1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Làm sao để Sài Gòn hết "ăn xin"?

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi thanhnhutdang, 13/07/2012.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ULIULI

    ULIULI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/05/2007
    Bài viết:
    3.674
    Đã được thích:
    13

    Bạn có chắc định nghĩa này của bạn là đúng không?

    Nếu tôi là một người dân. Tôi mời người ăn xin đó uống một cốc nước, rồi nói chuyện con cà con kê để giữ anh ta đứng ở góc phố lâu hơn, trong khi đó tôi nhắn tin cho công an đến bắt giữ anh ta. Hành vi của tôi chả cầm nắm trực tiếp gì cả, chả ngăn cản đối tượng gì cả.
  2. vuhuynh

    vuhuynh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/10/2004
    Bài viết:
    761
    Đã được thích:
    72
    Vậy là bạn đã sắp đặt một phạm vi không gian cần thiết đủ để đối tượng không tự do di chuyển, một cái bẫy, nó vẫn nằm trong định nghĩa của tôi.

    Bạn hoàn toàn có quyền làm như vậy, nhưng, tôi, đọc QĐ 9055, không quy định việc giữ người một cách chi tiết, tôi hoàn toàn có thể túm lấy người ăn xin theo đúng tinh thần "pháp luật" của QĐ 9055.

    Như vậy, QĐ của Đà Nẵng đã bóp méo quan hệ người với người. Những người được pháp luật thừa nhận và bảo vệ.

    1. Đà Nẵng không định nghĩa thế nào là ăn xin, nên người ta có thể tùy tiện hiểu thế nào là ăn xin theo cách chủ quan, kể cả người được "Đà Nẵng" bảo vệ, và người không được "Đà Nẵng" bảo vệ theo QĐ 9055.

    2. Đà Nẵng coi thường Bộ Luật Dân sự, Luật Hình sự, Pháp lệnh Xử lý vi phạm Hành chính, Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam.

    Đà Nẵng coi người nghèo như chó.
  3. meomeotom2

    meomeotom2 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/05/2009
    Bài viết:
    1.141
    Đã được thích:
    3

    [FONT=&quot]Tiếp tục thực hiện chế độ thưởng tiền cho những người dân tham gia phát hiện, giữ đối tượng và thông báo về số điện thoại đường dây nóng[/FONT]



    2 cái đỏ và xanh này đốp chát nhau Uli à :))

    Nếu chống chế như Uli thì phải viết rõ như này: [FONT=&quot]Tiếp tục thực hiện chế độ thưởng tiền cho những người dân tham gia phát hiện, tìm cách câu giờ để giữ đối tượng và thông báo về số điện thoại đường dây nóng[/FONT]

    Nếu không với những người ít suy nghĩ, không để ý từng câu chữ như mình thì cứ nghĩ là gặp ăn xin là cứ tóm lấy bắt trói, hoặc không thì cũng lôi xềnh xệch đến trung tâm, để lĩnh thưởng ;))
  4. ULIULI

    ULIULI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/05/2007
    Bài viết:
    3.674
    Đã được thích:
    13
    Khoan khẳng định QĐ 9055 bóp méo quan hệ người và người, chúng ta sẽ đi sâu vào việc một công dân có quyền được làm gì với một công dân khác sau.

    Ta hãy quay trở về vấn đề định nghĩa "giữ người" đã. Như vậy "giữ người" là một định nghĩa rộng, bao hàm cả khả năng giữ theo kiểu dụ dỗ của tôi và kiểu túm lấy của bạn. Kiểu dụ dỗ của tôi thì hẳn nhiên pháp luật không cấm trong quan hệ người với người rồi. Ta đi sâu vào kiểu túm lấy của bạn xem có bị cấm không.

    Xin bạn cho biết trong Bộ Luật Dân sự, Luật Hình sự, Pháp lệnh Xử lý vi phạm Hành chính, Hiến Pháp, đoạn nào câu nào điều chỉnh hành vi của một công dân đối với một công dân là không được phép túm lấy người kia không cho đi.
  5. langnt

    langnt Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/08/2003
    Bài viết:
    1.180
    Đã được thích:
    0
    Tranh cãi thế này biết bao giờ mới kết thúc?

    Tóm lại :

    - Tôi đồng ý rằng người ăn xin tạo ra một bộ mặt nhếch nhác cho 1 thành phố văn minh.
    - Tôi đồng ý rằng chính quyền phải có biện pháp để giảm thiểu người ăn xin hoặc không còn nữa thì càng tốt.
    - Hành động của chính quyền phải có cơ sở pháp lí rõ ràng và chuẩn xác.
    - Tôi cực lực phản đối các biện pháp cưỡng ép người ăn xin vào TT Bảo trợ hoặc hồi hương, kể cả khi luật pháp cho phép.
  6. ULIULI

    ULIULI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/05/2007
    Bài viết:
    3.674
    Đã được thích:
    13
    Đây cũng là một ý kiến có thể đóng góp cho UBND Đà Nẵng. Nhưng trước khi có kết luận cuối cùng, tôi và bạn vuhuynh đang tiếp tục mổ xẻ để xem tóm lấy, bắt trói hoặc lôi xềnh xệch ... có vi phạm pháp luật không.

    Theo tôi được biết, ở Bình Dương có các Hiệp sĩ bắt cướp. Không biết là hành vi tự tiện đi bắt cướp như thế có bị coi là phạm pháp không?
  7. meomeotom2

    meomeotom2 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/05/2009
    Bài viết:
    1.141
    Đã được thích:
    3

    Cái này không được. Tôi thuộc phía trung tính, hay nói toạc ra là ba phải, Mỗi người các bạn phân tích đều có những lý do chính đáng nhất định nào đó. Nhưng mỗi người cũng có nhũng cái sai

    Cái đỏ và cái xanh lại đập nhau nữa rồi :))

    Bảo ăn xin thì làm nhếch nhác thành phố văn minh. Bảo chính quyền phải có biện pháp. Nhưng khi đưa biện pháp, kể cả đúng, được pháp luật và nhà nước cho phép thì lại phản đối.


    Vậy tóm lại, ý của bạn là gì? Hay phương pháp nào khả dĩ hơn?

    Tớ thì tớ đinh đưa ra đề xuất xây cho mỗi người ăn xin một cái tiệm vàng để họ kinh doanh rồi trả lãi dần dần. Tính khả thi cao. Vàng đang sốt. ;))
  8. vuhuynh

    vuhuynh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/10/2004
    Bài viết:
    761
    Đã được thích:
    72
    1. Pháp lệnh Xử lý vi phạm Hành chính :

    http://thuvienphapluat.vn/archive/P...2008-sua-doi-04-2008-PL-UBTVQH12-vb64963.aspx

    Điều 45, Mục 1, khoản a, quy định chi tiết những người được phép tạm giữ người

    2. Bộ Luật Dân sự

    Điều 23, Chương III quy định các đối tượng bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Không nhắc tới người ăn xin hay lang thang.

    3. Bộ Luật Hình sự

    Dĩ nhiên, ăn xin không phải là đối tượng của Bộ Luật Hình sự

    4. Hiến pháp : Điều 11

    Công dân thực hiện quyền làm chủ của mình.


    Chương V - Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

    Vậy, Đà Nẵng căn cứ vào đâu mà cho phép một người này, có quyền "giữ" một nghĩa kia?
  9. meomeotom2

    meomeotom2 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/05/2009
    Bài viết:
    1.141
    Đã được thích:
    3

    Không vi phạm. Bắt cướp là trách nhiệm của tất cả mọi người.

    Giống như đánh người là vi phạm, nhưng đánh cướp thì thoải mái, đánh xong đóng gói gửi các anh C.A vẫn OK.


    Nhưng bạn lại đánh đồng cướp với ăn xin là không được. Nếu đánh đồng như vậy mà có người ăn xin nào đang rảnh, tranh thủ online đọc bài của bạn chắc rủ mọi người ăn xin khác đi ăn cướp hết ráo. Vì đằng nào cũng bị tóm mà ;))

    Khi đó bạn sẽ là người gián tiếp có tội: cố tình hoặc vô tình ủng hộ và cổ động ăn xin đi cướp =))
  10. ULIULI

    ULIULI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/05/2007
    Bài viết:
    3.674
    Đã được thích:
    13
    Theo tôi khi có pháp luật B1 quy định "quy tắc ứng xử". Nếu một công dân A nhìn thấy một công dân B đang vi phạm quy tắc ứng xử đó, hoặc nghi ngờ vi phạm thôi, đều có quyền "giữ" người B. Bắt giữ là quyền của công an, nhưng giữ là quyền của công dân. Ở đây chúng ta đã có QĐ 129 là B1, thì công dân có quyền giữ người vi phạm quy tắc ứng xử trong B1 này.

    Nếu những thứ mà bạn vừa nêu ngăn cản công dân A giữ công dân B thì tại sao chúng ta vẫn thấy các hiện tượng sau không bị pháp luật xử phạt:
    - Hiệp sĩ bắt cướp
    - Người dân bắt trộm
    - Dân phòng bắt giữ xe máy khi nghi ngờ lái xe

Chia sẻ trang này