1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Làm sao để Sài Gòn hết "ăn xin"?

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi thanhnhutdang, 13/07/2012.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. vuhuynh

    vuhuynh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/10/2004
    Bài viết:
    761
    Đã được thích:
    72
    Bậy nào Uli!

    Tội cướp tài sản đã được định nghĩa rõ trong Điều 133 của Bộ Luật Hình sự. Ở Đây nếu Bác Thanh cho phép người nào đó bắt, lôi, túm một người ăn xin thì bắt buộc bác Thanh phải viện dẫn/căn cứ vào một điều Luật hiện hành cho phép/hoặc tối thiểu ông Thanh phải định nghĩa rõ ràng hành vi ăn xin, ăn mày, lang thang.
  2. ULIULI

    ULIULI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/05/2007
    Bài viết:
    3.674
    Đã được thích:
    13
    Pháp luật không phân loại theo tội nặng nhẹ như bạn. Nếu phân loại như bạn thì khi thấy cướp tôi liền xông vào băt ngay như Lục Vân Tiên. Nhưng khi tôi thấy tên ăn trộm, tôi lại phải lăn tăn so sánh xem ăn trộm có đánh đồng với cướp được không, có ít tội hơn cướp không để quyết định là nên xông vào bắt nó hay là chỉ la lối. Hoặc tôi khi thấy một kẻ bán băng đĩa đồi trụy, tôi thấy nó nhẹ hơn cướp quá, tôi lại không thể giữ kẻ này lại.

    Ở đây chỉ chung một loại là đã vi phạm quy tắc ứng xử được quy định tại một văn bản pháp quy B1 mà thôi.
  3. meomeotom2

    meomeotom2 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/05/2009
    Bài viết:
    1.141
    Đã được thích:
    3
    Tóm lại, bạn Uli mang ví dụ ăn cướp để nói về vấn đề ăn xin thì bạn sai lè rồi ;)) . Một bên là có tội lè lưỡi ra, một bên chỉ là quá nghèo đói, còn khiến nhiều người thương cho tiền.


    Vậy theo như bạn hiểu là những người ăn xin cũng đáng khinh như những thằng ăn cướp?!
  4. ULIULI

    ULIULI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/05/2007
    Bài viết:
    3.674
    Đã được thích:
    13
    Luật thì đã có văn bản B1 là QĐ 129 rồi. Theo điều bạn viết ở trên thì có nghĩa là nếu có định nghĩa ăn xin thì việc giữ người này cũng được phép luôn phải không nhỉ.
  5. meomeotom2

    meomeotom2 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/05/2009
    Bài viết:
    1.141
    Đã được thích:
    3

    Trời đất ơi. Thế theo bạn ăn xin là vi phạm pháp luật hay sao mà "phân loại theo tội nặng nhẹ" :-??
  6. ULIULI

    ULIULI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/05/2007
    Bài viết:
    3.674
    Đã được thích:
    13
    Bạn sai về phương pháp làm việc rồi. Cách làm việc của tôi chính là cách làm việc của pháp luật. Một người vợ đánh ghen xông vào nhà một cô bồ, kể cả chưa làm gì cô bồ mà mới chỉ đập nát cái gương của cô ta cũng bị công an phường bắt giữ vì tội phá hoại tài sản công dân. Việc bắt giữ này không khác gì với việc bắt một băng nhóm xã hội đen.

    Việc kết án phạt mới dựa trên tội lỗi nặng nhẹ thế nào, gây hậu quả nghiêm trọng đến đâu. Còn đối với công an thì họ bắt người khi chỉ cần có một vi phạm quy tắc ứng xử. Cho nên có những bọn xã hội đen cực kì chuyên nghiệp. Khi chúng định đến đòi nợ chẳng hạn, chúng vào la hét tìm kiếm con nợ, xô đổ bàn ghế ầm ầm, nhưng không gây vỡ hỏng một cái gì hết.
  7. vuhuynh

    vuhuynh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/10/2004
    Bài viết:
    761
    Đã được thích:
    72
    Thế này mà bảo là thông thạo trình tự pháp lý:

    Trong Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam, quy định rõ mọi công dân đều có quyền tham gia bảo vệ pháp luật. Vậy, với một tội danh được quy định rõ ràng trong Bộ Luật Hình sự như tội cướp tài sản thì bất cứ người dân nào tham gia bắt cướp là đang bảo vệ Pháp luật.

    Uli định đánh đồng, đổi trắng thay đen cho rằng một người bắt cướp và một người bắt "ăn xin" cho tới lúc đó vẫn là đang bảo vệ pháp luật =))

    a. Cướp tài sản đã được định nghĩa rõ ràng cả về hành vi và đối tượng
    b. Luật nào cho phép "bắt ăn xin"

    Khi thực hiện hành vi cướp tài sản theo đúng định nghĩa của Điều 133, đối tượng đã ngay lúc đó đứng ngoài vòng bảo vệ pháp luật. Còn người ăn xin lúc nào, khi nào, bao giờ pháp luật gạt bỏ quyền cơ bản của họ vậy ?
  8. ULIULI

    ULIULI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/05/2007
    Bài viết:
    3.674
    Đã được thích:
    13
    Bạn cần đọc lại nhiều trang trước để biết rằng với QĐ 129 thì ăn xin lang thang tại TP Đà Nẵng là vi phạm pháp luật.
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Bạn giống bạn meomeo đã bỏ qua việc chúng ta đã thảo luận từ nhiều trang trước. QĐ 129 chính là văn bản pháp luật B1. Ăn xin lang thang trong phạm vi thành phố Đà Năng là vi phạm pháp luật. Chính bạn là người thảo luận với tôi mà bạn không nhớ sao?
  9. vuhuynh

    vuhuynh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/10/2004
    Bài viết:
    761
    Đã được thích:
    72
    Tôi thì gạt bỏ cái đỏ đỏ kia vì Đà Nẵng chưa định nghĩa thế nào là ăn xin. Theo quy phạm pháp luật là sai và láo.

    Cho phép một người này có quyền giữ một người khác, trong khi chưa có định nghĩa rõ ràng về hành vi của người bị giữ là vi phạm pháp luật.
  10. ULIULI

    ULIULI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/05/2007
    Bài viết:
    3.674
    Đã được thích:
    13
    Tức là như tôi đã nói ở 1 post trên, nếu có định nghĩa rõ ràng về "ăn xin" thì cái B1 cũng chuẩn và cái B2 cũng chuẩn luôn.

    Nếu tôi góp ý với UBND TP Đà Nẵng thêm cái định nghĩa "ăn xin" vào cả QĐ 129/2000 lẫn cái QĐ 9055/2009 thì theo bạn là ổn chứ gì ?

Chia sẻ trang này