1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Làm sao để Sài Gòn hết "ăn xin"?

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi thanhnhutdang, 13/07/2012.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ULIULI

    ULIULI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/05/2007
    Bài viết:
    3.674
    Đã được thích:
    13
    Ý bạn là QĐ 129 vi hiến và vi phạm Luật cao hơn phải không? Xin mời bạn ra nhập nhóm với bạn nguyensg để thảo luận với tôi ở nhánh CÓ VI HIẾN HAY KHÔNG. Tôi xin tóm tắt tình hình nhóm VI HIẾN để bạn tiện theo dõi:
    - Bạn Redtulips cho rằng QĐ này vi phạm quyền có việc làm của công dân. Tôi đã chỉ cho bạn ấy thấy UBND Đà Nẵng căn cứ vào Luật Lao động đã chỉ ra ăn xin không phải là hành vi lao động, do đó không được Hiến pháp và Luật nào bảo vệ
    - Bạn nguyensg đang nói QĐ này vi phạm quyền đi lại tự do và quyền mưu câu hạnh phúc trong Hiến Pháp. Tôi đang bảo bạn ấy chỉ cho tôi 2 quyền này nằm ở Điều nào trong Hiến pháp rồi tôi nói chuyện tiếp với bạn ý. Nhưng bạn nguyensg đang hoãn cái sự trả lời.

    Bạn có thể tham gia cùng nhóm các bạn VI HIẾN này để đừng lẫn.
  2. tphat2009

    tphat2009 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/08/2009
    Bài viết:
    3.456
    Đã được thích:
    4

    Sống tại Mỹ ngày nào chưa mà bác rành thế ? Việc nào dễ mà phù hợp ?


    Trợ cấp thất nghiệp chỉ cho một thời gian thôi rồi cúp. Nếu không thì mấy đứa lười cứ ngồi nhà ăn hưởng thôi. Ăn lâu nhất là 99 tuần, ngắn nhất là 26 tuần. Tiền cho tùy theo mức lương làm. Nếu lương quá cao thì cũng chỉ ăn tới mức tối đa của lương thất nghiệp thôi. Đó là những người đã đi làm và đóng thuế rồi. Nếu chưa bao giờ đi làm, hoặc làm tiền mặt thì đừng hòng ăn thất nghiệp.

    http://www.edd.ca.gov/unemployment/FAQ_-_Extended_Unemployment_Benefits.htm


    Trợ cấp bệnh tật thì không ai cũng được. Mới thất nghiệp thì dùng của hãng (vài tháng) sau đó dùng của COBRA của chính phủ

    http://www.dol.gov/dol/topic/health-plans/cobra.htm



    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
  3. vuhuynh

    vuhuynh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/10/2004
    Bài viết:
    761
    Đã được thích:
    72
    Bạn có thể cố gắng đọc và hiểu mình viết thế nào là vi hiến đối với QĐ 129 và QĐ 9055 của Đà Nẵng. Việc anh Nguyen và Red thảo luận với bạn, tớ chưa có điều kiện đọc kỹ để tham gia trực tiếp. Nhưng với tớ, việc cho người này cái quyền túm cổ người kia khi chưa có biểu hiện rõ ràng của vi phạm pháp luật đã là vi hiến lắm lắm rồi. Chẳng phải mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng hay sao? Câu đó không có trong Hiến pháp, nhưng tớ tin rằng nó là cơ sở để soạn thảo ra Hiến pháp.

    - Anh Nguyen nói cũng không sai, Quyền và Nghĩa vụ cơ bản của công dân đã bao hàm ý anh Nguyen rồi, bạn vặn vẹo cái kiểu đó, đòi chỉ ra bằng được là việc không nên. Cũng giống như việc tôi đố bạn tìm cho được từ "cấm" trong các QĐ 129, QĐ 9055 đó thôi, mình cũng vừa vừa áng áng ở một mức nào đó, nhưng tuyệt nhiên cái việc cố ép chi ra bằng được sẽ khiến bế tắc - ngoại trừ, bạn không thích thảo luận, mà chỉ thích châm chọc nhau cho vui thì tớ chịu.

    - Mọi cái ta đều có thể diễn giải, miễn là lập luận của ta có căn cứ.
  4. tphat2009

    tphat2009 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/08/2009
    Bài viết:
    3.456
    Đã được thích:
    4
    Có vài bác cứ đem nước ngoài ra làm chuẩn cho VN.

    Đây là vài thứ tại Mỹ:


    Ăn xin thì bị cấm đứng lảng vảng trước máy rút tiền ATM, nhà băng, v.v. Kiếm chữ No Panhandling zones trên gúc gồ mà tìm hiểu thêm.

    Ăn xin đứng nơi không cấm như ngã tư để xin tiền lúc xe chờ đèn đỏ thì CS sẽ phạt người lái xe với lý do cản trở lưu thông.

    Một số thành phố họ in một loại phiếu dùng để cho ăn xin. Phiếu này chỉ có thể đổi lấy đồ ăn uống, chứ không mua bia rượu, thuốc hút, ma tuý được.

    Ăn xin tại Mỹ không đi từng nhà, họ ra các công viên, mall, ngã tư, .v.v. để xin.


  5. ULIULI

    ULIULI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/05/2007
    Bài viết:
    3.674
    Đã được thích:
    13
    Đỏ đỏ: phần chưa có biểu hiện rõ ràng của vi phạm pháp luật cho đến lúc này bạn mới chỉ nghĩa ra được lý do chưa có định nghĩa ăn xin. Vậy giống như phần trước, nếu thêm định nghĩa này là xong về phần này. Đề nghị bạn tìm các lí do khác để chứng minh vi hiến.

    Trong khi làm việc về pháp lí, không thể dùng đến câu "tớ tin rằng nó là cơ sở để tạo ra Hiến Pháp". Luật pháp chỉ viện dẫn đến những gì đã được ghi ra chứ không viện dẫn đến những cái mà người nào đó tin rằng.

    Tôi không vặn vẹo anh nguyensg mà tôi đang làm việc theo đúng cách trước tòa người ta vẫn làm. Khi bạn buộc tội ai đó vi phạm một điều luật, bạn phải chỉ rõ điều nào, mục nào, câu nào. Sau khi câu đó được lôi ra, người ta bắt đầu nghe xem các luật sư đối chiếu hành vi xảy ra với luật xem có đúng là vi phạm không. Còn tất cả các nhận định mà không thèm đọc Hiến pháp lấy một cái, vẫn xưng xưng là vi hiến mới là làm việc bôi bác.
  6. vuhuynh

    vuhuynh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/10/2004
    Bài viết:
    761
    Đã được thích:
    72
    - Thì không định nghĩa hành vi, đối tượng, phạm vi điều chỉnh thì làm sao biết ai, cái gì, thứ gì vi phạm pháp luật ? vi phạm như thế nào? Tớ thấy 1 là quá đủ, bạn cho rằng chỉ cần lắp cái định nghĩa vào là "ổn" thì tớ chưa chắc. Tớ yêu cầu UBNDTP Đà Nẵng cứ làm đúng chức năng, nhiệm vụ của mình ghi trong Hiến pháp đã.

    - Theo cái đỏ đỏ của Uli, tớ thấy rằng QĐ 9055 không cấm ăn xin vì nó không ghi ra một cách rõ ràng. Việc nó quy định không có ăn xin khác rất xa với cấm, nguyên nhân là từ ngữ có sự khác biệt rất rõ. Lại nữa, vì thiếu giải thích từ ngữ mà văn bản của ĐN thành ra ấm ớ.

    - Thêm nữa, tớ bênh anh Nguyen và chỉ ra chỗ bạn sai :

    Đều 68, Hiến pháp :

    Điều 68
    Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo quy định của pháp luật.

    Hiến pháp quy định lù lù đây, anh Nguyen nói có quyền tự do đi lại là sai à?

  7. Redtulips

    Redtulips Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2008
    Bài viết:
    3.766
    Đã được thích:
    175
    Hắt xì! Có người nhắc mình, có người nói xéo mình nữa! :D

    Ôi vui quá!:D Hôm nay tự nhiên có trách nhiệm với việc thảo luận nên vào tiếp tục vậy! :”>

    Ok, xin lỗi mình đã sai vì không đọc kỹ cái post 41# của Uli, vì mình thấy cách lập luận của Uli trong post đó rất là... vui!:) Định lướt lướt thế cho đỡ mệt, nhưng vì cần kỹ thì cũng kỹ 1 chút vậy:
    Quote lại post 41# của Uli:


    Trong post này, ngoài việc nói bạn 4muathayla chưa nắm rõ hệ thống luật pháp, thì có thể thấy Uli chia làm 2 ý:
    1. Giải thích về hệ thống pháp luật VN.
    2. Tình huống cụ thể: văn bản của UBND TP Đà Nẵng.

    Chúng mình cùng xem các lập luận của Uli nhé
    1. Giải thích về hệ thống pháp luật VN:

    Bạn Uli cho rằng:
    "Luật pháp Việt Nam là hệ luật codified giống Đức, Pháp. Hệ thống luật này chỉ viết những chỉ dẫn chung nhất, và trong khi xét xử thì các tòa án sẽ diễn giải luật theo từng vụ việc, gọi là viện dẫn đến luật. Các cơ quan hành pháp cũng viện dẫn luật ra để ra chính sách, quy định, quyết định. Vì đã gọi là "chung nhất" nên sẽ không bao giờ tìm thấy trong luật của VN chỗ nào quy định cấm cho trường hợp cụ thể như cấm đi ăn xin mà nó chỉ quy định những thứ rộng ơn, làm nền móng để ra các quy định sau đó."

    (*) Thứ nhất, xin được nhắc 2 nguyên tắc cơ bản trong Nhà nước pháp quyền (mà chúng ta đang xây dựng) đó là:
    (a) Tôn trọng, bảo vệ quyền con người;
    (b) Công dân được làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm. Cơ quan nhà nước chỉ được làm những gì pháp luật cho phép.
    Nguyên tắc (1) và (2) thuộc về những giá trị chung của nhân loại, cũng giống như các vấn đề về quyền tự nhiên của con người (quyền sống, tự do, mưu cầu hạnh phúc…): có những quyền đương nhiên được thừa nhận, mặc định là ai cũng phải công nhận. Mình nhớ có lần vào kỳ họp Quốc hội năm ngoái, có 1 vị ĐBQH đã yêu cầu phải có luật về làm thơ, làm văn gì đó. Sau đó, có người đã châm biếm, nói rằng sắp tới chắc còn có luật về “Đi ỉ..a”. Xin lỗi nói hơi thô là vậy, nhưng để chỉ cho các bạn thấy rằng: có những thứ nó đương nhiên thuộc về của con người, không ai được phép tước đi hoặc bác bỏ nó, bất kể có được ghi nhận hay không ghi nhận bằng nhà nước và pháp luật. Nếu có ghi nhận, chẳng qua là để thể hiện và bảo đảm cao hơn sự bảo vệ và tính cưỡng chế của nhà nước trong đó mà thôi.
    Nếu muốn tìm hiểu thêm về quyền con người, mình xin gợi ý 1 vài văn bản mang tính toàn cầu và được Việt Nam thừa nhận hoặc tham gia, ví dụ: Tuyên ngôn Quốc tế về nhân quyền 1948, Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị).

    (**) Thứ hai, về cách so sánh hệ thống pháp luật VN của Uli, thật sự là mình giật mình! :) Xin lỗi, mình phải nói rằng bạn hiểu rất sai về hệ thống luật VN!
    Mình không rõ bạn lấy kết luận “Luật pháp Việt Nam là hệ luật codified giống Đức, Pháp. Hệ thống luật này chỉ viết những chỉ dẫn chung nhất, và trong khi xét xử thì các tòa án sẽ diễn giải luật theo từng vụ việc, gọi là viện dẫn đến luật.” ở đâu, nhưng rõ ràng có sự nhầm lẫn lớn ở đây!
    Tra từ điển thì thấy “codified”là: “được ban hành bởi hội đồng lập pháp”. Và có lẽ ý bạn là: cách làm luật của ta giống Đức, Pháp.
    Nhưng khi bạn chỉ ra chỗ giống thì quả là giật mình quá, giật mình không chịu nổi! :D Giật mình nhất ở đoạn “trong khi xét xử thì các tòa án sẽ diễn giải luật theo từng vụ việc, gọi là viện dẫn đến luật”.
    Mình xin mời Uli đi tìm các thẩm phán trên khắp đất Việt Nam này và hỏi xem có ai dám nói là họ xét xử một vụ việc cụ thể nào mà lại nhờ vào sự diễn giải luật theo ý chủ quan của họ hay chưa?

    Trước tiên, để nói cho dễ hiểu hơn, mình nghĩ là nên giới thiệu 2 hệ thống luật chính trên thế giới: Civil law (hay còn gọi là hệ thống luật Châu Âu lục địa) và Common law (hay còn gọi là luật Anh – Mỹ).
    Civil law (trong đó có luật của Pháp, Đức) là hệ thống luật thành văn. Common law là hệ thống luật án lệ. Chính hệ thống này mới là nơi tạo điều kiện cho các thẩm phán được quyền diễn giải pháp luật và từ 1 vụ việc cụ thể mà tạo ra luật mới.

    Thẩm phán Việt Nam có quyền giải thích pháp luật không? Xin thưa không. Họ chỉ có quyền áp dụng pháp luật thôi. Trường hợp hiếm được quyền áp dụng pháp luật tương tự, tức là khi trong luật không có quy định cụ thể, nhưng dựa trên tinh thần của pháp luật, thấy có thể áp dụng được, đó là đối với các trường hợp liên quan đến một số luật tục của người dân tộc thiểu số, được quy định trong Bộ luật dân sự. Khi nào rảnh mình sẽ tìm lại và trích dẫn, nhưng bạn cũng có thể tự tìm được với sự chăm chỉ và trí tuệ tuyệt vời của mình. :)

    (***) Thứ ba, như đã khẳng định, Việt Nam ta đang xây dựng Nhà nước pháp quyền, tính thượng tôn pháp luật được đặt lên tiêu chí hàng đầu. Làm gì cũng phải có luật, căn cứ, viện dẫn đến luật. Sao có thể nói 1 công văn, chỉ thị hay quyết định của 1 thành phố là luật được, khi nó không hề dựa trên căn cứ của một đạo luật trước đó?
    Ngoài ra, mình xin khẳng định với Uli, ở nước CHXHCN Việt Nam, không ai có quyền làm ra luật, ngoài Quốc Hội.
    Mình không biết bạn lập luận mấy ý B1 và B2 như thế nào, nhưng cách bạn lập luận cho thấy là bạn còn chưa hiểu rõ về các nguyên tắc xây dựng, áp dụng và thực thi pháp luật ở VN.
    Chưa nói đến Nhà nước Việt Nam là nhà nước đơn nhất, không có sự tản quyền, cát cứ, không có các liên bang với những luật riêng, độc lập với chính quyền trung ương. Xin đừng nói rằng chính quyền của ông Thanh làm ra luật mà chính ông cũng phải đến lạy bạn kẻo vạ lây đấy! :)

    2. Tình huống cụ thể: văn bản của UBND TP Đà Nẵng.

    Uli chỉ ra “VD Luật lao động chắc chắn sẽ định nghĩa lao động là gì, những tiêu chuẩn lao động, nguyên tắc quản lí và sử dụng lao động, ... UBND TP Đà Nẵng căn cứ vào luật này để chỉ ra hoạt động ăn xin không thuộc vào hoạt động lao động, thậm chí bán hàng rong là lao động nhưng không tuân thủ tiêu chuẩn lao động... cũng được loại bỏ. Có thể hiểu theo hệ thống pháp luật Việt Nam thì quy định của UBND cũng là một văn bản pháp quy nằm trong hệ thống luật pháp. Điều luật này nếu không ai chỉ ra được là nó mâu thuẫn với điều luật ở lớp cao hơn thì không bác bỏ nó được”.

    Thứ nhất, mình đề nghị lại giống như Uli đã chỉ trích các bạn thảo luận khác, Uli hãy cho mình biết TP Đà Nẵng dùng văn bản nào, số mấy, ngày bao nhiêu để căn cứ vào Luật lao động để chỉ ra hoạt động ăn xin không thuộc vào hoạt động lao động…?
    Mời bạn chỉ ra rồi chúng ta tiếp tục thảo luận!
    Cảm ơn bạn!
  8. vuhuynh

    vuhuynh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/10/2004
    Bài viết:
    761
    Đã được thích:
    72
    Mây là chuyên gia Luật :-O @};- Mọi ngày vẫn chỉ thấy hò hát với tán nhảm không à :-O@};-
  9. ngungu00

    ngungu00 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2009
    Bài viết:
    2.244
    Đã được thích:
    0
  10. vuhuynh

    vuhuynh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/10/2004
    Bài viết:
    761
    Đã được thích:
    72

Chia sẻ trang này