đã được thích:
    13
    Tôi đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong topic này rằng việc chưa định nghĩa "ăn xin" là một thiếu sót, và tôi cũng đã chỉ ra ngay ở post trên rằng thiếu sót đó có thể bổ sung, sửa chữa. Hay là bạn cũng không cho phép UBND Đà Nẵng sửa chữa sai sót nhỉ ?
  5. vuhuynh

    vuhuynh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/10/2004
    Bài viết:
    761
    Đã được thích:
    72
    QĐ 9055/2000/QD-UB được ban hành từ năm 2000.... và bây giờ là 2012. Đã 12 năm kể từ ngày ban hành QĐ, hay ta đợi UBNDTP ĐN ra thông tư hướng dẫn thi hành QĐ 9055 rồi mới bàn tiếp?

    http://ca.cand.com.vn/News/PrintView.aspx?ID=82611

    Đây là việc một quyết định dở hơi ăn cám lợi của Đà Nẵng và nó "đi vào đời sống thực tế" như thế nào thì mời bạn ULI đọc thêm để tham khảo.
  6. langnt

    langnt Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/08/2003
    Bài viết:
    1.180
    Đã được thích:
    0
    QĐ 9055 khuyến khích người dân giữ "đối tượng" ăn xin và báo cho chính quyền bằng cách thưởng tiền. Theo luật, người dân chỉ được quyền giữ người khi người đó phạm pháp quả tang. Phải chăng ĐN coi hành vi ăn xin là phạm pháp và người ăn xin là tội phạm?

    Thuyết phục người ta vào TT Bảo trợ hoặc về địa phương thì được chứ cưỡng chế thì không thể chấp nhận được.
  7. ULIULI

    ULIULI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/05/2007
    Bài viết:
    3.674
    Đã được thích:
    13
    Bạn nhầm rồi, QĐ 129 là năm 2000, còn QĐ 9055 là văn bản pháp quy B2, ra đời năm 2009. Nếu giờ muốn sửa chữa, bổ sung định nghĩa là hoàn toàn kịp thời. Bạn có thể gửi thư góp ý cho UBND TP Đà Nẵng.

    Bạn lôi vào một quyết định gì đó về chăn nuôi vào đây để làm gì. Khi bạn muốn chứng minh một việc A là sai thì bạn không thể bảo vì người kia làm việc B, C, D ... sai nên việc A cũng sai nốt được. Việc chăn nuôi kia thì để topic về chăn nuôi phán xét.
  8. vuhuynh

    vuhuynh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/10/2004
    Bài viết:
    761
    Đã được thích:
    72
    Đà Nẵng là địa phương tiên phong trong việc coi nghèo là có tội =))
  9. ULIULI

    ULIULI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/05/2007
    Bài viết:
    3.674
    Đã được thích:
    13
    Tôi không thấy QĐ 9055 có chỗ nào khuyến khích người dân "giữ người". Bạn cho tôi biết câu văn nào, đoạn văn nào mà bạn suy ra rằng văn bản này khuyến khích người dân giữ người.
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Nghèo không phải có tội mà lười lao động là có tội.
  10. vuhuynh

    vuhuynh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/10/2004
    Bài viết:
    761
    Đã được thích:
    72
    Xin lỗi ULI, nếu như QĐ 129 là B1 và, như bạn nói QĐ 9055 là B2, vậy ta có đủ cơ sở để kết luật điều luật mà Đà Nẵng nêu ra trong QĐ 129 là đã đủ quy trình pháp lý rồi phải không? có B1, B2 rồi còn gì. Chẵng nhẽ ta sẽ có B3 (chưa thấy bạn đề cập đến B3) :)), có lẽ là chỉnh sửa, bổ xung phải không Uli :))

    Thông thường ý, khi điều kiện thực tế áp dụng văn bản quy pháp pháp luật có thay đổi, người ta mới tiến hành chỉnh sửa, bổ xung. Tôi thực sự không rõ ăn xin, hành khất ở Đã Nẵng từ 2000 - 2009 - 2012 - ..... còn có gì thay đổi nữa không để mà chỉnh sửa, bổ xung các QĐ của TP đã ban hành.

    Tóm lại, QĐ 129 và QĐ 9055 là thiếu sót, hay anh em tôi gọi là "láo"

    Qua đấy, mối quan hệ của Cấm/Hạn chế/Không có ăn xin trong các văn bản của Đà Nẵng với Bộ Luật Dân sự, Bộ Luật Hình sự, Pháp lệnh Xử lý vi phạm Hành chính nó mơ hồ, thậm chí gọi là lèo lá. Bạn bênh nó thì tôi hiểu, nhưng ngược lại, bạn không thể bác bỏ được lập luận của tôi.

Chia sẻ trang này